258
VẬN DỤNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGƢỜI VIỆT QUA TỤC NGỮ CA
DAO ĐỂ DẠY PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN CHO HỌC SINH LỚP 7, 8 TRƢỜNG
PHỔ THÔNG THỰC HÀNH CHẤT LƢỢNG CAO NGUYỄN TẤT THÀNH
Thạc sĩ : Nguyễn Thị Kim Cúc
Khoa: Tiểu học và THCS
Email:
*Tóm tắt: Bài viết Triết lý nhân sinh của người Việt qua Tục ngữ, ca dao xuất
phát từ việc đọc hiểu một số văn bản Văn học dân gian ở hai thể loại ca dao và tục ngữ,
thấy được những giá trị to lớn về nội dung, nghệ thuật, đặc biệt là những quan niệm về
cuộc sống trong cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội, để
thấy được chất trí tuệ và tinh thần nhân văn của người bình dân xưa. Từ những nghiên cứu
trên, tác giả cũng vận dụng vào thực tiễn dạy học phần tục ngữ, ca dao cho học sinh lớp
7,8 trường Phổ thông THCLC Nguyễn Tất Thành nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa
thực tiễn, tầm trí tuệ và giá trị nhân văn cao cả mà cha ông ta đã gửi gắm, từ đó rút ra
những bài học nhân sinh.
I/ Đặt vấn đề
Ca dao, tục ngữ là di sản văn hoá tinh thần quý báu của dân tộc ta, được đúc kết qua
thời gian, góp phần làm nên sức mạnh truyền thống của dân tộc. Đó là kho tri thức về đời
sống, đạo lý làm người. Có thể thấy rõ tư tưởng, quan niệm, triết lý nhân sinh của dân tộc
ta qua ca dao tục ngữ.
Trong sự phát triển của xã hội khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đời sống
vật chất được nâng cao, ở một khía cạnh nào đó, các giá trị nhân văn bị đảo lộn ,việc tìm
lại những giá trị tư tưởng, đạo đức truyền thống là cần thiết, và ca dao, tục ngữ chính là
mạch nguồn truyền thống để chúng ta trở về, nhận ra nhưng triết lý nhân sinh sâu sắc.
Nghiên cứu, tìm hiểu về ca dao, tục ngữ trên tinh thần khoa học là một việc làm
cần thiết đẻ nâng cao chất lượng dạy học các giờ Tục ngữ, ca dao ở Trường Trung học cơ
sở, giúp học sinh hứng thú và tác động đến nhận thức, tư tưởng đạo đức của các em.
II/ Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện bài viết khoa học này, chúng tôi đã sử dụng:
- Phương pháp sưu tầm.
- Phương pháp khảo sát thống kê.
259
- Phương pháp so sánh, tiếp cận thi pháp học.
- Dự giờ đồng nghiệp và trải nghiệm giảng dạy Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam
III/ Kết quả nghiên cứu và bàn luận
1.Ca dao, tục ngữ là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành văn học
dân gian.
Đó là những thể loại văn học truyền miệng ra đời sớm, kết tinh những tri thức và
tinh hoa trong đời sống và tình cảm của người bình dân, có vai trị quan trọng trong việc
hình thành tiếng nói dân tộc. Nó được nhân dân ta sang tác, lưu truyền và gìn giữ qua
nhiều thế hệ, ln vận động và biến đổi cho phù hợp với thực tiễn đời sống. Vì vậy, ca
dao, tục ngữ vừa là hiện tượng ngôn ngữ,vừa là một phương diện của ý thức xã hội phản
ánh sâu sắc những kinh nghiệm sống, quan niệm ứng xử của người Việt Nam.
Tục ngữ là những câu nói hồn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm qua thời gian của người
Việt Nam về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí
tuệ nên thường được ví von là "trí khơn dân gian". Trí khơn đó rất phong phú mà cũng rất
đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và
nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng
trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và
khuyên răn.
Ca dao: Là phần lời của những câu hát dân gian, được nhân dân sáng tác và lưu
truyền bằng miệng có ý nghĩa khái quát đời sống tinh thần, tình cảm của người bình dân,
nó phản ánh phong phú và tinh tế đời sống nội tâm của con người qua các mối quan hệ với
thiên nhiên, với cá nhân và cộng đồng xã hội.
Qua tục ngữ và ca dao, con người Việt Nam thể hiện rõ quan niệm sống, kinh
nghiệm và mang đến những bài học nhân sinh sâu sắc.
2. Nhân sinh quan của ngƣời Việt qua ca dao, tục ngữ.
2.1. Khái niệm nhân sinh quan:
Vốn có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhân sinh quan là quan niệm về sự sống con người.
Con người là chủ thể đích thực của cuộc sống, có vai trò sang tạo ra lịch sử, là trung tâm
của mọi sự phát triển xã hội. Vì vậy, từ xưa đến nay, con người là đối tượng nghiên cứu
của nhiều bộ môn khoa học như Lịch sử, Triết học, Tâm lý, Y học. “Nhân sinh quan là
quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, , về ý nghĩa và mục đích sống của con người”( Đại
từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý).
260
Khái niệm này thường được người phương Đông nhắc tới nhiều. Theo tác giả Hồ Sĩ
Quý; “Triết học theo khuôn thước phương tây khơng có khái niệm nhân sinh quan (NSQ),
khái niệm này thường được diễn đạt và đồng nhất với thế giới quan (TGQ). Ở Việt Nam
nói riêng và phương đơng nói chung, NSQ là một khái niệm lớn, chiếm vị trí quan trọng.
Nó thể hiện trên nhiều phương diện văn hoá, trước hết là tư duy của người Việt qua tục
ngữ, ca dao.
2.2.
Những quan niệm về NSQ của người Việt qua tục ngữ, ca dao
Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin đề cập đến quan niệm về mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên và quan niệm về con người trong các mối quan hệ xã hội. (Phân
tích ở cả hai thể loại tục ngữ và ca dao)
Khác với quan niệm của người phương Tây, coi thiên nhiên là khách thể, chịu sự
thống trị của con người, người Việt Nam chúng ta quan niệm giữa con người và thiên
nhiên có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Trước hết, người Việt
quan niệm con người là sản phẩm của tự nhiên, gắn bó với thiên nhiên. Trước hết, quan hệ
đó được hình thành qua quá trình lao động sản xuất, gắn với những kinh nghiệm về thời
tiết, khí hậu, thời vụ. Đó là sự quan sát khá tinh tế hiện tượng để rút ra quy luật (Trăng đến
rằm trăng tròn, sao đến hồi sao mọc; Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; Bao giờ đom
đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng; Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày
tháng 10 chưa cười đã tối…) Con người cũng có thể dựa vào quy luật để chinh phục tự
nhiên (Tháng 8 tre non làm nhà, tháng 3 tre già làm lạt; Lạt mềm buộc chặt; Chuối sau, cau
trước…)
Trong quan hệ xã hội, tục ngữ ca dao thể hiện khá phong phú qua sự đúc kết những
kinh nghiệm về quan hệ đối xử, nhìn nhận đánh giá và sử dụng con người. Đó là sự khéo
léo trong ứng xử, sinh hoạt: “ Buôn thuyền bán bè không bằng ăn dè hà tiện”, nói về mâu
thuẫn giữa cái có hạn và nhu cầu vơ hạn tục ngữ có câu: “Bóp ngắn, cắn dài”, rồi nhìn
người ta làm mà theo để tránh mắc lỗi: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” , lối sống thực
tế của tư duy nhỏ lẻ, cá nhân, phòng thủ:”Ăn cây nào rào cây ấy” , đến cách nhìn nhận
cảnh báo:” Cha nào, con nấy”, “ Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, Đạo lý cao đẹp nhân
quả, lối sống ân nghĩa, có trước có sau được thể hiên qua nhiều câu ca dao như Uống nước
nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây…
Trong ca dao – một thể loại thiên về bộc lộ cảm xúc cũng thể hiện ró triết lý nhân
sinh của dân tộc ta. Đó là lời nhắc nhớ về cội nguồn, về đạo lý biết ơn: “Công cha như núi
261
Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, “ Cày đồng đang buổi ban trưa…dẻo
thơm một hạt đắng cay muôn phần”, đề cao sự chung thuỷ trong hôn nhân: “Râu tôm nấu
với ruột bầu…”; “ Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc
người”...
Từ những quan niệm trên đã tạo nên những định hướng về chuẩn mực giá trị đạo
dức: để cao tình yêu thương đồn kết,sẻ chia khi khó khăn, lối sống nhân nghĩa, biết ơn,
trước sau như một, phê phán lối sống bạc bẽo, hèn nhát.
3. Vận dụng những hiểu biết về triết lý nhân sinh của ngƣời Việt để giảng dạy
tục ngữ, ca dao cho học sinh lớp 7 và lớp 8 bậc THCS.
Trong chương trình mơn Ngữ văn ở lớp 7 và lớp có một số tiết giới thiệu và giảng
dạy về tụ ngữ, ca dao của Việt Nam. Giáo viên có thể kết hợp phân tích, giảng bình ý
nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn, tầm trí tuệ và
giá trị nhân văn cao cả mà cha ông ta đã gửi gắm, từ đó rút ra những bài học nhân sinh.
- Ví dụ ở tiết học thứ 73( Ngữ văn lớp 7, học kỳ 2), sau khi giới thiệu về khái niệm
và đặc điểm của tục ngữ, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa của các câu tục
ngữ về thời tiết như:” Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa đã tối”
Giáo viên gợi dẫn cho học sinh phát biểu ý kiến về thời tiết mùa hè và mùa đông
(Tháng 5, tháng 10 âm lịch). Mùa hè ngày dài, đêm ngắn, ngược lại mùa đơng ngày ngắn,
đêm dài. Đó là quan sát về hiện tượng thời tiết qua cách nói vần vè, các câu chữ đối nhau)
Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người
ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố
trí giấc ngủ hợp lí.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Nghĩa là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi
trời khơng có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan
trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều
sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao. Nhìn sao có thể đốn trước được thời tiết để sắp xếp
công việc.
Tấc đất tấc vàng: Đất được coi quý ngang vàng.Đất thường tính bằng đơn vị mẫu,
sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là
kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang
vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu). Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con
người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn. Người ta sử dụng
262
câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử
dụng đất khơng hiệu quả).
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Câu tục ngữ nói về vai trị của các yếu tố
trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta. Yếu tố nước phải là yếu tố
quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hồn tồn. Sau đó là
vai trị quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trị thứ ba. Giống
đóng vai trị thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới
thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn. Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải
đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, khơng tràn lan, nhất là khi khả
năng đầu tư có hạn.
Ở bài tục ngữ về con người và xã hội, SGK giới thiệu một số câu tục ngữ như: “Một
mặt người bằng mười mặt của”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Cái răng cái tóc là góc
con người”. Cho ta thấy quan niệm thẩm mĩ, nhân sinh, đề cao con người, lối sống trong
sạch không quá đề cao vật chất mà coi nhẹ việc rèn luyện đạo đức, lối sống.
Ở một số tiết dạy về văn học địa phương, giáo viên cần sưu tầm và giới thiệu cho
học sinh các câu tục ngữ, bài ca dao của người Mường, Thái (Hổ vằn ngoài da, người vằn
trong bụng; Hiểu con trai xem bờ ruộng, xét đàn bà nhìn gấu váy; Phép quan không bằng
tuần rượu; Cơm đồ nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tiến; Trâu già, nhà cũ..);
bài ca dao Mười tay, hát ru Mời trầu… Từ đó giúp học sinh trân trọng những giá trị văn
hoá, nhân văn cao đẹp của dân tộc mình.
IV/ Kết luận:
Tục ngữ , ca dao là những di sản văn hoá tinh thần cao quý của người Việt Nam ,
thể hiện sâu sắc lối tư duy, quan điểm thẩm mĩ, nhân sinh của người bình dân xưa. Nó
cung cấp cho ta những tri thức phong phú về tự nhiên, xã hội và đặc biệt là con người
trong mối quan hệ phong phú. Qua tục ngữ, ca dao, có thể thấy sức sống bất diệt tư duy
thực tế và tư tưởng nhân văn cao đẹp của nhân dân. Những triết lý nhân sinh sâu sắc từ tục
ngữ, ca dao vẫn là những bài học có ý nghĩa cho con người hiện đại ở thế kỷ XXI hiện
nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ SGK Ngữ văn 7 và Sách hướng dẫn giáo viên môn Ngữ văn lớp7– NXB Giáo
dục Hà Nội – 2005.
2.Hợp tuyển Văn học dân tộc Mường – NXB Văn hoá dân tộc -1996
263
3.Nguyễn Viết Chữ : Phương pháp dạy tác phẩm văn chương theo loại thể - NXB
ĐHQG Hà Nội – 2005.
4.Nguyễn Thúy Hồng – Nguyễn Quang Ninh (2008) Một số vấn để về đổi mới
phương pháp dạy học môn ngữ văn Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Hà Nội.
5. Ngữ văn địa phương tỉnh Hồ Bình – NXB Đại học Sư phạm - 2010