Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Văn hóa ứng sử của người việt qua tục ngữ ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.48 KB, 50 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
trường đại học sư phạm hà nội 2
khoa ngữ văn
**********

Nguyễn huyền trang

Văn hoá ứng xử của người việt
qua tục ngữ - ca dao

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà nội - 2010

1

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa ngữ văn
**********

Nguyễn huyền trang

Văn hoá ứng xử của người Việt
qua tục ngữ - ca dao
Chuyên ngành: Việt Nam học


Người hướng dẫn khoa học
ThS.GVC. Nguyễn Văn Mỳ

hà nội 2010

2

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp

lời cảm ơn

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
xin gửi lời cám ơn chân thành tới ban lãnh đạo khoa Ngữ văn cùng tập thể các
cán bộ giảng viên trong khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã
trực tiếp giảng dạy tôi trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới ThS.GVC Nguyễn Văn Mỳ đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi
về mặt chuyên môn để tôi hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2010
Tác giả khoá luận

Nguyễn Huyền Trang

3

Nguyễn Huyền Trang



Khóa luận tốt nghiệp

Lời cam đoan

Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS.GVC
Nguyễn Văn Mỳ. Tôi xin cam đoan rằng:
Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
Những tư liệu được trích dẫn trong khoá luận này là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không trùng khít với bất kỳ công trình nào.
Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Huyền Trang

4

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Mục lục

Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài......................................................................... 1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................ 3
7. Bố cục khóa luận ................................................................................. 3

Nội dung
Chương 1: khái niệm và đặc điểm của văn hóa ứng xử
1.1. Khái niệm ........................................................................................ 4
1.1.1. Về khái niệm văn hóa. ................................................................... 4
1.1.2. Về khái niệm văn hóa ứng xử ........................................................ 6
1.2. Đặc điểm văn hóa ứng xử Việt Nam ................................................. 6
Chương 2: Văn hóa ứng xử của người Việt qua
tục ngữ - ca dao
2.1. ứng xử gia đình, gia tộc ................................................................. 11
2.1.1. ứng xử trong quan hệ vợ chồng ................................................... 11
2.1.2. ứng xử trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái .............................. 15
2.1.3. ứng xử giữa anh - chị - em .......................................................... 20
2.1.4. ứng xử gia tộc ............................................................................. 22
2.2. ứng xử cộng đồng .......................................................................... 24

5

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
2.2.1. ứng xử làng xã ............................................................................ 24
2.2.2. Các ứng xử khác .......................................................................... 29
2.2.2.1. ứng xử trong mối quan hệ thầy trò .......................................... 29
2.2.2.2. ứng xử với những người làm nghề buôn bán ............................ 31

2.3 ứng xử với môi trường tự nhiên ...................................................... 33
2.3.1. ứng xử trong việc tận dụng tự nhiên ........................................... 33
2.3.2. ứng xử trong việc đối phó với những hiện tượng bất thường của tự
nhiên .............................................................................. 37

Kết Luận

6

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp

Danh mục từ viết tắt

Từ viết tắt

Giải nghĩa

ThS

Thạc sĩ

GVC

Giảng viên chính

uNESCO


United Nations Educational Scientific and
organization: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa
của Liên hiệp quốc

7

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam, dấu ấn lịch sử của một xã
hội nông nghiệp lúa nước đã ảnh hưởng và chi phối đến cách ứng xử của
người Việt, tạo thành một di sản văn hóa phi vật thể đó là truyền thống văn
hóa ứng xử. Truyền thống văn hóa ứng xử này được kết tinh từ đời sống văn
hóa cổ truyền của người Việt và được trao truyền đến hôm nay, trở thành
hành trang cần thiết đặc biệt của người Việt Nam trong đời sống hiện tại.
Ngày nay, chúng ta đang xây dựng gia đình văn hóa, xã hội văn
minh, thì việc nghiên cứu và vận dụng cách thức ứng xử của cha ông ta là
cần thiết. Đó chính là biểu hiện của việc gạn đục khơi trong vốn văn hóa
truyền thống của dân tộc để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc như Nghị quyết Trung ương V khóa VIII chỉ ra.
Nói về văn hóa ứng xử của người Việt, chúng ta không thể không
nói đến những kinh nghiệm đúc kết từ bao đời nay của cha ông ta thông qua
kho tàng văn hoá dân gian: Tục ngữ - ca dao. Qua đó lưu lại đầy đủ vẻ đẹp
Việt Nam thể hiện trong cách ứng xử vì ca dao, tục ngữ là tấm gương trung
thực về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân.
Đồng thời qua tục ngữ - ca dao cũng nói lên kinh nghiệm sống,

cách ứng xử trong quan hệ giữa con người trong cuộc sống xã hội nói chung
và gia đình nói riêng.
Ca dao, tục ngữ đã phản ánh khá đầy đủ lối sống của người Việt cả
mặt tích cực lẫn tiêu cực, song lối ứng xử có văn hóa bao gồm những hành vi
và quan niệm phù hợp với thời đại được mọi người chấp nhận. Những nét đẹp
ứng xử để đạt tới chuẩn mực ứng xử cho nhiều thời đại, nhiều dân tộc.
Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài : Văn hoá
ứng xử của người Việt qua tục ngữ ca dao để làm khóa luận tốt nghiệp.

8

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa ứng xử của người Việt qua tục ngữ - ca dao từng là đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, đã có rất nhiều công trình khoa
học đề cập đến vấn đề này như: Trần Thuý Anh - với bài Về thế ứng xử của
người Việt, đăng trên tạp chí Văn học nghệ thuật, Toan ánh - Tìm hiểu phong
tục Việt Nam qua các nếp cũ gia đình, Toan ánh - Làng xóm Việt Nam,
Trần Ngọc Thêm - Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nguyễn Văn Thông Dân tộc Việt Nam qua các câu ví, tục ngữ, phương ngôn, phong dao, ca vè.
Cao Huy Đỉnh - Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam... Tiếp thu
những thành quả của các tác giả đi trước, với đề tài này, người viết mong
muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé đi vào phân tích các dẫn liệu văn
học dân gian cụ thể là tục ngữ - ca dao để thấy được truyền thống ứng xử của
cha ông ta từ ngàn đời nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu văn hóa ứng xử trong ca dao, tục ngữ tôi đã
thấy được phép đối nhân xử thế của người Việt, cách ứng xử của con người

với nhau trong cuộc sống gia đình và xã hội rất mềm mại, linh hoạt. Lối ứng
xử năng động mà rất nhân ái đã chi phối các hành vi ứng xử và ngược lại qua
cách ứng xử, nhân cách Việt Nam, bản lĩnh văn hóa Việt Nam sẽ sáng ngời
mãi mãi. Những giá trị tốt đẹp này cần được tất cả chúng ta, những người
đang kế thừa nó, duy trì và phát huy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để làm nổi bật truyền thống văn hóa ứng xử linh hoạt, tế nhị và
mềm mỏng của dân tộc Việt Nam, thì đối tượng nghiên cứu của đề tài bao
gồm các nguồn tài liệu có liên quan đến văn hóa ứng xử của người Việt Nam
từ xưa đến nay và toàn bộ hệ thống các câu ca dao, tục ngữ, trong đó có thể
kể đến các tác phẩm như: Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam của

9

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế và cuốn Tục ngữ Việt
Nam của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang...
Phạm vi nghiên cứu đề tài sẽ tập trung vào các câu ca dao, tục ngữ
nói về cách ứng xử của người Việt trong mối quan hệ với gia đình, gia tộc,
giữa cá nhân với cộng đồng và mối quan hệ giữa con người với môi trường tự
nhiên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp phân tích
6. Đóng góp của đề tài
Dân tộc Việt Nam có một truyền thống văn hóa ứng xử lâu đời suốt

bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Tìm hiểu văn hóa ứng xử của người
Việt qua tục ngữ ca dao có ý nghĩa khoa học thiết thực. Nó góp phần duy trì
và phát triển lối ứng xử văn hóa trọng tĩnh trọng tình của dân tộc Việt Nam.
Giúp cho thế hệ trẻ thêm hiểu và luôn ứng xử, hành động theo lối văn hóa cổ
truyền được lưu giữ từ ngàn đời. Đồng thời, với việc tìm hiểu văn hoá ứng xử
của người Việt thông qua tục ngữ và ca dao sẽ góp phần quảng bá và giới
thiệu hình ảnh của đất nước Việt Nam tới toàn thể nhân dân trên thế giới.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tác giả dự kiến triển khai khoá
luận làm hai chương:
Chương 1: Khái niệm và đặc điểm của văn hóa ứng xử Việt Nam.
Chương 2: Văn hóa ứng xử của người Việt qua tục ngữ, ca dao.

10

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp

NộI DUNG
Chương 1

Khái niệm và đặc điểm văn hoá ứng xử
của người việt.
1.1. Khái niệm
1.1.1. Về khái niệm văn hoá
Trong thời đại ngày nay, nhờ những thành tựu khoa học và công
nghệ, con người đã và đang thực hiện được mơ ước của mình trong việc
chinh phục tự nhiên, thám hiểm vũ trụ. Nhưng cũng kèm theo đó là biết bao

hậu quả nghiêm trọng đe dọa đến cuộc sống của con người như nạn ô nhiễm
môi trường, hạn hán, lũ lụt. Để thiết lập lại sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh
tế với ổn định phát triển, giữa sự cân bằng tự nhiên với con người, toàn thể
người dân trên thế giới đều mong muốn xây dựng một môi trường xã hội bền
vững, trong đó văn hóa đóng vai trò vừa là động lực vừa là hệ điều chỉnh cho
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Văn hóa là hạt nhân trung tâm kết dính các mối quan hệ kinh tế,
chính trị, xã hội tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nếu như ta
hiểu văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo ra trong quá trình ứng
xử với môi trường tự nhiên và xã hội thì mọi cái liên quan đến con người đều
có mặt văn hóa của nó.
Chính vì thế mà tồn tại đến hàng mấy trăm định nghĩa về văn hóa và
cũng trong khoa học xã hội nhân văn thì không có một khái niệm nào mơ hồ
như khái niệm văn hóa. Do văn hóa là khái niệm bao trùm toàn bộ đời sống
xã hội, cho nên tuỳ theo cách nhìn rộng hẹp khác nhau mà dẫn tới các khái
niệm khác nhau về văn hóa.
Dưới đây là định nghĩa văn hóa của UNESCO được thông qua trong
bản Tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO

11

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 tại Mêhico: Văn
hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ
bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín

ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính
văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có
lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa
mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân,
tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công
trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân[14, tr. 7].
Theo Trần Ngọc Thêm khái niệm về văn hóa được hiểu như sau;
Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình[10, tr. 25].
Theo Taylor thì Văn hóa là một phức hợp bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, cũng như mọi khả năng
và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội tiếp thu
được.[7, tr. 18]
Mỗi học giả với những quan điểm riêng của mình về văn hóa đã góp
phần cung cấp cho nhân loại sự hiểu biết chính xác hơn, qua đó thấy được
vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội.
1.1.2.Về khái niệm văn hoá ứng xử

12

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
Văn hoá ứng xử, hiểu theo nghĩa hẹp, là thái độ hành vi của con
người trong hoạt động giao tiếp đời sống với những người xung quanh. Nó
phản ánh đặc trưng mang tính bản sắc, truyền thống văn hoá dân tộc.

Giữa những cách ứng xử văn hóa cụ thể luôn có mối quan hệ qua
lại, tác động hoặc chuyển hóa lẫn nhau. ở Việt Nam, mối quan hệ ứng xử
trong phạm vi gia đình và phạm vi cộng đồng xã hội có mối quan hệ qua lại
rất rõ, thậm chí có sự chuyển hóa ở mức độ nhất định.
Trong gia đình Việt Nam, tính tôn ti trật tự được coi là một đặc
điểm tiêu biểu của nếp sống văn hóa gia đình, tương ứng với lối ứng xử có
trên có dưới. Cách ứng xử này có liên quan chặt chẽ với cách ứng xử văn hóa
ở phạm vi cộng đồng xã hội thuộc làng xã. Mối quan hệ khăng khít mang
tính chiều sâu văn hóa đó đã được cô đọng và đúc kết trong hai loại hình nổi
bật của văn học dân gian là ca dao và tục ngữ. Đây chính là phương tiện để
bảo lưu và truyền đạt lại cho thế hệ sau các truyền thống văn hóa ứng xử
mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.
1.2. Đặc điểm văn hóa ứng xử của người Việt
Nằm trên vị trí giao thoa giữa các luồng văn hóa, quá trình phát
triển lịch sử - xã hội Việt Nam đã bị chi phối mạnh mẽ bởi các quan hệ giao
lưu văn hóa rộng rãi với Đông Nam á, Trung Hoa và ấn Độ, hay Phương
Tây. Trong đó quan hệ về văn hóa Trung Hoa để lại dấu ấn sâu đậm. Trải
qua gần một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập nước ta và một sự
tiếp xúc gần như cưỡng bức đã xảy ra. Phong kiến phương Bắc luôn tìm cách
áp đặt những chuẩn mực văn hóa phương Bắc cho dân tộc Việt Nam nhằm
truyền bá phong tục tập quán, áp đặt chế độ chính trị xã hội vào một lĩnh vực
nào đó trong đời sống của người Việt. Chính vì thế đã tạo ra nhiều định kiến
cho rằng, văn hoá Việt Nam chỉ là sản phẩm, là một bộ phận của văn hóa
Trung Quốc. Còn văn hóa Việt Nam vốn là sản phẩm của một xã hội nông
nghiệp lúa nước thì luôn tìm cách chống lại ảnh hưởng đồng hóa của nền văn

13

Nguyễn Huyền Trang



Khóa luận tốt nghiệp
hóa Hán. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa Hán và dung
hòa sự căng thẳng trong suốt mấy trăm năm để tăng cường sức mạnh tự giải
phóng mình.
Việt Nam là đất nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước
nên cách ứng xử của người Việt cũng bị chi phối rõ rệt, đó là lối ứng xử
trọng tình, trọng tĩnh. Chính vì thế người Việt luôn đề cao lối ứng xử cộng
đồng. Nền văn hóa cổ truyền của cha ông ta và văn hóa làng xã đóng vai trò
quyết định khi có sự thâm nhập của văn hóa Hán, cuộc sống làng xã vẫn tồn
tại một phương châm ứng xử phép vua thua lệ làng và một bồ cái lý
không bằng một tý cái tình. Cơ chế làng xã có mặt nhược điểm là cột chặt
người nông dân vào những tính toán riêng rẽ, vụn vặt của một xã hội nông
nghiệp. Song mặt khác, nó lại cố kết họ lại thành một cộng đồng nhỏ bền
vững, lấy tư tưởng cộng đồng làm chuẩn mực cho ứng xử, con người không
được phép phát triển cái tôi cá nhân mà chỉ phát triển cái ta công xã. Sự phát
triển ý thức hệ cá nhân bị đè nén nhưng mặt khác cộng đồng lại bảo lưu được
truyền thống dân tộc. Chính tinh thần đó khiến cho cách ứng xử của người
Việt có một lõi Việt chứ không hề bị Hoa hóa. Điều này có thể thấy khi
người Việt tiếp thu các tôn giáo khác nhau khi vào nước ta.
Theo đường biển, các nhà sư ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu
công nguyên. Luy Lâu, đã sớm trở thành trung tâm Phật giáo ở nước ta. Phật
giáo đến Việt Nam sớm hơn các tôn giáo khác, nhưng nó chỉ thực sự ảnh
hưởng từ thời Lý - Trần. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã dung hòa và tiếp
xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Vì vậy, người Việt
tiếp thu tôn giáo này theo cách riêng, tiếp thu khía cạnh triết lý nhiều hơn
khía cạnh tôn giáo. Người Việt tiếp thu các phần giáo lý của đạo Phật phù
hợp với tư tưởng cộng đồng công xã: Đó là sự bình đẳng cảm thông với nỗi
khổ đau của con người, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt giữa con người với
nhau, bảo vệ và giữ gìn sự ổn định trong cộng đồng, Đạo Phật quả là gần


14

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
gũi, công bằng, vì Phật không hề phân chia cấp bậc. Có lẽ ngày xưa, chưa có
người dân nào nghe đến khái niệm bình đẳng. Nhưng đối với Phật, họ cũng
có thể mặc cảm một cách sâu xa rằng Phật có cái nhìn ngang hàng tất cả
mọi chúng sinh. Với Phật không có ai là tiểu nhân, là quân tử, cũng không có
quân, không có dân, không có những hằn học, căm ghét, hận thù. Đó cũng là
điều phù hợp với bản chất của dân tộc Việt Nam[15, tr. 462]
Có thể nói rằng văn hóa dân gian Việt Nam đã đồng hóa Phật nhiều
hơn là Phật hóa. Phật giáo đến Việt Nam, dù là Phật giáo khởi thuỷ hay sau
này đa dạng vì Tiểu Thừa, Đại Thừa, thì cũng vẫn trước nhất phải nhập vào
tín ngưỡng bản địa để biến Man Nương thành Phật Mẫu, ỷ Lan thành Quan
Âm mà không cần tạo xung quanh những nhân vật ấy những gì huyền bí cho
lắm.
Trong xã hội Trung Hoa cổ đại Nho là một danh hiệu dùng để chỉ
những người có học thức, biết lễ nghi. Khoảng xấp xỉ 3000 năm trước đây,
Trung Hoa đã có sự phân hóa xã hội khá mạnh mẽ. Lúc đầu từ vài nghìn lãnh
địa, qua sự thôn tính lẫn nhau mà chỉ còn bảy nước. Trong xu hướng ấy,
người ta mongcó một hình thức tổ chức để bình định thiên hạ. Nền tảng lý
luận cho sự kiện này được rút ra từ thực tế lịch sử, những gì phù hợp và là
điểm nổi trội của quá khứ được các nhà trí thức đương thời đúc kết lại thành
chuẩn mực cho mọi xử thế của xã hội. Những cơ sở của Nho giáo được hình
thành từ đời Tây Chu đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán. Nhưng
đến đời Xuân Thu, Khổng Tử mới phát triển hệ tư tưởng của Chu Công, hệ
thống hóa lại và tích cực truyền bá, vì thế ông được xem là người đã sáng lập

ra Nho giáo. Nho giáo vào Việt Nam là do mục đích thống trị của phong kiến
phương Bắc, hơn nữa nó lại đáp ứng được nhu cầu của xã hội phong kiến
Việt Nam về mặt tổ chức và quản lý đời sống. Cũng như Phật giáo, Nho giáo
Việt Nam không hoàn toàn dập theo khuôn mẫu của Nho giáo phương Bắc.
Trí tuệ và sức sáng tạo của dân tộc Việt Nam biểu hiện rõ trong nghệ thuật,

15

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
sức sáng tạo của nhân dân chứ không phải dùi mài đạo lý nơi cửa Khổng
sân Trình. Có khá nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị truyền
thống văn hóa dân tộc đồng hóa, đưa vào đó những nét đặc thù của mình,
làm cho yếu tố Nho giáo bị biến đổi ít nhiều. Đó là xu hướng ổn định đối với
văn hóa Việt Nam nông nghiệp ước mong về một cuộc sống ổn định và
không xáo trộn là truyền thống lâu đời. Để duy trì sự ổn định đó, truyền
thống làng xã Việt Nam đã tạo nên sự phân biệt trong lối ứng xử giữa dân
ngụ cư với dân chính cư, cộng đồng hóa lĩnh vực hôn nhân. Tất cả nhằm tạo
ra sự lệ thuộc giữa cá nhân với cộng đồng. Đó cũng là xu hướng trọng tình
người, khi tiếp nhận Nho giáo, người Việt Nam rất tâm đắc với chữ Nhân,
Nghĩa, đều đồng nghĩa với Tình. Việc trọng tình người trong Nho giáo
Việt Nam được bổ sung bằng truyền thống dân chủ gốc của văn hóa nông
nghiệp phương Nam mà Nho giáo nguyên thuỷ đã tiếp thu. Và một xu hướng
nữa là xu hướng trọng văn: Văn được coi trọng hơn võ. Vì thế người Việt ví
chữ sánh với vàng, cũng từ tư tưởng này khắp đất nước Việt Nam đâu đâu
cũng ham học chữ, đề cao vai trò của người Thầy, muốn sang thì bắc cầu
kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Nhìn chung, Nho giáo khi vào Việt Nam đã được người Việt Nam

cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hóa của mình. Trong
quá trình tồn tại và phát triển của nước ta, Nho giáo đủ mạnh khiến cho Phật
giáo và các tôn giáo khác không thể có địa vị độc tôn. Nhưng Nho giáo lại
không đủ mạnh để thâm nhập sâu vào hạ tầng cơ sở của xã hội nên không thể
triệt tiêu những tín ngưỡng dân gian vốn là một bộ phận quan trọng của cơ
tầng mang bản chất Việt Nam.
Có thể kết luận, một dân tộc với nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc
hậu lại luôn bị nạn ngoại xâm đe dọa, muốn tồn tại phải có phương thức hợp
lý để sống. Tính cố kết cộng đồng là điều quan trọng nhất trong biểu trưng
ứng xử của người Việt. Chính đặc điểm này sẽ chi phối những đặc điểm

16

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
khác. Nó sẽ ảnh hưởng, dẫn đạo các cá nhân sao cho cá nhân sống và hành
động theo lợi ích công động, củng cố cộng đồng và ngược lại cộng đồng sẽ là
điểm tựa giúp cho cá nhân phát triển, tất nhiên không phải là phát triển theo
cái tôi cá nhân mà theo cái ta cộng đồng. Cộng động sẽ bảo vệ, bao bọc cá
nhân và từng cá nhân sẽ hợp lại tạo thành sự vững mạnh. Xưa, làng là đơn vị
cơ sở, con người ra đời trong làng ấy, lớn lên, rồi cũng chết đi trong làng ấy.
Có người đi đây đi đó, lập cơ nghiệp hoặc đạt được sự giàu sang phú quý
song vẫn trở về với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Chính những thuần
phong mỹ tục đều từ làng mà ra. Làng bao giờ cũng có cái riêng cho người
dân tự hào, làng ta phong cảnh hữu tình là như vậy đó. Hữu tình ở thiên
nhiên mỹ lễ, ở danh lam thắng cảnh, ở cuộc sống hiền hòa, ấm cúng. Hữu
tình ở cả tiếng hát lời ca luôn luôn làm sống động tâm hồn làng. Cái tinh tuý
của văn hóa làng đã góp phần tạo nên bản sắc của văn hóa Việt Nam.


Chương 2

17

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
Văn hoá ứng xử của người việt qua tục NGữ - Ca Dao
2.1. ứng xử gia đình, gia tộc
Gia đình là tế bào của xã hội, nó là một thiết chế xã hội thu nhỏ với
những kết cấu bên trong của nó. ở Việt Nam ta, văn hoá gia đình có tầm ý
nghĩa rất sâu sắc, có bề rộng, rất khác với nhiều nơi. Trên thế giới, nơi đâu
cũng có gia đình, đều có những vấn đề đã và đang được đặt ra nghiên cứu,
nhưng có thể khẳng định rằng ở nước ta có một nền văn hóa gia đình thực sự.
Cả dân tộc ta là một gia đình vì đều từ nguồn gốc một mẹ sinh ra. Kể cả thần
linh, cũng chung một khối gia đình nên mới có Đại vương cả, Đại vương hai,
có thánh Cô, thánh Cậu... Ngay trong ngôn ngữ Việt Nam, ta cũng thấy có
điều lạ này mà cả thế giới Đông Tây không thấy có, dù không cùng huyết
thống, không hề quen biết gì nhau, ta cũng dùng cách xưng hô trong gia đình
để gọi nhau: ông, bà, anh chị, cô, chú. Hạt nhân của gia đình là các thành
viên. Gia đình truyền thống Việt Nam đã gắn bó các thành viên bằng những
quan hệ chặt chẽ, xuất phát từ những nguyên lý Nho giáo vừa cố kết bằng
tình cảm kính trọng, thương yêu giữa các thế hệ khác nhau trong quá khứ,
hiện tại và tương lai. Sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình được biểu
hiện trong các quan hệ cơ bản là cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - chị - em.
2.1.1 ng x trong quan h v chng
Trong gia đình, quan hệ vợ chồng là quan hệ hữu cơ gắn bó sâu sắc
trên nhiều ý nghĩa. Trong xã hội cũ, quan hệ vợ chồng không phải là quan hệ

bình đẳng mà là quan hệ phụ thuộc. Cộng đồng xã hội có những quy định
khắt khe đối với người phụ nữ. Một người phụ nữ được coi là có nết ăn nết ở
là người trước tiên phải biết phục tùng chồng phu xướng phụ tòng. Phụ nữ
suốt đời lại bị coi là chưa đủ trưởng thành nên Nho giáo đặt ra thuyết Tam
tòng, tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử(tức là ở nhà thì
theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con), bản thân mình
không có quyền định đoạt gì hết. Đặc biệt theo quan niệm của Nho giáo, sau

18

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
khi chồng chết việc người vợ ở vậy nuôi con được coi là chung thuỷ. Một vị
Tống nho bậc thầy là Trình Di nói: chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết mới là
chuyện lớn. Ai ở vậy đến khi đầu bạc răng long thì được nhà vua phong cho
bốn chữ tiết hạnh khả phong, lại có tên ghi trong sử sách, thì cho là vinh
dự nhất đời. Nếu chết theo chồng thì gọi là liệt nữ cũng lưu danh thiên
cổ[16, tr. 84]. Còn theo quan nim của dân gian thì một người vợ được coi
là chung thuỷ phải
Ghe bầu chở lái về đông
Làm thân con gái thờ chồng nuôi con
Tuy nhiên, trong thực tế, quan hệ tình cảm và cách ứng xử của
người Việt không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào những luân lý khắt khe của
Nho giáo, mà còn dựa trên tình nghĩa chung do cuộc sống gia đình tạo ra.
Trai gái khi yêu nhau chỉ biết có Tình, nhưng khi đã là vợ chồng thì tình
cảm đó còn mang thêm cái Nghĩa. Trong Nghĩa vẫn có Tình, mà
Tình lại càng dồi dào, thắm đượm hơn. Tình nghĩa lúc đầu chỉ có hai
người, nhưng rồi lại mở rộng sang cả thế hệ sau và thế hệ trước. Có thêm cái

nghĩa, tình càng đẹp đẽ hơn. Người Việt Nam đi theo con đường ấy để tiến từ
cá nhân sang gia tộc và ra ngoài xã hội. Dù là xã hội nào đi nữa thì con
đường đó vẫn không thay đổi, trừ trường hợp người ta không muốn có gia
đình. Tất cả đều nằm trong một thực thể là tâm thức dân gian. Phải có Tình
mới có Tâm, phải có Nghĩa mới có Thức. Người Việt Nam nào cũng
có tâm thức này, đặc biệt là người phụ nữ. Chính vì vậy người ta quan niệm
sống với nhau dẫu một ngày không có tình thì cũng có nghĩa, vợ chồng là
nghĩa cả đời. Tục ngữ có câu đàn ông làm chạ, đàn bà làm tổ, để có một
gia đình hạnh phúc luôn ngập tràn tình yêu và tiếng cười thì vai trò của người
vợ là vô cùng quan trọng. Người vợ trở thành một biểu trưng nền văn hóa
cộng đồng. Người yêu thì ở đâu và đời nào cũng thế, chứ người vợ thì phân
biệt được dân tộc này với dân tộc khác. Người vợ ở Việt Nam có thể được

19

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
viết bằng chữ hoa, và đó là biểu tượng đẹp trong cộng đồng dân tộc. Vì ý
thức được tầm văn hóa, tầm triết học của người vợ như thế phụ nữ Việt đã
hoàn thành được những thiên chức này. Nhìn vào xã hội Việt Nam xưa các
cuộc hôn nhân thường không bắt đầu bằng tình yêu: Cha mẹ đặt đâu con
ngồi đấy. Thế mà phần lớn các cặp vợ chồng trước đây đều sống với nhau
đến đầu bạc răng long, ấy chính bởi tình nghĩa vợ chồng. Tình yêu có
thể phai nhạt theo tháng năm nhưng cái nghĩa, sự ứng xử và đạo đức giữa con
người mới thức sự lâu bền. Phụ nữ Việt Nam là người có trách nhiệm quản lý
tài chính, kinh tế trong gia đình, dân gian gọi họ là tay hòm chìa khóa, phụ
nữ được xem là người có vai trò quyết định trong việc dạy con cái con hư
tại mẹ, cháu hư tại bà. Một nhà nghiên cứu từng nói: Xét trong xã hội văn

học bình dân, ta thấy người phụ nữ dù khổ cực nhưng rất được yêu quý.
Trong những tình huống người vợ đóng vai trò chủ đạo là người có công thì
thái độ người chồng là không phụ gái có công chồng chẳng phụ. Đúng ra
là chồng không nỡ phụ và dư luận sẽ lên án gay gắt những kẻ bạc tình xanh
như lá bạc như vôi ấy.
Trong gia đình Việt Nam, quyền lực của người đàn ông đôi khi chỉ
là thuần tuý về mặt đạo đức xã hội mà thôi, vai trò chủ chốt về kinh tế lại do
người phụ nữ nắm giữ. Người vợ không bao giờ tách khỏi nền sản xuất, họ là
nội tướng nên có một vị trí quan trọng và vững chắc. Tục ngữ có câu trai
có vợ như giỏ có hom, vai trò của người vợ được kính trọng và đề cao trên
cơ sở bình đẳng. Thông thường thì mọi việc phải thuận vợ thuận chồng mà
nhiều khi thế ứng xử của ông chồng trước xã hội, làng mạc đã bị chi phối bởi
nội tướng lệnh ông không bằng cồng bà ấy là chưa kể nhất vợ nhì trời.
Ngi chng ã sm nhn ra rng phụ vợ không gặp vợ và từ trong ý thức
anh ta luôn ghi nhớ của chồng công vợ. Bên cạnh đó, thì người vợ cũng
hiểu được mình không chỉ là nội tướng mà còn là chỗ dựa tinh thn, s

20

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
chia cùng chồng mọi vui buồn sướng khổ giàu vì bạn, sang vì vợ, gái
ngoan làm sang cho chồng.
Ai cũng thấy được đức hy sinh vô bờ bến của người phụ nữ Việt
Nam, đối với chồng con, thương chồng nên phải lầm than, thương ai ví
bằng gái son chờ chồng. Người phụ nữ phải cam chịu, phải lựa lời để ứng
xử cho thích hợp với trạng thái tình cảm của chồng. Dù chồng ở trạng thái
nào, ứng xử thế nào thì vợ cũng theo cái tình chứ không theo cái lý. Cái tình

dẫn dắt khiến người phụ nữ bỏ qua tất cả mọi chỉ tiêu về người đàn ông, vượt
qua mọi khó khăn, chỉ cần đó là chồng của mình cũng đủ để tôn thờ chồng
em áo rách em thương. Chồng người áo gấm sông Hương mặc người. Theo
cái tình, người phụ nữ phải chịu éo le của cuộc đời, từ việc phải chịu điều phi
lý nhất là có khôn thì lấy vợ hai chồng. Theo cái tình, có lúc người vợ mù
quáng theo chồng, vi phạm đạo đức làm con mẹ kêu mặc mẹ thương chồng
phải theo.
Tuy vậy, trong tục ngữ - ca dao vẫn còn không ít những câu phê
phán người phụ nữ: Gái bắt nạt chồng, con chẳng có ngoan và gái giết
chồng chứ đàn ông không ai giết vợ. Là người phụ nữ cần phải biết điều,
nhường nhịn. Sau những ngày đầu gối tay ấp đầy ngọt ngào đã đưa con
thuyền gia đình đến bến bờ êm ấm, vợ chồng may rủi là duyên, vợ chồng
hòa thuận là tiên trên đời. Sng trong i sng nhiu bn b lo toan, khó
tránh khỏi những sóng gió. Các cụ từng nói đến chồng bát còn có khi xô
nữa là vợ chồng, trong rất nhiều trường hợp, người vợ là người tháo ngòi nổ
chiến tranh với thái độ mềm mỏng nhường nhịn, rồi sau đó mới lựa lời bày
tỏ: chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi bớt lửa một đời không khê . Muốn
tránh khỏi cảnh cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, chín đụn mười con cũng
lìa thì người vợ phải biết ứng xử sao cho hài hòa, linh hoạt, mềm mỏng mà
cứng rắn, chồng giận thì vợ làm lành. Miệng cười chúm chím, anh ơi giận
gì?. Và rồi khi sóng qua đi, cuộc sống vợ chồng sẽ trở nên thi vị hơn, êm

21

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
đềm hơn, mọi người trong gia đình sẽ thêm yêu thương, đoàn kết với nhau
hơn. Bởi vậy nếu thiếu vắng đi người vợ sẽ không có được một gia đình hoàn

chỉnh: làm ruộng phải có trâu, làm giàu phải có vợ.
Khác với các dân tộc trên thế giới, ở Việt Nam nền văn hóa gia đình
có tầm ảnh hưởng rất sâu sắc, cộng đồng Việt Nam là bao gồm nhiều gia
đình. Từ gia đình mà xuất hiện những nhân tài, những phong trào, những
cuộc khởi nghĩa lừng danh năm châu, trấn động địa cầu. Cả dân tộc ta là một
gia đình, vì từ nguồn gốc một mẹ sinh trăm trứng. Một gia đình vững chắc
thì cần có sự gắn kết giữa các thành viên, đặc biệt trong quan hệ vợ chồng.
Muốn có sự hòa thuận ấy, người vợ phải chấp nhận hy sinh, phải đóng vai trò
điều tiết quan hệ gia đình. Dù phụ nữ Việt Nam sống trong gia đình phụ hệ
song cách ứng xử không phải theo giáo lý Nho giáo mà là đạo nghĩa của dân
tộc, trong đó lấy cái Tình cái Nghĩa làm kim chỉ nam, là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt cho hành động. Chính sự giáo dục nghiêm khắc và sự áp đảo của
dư luận xã hội là một trong những nhân tố giữ cho gia đình bền vững.
2.1.2. ng x gia cha m v con cỏi
Trong gia đình, nếu như quan hệ vợ chồng là quan hệ ngang hàng
bình đẳng thì quan hệ cha mẹ với con cái là quan hệ sinh thành thứ bậc có
tính trực hệ máu mủ. Con người khi sinh ra ai cũng có cha mẹ:
Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
Khi còn nhỏ, cha mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất trẻ cậy
cha, nên khi cha mẹ mất thì đó là tổn thất lớn lao với con cái:

Còn cha gót đỏ như son
Mai kia cha chết gót son thâm sì

22

Nguyễn Huyền Trang



Khóa luận tốt nghiệp
Chính vì những tổn thất lớn lao ấy mà người Việt Nam luôn ghi nhớ
công ơn cha mẹ:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Để bù dắp lại công ơn sinh thành nuôi dưỡng đó, người con cần phải
kính trọng vâng lời cha mẹ. Vốn là một dân tộc từng được chính người Trung
Quốc tôn là đất nước của những người hiếu thảo, người Việt Nam sử dụng
chữ hiếu của Nho giáo theo quan niệm của mình. Không gắn nó với tư
tưởng nam tôn nữ ty nặng nề của Trung Hoa mà đặt chữ hiếu trong mối
quan hệ hài hòa, bình đẳng của cả cha lẫn mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Mặt khác người Việt Nam lại có quan niệm về phúc đức. Nhà có
phúc là có được cuộc sống bình yên, thanh thản, có được hậu vận tốt. Phúc
đức chính là lòng nhân ái, tình thương yêu con người. Không biết mọi người
trên thế giới thế nào chứ đây rõ ràng là nét văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt
Nam. Với quan niệm về phúc đức, mà cộng đồng đã truyền cho thành viên
từ đời này sang đời khác khiến cho họ có một niềm tin mang tính huyền bí
rằng, gieo nhân nào sẽ gặp quả nấy. Bản thân sẽ phải chịu nghiệp chướng,
sẽ bị con cái sau này đối xử lại như đã đối xử với cha mẹ trước kia. Đạo làm
con không được sao nhãng với cha mẹ. Lúc còn nhỏ, hiếu tức là biết vâng
lời cha mẹ:
Cá không ăn muối cá ươn
Con không nghe dạy trăm đường con hư

23


Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
Hiếu tức là biết san sẻ những khó khăn vất vả với cha mẹ, luôn
dành cho cha mẹ những thứ tốt đẹp nhất:
Đói lòng ăn hột trà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
Hiếu cũng là tình cảm của con luôn luôn hướng về cha mẹ:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Việc phụng sự lớn nhất của con người là phụng sự cha mẹ. Phụng sự
ở đây có nghĩa là làm vinh hiển cho cha mẹ con khôn nở mặt mẹ cha.
Người Việt Nam quan niệm trật tự trên dưới cha con là có sự tác động tương
hỗ hai chiều. Đặc biệt là quan niệm về thuyết nhân quả :
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
Hay

Đời cha ăn mặn, đời con khát nước

Người Việt Nam rất coi trọng việc thờ tự và luôn quan tâm đến
chân nhang ngọn khói trên bàn thờ. Một gia đình nào đó khi chết đi mà
không có người thờ tự thì coi như tuyệt tự, vô phúc. Cũng theo quan niệm
phúc đức ấy, dân gian có câu: cây khô không lộc, người độc không con.
Không có con là hành vi bất hiếu vì không có người nối dõi. Một
nước cũng như một nhà, phải được trường tồn với thời gian. Nước Việt xưa
oai hùng mà nay thấp kém thì con cháu có tội. Một gia đình trước vẻ vang
mà nay sa sút thì con cháu có tội. Cứ tưởng tượng một nhà nước không có
người kế vị, để bị xoá tên trên bản đồ thế giới, thì quốc gia ấy, dân tộc ấy đau

khổ biết nhường nào. Một gia đình cũng vậy, không thể không tồn tại. Được
tồn tại là cái phúc cho gia đình, kể cả gia đình có toàn con gái. Thêm vào đó,
đời sống kinh tế xưa khiến người ta càng cần có người nối dõi, cần phải có
nơi nương tựa lúc về già. Người Việt có câu trẻ cậy cha, già cậy con. Do
vậy dẫu cuộc sống có lam lũ, vất vả đến đâu đi chăng nữa thì người Việt vẫn

24

Nguyễn Huyền Trang


Khóa luận tốt nghiệp
thích đông con, với quan niệm mỗi con mỗi lộc, nhiều con mang lại phúc
cho cả gia đình. Con cháu vừa là niềm vui, vừa là điều kiện sống cho mỗi gia
đình. Điều này dẫn đến quan niệm ứng xử giữa cha mẹ và con cái không chỉ
thiên về các ước lệ luân lý mà do tình cảm từ cuộc sống chung tạo ra.
Cha mẹ luôn hy sinh hết mình cho hạnh phúc của con cái. Đó là sự
hy sinh thầm lặng, vô bờ bến, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Tục ngữ
Việt Nam có câu chém con đằng sống chứ không chém con đằng lưỡi để
nói lên cha con nghĩa nặng thì dù có giận nhau đến mấy cũng không thể đối
xử với nhau tàn bạo như người ngoài được. Mọi hành động, việc làm của cha
mẹ ngày hôm nay là nhằm mang lại hạnh phúc cho con cái sau này. Cha
cũng tạo ra cái phúc nhưng người mẹ lại tạo ra cái phúc nhiều hơn. Các bà
mẹ Việt Nam xưa, đa số không được học hành, không có kiến thức cao rộng,
cũng không có được cuộc sống yên bình, chỉ nhờ tin vào một chữ phúc mà
tạo nên không biết bao nhiêu thế hệ công dân hữu ích cho nước nhà.
Câu tục ngữ cá chuối đắm đuối vì con đã mượn câu chuyện về
loài vật thật cảm động để nói về con người, về tình mẫu tử. Và hình ảnh con
cò trong bài ca dao sau cũng làm nổi bật lên tình cảm thiêng liêng ấy:
Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Con cò là hiện thân của tình cha mẹ đối với con cái. Đến phút giây
cuối cùng, nguy hiểm nhất, gian khổ nhất vẫn nghĩ đến con cái. Tình thương
con như trời biển của cha mẹ dành cho con thật đáng ghi lòng tạc dạ.
Thường hay có ý kiến cho rằng, trong việc giáo dục con cái thì cha
không quan trọng bằng mẹ, vì mẹ luôn gần gũi, gắn bó với con cái hơn.

25

Nguyễn Huyền Trang


×