Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phát triển vốn từ Hán Việt cho sinh viên hướng tới việc giảng dạy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.85 KB, 11 trang )

247

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ HÁN VIỆT CHO SINH VIÊN HƢỚNG TỚI VIỆC GIẢNG
DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC.
Thạc sỹ, GVC: Bùi Văn Dược
Khoa Tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình
Tóm tắt: Từ Hán Việt là lớp từ vay mược có một vị trí quan trọng trong hệ thống từ
vựng tiếng Việt và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nếu khơng có những hiểu biết cơ bản, khơng có vốn từ Hán Việt phong phú, khơng hiểu
nghĩa của từ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp nhận văn bản. Với sinh viên khoa Tiểu
học, việc nghiên cứu tìm hiểu từ Hán Việt sẽ góp phần phục vụ việc giảng dạy môn Tiếng
Việt cho học sinh Tiểu học. Bài viết sẽ đưa ra một số định hướng cơ bản giúp sinh viên
khoa Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình nắm chắc các kiến thức về từ Hán Việt
như cấu tạo và cách nhận diện từ Hán Việt, các biện pháp giải nghĩa từ Hán Việt, đặc biệt
là việc vận dụng thực hành để giải nghĩa các từ Hán Việt khi dạy các văn bản trong sách
giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học, qua đó góp phần phát triển năng lực dạy học bộ môn
tiếng Việt cho sinh viên Cao đẳng Tiểu học, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khi ra trường.
I. Đặt vấn đề
Từ Hán Việt là lớp từ vay mượn chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 70 đến 75% trong kho
từ vựng tiếng Việt, có tần số xuất hiện lớn trong thực tế giao tiếp của người Việt và trở
thành lớp từ văn hóa trong văn bản bút ngữ của người Việt. Có thể nói nó được sử dụng
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng thực tế việc hiểu đúng và dùng đúng
từ Hán Việt trong nhà trường và ngoài xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn
còn nhiều hạn chế.
Từ Hán Việt là nội dung được đưa vào môn học Tiếng Việt cho sinh viên khoa Tiểu
học của trường Cao đẳng Sư phạm. Tuy nhiên, khi học nội dung này, sinh viên cịn gặp
nhiều khó khăn, do vốn từ Hán Việt ít, việc hiểu nghĩa của từ và việc sử dụng trong hoạt
động nói và viết còn nhiều hạn chế, việc dùng từ Hán Việt mang tính tự phát hơn là tự
giác.
Ở chương trình mơn Tiếng Việt tiểu học, từ Hán Việt xuất hiện rất nhiều trong các
bài tập đọc và ở phân môn Luyện từ và câu cũng có nhiều nội dung liên quan đến từ Hán


Việt và cách sử dụng từ Hán Việt. Nếu khơng có kiến thức chắc chắn về từ Hán Việt,
khơng hiểu đúng nghĩa của những từ Hán Việt này thì chắc chắn chất lượng dạy học môn
tiếng Việt của sinh viên không đạt yêu cầu như mong muốn.
Xuất phát từ thực tế vốn từ Hán Việt của sinh viên và việc giảng dạy từ Hán Việt
cho học sinh tiểu học, ở phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp giúp
sinh viên khoa Tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình nâng cao chất lượng học nội
dung từ Hán Việt và cũng đề ra một số định hướng giúp sinh viên có thể vận dụng khi dạy
tập đọc và dạy Luyện từ và câu có liên quan đến từ Hán Việt, từ đó góp phần nâng cao
năng lực nghề nghiệp, phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn tiếng Việt ở tiểu học khi ra
trường.
II. Phƣơng pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp phân tích tổng hợp các vấn đề lý luận thơng qua giáo trình, tài liệu,
sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học.


248

2. Phương pháp quan sát sư phạm thông qua quá trình giảng dạy và dự giờ của sinh
viên
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Cơ sở lý luận:
Do sự cận kề về địa lý, sự tiếp xúc giữa ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Việt đã bắt đầu
từ thời thượng cổ. Đặc biệt Việt Nam sớm bị phong kiến phương Bắc đô hộ và đã trải qua
thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Khi nhà nước phong kiến độc lập hình thành, chữ Hán đã
được dùng như một ngơn ngữ chính thống trong các cơ quan hành chính và trong khoa cử
đến tận thế kỷ thứ XIX. Trải qua quá trình lịch sử, dù bị đồng hóa nhưng người Việt chúng
ta đã biết sàng lọc, lựa chọn, giữ lại chữ Hán nhưng Việt hóa về âm đọc cho phù hợp tạo
thành các âm Hán Việt. Từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến Cách mạng tháng Tám,
mặc dù chữ quốc ngữ đã thay thế cho chữ Hán, nhưng hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ
Hán Việt vẫn để lại những dấu ấn, những hệ quả đậm nét trong tiếng Việt. Hiện nay trong

thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những từ Hán Việt mới
để chỉ những sự vật hiện tượng mới mà trước đây khơng có: tin học, ngoại thương, xuất
siêu, tin tặc, siêu thị…
“ Từ Hán Việt là một trong các loại từ gốc Hán, có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt
được mượn vào kho từ vựng tiếng Việt sau thế kỷ X và trở thành một bộ phận của từ vựng
tiếng Việt, nếu là đơn tiết thì thường là từ cổ, khó hiểu, có thể tự do kết hợp hay không tự
do kết hợp với các từ khác, nếu là song tiết thì được cấu tạo theo cú pháp Hán, có phong
cách riêng (trang trọng, cổ kính, thấp thoáng) khác với phong cách từ thuần Việt (giản dị,
dân dã, dễ hiểu)” ( Giáo sư Nguyễn Ngọc San- Giáo trình tiếng Việt 3)
Từ Hán Việt bao gồm từ đơn và từ ghép có yếu tố Hán. Bên cạnh đó, chúng ta cịn
có một hệ thống khá lớn các thành ngữ, tục ngữ Hán Việt. Nhiều thành ngữ tục ngữ ít được
sử dụng trong giao tiếp nên hầu như xa lạ và rất khó hiểu với nhiều người. Phải là người có
vốn từ phong phú, có am hiểu về từ Hán Việt mới có khả năng hiểu và sử dụng được các
thành ngữ tục ngữ này, ví dụ các thành ngữ: hữu thủy vơ chung, khơng tiền khống hậu,
các tục ngữ: dục tốc bất đạt, ngôn dị hành nan….
Từ Hán Việt mang phong cách trang trọng, tao nhã, dùng trong những trường hợp
đặc biệt. Ví dụ Ngày quốc tế phụ nữ, Thủ tướng cùng với phu nhân mở tiệc chiêu đãi.
Trong rất nhiều trường hợp, từ Hán Việt cón tránh gây ấn tượng ghê rợn, thô tục
cho người đọc người nghe: ví dụ Thi hài (xác chết), hỏa táng (thiêu), phụ nữ (đàn bà), tiểu
tiện, đại tiện…
Từ Hán Việt có hiện tượng đồng âm rất lớn, nếu không hiểu biết chắc chắn sẽ có
hiện tượng nhầm lẫn.
Ví dụ: Thiên
-

Thiên (trời): thiên tai, thiên tử, thiên sứ, thiên bẩm

-

Thiên (nghìn): thiên lý, thiên niên kỷ


-

Thiên: (chuyển dời): thiên di, thiên đô chiếu
Phụ

-

Phụ (cha): phụ mẫu, phụ tử, phụ huynh

-

Phụ (người đàn bà): phụ sản, quả phụ, chinh phụ


249

-

Phụ (thêm vào): phụ lục, phụ phí, phụ gia

-

Phụ (làm trái): phụ ước, phụ bạc, phụ tình

2. Cơ sở thực tiễn:.
Từ Hán Việt có tần số sử dụng cao trong đời sống xã hội. Bên cạnh các từ Hán Việt
ta còn bắt gặp rất nhiều các thành ngữ, tục ngữ Hán Việt. Tuy nhiên việc hiểu đúng và sử
dụng đúng từ Hán Việt hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:
- Nhầm lẫn về âm ở những cặp từ gần âm với nhau: Thâm nhập/ xâm nhập, bàng

quan/bàng quang, mãi dâm/mại dâm, tham quan/thăm quan, thiên chuyển/thuyên
chuyển… Do có âm đọc gần giống nhau nên trong quá trình sử dụng nhiều người do không
hiểu nghĩa gốc nên đã sử dụng sai.
- Các từ có cách đọc giống nhau nhưng viết khác nhau dẫn đến việc dùng từ không
đúng nếu viết chính tả sai: Chữ/trữ; chung/trung, dao/giao, da/gia
Có người viết: tàng chữ và bảo quản tài liệu. Ở đây không viết tàng chữ mà phải viết
tàng trữ (Trữ: lưu giữ, giữ lại)
- Chưa hiểu đúng nghĩa các từ Hán Việt nên sử dụng sai trong giao tiếp đặc biệt đối với
các từ đồng âm. Từ Hán Việt có số lượng các từ đồng âm tương đối lớn nên rất dễ hiểu sai
và sử dụng khơng đúng
Ví dụ: thủy 水 (nước): thủy điện, thủy sản, sơn thủy
Thủy 始 (đầu tiên): nguyên thủy, chung thủy.
Tử:



( con) thiên tử, nghịch tử

Tử 死 (chết) Sinh tử, tử trận.
- Vốn từ ngữ Hán Việt của đa số học sinh sinh viên rất ít ỏi, nhiều từ ngữ và tục ngữ
Hán Việt hầu như xa lạ đối với học sinh. Nguyên nhân chính là ở các cấp học phổ thơng
các em ít quan tâm và chưa có ý thức trau dồi, học tập, đặc biệt là ít đọc sách báo, ít đọc
các tác phẩm văn học mà sách báo và tác phẩm văn học lại có rất nhiều các từ Hán Việt.
Có thể nói vốn từ Hán Việt của một cá nhân chỉ có thể được bồi đắp khi trong q trình
học tập người học có ý thức đọc và ghi nhớ.
- Chính vì vốn từ Hán Việt ít khơng hiểu nghĩa nghĩa của từ nên trong các tiết học và
thực hành tiếng Việt, đặc biệt khi dạy các nội dung liên quan đến từ Hán Việt trong trong
các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, sinh viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, lúng túng trong việc
giải nghĩa từ, việc dùng từ đặt câu dẫn đến nội dung bài giảng chưa sâu, học sinh chưa nắm
được nghĩa của các yếu tố Hán Việt cũng như chưa biết sử dụng từ trong giao tiếp.

3. Thảo luận
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, bài viết đưa ra một số biện pháp giúp sinh viên
Cao đẳng Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình nâng cao vốn từ Hán Việt và
hướng tới việc nâng cao chất lượng và năng lực dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
3.1. Giúp sinh viên nắm chắc các kiến thức về từ Hán Việt
3.1.1. Nắm được các kiểu cấu tạo của từ Hán Việt.
- C¸c tõ H¸n Việt đơn tiết tách thành 2 nhóm:


250

+ Nhóm 1: Đợc sử dụng nhiều hơn đợc Việt hoá nhiều, không có ranh giới khu biệt
với từ thuần Việt, có thể tự do kết hợp với các từ khác.
Ví dụ: bút, sách, cung hoặc hiếu (có hiếu với cha mẹ; ngời con có hiếu), tâm (chữ tâm kia
mới bằng ba chữ tài).
+ Nhóm 2: Có nghĩa trọn vẹn là từ đơn tiết trong tiếng Hán vào ting Vit, khi cần thiết nó
có thể tách bạch đứng độc lập song ít có khả năng kết hợp tự do với các từ Việt. Ví dụ:
quốc, gia, vơng, triều, thất, ...
- Từ song tiết Hán Việt: Về cấu tạo từ bao giờ cũng cấu tạo theo cú pháp Hán theo
cỏc kt cấu sau:
+ KÕt cÊu chÝnh phơ (ghép chính phụ): Bé phận quan trong chính đặt ở sau (khác với tiếng
Việt).
Ví dụ: - Bổ ngữ danh từ: chế độ, độc giả, công viên, hiền nhân, thuỷ điện, nam giới
- Bổ ngữ ®éng tõ: tiỊn tiÕn, ®éc lËp, bµng quan, bi quan, giám sát, liệt kê.
+ Kết cấu đẳng lập (ghộp ng lập): Hai yếu tố tương đương về nghĩa.
Danh tõ - danh tõ: phụ mẫu, quèc gia, nh©n d©n, phÈm chÊt.
TÝnh từ - tính từ: phú quý, cơ hàn, phong phú, trang nghiêm, huy hoàng, ...
Ngoi ra trong cỏc t Hỏn Việt đa tiết có một số yếu tố (tiền tố hay hậu tố) có khả
năng sản sinh từ. Nếu hiểu được nghĩa các yếu tố này thì có thể hiểu nghĩa các từ song tiết
một cách dễ dàng

Một số hậu tố thường gặp:
- Sỹ: chỉ người có một nghề nghiệp, chức vụ, địa vị hay chức năng phận sự nhất
định: chiến sỹ, dũng sỹ, đấu sỹ, bác sỹ, thác sỹ, tiến sỹ, cư sỹ, ẩn sỹ, đạo sỹ, nho sỹ, nhạc
sỹ, họa sỹ, thi sỹ, văn sỹ….
- Viên: chỉ một cá nhân trong một tổ chức, cơ quan trường học, khách sạn: giáo
viên, nhân viên, xã viên, hội viên, ủy viên, cơng tố viên, học viên, giảng viên, đảng viên,
đồn viên, chiêu đãi viên, vận động viên, phát thanh viên, bình luận viên…
- Giả: chỉ người có danh vị hoặc người thực hiện một chức trách nhất định: Học giả,
độc giả, khán giả, hành giả, nho giả, trưởng giả, tác giả…
- Gia: chỉ người chuyên môn làm những công việc phức tạp, có trình độ: Tác gia,
phi hành gia, triết gia, phật gia, pháp gia, thương gia, nơng gia, chính trị gia.
- Nhân: chỉ người nói chung: ân nhân, hành nhân, phạm nhân, tội nhân, hiền nhân,
công nhân, phế nhân, thương nhân, văn nhân, mỹ nhân, danh nhân, yếu nhân, vĩ nhân, chủ
nhân, nạn nhân…
Các tiền tố thường gặp:
- Phi: không đúng với các từ đứng sau: Phi lý, phi thường, phi nghĩa, phi phàm, phi
pháp, phi đạo lý, phi luận lý…
- Vơ: khơng có cái mà từ đứng sau biểu thị: vô lý, vô luân, vô vọng, vô sản, vơ đạo
đức, vơ thường, vơ học, vơ ích, vơ can, vơ dụng, vơ hạn, vơ phúc…
- Sở: đứng trước tính từ hay động từ để tạo thành danh ngữ: sở trường, sở hữu, sở
nguyện, sở tại, sở kiến,…


251

- Bất: từ phủ đinh nghĩa từ đứng sau: bất biến, bất chính, bất cơng, bất diệt, bất
định, bất giác, bất hạnh, bất hiếu, bất hòa, bất hợp pháp, bất động sản, bất kham, bất ổn,
bất tiện, bất trắc…
- Hữu: cóp tác dụng biến cả tổ hợp thành một tính từ : hữu ích, hữu quan, hữu hiệu,
hữu hảo, hữu ái…

3.1.2. Giúp sinh viên xác định và nhận diện tõ Hán Việt
- Căn cứ vào từ thuần Việt tơng đơng:
Bất cứ một yếu tố Hán Việt nào cũng đều
có khả năng dẫn ra một yếu tố Việt tơng đơng. Vớ d
Yếu tố Hán Việt

Từ thuần Việt

trung

trong

ngoại

ngoài

lâm

rừng

- Căn cứ vào khả năng sản sinh và tính độc lập của các yếu tố cấu tạo. Các yếu tố
Hán Việt có sức sản sinh lớn để tạo ra các từ nhiều âm tiết (từ ghép Hán Việt). Ví dụ, từ
yếu tố thiên (trời) ta có thể tạo ra các từ nh: thiên nhiên, thiên địa, thiên phú, thiên tính,
thiên tai, thiên hà, thiên tử, duyên thiên.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không thể sử dụng độc lập nh một từ. Ví dụ: giang là
sông, ta chỉ có thể nói Giang sơn ta giàu đẹp hùng vĩ mà không thể nói Đây là một con
giang dài nhất Việt Nam.
Trong tiếng Hán gốc, hệ thống nguyên âm rất ít so với tiếng Việt nên tiếng Hán có
hiên tợng đồng âm rất lớn. Dờng nh từ đơn gốc Hán nào cũng có hiện tợng ®ång ©m (đọc
giống nhau nhưng viết khác nhau). Ngêi biÕt chữ Hán khó nhầm ln nhng với ngời không

biết chữ Hán dễ xảy ra nhầm lẫn.
Ví dụ: từ Phong
phong trào: sù viƯc diƠn ra s«i nỉi trong mét thêi kú
phong lu: d dật, nhàn hạ

, phong t: dáng vẻ đẹp

phong bao: đóng kín lại , cuồng phong: gió dữ dội
phong phú: nhiều, giàu có
Do đó khi tìm hiểu từ Hán Việt, ta cần lu ý tìm hiểu thêm hiện tợng đồng âm của
nhóm các yếu tố Hán Việt.
3.1.3. Giỏ tr phong cách của từ Hán Việt
Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng có thể thay thế từ thuần Việt trong rất nhiều
trường hợp vì từ Hán Việt tạo cảm giác trang trọng hơn. Ví dụ:
phụ nữ

– đàn bà

nơng dân – dân cày
hi sinh

– chết

Từ Hán Việt mang sắc thái tao nhã có thể thay thế cho từ thuần Việt trong trường
hợp từ thuần Việt khi được nói ra gây cảm giác thơ tục, khiếm nhã. Ví dụ Các từ chỉ bệnh
tật ghê sợ: thổ huyết, xuất huyết, viêm họng...Các từ chỉ tai nạn, chết chóc: hoả hoạn,


252


thương vong, từ trần...Đôi khi từ Hán Việt được dung với tư cách là uyển ngữ: mãn nguyệt
khai hoa, động phong hoa trúc, cấp dưỡng...
Sắc thái khái quát và trừu tượng: Một số từ Hán Việt, đặc biệt là thuật ngữ khoa học
có ý nghĩa khái qt hố cao mà từ thuần Việt khơng có hoặc khơng có nghĩa tương
đương.
Về chính trị: độc lập, tự do, dân chủ, dân quyền...
Về ngoại giao: công hàm, lãnh sự, sứ quán...
Về quân sự: tiến cơng, kháng chiến, du kích...
Về tốn học: đồng quy, tiếp quyến, tích phân...
Những thuật ngữ này có nội hàm lớn, khái quát cao, nếu dùng từ thuần Việt thì dài
dịng.
Từ Hán Việt có tính chất trừu tượng, tĩnh gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm im
lìm, tĩnh tại...Ví dụ trong bài thơ Cảnh chiều hơm của Bà Huyện Thanh Quan lại là hình
ảnh về buổi chiều của nội tâm. Tác giả đã đẩy lùi bức tranh vào thế giới của tâm tưởng, ý
niệm. Trong Mẹo giải thích từ Hán Việt của Phan Ngọc có viết: Các từ Hán Việt mà nữ thi
sĩ dùng đẩy ta vào thế giới mn đời. Trên đời chỉ có những ơng chài, những thôn bản,
những trẻ chăn trâu, những người ở đài cao, những người khách trọ, cảnh ấm lạnh của
cuộc đời. Làm gì có những ngư ơng, những viễn phố, những mục tử, những cơ thơn, làm gì
có trang đài, người lữ thứ... Từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định – vần cuối câu thơ –
dễ gây tiếng vọng trong tâm hồn ta, kéo ta về cõi vĩnh viễn của ý niệm. Và nỗi u hoài của
nhà thơ là nỗi u hồi của cái kiếp trước khơng biết đến tháng năm, thời đại. Đây là nghệ
thuật lựa chọn từ ngữ rất cơng phu. Những từ đó là những tín hiệu thẩm mĩ, những mơ típ
nghệ thuật gắn với phong cách Đường thi và trở thành nét đẹp truyền thống của thơ ca Việt
Nam.
- Sắc thái cổ: Một số từ Hán cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại gợi sắc
thái cổ: tôn ông, huynh ông, phụ vương, ái phi, đồng môn, đồng tuế...
3.2. Nắm đƣợc các phƣơng pháp giải nghĩa từ Hán Việt
3.2.1. Gi¶i nghÜa tõ H¸n ViƯt b»ng c¸ch thut minh c¸c u tè cấu tạo và quan hệ giữa
chúng (Chit t)
õy l phng pháp thường được dùng ở nhà trường và cũng là cách giả thích tiện

lợi và đơn giản nhất. Chúng ta bit a số từ Hán Việt là từ ghép v các thành ngữ, tc ng
Hán Việt thờng đợc hình thành theo phơng thức hợp kết, hợp nghĩa. Vì vậy, để hiểu nghĩa
của nó (từ ghép Hán Việt, thành ngữ, tc ngữ), trong mét sè trêng hỵp cơ thĨ ta cã thể
dùng cách chiết tự: tách các từ ghép, thành ngữ, tc ng thành tng tiếng để tìm hiểu nghĩa
của nó. VÝ dô:
- Hải đăng: hải (biển), đăng (đèn): đèn biển; phong ba: phong (gió), ba (sóng) : sóng
gió; thi sinh: thí (thi), sinh (học sinh): học sinh đi thi.
- Thùc sự cầu thị: thực: thật; sự: việc; cầu:tìm, theo đuổi; thị: lẽ phải, chân lí, xuất
phát từ thực tế tìm ra chân lí, lẽ phải.
- Tiên u hậu lạc: tiên: tríc; u: lo; hËu: sau; l¹c: vui : lo tríc thiên hạ, vui sau thiên
hạ.
- Tri kỉ, tri bỉ: tri: biết; kỉ: mình; bỉ: ngời khác: biết ngời biết ta.


253

- Dục tốc bất đạt: dục: muốn; tốc: nhanh; tắc: thì; bất: không; đạt: kết quả: làm việc
gì chớ có nóng vội; cần phải tuần tự mà tiến mới có thể đạt đợc mục đích.
3.2.2. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng văn cảnh, ngữ cảnh:
Thực tế cho thấy trong số các từ ghép Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ Hán Việt có
những từ ghép, thành ngữ, tục ngữ không thể giải nghĩa bằng cách thuyết minh cấu tạo,
quan hệ giữa chúng nh trên. Bởi lẽ có nhiều từ ghép Hán Việt mà nghĩa gốc của hình vị
Hán Việt (trong từ ghép đó) bị mờ đi, không rõ ràng, không dễ nhận biết, có những thành
ngữ, tục ngữ ngoài nghĩa đen, nghĩa trực tiếp còn có nghĩa bóng hoặc xuất phát nguồn gốc
một điển tích, điển cố (câu truyện dân gian)... Do vậy, để nắm đợc nghĩa của chúngta phải
tìm hiểu ngn gèc, ®iĨn tÝch, ®iĨn cè chøa nã ®Ĩ hiĨu đợc một cách chính xác nghĩa biểu
đạt của chúng.
Vớ d: Để hiểu đợc nghĩa của từ bàn hoàn: nghĩ quanh, nghĩ quẩn, không dứt ra đợc
ta có thể lấy hai câu thơ:
- Lòng riêng riêng những bàn hoàn

Lo sao khôi phơc giang san tiªn rång
Ở đây ta bắt gặp từ bàn hoàn và cụm từ giang san tiên rồng. Từ bàn hoàn thể hiện
rất rõ tâm trạng trăn trở, lo âu của Bác Hồ trong hoàn cảnh đang ở chiến khu Việt Bắc để
lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp với mn vàn khó khăn thử thách. Mượn cớ để đi
thuyền trên sông nhưng thực tế là đi để bàn việc cách mạng. Giang san tiên rồng là cụm từ
chỉ nguồn gốc tổ tiên của chúng ta theo tích con rồng cháu tiên.
Cách giải nghĩa này thường được áp dụng khi dạy tác phẩm văn học. Bởi vì trong
đó có rất nhiều các điển tích điển cố và các từ Hán Việt cũng thường gắn với ngữ cảnh mỗi
tác phẩm.
3.3.3. Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với tõ thn ViƯt tương đương
Vèn tõ tiÕng ViƯt tiÕp nhËn một số lợng từ Hán Việt khá lớn. Khi nền văn học Nôm
hình thành, nhiều từ Hán Việt đợc Việt hoá thay thế bằng những từ tơng ứng. Vì vậy một
trong những biện pháp giải nghĩa để giúp ngời sử dụng hiểu nghĩa đúng và dùng từ Hán
Việt cho phù hợp là ta dùng từ Hán Việt đối chiếu với tự thuần Việt có giá trị nghĩa tơng đơng.
Ví dụ:
Từ Hán Việt

Từ thuần Việt

Thanh nhÃn

mắt xanh

Nguyệt cầm

đàn trăng

Thành ngữ Hán Việt

Thành ngữ thuần Việt


Kim chi ngọc diệp

Cành vàng lá ngọc

Khẩu phật tâm xà

Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm

Tục ngữ Hán Việt

Tục ngữ thuần Việt

Thực túc bình cờng

Nớc giàu, dân mạnh

Cỏch gii thớch ny ũi hi phi cú mt vốn từ tương đối rộng khi sử dụng có thể
thay thế cho phù hợp với cách diễn đạt từng ngữ cảnh nói cũng như viết.
3.3. Thiết kế hệ thống các bài tập thực hành từ Hán Việt


254

3.3.1. Các bài tập thực hành về cấu tạo từ Hán Việt:
Mục đích của các bài tập này là giúp sinh viên nắm và hiểu được nghĩa của các yếu
tố Hán Việt, đặc biệt là các yếu tố đồng âm từ đó tìm thêm các từ có chứa các yếu t ú. Vớ
d: Tìm thêm các từ Hỏn Vit t các yếu tố sau đây:
- Thiªn (Trêi): thiên tử, thiên phỳ
- Thiên (Nghìn): thiờn di, thiờn niờn k

- Trung (giữa): trung bình, trung gian, trung lập…
- Phơ (cha): phụ mẫu, phụ tử…
- Phơ (n÷ giíi): quả phụ, chinh phụ…
- Phơ (thªm ): phụ lục, phụ phí…
- Phong (giã): phong ba…
- Phong (gắn): phong bao, niờm phong
Hoc kiu bi tp xác định kiu cu tạo các từ Hán Việt sau. Vớ dụ: Xác định cấu
tạo các từ Hán Việt sau:
- Quả phụ, sinh tử, phong trn, hàn ôn, hài kịch, bi kch, ca t, phỳ quý, khán giả, trung
hiếu, chung thủy, chung kÕt, nhiệt điên,…
3.3.2. Các bài tập thực hành giải nghĩa từ Hán Việt:
Mục đích các kiểu bài tập này là để người học biết cách vận dụng các biện pháp giải
nghĩa từ Hán Việt theo các cách khác nhau, hơn nữa biết đưa từ Hán Việt vào trong những
câu núi v hon cnh c th.
Vớ d: Giải nghĩa các từ , thành ngữ Hán Việt sau bng cỏch chit tự và đặt câu với
mỗi từ ngữ đó:
- Bi quan, cơ bản, giai nhân, thiếu phụ, chinh phụ, thị hiếu, hài niệm, chân lý, mục lục,
tuyệt lộ, cố quốc, nhân ái, nhân văn, hồi ký, tùy bút, huyền thoại, huyền sử, tổ chức, hải
phận, xuất thần, ca từ, tuyệt vọng, lạc quan, vô thờng, phù du, phong thủy
- Tam thập nhi lËp, thi dÜ ng«n chÝ, khỉ tËn cam lai, hữu thủy vô chung, nhân vô thập toàn,
kính nhi viễn chi, thơng hải tang điền, cải tà quy chính, nhân định thắng thiên, danh chớnh
ngụn thun
Gii nghĩa các từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với từ Thuần Việt tơng đơng:
Chủ đề , gia nhân, giai nhân, tế tử, nhạc phụ, nhạc mẫu
Cú th l mt s bi tp giải nghĩa các từ Hán Việt sau bằng văn cảnh ngữ c¶nh. Ví
dụ: Giải thích các điển tích điển cố Hán Việt có trong đoạn thơ sau:
Xãt ngêi tùa cưa h«m mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng ma
Có khi gốc Tử đà vừa ngời ôm (Trun KiỊu)



255

Bên cạnh đó có thể hướng dẫn người học phân tích giá trị biểu cảm của từ Hán Việt
trong những ng cnh c th. Vớ d HÃy phân tích giá trị biểu cảm của các từ Hán Việt
trong đoạn thơ sau:
Rải rác biên cơng mồ viễn xứ
Chiến trờng đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu anh về đất
Sông MÃ gầm lên khúc độc hành (Tây tiến Quang Dũng)
3.3.3. Bài tập giải nghĩa từ Hán Việt có trong các văn bản sách giáo khoa tiếng Việt
Tiểu học
Với sinh viên Cao đẳng sư phạm Tiểu học, việc học từ Hán Việt ngoài việc trau dồi
vốn từ vựng cho bản thân, quan trọng hơn là để hiểu và biết cách giải thích các từ Hán Việt
trong những bài tập đọc cụ thể, hoặc trong các tiết Luyện từ và câu có liên quan đến từ
Hán Việt có trong chương trình Tiểu học.
Học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, nhất là ở mẫu giáo và lớp một chủ yếu giao tiếp với mọi
người trong gia đình và thầy cơ giáo bằng những câu nói đơn giản, những từ thường nhật
trong gia đình, ít sử dụng từ Hán Việt. Chỉ qua phương tiện truyền thông (ra đi ô, vô tuyền,
In tơ nét) các em mới bắt đầu tiếp xúc với một số lượng ít từ Hán Việt và có nhu cầu thơng
hiểu nó. Rối từ lớp 2 nhà trường bắt đầu dạy từ Hán Việt từ dễ đến khó tức là những từ có
tần số xuất hiện cao trước, những từ có tần số xuất hiện thấp sau. Các em có thể học và
hiểu từ Hán Việt khơng phải qua sự phân tích mà qua kinh nghiệm giao tiếp và sử dụng.
Do vậy các thầy cơ cần phải nắm vững, phân tích được và sử dụng chính xác từ Hán Việt
rồi từ đó mới giúp các em hiểu nghĩa và biết cách sử dụng chúng.
Ở phân môn Tập đọc, đặc biệt từ lớp 3, từ Hán Việt đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn
theo chủ điểm. Mỗi chủ điểm trung bình từ 15 đến 20 từ.
Đặc biệt ở lớp 4,5, số lượng các từ Hán Việt trong một bài Tập đọc chiếm số lượng
lớn. Sau đây là văn bản Ngƣời tìm đƣờng lên các vì sao (Tiếng Việt 4, tập 1)

Từ nhỏ, Xi-ơn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy
qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại
làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ơng lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng khơng
có cánh mà vẫn bay được?"
Để tìm điều bí mật đó, Xi-ơn-cốp-xki đọc khơng biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra
điều gì, ơng lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. Có người bạn hỏi:
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Xi-ơn-cốp-xki cười:
- Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thơi.
Đúng là quanh năm ơng chỉ ăn bánh mì sng. Qua nhiều lần thí nghiệm ơng đã
tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại. Sa hồng chưa tin nên khơng ủng hộ. Khơng
nản chí, ơng tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo
thăng thiên, sau này, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương
tiện bay tới các vì sao.


256

Hơn bốn mươi năm khổ cơng nghiên cứu, tìm tịi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được
điều ông hằng tâm niệm: "Các vì sao khơng phải để tơn thờ mà để chinh phục."
(Theo Lê Ngun Long, Phạm Ngọc Tồn)
Có thể thấy văn bản này gồm 18 từ Hán Việt, nhưng sách giáo khoa chỉ giải thích
các từ: Khí cầu, Sa hồng, thiết kế, tâm niệm, tơn thờ. Các từ cịn lại, khi dạy người giáo
viên cũng cần phải nắm vững nghĩa của chúng để giải thích khi học sinh cần, giúp học sinh
hiểu thấu đáo nội dung bài học và cũng là để phát triển vốn từ thông qua bài học.
Hoặc khi dạy bài Truyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ, Tiếng Việt 4, tập 2),
người dạy cần phải nắm chắc và biết cách giải nghĩa cho học sinh các từ Hán Việt, bởi
chúng chính là nhãn tự giúp học sinh hiểu sâu sắc bài đọc, ví dụ một đoạn trong bài:
“Chỉ cịn truyện cổ thiết tha
Cho tơi nhận mặt ơng cha của mình

Rất cơng bằng rất thơng minh
Vừa độ lượng lại đa tình đa mang”
Đoạn thơ có đến 5 từ Hán Việt : công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa
mang. Hiểu được ý nghĩa của những từ Hán Việt đó mới giúp cho học sinh cảm nhận được
ý nghĩa sâu sắc của bài thơ về truyện cổ nước mình.
Việc học tập, nghiên cứu về từ Hán Việt rất cần có sự tra cứu, tìm hiểu cơng phu tỷ
mỷ, nghiêm túc của người học. Có như vậy vốn từ Hán Việt mới phong phú, có tác dụng
khơng chỉ trong công việc giảng dạy tiếng Việt mà cả trong đời sống.
IV. Kết luận:
Từ Hán Việt là lớp từ vay mượn chiếm tỷ lệ khá cao trong hệ thống từ vựng tiếng
Việt và có tần số sử dụng lớn trong đời sống ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên
cạnh những từ Hán Việt đã có, hiện nay theo xu thế phát triển của xã hội vẫn xuất hiện
những từ Hán Việt mới để gọi tên những sự vật hiện tượng mới. Để hiểu và có 7cần phải
có sự hiểu biết tường tận về nguồn gốc, cấu tạo từ, về ý nghĩa của chúng, đặc biệt cần phải
có ý thức học tập trau dồi thì mới có một vốn từ phong phú và biết cách sử dụng chính xác
và hiệu quả nhất là đối với văn bản bút ngữ. Hiện nay việc dùng từ Hán Việt nhiều khi
cịn tùy tiện và chưa chính xác do chưa hiểu nghĩa của chúng. Với sinh viên ngành sư
phạm Tiểu học, việc học từ Hán Việt còn giúp cho việc dạy Tiếng Việt cho học sinh Tiểu
học khi ra trường được thuận lợi và có hiệu quả. Hy vọng những biện pháp trên đây sẽ góp
phần giúp sinh viên Cao đẳng Tiểu học nâng cao chất lượng học tập bộ môn tiếng Việt
nhằm phát triển năng lực dạy môn tiếng Việt cho học sinh Tiểu học khi ra trường giảng
dạy.
Tài liệu tham khảo
1.

Giáo trình Tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, Đinh Thị
Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh, Dự án đào tạo Giáo viên Tiểu học,
NXB ĐHSP, Hà Nội 2006.

2.


Giáo trình Tiếng Việt, tập 3, Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San, NXBGD, Hà
Nội, 1997

3.

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở Tiểu học, Lê Phương Nga, NXB Giáo
dục , H 2016.


257

4.

Các bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4,5, NXBGD, Hà Nội 2004,2005.

5.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, tháng
12/1018



×