SA DÂY
RỐN
Kỹ thuật mổ sa dây rốn
I. Mục
tiêu
1. Kể 2 hậu quả của sa dây rốn
2. Kể 3 hình thái của sa dây rốn
3. Nói được cách xử trí trước
một trường hợp sa dây rốn.
II. Bài
1.
Định nghóa
giảng
Sa dây rốn là một phần dây rốn bị sa
trước ngôi thai có thể sẩy ra lúc còn ối
hay khi vỡ ối.
Là một cấp cứu vì gây suy thai cấp do dây
rốn bị chèn ép giữa ngôi và xương chậu
hoặc do bị khô vì mạch máu bị co thắt khi
ra ngoài âm đạo. Nếu không lấy thai ra có
khả năng thai bị chết trong vòng 30 phút.
2. Nguyên nhân
2.1. Phía mẹ
• Đẻ nhiều lần
• Khung chậu hẹp méo
• Khối u tiến đạo
2.2. Phía thai
• Ngôi bất thường: ngôi ngược, ngôi
ngang
• Sa một chi kéo theo sa dây rốn
2.3. Phần phụ thai
• Đa ối
• Dây rốn dài bất thường
• Rau bám thấp
2.4. Do bấm ối trong cơn co khi
ngôi còn cao lỏng.
3. Ba hình thái sa dây rốn
• Sa dây rốn trong bọc ối
• Sa dây rốn ẩn: dây rốn bị sa ở
một bên của ngôi thai, thường
dẫn đến tử vong thai nhi khi sanh
mà không biết rõ nguyên nhân.
• Sa dây rốn phức tạp: sa dây rốn
kèm theo sa một chi.
4. Hậu quả: gây đến suy thai cấp
do
• Dây rốn bị chèn ép giữa khung
xương chậu và ngôi thai.
• Dây rốn sa bị khô khi không còn
được nước ối bao bọc nên mạch
máu bị co thắt đẫn đến suy thai.
5. Chẩn đoán
• Thường dễ khi sờ thấy dây rốn sa ra
ngoài âm đạo hoặc âm hộ
• Cổ tử cung thường chưa mở hết
• Ngôi thai cao, ngôi bất thường
• Khó chẩn đoán khi dây rốn sa bên (sa
dây rốn ẩn) thường có dấu suy thai
cấp. Trên biểu đồ monitor sản khoa có
dạng nhịp giảm bất thường týp III hay IV.
6. Xử trí
Mục đích: là cứu thai nhi, nếu thai nhi
đã chết khi không còn cấp cứu nữa.
Xử trí dựa vào:
• Độ xoá mổ cổ tử cung
• Tim thai (cuống rốn còn đập không?)
6.1. Vá dây rốn trong bọc ối
• Nằm đầu thấp mông cao, cho thuốc giảm co.
• Mổ lấy thai cấp cứu.
6.2. Sa dây rốn ối vỡ
• Xác định dây rốn còn đập bằng cách kẹp
dây rốn vào giữa 2 ngón tay và nghe tim
thai.
• Cho sản phụ nằm đầu thấp mông cao. Tiêm
thuốc giảm co: PAPAVERINE 40-80mg nếu bọc
dây rốn bằng gạc lớn tẩm huyết thanh
mặn đẳng chương 9%0 ẩm.
• Tìm cách lấy thai ra nếu thai còn sống. Đặt
FORCEPS nếu đủ điều kiện hoặc mổ lấy
thai ngay. Nếu không đủ điều kiện sanh ngã
âm đạo.
• Nếu thai chết để theo dõi cuộc đẻ bình
thường.