Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tiểu luận cao học Khai thác và lựa chọn đề tài cho bản tin chuyên sâu về kinh tế trên sóng đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.94 KB, 61 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng
đa dạng, phong phú. Cơng chúng khơng chỉ muốn có nhiều thơng tin mà lại
cịn muốn biết và có nhiều thông tin chuyên sâu về một lĩnh vực. Nắm bắt
được nhu cầu thiết thực đó, trong thời gian qua Đài truyền hình Việt Nam đã
cho ra đời rất nhiều bản tin chuyên sâu.
Nhiều bản tin đã định hình được phong cách, khẳng định chất lượng, thu
hút được sự quan tâm, mến mộ của đông đảo công chúng. Cùng với phát
triển này là sự trưởng thành của đội ngũ phóng viên của các bản tin. Nhiều
phóng viên đã khẳng định được phong cách tác nghiệp chuyên nghiệp. Họ
có nhiều kinh nghiêm trong tác nghiệp đặc biệt khai thác, lựa chọn, xử lý
thơng tin. Song bên cạnh đó cũng cịn khơng ít phóng viên tỏ ra lúng túng,
thiếu chun nghiệp trong cơng việc đặc biệt là trong khâu khai thác, lựa
chọn đề tài. Chính điều này đã ảnh hưởng khơng tốt tới những công đoạn tác
nghiệp sau cũng như chất lượng chương trình. Vậy nên việc tìm ra thực
trạng, nguyên nhân từ đó đưa ra những kiến nghị hợp lý cho quá trình tác
nghiệp đặc biệt là khâu khai thác, lựa chọn đề tài rất quan trọng. Chính vì
vậy, tơi đã chọn đề tài “Khai thác và lựa chọn đề tài cho bản tin chuyên sâu
về kinh tế trên sóng Đài truyền hình Việt Nam” (Khảo sát “Bản tin tài chính”
và “Bản tin Việt Nam và các chỉ số” trên kênh VTV1 từ tháng 2 đến tháng 5
năm 2010). làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình..
2. Tình hình nghiên cứu
So với báo in và phát thanh, truyền hình Việt Nam ra đời và phát triển
rất muộn. Nhưng với hình ảnh và âm thanh sinh động, truyền hình đã nhanh
chóng trở thành loại hình hấp dẫn thu hút được sự quan tâm đông đảo công
chúng và nhiều nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về loại


hình này, có thể chia làm ba nhóm. Thứ nhất, nghiên cứu về góc độ kỹ thuật.
Thứ hai, nghiên cứu về góc độ sản xuất tác nghiệp. Thứ ba: nghiên cứu về


các thể loại truyền hình, chương trình truyền hình.
Nghiên cứu về bản tin, tổ chức sản xuất bản tin truyền hình chun
sâu có một cơng trình tiêu biểu: “Quy trình tổ chức và lên sóng chương trình
“bản tin 02” – kênh 02TV ban biên tập truyền hình cáp Đài truyền hình Việt
Nam.” Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Lan Hương, khoa
Phát thanh – Truyền hình, H, 2009
Mặc dù đề tài này có đề cập đến bản tin chuyên sâu nhưng lại về lĩnh
vực khác cụ thể là lĩnh vực y tế.; chưa có đề tài nào để cập tới bản tin
chuyên sâu về kinh tế. Mặt khác, việc nghiên cứu này ở tầm khái quát đó là
nghiên cứu về cả quy trình sản xuất ra bản tin, chứ chưa đi vào một công
đoạn cụ thể. Chẳng hạn như khai thác lựa chọn đề tài… Vậy nên có thể nói
rằng, góc độ “Khai thác và lựa chọn đề tài cho bản tin chuyên sâu về kinh
tế” vẫn còn là một khoảng trống cần nghiên cứu, bổ sung.
3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận:
- Mục đích: Chỉ ra thực trạng việc khai thác, lựa chọn đề tài cho bản
tin chuyên sâu về kinh tế trên Đài truyền hình Việt Nam, ưu và nhược trong
quá trình khai thác, lựa chọn; nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất
một số giải pháp nâng cao chất lượng của cơng việc này.
- Nhiệm vụ:
Để hồn thành khóa luận này, cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và đưa ra những lí luận chung về đặc trưng của bản tin
truyền hình chuyên sâu; những tương đồng và khác biệt trong khai thác đề
tài của bản tin chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế với các bản tin khác (bản tin
tổng hợp hoặc bản tin chuyên sâu về các lĩnh vực khác.)


- Khảo sát một số “bản tin Tài chính” và “Bản tin Việt nam và các chỉ
số” trên VTV1
- Khảo sát thực tế việc khai thác, lựa chọn đề tài cho các bản tin
chun sâu trên sóng Đài truyền hình Việt Nam hiện nay (Khai thác như thế

nào? Có những cách nào?)
- Gặp gỡ trao đổi với lãnh đạo, phóng viên của 2 bản tin khảo sát để
hiểu về công việc tác nghiệp, quá trình khai thác lựa chọn đề tài.
- Phân tích, chỉ ra thực trạng, ưu, nhược điểm của q trình khai thác,
lựa chọn đề tài của phóng viên 2 bản tin
- Chỉ ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng việc khai thác,
lựa chọn đề tài cho các bản tin chuyên sâu…..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng
- Các bản tin chuyên sâu về kinh tế trên sóng Đài Truyền hình Việt
Nam, cụ thể hai bản tin: “bản tin tài chính” và bản tin “Việt Nam và các chỉ
số”.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian 3 tháng từ tháng 2/2010 đến tháng 5/2010
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lí luận
- Dựa trên những vấn đề lí luận chung về báo chí
- Dựa trên những vấn đề lí luận chung về truyền hình
- Dưạ trên những vấn đề chung về kinh tế- xã hội
- Dựa trên cơ sở lí luận biện chứng, tư duy khách quan.
6. Phương pháp nghiên cứu


- Điều tra xã hội học để phân loại đối tượng của các chương trình,
nắm bắt nhu cầu, sở thích của từng đối tượng.
- Phỏng vấn sâu để thấy rõ quan điểm của khán giả về chương trình
bản tin chuyên sâu đó, ý kiến của họ.
- Phỏng vấn anket cho thấy sự khách quan trong ý kiến của khán giả
và tìm ra xu hướng.
- Phân tích, so sánh những thơng tin đã có trên cơ sở thực tế, khoa

học một cách cụ thể, chi tiết và tìm ra nguyên nhân, hướng đến giải pháp
nâng cao chất lượng.
- Tổng hợp, thống kê kết quả của các phương pháp trên để rút ra kết luận.
7.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Xác định được nguồn đề tài phục vụ cho các bản tin chuyên sâu
- Tìm ra phương pháp để tiếp cận đề tài, khai thác, lựa chọn và sử dụng

như thế nào cho hợp lí, hiệu quả.
- Thấy được sự khác biệt trong cách khai thác, lựa chọn đề tài cho các bản
tin chuyên sâu về kinh tế với các chương trình bản tin khác. Trên cơ sở đó
rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc phải khai thác, lựa chọn đề tài thế
nào?
- Góp tiếng nói cải tiến, nâng cao chất lượng việc khai thác, lựa chọn đề
tài cho các chương trình truyền hình nói chung, bản tin chun sâu nói riêng
- Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm.
8. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Những lí luận chung về khai thác, lựa chọn đề tài cho các
chương trình truyền hình.


Chương 2: Thực trạng việc khai thác, lựa chọn đề tài cho các bản tin
chuyên sâu về kinh tế trên kênh VTV1 hiện nay. Khảo sát : “ Bản tin tài
chính” và “ Việt Nam và các chỉ số”.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng việc khai thác, lựa chọn đề
tài cho bản tin chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế.



Chương I
NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHAI THÁC VÀ LỰA CHỌN
ĐỀ TÀI CHO CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1. Một số khái niệm:
Để có một sản phẩm báo chí: có thể là một tác phẩm, 1 tờ báo, 1
chương trình truyền hình đưa đến công chúng, cần rất nhiều nguyên liệu
cũng như một quá trình tác nghiệp nghiêm túc với nhiều quy trình của đội
ngũ phóng viên. Ngun liệu đầu tiên rất quan trọng phải kể tới đó là đề tài.
Đề tài là nguồn sống của tác phẩm báo chí. Đề tài quyết định nhiều tới chất
lượng tác phẩm, sản phẩm báo chí. Vậy đề tài là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt: “Đề tài là đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu
tả, thể hiện trong tác phẩm khoa học hoặc văn học nghệ thuật”. Từ điển
Tiếng Việt” - trang 314),. Vì là “đối tượng nghiên cứu” nên khơng có đề tài
thì khơng có tác phẩm, dù đó là lĩnh vực nào, văn học nghệ thuật hay báo
chí. Tuy nhiên tùy từng lĩnh vực mà đối tượng nghiên cứu hay nói cách khác
đề tài phản ánh sẽ khác nhau..
Đề tài báo chí là lĩnh vực các sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong đời
sống xã hội được lựa chọn để phản ánh trên báo chí. Trong dịng cuộc sống
xã hội khơng ngừng vận động và biến đổi đó, hàng ngày, hàng giờ có biết
bao đề tài, lĩnh vực cần tuyên truyền, phản ánh. Có những đề tài có thể dễ
dàng nhận biết nhưng có những đề tài lại khuất lấp rất khó cho việc phát
hiện, lựa chọn. Vậy nên, để có đề tài hay, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu cầu
thông tin, thưởng thức của công chúng. luôn cần tới công việc khai thác và
lựa chọn của phóng viên.


- Khai thác: là “phát hiện và sử dụng những cái có ích cịn ẩn giấu
hoặc chưa được tận dụng”. ( Từ điển Tiếng Việt- trang 488).
- Lựa chọn: là “chọn lấy những cái đáp ứng yêu cầu trong nhiều cái

cùng loại, là chọn chiều, hướng, lối sao cho việc làm đạt kết quả tốt nhất”.
(Theo “ Từ điển Tiếng Việt”- trang 593)
Khai thác và lựa chọn đó là hai cơng đoạn của một q trình làm nên
một sản phẩm báo chí. Có khai thác thì mới có cái để lựa chọn. Khai thác
càng nhiều thì sự lựa chọn càng phong phú. Có sự lựa chọn thì mới có
những ngun liệu, đề tài hay, hấp dẫn phục vụ cho công việc sáng tạo tác
phẩm hoặc bản tin, chương trình truyền hình. Sẽ khơng có đề tài hay đồng
nghĩa với việc khơng có bản tin, chương trình hay nếu q trình khai thác và
lựa chọn diễn ra cẩu thả, thiếu nghiêm túc.
Vậy có thể đưa ra một khái niệm như sau: “Khai thác và lựa chọn đề
tài (cho báo chí, cho truyền hình): là tìm kiếm, phát hiện sau đó gạn lọc
chọn ra sự kiện, hiện tượng,vấn đề có ý nghĩa nhất nảy sinh trong đời sống
xã hội mà mọi người cịn ít biết đến để phản ánh trên báo chí (tác phẩn, bản
tin, chương trình) sao cho đạt hiệu quả tốt nhất”
.
2. Vị trí, vai trị của việc khai thác và lựa chọn đề tài.
2.1. Vị trí
Để có một chương trình truyền hình phát sóng dù với thời lượng là 5
phút hay một chương trình dài 50 phút hoặc hơn thế nữa thì những người
thực hiện chương trình đó đều phải trải qua hai cơng đoạn sáng tạo tiền kì và
hậu kì. Tiền kì có vai trị quyết định rất lớn tới chất lượng khâu hậu kì và tới
cả chương trình truyền hình.
Khâu tiền kì có rất nhiều cơng việc cần phải thực hiện trong đó việc
xác định đề tài là bước đầu tiên và là công đoạn không thể thiếu trong dây


chuyền sản xuất các chương trình truyền hình. Phải có đề tài thì mới có
những cơng đoạn tiếp theo. Có đề tài mới có chương trình truyền hình.
Nhưng để có được đề tài cần phải trải qua hai bước quan trọng, khơng ít khó
khăn đối với những người thực hiện chương trình. Đó là khai thác và lựa

chọn đề tài. Tìm đề tài ở đâu? Chọn đề tài như thế nào để phản ánh trong vô
số những đề tài khai thác được? Đây là những câu hỏi rất hóc búa, trăn trở
khơng chỉ của những phóng viên mới bước vào nghề mà cịn đối với cả
những phóng viên lâu năm trong nghề.
Một nhà báo lão thành Cách mạng Pháp đã đúc kết: “Viết lời cho một
tác phẩm, một chương trình khơng khó. Cái khó là khai thác và lựa chọn đề
tài để thực hiện tác phẩm đó.”
2.1 Vai trị
Cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng tạo nên hiện
thực sơi động, nóng bỏng làm chất chứa, nảy sinh vô vàn sự kiện, vấn đề
phong phú nhưng cũng vô cùng phức tạp về cuộc sống, về mọi lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, chính trị…Đó chính là mơi trường sinh động sản sinh ra
đề tài cho các chương trình truyền hình. Trong hoạt động sáng tạo của nhà
báo, việc xác định đề tài mà cụ thể là khai thác và lựa chọn đề tài chính là
q trình “ gạn đục, khơi trong”, đặc tả hiện thực cuộc sống.
Việc khai thác và lựa chọn đề tài cụ thể, rõ ràng sẽ giúp phóng viên
xác định được tư tưởng, chủ đề của chương trình. Mặt khác, việc xác định đề
tài còn giúp cho nhà báo khoanh vùng được đối tượng, giúp cho việc thu
thập thông tin, thu thập những tài liệu liên quan thuận lợi, phù hợp. Đồng
thời xác định đề tài cịn giúp cho khán giả có cái nhìn cận cảnh, nhận thức rõ
ràng nhất những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của họ. Khai thác,
lựa chọn đề tài tốt đồng nghĩa với việc chọn được một món ăn ngon, phù
hợp với nhu cầu, khẩu vị của người thưởng thức. Và ngược lại, việc khai


thác, lựa chọn đề tài cho chương trình truyền hình khơng tốt đồng nghĩa với
việc sẽ có một sản phẩm tồi, thiếu hấp dẫn, không thu hút được sự quan tâm
của công chúng.
Việc khai thác và lựa chọn đề tài như thế nào cịn quyết định hình thức
của chương trình đó. Vì vậy giải thích tại sao với đề tài này phóng viên chỉ

dừng lại ở mức độ đưa thơng tin cịn với đề tài kia phóng viên có thể sử
dụng những hình thức khác như bình luận, phân tích, phóng sự,….
Cũng từ đề tài sẽ quyết định nội dung của chương trình. Phản ánh vấn
đề gì, phương pháp phản ánh, bố cục, cấu trúc văn phong, chi tiết , sự kiện,
sắp xếp các chi tiết để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Việc khai thác, lựa chọn đề tài như thế nào cịn góp phần quyết định
sự phong phú , đa dạng, hấp dẫn của các chương trình truyền hình. Đề tài
nào thu hút được sự quan tâm của đơng đảo cơng chúng thì đề tài đó sẽ có
sức thuyết phục người xem ngồi lại trước máy thu hình.
Bên cạnh đó, việc khai thác đề tài cịn quyết định nét riêng, dấu ấn của
chương trình. Ngồi ra, qua việc khai thác và lựa chọn đề tài ta còn thấy
được tính chun nghiệp của phóng viên, của ê kíp làm chương trình trong
q trình tác nghiệp.
Tóm lại, việc khai thác và lựa chọn đề tài là một nhiệm vụ cấp bách,
quan trọng, khơng thể thiếu trong q trình sản xuất chương trình truyền
hình.
3.Khai thác và lựa chọn đề tài cho các bản tin truyền hình chuyên sâu
3.1 Chương trình thời sự - Bản tin thời sự - Bản tin chuyên sâu.
- Chương trình thời sự - Bản tin thời sự?
Hệ thống truyền hình Việt Nam hiện nay đang tồn tại song song hai
thuật ngữ: “Chương trình thời sự” và “bản tin thời sự”. Dù ở thuật ngữ nào
thì “Chương trình thưoif sự hay “bản tin thời sự” đều có nhiệm vụ phát


những tin tức thời sự cập nhật nóng hổi mới xảy ra trong ngày. Nhưng cần
hiểu thuật ngữ này như thế nào?
Ngay cả những người không được học về lý luận truyền hình cũng dễ
dàng nhận ra, về hình thức chương trình thời sự có quy mơ lớn hơn, thời
lượng dài hơn, sử dụng nhiều thể loại hơn trong bản tin thời sự. Họ cho rằng
chương trình thời sự là chính, cịn các bản tin chỉ mang tính chất bổ trợ. Vậy

nên nếu nhìn nhận chương trình thời sự là chính, là quan trọng, bản tin thời
sự là phụ là kém quan trọng thì rõ ràng khó thuyết phục đối với những người
có hiểu biết chun ngành truyền hình đặc biệt là những người đang tham
gia sản xuất chương trình thời sự và bản tin thời sự. Nói vậy bởi việc thực
hiện chương trình hay bản tin quy trình đều như nhau. Vậy cần nhìn nhận lại
vấn đề này như thế nào?
Trước tiên, nên nhìn nhận chương trình thời sự là một hình thức phát
sóng, chứ khơng phải là một đơn vị phát sóng. Mỗi thời điểm phát sóng của
chương trình thời sự sẽ là một bản tin. Hay nói cách khác, bản tin thời sự là
đơn vị phát sóng của chương trình thời sự. Nhiều bản tin sẽ hình thành tổng
thể chương trình thời sự. Có thể hình dung chương trình thời sự giống như
một thư mục trong thư viện.. Nó khơng trực tiếp chứa đựng thơng tin mà
chứa những quyển sách mang thông tin. Những quyển sách mang thơng tin
ấy chính là các bản tin.
Nếu quan niệm như vậy thì chương trình thời sự 19g như hiện nay sẽ
khơng gọi là “chương trình thời sự” nữa mà thay vào đó là “bản tin 19h”.
Như vậy thì sẽ tạo nên một mặt bằng với những bản tin phát trong ngày: bản
tin chào buổi sang, bản tin 9h, bản tin 12h, bản tin 16h, bản tin 19h, bản tin
tài chính, bản tin Việt Nam và các chỉ số…. Khi đó những người tham gia
sản xuất chương trình sẽ có trách nhiệm như nhau trong quá trình tác nghiệp.


Dù là bản tin nào chúng chỉ có khác nhau về thời điểm phát sóng và nội
dung tin tức mà thơi.
Trong số những bản tin đang phát sóng hiện nay, có những bản tin ở
đó tin tức chuyên về một lĩnh vực ví dụ “bản tin Tài chính”, “bản tin Việt
Nam và các chỉ số” là những bản tin chuyên về kinh tế.; hay “bản tin văn
hóa” - tin tức trong bản tin đó chun về lĩnh vực văn hóa….vì vậy để tiện
cho q trình nghiên cứu chúng tơi gọi những bản tin như thế là bản tin
chuyên sâu. Và xin đưa một khái niệm như sau:

“Bản tin truyền hình chuyên sâu: là bản tin mà tất cả các tin, bài
trong đó đều tập trung thơng tin, phản ánh về 1 lĩnh vực cụ thể trong đời
sống xã hội”.
Bên cạnh những bản tin chun sâu cịn có những bản tin mà ở đó tin
tức rất phong phú về nhiều khía cạnh, lĩnh vực của đời sống xã hội (chính
trị, kinh tế, văn hóa, thể thao…). Ví dụ, bản tin chào buổi sáng, bản tin12h,
hay bản tin 16h, bản tin 19 h….Vậy nên, về hình thức có thể gọi đó là bản
tin tổng hợp để dễ so sánh với bản tin chuyên sâu.
Trên thế giới, việc sản xuất các bản tin chuyên sâu đã xuất hiện từ rất
lâu trên các kênh truyền hình lớn như CNN, BBC, NHK,… Ở Việt Nam thì
bản tin chuyên sâu đầu tiên về lĩnh vực kinh tế mới được ra đời từ năm 2006
trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam và cũng đã tạo ra những hiệu ứng
tốt, những con mắt nhìn thiện cảm của khán giả dành cho chương trình.
Sở dĩ, có sự ra đời của những bản tin chuyên sâu là do nhu cầu thơng
tin của cơng chúng. Trình độ dân trí ngày càng cao, nhu cầu của khán giả
cũng ngày càng khắt khe hơn. Khán giả cần thông tin không chỉ đủ mà cịn
phải sâu sắc, tồn diện. Những u cầu đó khó có thể đáp ứng trong một bản
tin tổng hợp.


3.2 Đặc trưng của bản tin truyền hình chuyên sâu.
Tin tức là một thể loại vô cùng quan trọng trong mỗi loại hình báo chí.
Tin tức là thể loại có sớm nhất, được sử dụng nhiều nhất nhằm thông tin về
những sự kiện quan trọng trong đời sống xã hội. Tin tức ngày càng phát triển
mạnh mẽ, phong phú. Ở hầu hết các tịa soạn báo, tạp chí hay các đài phát
thanh - truyền hình, thể loại tin ln chiếm vị trí hàng đầu. Tin là chất liệu
chủ yếu làm nên bản tin. Bản tin truyền hình có vị trí đặc biệt khơng thể
thiếu trong các chương trình truyền hình. Có rất nhiều loại bản tin đã xuất
hiện ví dụ bản tin tổng hợp, bản tin chuyên sâu….
Bản tin chuyên sâu và bản tin tổng hợp có những điểm tương đồng đó

là đều mang đầy đủ những đặc trưng của một bản tin nói chung. Đó là:
+ Là nơi tập hợp của một chuỗi những thơng tin nóng hổi nhất, được
nhiều người quan tâm
+ Trong bản tin có thể có nhiều thể loại nhưng trong đó tin là
thể loại chiếm đa số.
+ Ngôn ngữ ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu….
Bên cạnh những điểm chung đó, điểm chính làm nên sự khác biệt giữa
bản tin truyền hình chuyên sâu với những bản tin tổng hợp chính là ở mục
đích thơng tin. Cả một chương trình bản tin chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực , đi
sâu phân tích, lí giải chi tiết những sự kiện, vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực
đó để đem lại cho người xem cái nhìn tồn diện, cụ thể, thuyết phục về
những gì đang xảy ra. Chính điểm khác biệt cơ bản này đã dẫn tới một loạt
những khác biệt tác động tới quá trình tác nghiệp của phóng viên hai bản tin.
Đó là sự khác biệt về phạm vi đề tài, tính chất thơng tin và đối tượng tiếp
nhận.
- Về phạm vi đề tài: Nếu như trong các bản tin tổng hợp đề tài được
khai thác và lựa chọn từ mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như:


kinh tế, chính trị, văn hóa- tư tưởng, giáo dục, y tế, an ninh- quốc phịng từ
đó cho thấy diện mạo chung của xã hội thì trong một bản tin chuyên sâu đề
tài chỉ được khai thác và lựa chọn từ một lĩnh vực chuyên biệt nhằm làm cho
khán giả hình dung rõ diện mạo của lĩnh vực đó.
- Về tính chất thơng tin: Đối với các bản tin tổng hợp, do trong một
chương trình có nhiều đề tài được khai thác từ nhiều lĩnh vực của cuộc sống
song thời lượng chương trình có hạn nên thơng tin thường chỉ dừng lại ở
mức độ thông báo những tin tức nổi bật nhất xảy ra trong 1 lĩnh vực nào đó
mà ít đi sâu phân tích, bình luận cụ thể nguyên nhân, tính chất, diễn biến, kết
quả của sự kiện.
Trong khi đó bản tin chun sâu thì ngồi việc thơng tin tương đối đầy

đủ về sự kiện, vấn đề trong lĩnh vực, bản tin cịn đi sâu phân tích, lí giải chi
tiết, một số vấn đề quan trọng có tác động lớn đến đời sống xã hội từ nhiều
góc cạnh, giúp cho người xem có cái nhìn thấu đáo, thỏa đáng về vấn. Do
mục đích khác nhau, thời lượng như nhau nhưng lĩnh vực phản ánh có một,
vì vậy trong các bản tin chuyên sâu tần số xuất hiện những thể loại như
phóng sự, phỏng vấn, bình luận…nhiều hơn trong bản tin tổng hợp.
- Về đối tượng tiếp nhận: Đối tượng bản tin tổng hợp mang tính đại
chúng: đa dạng lứa tuổi, nghề nghiệp trình độ. Đối tượng khán giả bản tin
chun sâu mang tính khu biệt hơn : đó là những người có trình độ hiểu biết
về lĩnh vực chun sâu hơn.
- Về ngôn ngữ: Do đặc điểm của bản tin chuyên sâu là tập trung đi
sâu, chi tiết vào 1 lĩnh vực cụ thể nên ngôn ngữ cũng mang đặc thù của lĩnh
vực đó với nhiều thuật ngữ chuyên mơn. Trong khi đó mục đích, đối tượng
của bản tin tổng hợp đa dạng vì vậy ngơn ngữ mang tính đại chúng, thông
dụng, để tất cả mọi tầng lớp, vùng miền đều hiểu tiếp nhận thông tin dễ
dàng.


3.3 Sự khác biệt trong khai thác và lựa chọn đề tài cho bản tin truyền
hình chuyên sâu với bản tin tổng hợp
Từ những đặc trưng của bản tin truyền hình chuyên sâu đã qui định
cách thức khai thác đề tài riêng
3.3.1. Nguồn tin ít
Nguồn tin có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình khai thác và
lựa chọn đề tài của phóng viên. Nguồn tin là nơi dung chứa các đề tài. Tuy
nhiên, do mục đích của bản tin truyền hình chuyên sâu chỉ phản ánh trong
một lĩnh vực vì vậy đề tài trong các bản tin chuyên sâu cũng chỉ bó hẹp, giới
hạn trong một lĩnh vực nhất định mà khơng tồn diện trên mọi lĩnh vực như
trong các bản tin tổng hợp, hay trong các chương trình truyền hình khác.
3.3.2. Cách khai thác, lựa chọn khó, mang tính chun mơn cao

Bản tin tổng hợp có nhiệm vụ thông tin phản ánh mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội nên nguồn tin phong phú, dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi để
phóng viên lựa chọn những đề tài đặc sắc, hấp dẫn cho bản tin của mình.
Trong khi đó bản tin chun sâu, nguồn cung cấp đề tài bị ràng buộc hạn chế
hơn do mục đích chỉ thơng tin phản ánh trên một lĩnh vực vì vậy nguồn ít
dẫn tới việc khai thác, lựa chọn đề tài gặp khó khăn hơn.
Bản tin chuyên sâu cần một khối lượng lớn thông tin mà nguồn cung
cấp kém phong phú nên việc khai thác và lựa chọn thông tin, hình thành ý
tưởng, đề tài sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Điều này cũng trở thành sức ép
lớn đối với phóng viên tác nghiệp trong các chương trình bản tin chun sâu
nếu phóng viên đó khơng có kĩ năng khai thác cũng như hiểu biết về chuyên
ngành không tốt.
3.3.3. Nội dung đề tài có thể khai thác ở nhiều góc độ.


Nếu như bản tin tổng hợp, đề tài thường được khai thác ở góc độ
chung nhất, dễ hiểu nhất bằng hình thức thơng báo hoặc phóng sự ngắn để
người xem có thể hình dung sơ lược nhất về sự kiện, sự việc thì đối với các
bản tin chuyên sâu, một đề tài có thể được “mổ xẻ”, phân tích dưới nhiều
khía cạnh, nhiều góc độ, nhiều đối tượng khác nhau. Từ đó giúp cho khán
giả có thể thấy bản chất của vấn đề. Ngoài ra, đối với các bản tin chun sâu
thơng tin về vấn đề đó sẽ được liên tục cập nhật hàng ngày, hàng giờ theo
diễn biến của vấn đề cung cấp cho người xem cái nhìn cụ thể, toàn diện, đầy
đủ về sự kiện nổi bật trong lĩnh vực đó.
Ví dụ: Vấn đề tăng giá xăng dầu. Nếu bản tin thời sự 19 h chỉ thông
báo cho người xem ngày/tháng/năm sẽ tăng giá xăng, mức tăng là bao nhiêu,
ý kiến của người dân về việc tăng giá thì bản tin tài chính đưa tin ở nhiều
góc độ khác nhau: phân tích nguyên nhân cuả việc tăng giá từ đâu, giá dầu
thô là như thế nào, thực trạng của việc tăng giá, nhận định của chuyên gia về
tình hình xăng dầu, ý kiến của họ về vấn đề tăng giá và giải pháp; tăng giá

xăng dầu ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng, sinh hoạt như thế nào? ảnh
hưởng giá vàng? Giá đôla?....
3.3.4. Sử dụng tổng hợp các phương thức để khai thác đề tài:
Cách thức khai thác đề tài có thể hiểu là các phương pháp, hình thức
được vận dụng để tìm kiếm, phát hiện những sự kiện, đề tài nảy sinh trong
đời sống xã hội để biến nó trở thành đề tài hấp dẫn cho các tác phẩm báo chí.
Có rất nhiều cách khai thác đề tài. Ví dụ: quan sát, đọc tài liệu, phân tích, so
sánh, tổng hợp, phỏng vấn…Mỗi phóng viên, tùy hồn cảnh có cách khai
thác đề tài phù hợp.
Đối với các bản tin tổng hợp, do nguồn đề tài phong phú nên việc khai
thác khơng q khó nhiều khi phóng viên chỉ cần sử dụng một hoặc vài
phương pháp là có thể dễ dàng khai thác, lựa chọn đề tài. Nhưng đối với bản


tin chun sâu, do có sự địi hỏi tỉ mỉ, chi tiết về thông tin, mặt khác các
nguồn cung cấp thơng tin lại hạn hẹp nên phóng viên cần linh hoạt trong các
phương pháp, nhiều khi phải vận dụng tổng hợp các kĩ năng trong cách thức
khai thác đề thì mới có thể có được đề tài hấp dẫn.
3.3.5 Mức độ khai thác tìm kiếm cần đặc biệt chủ động
Đối với các bản tin tổng hợp, do nguồn tin khá dồi dào, phong phú
nên việc khai thác lựa chọn không q khó, khơng có đề tài lĩnh vực này có
thể tăng đề tài ở lĩnh vực khác cho bản tin. Trong khi đó bản tin chun sâu
nguồn đề tài ít, chun gia ít vì vậy địi hỏi sự chủ động trong khai thác, lựa
chọn đặc biệt chủ động. Bởi xét cho cùng, trong 1 ngày chỉ trên 1 lĩnh vực,
không phải lúc nào cũng đa dạng thông tin và những thơng tin đó cũng có
sức thuyết phục người xem. Điều này chứng tỏ phóng viên phải hết sức chủ
động, linh hoạt trong các thức khai thác nguồn thông tin làm đề tài. Phóng
viên cần “lăn lơn” vào lĩnh vực đó, phải có cách nhìn vấn đề dưới các góc độ
mới, có như vậy mới có những đề tài cập nhật, hấp dẫn.
3.3.6. Quá trình lựa chọn đề tài phụ thuộc vào đối tượng khán giả hẹp,

chun mơn sâu
Do mục đích của bản tin chuyên sâu là đi sâu vào một đối tượng công
chúng nhất định, để mang đến cho họ những thơng tin phong phú, đa dạng
về lĩnh vực đó trên mọi góc cạnh, cung cấp cái nhìn tổng quan về những gì
đang diễn ra trên một lĩnh vực nhằm giúp người xem có những động thái
nhất định. Chính mục đích như vậy nên đối tượng khán giả khu biệt hơn so
với khán gỉa của bản tin tổng hợp: họ có thể là chun gia, những người am
hiểu, u thích có mối quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực đó….
Chính đối tượng khu biệt như vậy nên q trình xác định đề tài phóng
viên phải có căn cứ nhất định vào đối tượng tiếp nhận của mình mà lựa chọn
đề tài cho phù hợp. Vì đối tượng đã được khu biệt và họ là những người am


hiểu sâu sắc về lĩnh vực của mình nên quá trình khai thác, lựa chọn đề tài
như thế nào cũng là một thách thức lớn đối với phóng viên. Nếu lựa chọn đề
tài không tốt, không sâu, không phản ánh được đúng tầm của vấn đề thì sẽ
khơng thu hút được sựu quan tâm của nhóm khán giả đặc biệt này. Để khai
thác, lựa chọn đề tài phù hợp đối tượng phóng viên cần nghiên cứu kĩ về nhu
cầu, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ cũng như mơi trường sống của đối
tượng…
3.3.7

Việc khai thác đề tài luôn đặt trong mối quan hệ ràng buộc

giữa các góc độ của các thơng tin trong bản tin.
Thành tố làm nên một bản tin truyền hình là sự kết nối của nhiều thể
loại với nhiều thơng tin thời sự nóng hổi. Vậy để có một bản tin truyền hình
chuyên sâu, sẽ là sự tổng hợp của nhiều tin bài về một lĩnh vực. Từng tin bài
đó là sự tác nghiệp riêng lẻ của từng phóng viên. Nhưng để làm sáng tỏ lĩnh
vực đó hoặc sâu hơn là một vấn đề trong lĩnh vực đó thì vấn đề đặt ra là

trong quá trình tác nghiệp mỗi phóng viên ln cần có sự phối hợp chặt chẽ
với đồng nghiệp trong bản tin để có sự trao đổi, lựa chọn đề tài sao cho sau
khi trở về từu hiện trường sẽ khâu nối thành một bức tranh hoàn chỉnh sinh
động giúp cho người xem thấy rõ được sự vận động, diện mạo của lĩnh vực
mà họ quan tâm.
Ví dụ: Giá vàng thường tỉ lệ nghịch với giá dầu. Khi giá dầu tăng thì
giá vàng giảm và ngược lại. Trong một bản tin kinh tế khi đã đưa thơng tin
về giá vàng thì thường sẽ có thêm thơng tin về giá USD.
Hoặc sự biến động của giá dầu thơ ảnh hưởng tới giá cả của nhiều loại hàng
hóa, dịch vụ khác….
Tóm lại, sự khác biệt trong cách thức khai thác và lựa chọn đề tài giữa
bản tin chuyên sâu với các bản tin tổng hợp và các chương trình khác xuất
phát từ sự khác biệt về mục đích thơng tin, tính chất thơng tin và đối tượng


tiếp nhận thông tin. Những điều này không chỉ làm nên sự khác biệt trong
cách khai thác và lựa chọn đề tài mà còn làm nên sự khác biệt trong cách thể
hiện tác phẩm, chương trình truyền hình.
4.Một số nét về bản tin chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế trên Đài truyền
hình Việt Nam.
4.1. Sự hình thành và phát triển của các bản tin chuyên sâu về kinh tế
trên sóng Đài truyền hình Việt Nam hiện nay.
Với thế mạnh là thơng tin được truyền tải bằng hình ảnh và âm thanh
chân thực, sinh động, truyền hình là một phương tiện có rất nhiều ưu thế so
với các phương tiện thông tin đại chúng khác, hàng ngày, hàng giờ thu hút
sự quan tâm theo dõi thông tin của hàng triệu, hàng tỉ người. Truyền hình
thực sự là một cơng cụ, một vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Nắm được tầm quan trọng của kinh tế đối với đời sống xã hội, truyền
hình ln là ngọn cờ tiên phong trong công tác tư tưởng, phổ biến thông tin,
giải đáp chính sách kinh tế.

Từ trước đến nay, Đài truyền hình Việt Nam có rất nhiều chương trình
đề cập, phản ánh về lĩnh vực kinh tế.
VTV1 có: Hội nhập, Tạp chí kinh tế cuối tuần, Thị trường 24h, Lựa
chọn cuối tuần… Các chương trình này do Ban biên tập Thời sự phụ trách
sản xuất. Ngoài ra trên kênh này cịn có chương trình “Làm giàu khơng khó”
của ban biên tập chun đề cũ. Nay đổi tên là “Chìa khóa thành cơng” do
Ban thư ký biên tập phụ trách….
VTV2 có: “ Cùng nhau bàn cách làm giàu”
VTV3 vốn từ trước đến nay được biết đến là một kênh thể thao- giải
trí- thơng tin kinh tế. Nhưng các mảng kinh tế chưa đuxocj khai thác triệt để
mới chỉ có một vài vấn đề kinh tế được lồng ghép vào các chương trình trị
chơi như: Chắp cánh thương hiệu, Hãy chọn giá đúng….


Tuy nhiên, những thông tin kinh tế trong các chương trình, bản tin đó
mang tính tổng hợp. Một chương trình bao gồm rất nhiều tin tức liên quan
đến vấn đề kinh tế như tài chính- ngân hàng, chứng khốn, giá cả thị trường,
… nhưng vẫn thiếu đi sự phân tích tập trung, chuyên sâu vào vấn đề, cung
cấp cho người xem thơng tin nóng hổi, cập nhật, thường xun, chính xác.
Đặt trong hoàn cảnh nền kinh tế mở cửa, người dân có nhu cầu hiểu biết cụ
thể , sâu sắc về những vấn đề của lĩnh vực kinh tế đang diễn ra hàng ngày,
hàng giờ…Trước nhu cầu thiết thực đó, một số bản tin chuyên sâu về kinh tế
đã ra đời được phát trên sóng Đài truyền hình Việt Nam. Chương trình đầu
tiên là Bản tin tài chính ra đời năm 2006, tiếp sau là Bản tin Việt Nam và các
chỉ số xuất hiện năm 2008. Cùng với các bản tin trên kênh quảng bá, trên
sóng truyền hình cáp của Đài truyền hình Việt Nam cũng cho ra đời một
kênh với tên Info TV- kênh thông tin kinh tế- tài chính chuyên biệt đầu tiên
của cả nước. Những bản tin chuyên sâu về kinh tế đã bước đầu thu hút được
khán giả nhờ sự chuyên sâu về thông tin cùng sự chuyên nghiệp trong khai
thác thông tin, tổ chức sản xuất.

Bản tin chuyên sâu cùng vưois các bản tin các chương trình khác trên
các kênh đã làm cho nội dung cũng như kết cấu của chương trình của Đài
thêm phong phú, hấp dẫn.
4.1 Sơ lược hai bản tin khảo sát: “Bản tin tài chính” và “Bản tin Việt
Nam và các chỉ số”
- Bản tin tài chính:
Ngày 26-7-2006, Đài truyền hình Việt Nam chính thức thơng báo ra
mắt chương trình: “Bản tin tài chính” hàng ngày trên VTV1. Đây là chương
trình do Đài truyền hình Viêt Nam phối hợp cùng cơng ty FPT, báo điện tử
Vnexpress và báo Lao Động thực hiện.


“Bản tin tài chính” là chương trình đầu tiên tại Việt Nam về tài chính,
tiền tệ được phát sóng hàng ngày và được cập nhật liên tục 24/24 giờ từ thứ
2 đến thứ 7 hàng tuần. Chương trình cung cấp cho người xem những thông
tin mới nhất, tổng hợp tỷ giá vàng, đô la, lãi suất ngân hàng, bảo hiểm, sự
biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới qua những nhận
định và phân tích của các chun gia tài chính hàng đầu tại VN.
Chương trình đầu tiên được phát sóng vào 21giờ ngày 1-8-2006 trên kênh
VTV1 và được phát sóng liên tục từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần vào lúc
7h20ph và 21giờ với thời lượng 15 phút. “Bản tin Tài chính” ra đời nhằm
giúp cho người xem nắm bắt được những thông tin mới nhất, kịp thời nhất
về tình hình tài chính, tiền tệ diễn ra trong ngày và có bước chuẩn bị tốt nhất
cho việc đầu tư trong ngày hôm sau.
Quan trọng hơn, qua những tổng hợp, phân tích tình hình diễn ra trong
tuần và qua những đánh giá của các chuyên gia về tài chính, tiền tệ trong
chương trình tổng hợp diễn ra vào 9h15ph sáng thứ 7 hàng tuần, chương
trình sẽ giúp người xem, đặc biệt là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có
được cái nhìn đúng đắn nhất về diễn biến của thị trường từ đó giúp họ đưa ra
những quyết định hiệu quả hơn trong đầu tư.

Chương trình có kết cấu gồm 2 phần : thơng tin trong nước và thông
tin quốc tế. Thời lượng dành cho thông tin tài chính trong nước chiếm
khoảng 2/3 thời lượng, cịn lại là thơng tin tài chính quốc tế.
- Bản tin “Việt Nam và các chỉ số”
Ngày 15/1/2008, tiếp nối thành cơng của chương trình “Bản tin tài
chính”, phịng Kinh tế 2, tách từ phòng Kinh tế trước đây đã cho ra đời
thêm một bản tin nữa, đó là bản tin “Việt Nam và các chỉ số”. Đây là
chương trình chuyên cập nhật và phân tích những thơng tin về thị trường


chứng khốn trong và ngồi nước. Chương trình đã thu hút được đông đảo
sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nếu trước đây nội dung của “Bản tin tài chính” bao gồm tất cả các
lĩnh vực tiền tệ, chứng khốn, nhà đất... thì nay chương trình mới ra đời
nhằm đi sâu, chuyên trách về lĩnh vực chứng khốn. Có thể nói sự ra đời của
“Việt Nam và các chỉ số” là một bước tiến mới của phịng Kinh tế 2, nhằm
chun nghiệp hóa các bản tin của mình, để khán giả quan tâm có thể dễ
dàng theo dõi.
Bản tin “Việt Nam và các chỉ số” có kết cấu gồm 2 phần: đó là thơng
tin chứng khốn trong nước và thơng tin chứng khốn quốc tế. Về thông tin
trong nước, bản tin kết nối trực tiếp thông tin tại 2 sàn chứng khoán là sàn
Hà Nội và sàn Thành phố HCM, phát sóng trực tiếp từ thứ 2 đến thứ 6, vào
lúc 12h20ph và 20h hàng ngày.


Chương II
THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC VÀ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI CHO
CÁC BẢN TIN CHUYÊN SÂU LĨNH VỰC KINH TẾ TRÊN ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(Khảo sát “Bản tin tài chính” và “Việt Nam và các chỉ số” - VTV1)

1.Thực trạng việc khai thác và lựa chọn đề tài
1.1 . Đối tượng tham gia khai thác và lựa chọn đề tài
Để có một bản tin truyền hình đó là cơng sức của cả một tập thể. Mỗi
thành viên là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất đó. Nhưng để vận
hành và duy trì sự hoạt động dây chuyền này thì điều đầu tiên rất quan trọng
đó là phải có nguyên liệu. Nguyên liệu là đề tài. Vậy ai là người trong êkip
đó lăn lộn, tìm kiếm đề tài – mang nguyên liệu về?
Thực tế hiện nay đề tài đề duy trì nguồn sống của hai bản tin khảo sát
do bốn đối tượng tham gia khai thác và lựa chọn.
Đối tượng thứ nhất: đó là các phóng viên của phịng Kinh tế chịu
trách nhiệm. Số lượng phóng viên của phịng này là 17 người, được chia làm
2 nhóm. X người thộc nhóm Bản tin tài chính. Y người thuộc nhóm Việt
Nam và các chỉ số….Số lượng đề tài do nhóm đối tượng này khai thác và
lựa chọn chiếm chủ yếu.
Tuy phân mảng cụ thể như vậy nhưng cũng có thể có trường hợp “phá
rào” nghĩa là trong quá trình tác nghiệp trong phạm vi của mảng mình được
phân cơng nếu phát hiện có đề tài gì “hấp dẫn” phù hợp với tiêu chí của bản
tin thì phóng viên chủ động đề xuất với lãnh đạo phịng để có chỉ đạo. Việc
“chéo giị” này cũng khơng phải hiếm trong q trình tác nghiệp kiếm tìm đề
tài của hai nhóm thuộc phịng kinh tế.


Đối tượng thứ hai: phóng viên lĩnh vực khác thực hiện việc phát hiện,
khai thác đề tài. Cũng gần giống như việc “phá rào” của nhóm trên nhưng
điểm khác là nhóm phóng viên này khác hồn tồn lĩnh vực. Ví dụ: phóng
viên phịng chính trị, trong q trình tác nghiệp ở cơ sở họ đã phát hiện ra đề
tài “nông dân tỉnh A góp tiền chơi chứng khốn”…Sự “đóng góp” đề tài này
rất hãn hữu nhưng nó cũng góp phấn làm cho bản tin thêm những đề tài với
góc nhìn sinh động.
Đối tượng thứ ba: lãnh đạo phòng, ban, Đài. Cơng việc chính yếu của

lãnh đạo ban biên tập đó là lựa chọn và quyết định. Khai thác, tìm kiếm, mở
mang là cơng việc của phóng viên. Tuy nhiên, phóng viên sau bao ngày bơn
ba tìm kiếm, canh tác, mảnh đất màu mỡ trở nên bạc màu, cũ kỹ nhưng dưới
góc nhìn của một người có vị thế, tầm quan hệ rộng có thể mảnh đất đó lại
trở thành màu mỡ. Thực tế cũng có những lúc phóng viên 2 phòng kinh tế 1
và kinh tế 2 của Ban thời sự đã rơi vào thế “bí” song lãnh đạo phịng đã “bắt
tay” cùng chủ động kiếm tìm với phóng viên. Họ vận dụng mối quan hệ với
các Bộ ban ngành liên quan để săn lùng thơng tin. Ví dụ…. Vậy nên có thể
nói đây cũng chính là đối tượng quan trọng góp phần vào việc khai thác, tìm
kiếm, lựa chọn đề tài rất tích cực.
Đối tượng thứ tư: những người ngồi lĩnh vực, ngồi cơ quan. Hiện
nay, Đài truyền hình Việt Nam đang thử nghiệm việc thực hiện liên kết trong
việc sản xuất chương trình truyền hình. Nghĩa là tham gia sản xuất những
sản phẩm truyền hình khơng chỉ có phóng viên của Đài mà cịn có sự tham
gia của các cá nhân, tập thể ngồi Đài. Họ có thể tham gia dưới nhiều hình
thức như tham gia sản xuất tồn bộ chương trình, hoặc tham gia một phần,
một cơng đoạn nào đó sau đó “bán” sản phẩm hoặc “linh kiện” cho Đài. Để
bán được rõ ràng họ phải hiểu tiêu chí, tơn chỉ mục đích của chương trình và
khi đó họ mới có chiến lược cũng như đầu tư công sức “săn lùng” đề tài


“đắt”. Hiện nay, đối với hai bản tin “Bản tin tài chính” và bản tin “Việt Nam
và các chỉ số” cũng có sử dụng một số đề tài do nguồn này khai thác, tìm
kiếm và cung cấp. Tuy nhiên số lượng rất nhỏ.
1.2 . Nội dung, phạm vi đề tài khai thác và lựa chọn:
Qua phân tích ở trên có thể thấy có rất nhiều đối tượng hiện nay đang
tham gia khai thác, lựa chọn đề tài cho “Bản tin tài chính” và “Bản tin Việt
nam và các chỉ số”. Tuy nhiên, khi đã xác định, phân định được được trách
nhiệm thì cơng việc quan trọng tiếp theo cần giải quyết đó là khai thác và
lựa chọn đề tài nào cho bản tin? (Hay nói một cách khác là khai thác và lựa

chọn cái gì)?
Cuộc sống ln vận động và biến đổi khơng ngừng. Hàng ngày xoay
quanh nó là sự sống với hàng triệu sự kiện, vấn đề nảy sinh. Đó là nguồn đề
tài vơ tận - nguồn sống của phóng viên. Nhưng trong biển mênh mơng đó
chọn sự kiện nào, đề tài nào? Tại sao lại khai thác, lựa chọn chúng, đó quả là
một điều vất vả đối với phóng viên. Để làm được điều này phóng viên phải
xác định đối tượng, phạm vi đề tài khai thác. Khoanh vùng cũng như định
hướng đối tượng trúng, đúng phóng viên sẽ khơng mất thời gian trong q
trình tìm kiếm.
Đối tượng, phạm vi đề tài của bản tin “Việt Nam và các chỉ số” đề cập
bao gồm các nội dung liên quan đến chứng khoán: số lượng cổ phiếu giao
dịch tại các sàn giao dịch; biên độ giá; tính thanh khoản hợp đồng…..
So với bản tin “Việt Nam và các chỉ số”, đối tượng, phạm vi đề tài mà
“Bản tin tài chính” khai thác và lựa chọn rộng hơn bao gồm các nội dung
liên quan đến sự vận động của các đồng tiền (Việt Nam và nước ngoài), giá
vàng, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, thuế và bảo hiểm…Giá cả, tỷ giá đồng tiền
ln có tác động lớn tới thị trường chứng khốn vì vậy đề tài trong “bản tin
tài chính” cũng có thể đề cập tới một phần thị trường chứng khoán.


Mặc dù đối tượng, phạm vi khai thác, lựa chọn đề tài của hai bản tin khác
nhau nhưng các đề tài của hai bản tin khảo sát được khai thác và lựa chọn
chia thành 4 nhóm vấn đề:
Thứ nhất: Những chính sách, văn bản pháp luật, qui định mới về lĩnh
vực tài chính- kinh tế.
Kinh tế và tài chính là những nhân tố quan trọng quyết định sự sống còn
của một đất nước. Để phát triển nền kinh tế thì việc đưa kiến thức đến từng
người dân đặc biệt là các chính sách, văn bản pháp luật, quy định mới về
lĩnh vực tài chính – kinh tế là một việc làm cần thiết. Qua đó, rút ngắn được
khoảng cách giữa người dân và những văn bản quy phạm, tránh sự thiếu

đồng bộ và khơng nhất qn trong thực hiện.
Ví dụ: “Thơng tin về việc chính phủ ban hành luật sử dụng đất phi nơng
nghiệp” (Bản tin tài chính- 31/5/2010); “Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá
để huy động vốn” (Việt Nam và các chỉ số- 31/5/2010); “Bộ tài chính quyết
định thu thuế xe ô tô nhập khẩu nhãn hiệu Kia Morning và Matiz” (Bản tin
tài chính- 30/5/2010); “Chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ
những tháng đầu năm 2010” (Bản tin tài chính - 24/05/2010)…
Dạng đề tài này chiếm khoảng 20% số lượng thông tin trên Bản tin tài
chính và khoảng 5% với Việt Nam và các chỉ số.
Thứ hai: Đề tài về diễn biến thị trường tài chính, chứng khốn trong
nước, thế giới
Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế đang vận động và phát triển không
ngừng, thay đổi liên tục hàng ngày, hàng giờ. Vì vậy, việc cập nhật những
thơng tin đó trên những phương tiện thông tin đại chúng giúp cho người dân
hiểu và nắm rõ những vấn đề then chốt, mới nảy sinh là một việc vô cùng
cấp thiết.


×