Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Sáng tạo vì tương lai – Coi trọng tính bền vững docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.3 KB, 7 trang )

Sáng tạo vì tương lai – Coi trọng tính bền vững







Người ta cho rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang rất
xem nhẹ tính bền vững trong kinh doanh nhưng qua
những cuộc trao đổi với khách hàng và các xu thế hiện
giờ, tôi thấy một sự thực hoàn toàn khác. Nhiều nhà lãnh
đạo đã bắt đầu thấy được việc đạt được tính bền vững
chính là chìa khoá giúp họ thoát khỏi cuộc suy thoái hiện
giờ và tăng trưởng về lâu dài.

Nhưng sự bền vững đó sẽ vẫn là một đích đến quá xa vời
nếu bạn chỉ biết trông cậy vào các chiến lược marketing
xanh hoá hay chỉ dừng lại ở các nỗ lực chưa tới nơi như
cam kết sử dụng nhiên liệu có khả năng tái chế. Phương
thức lãnh đạo chiến lược dựa trên sự bền vững đòi hỏi
mỗi nhà lãnh đạo phải hiểu rõ những xu thế tác động tới
đường hướng hoạt động của doanh nghiệp mình và sau đó
họ phải sáng tạo để tận dụng được những cơ hội mới hoặc
cách thức mới trong kinh doanh.

Bạn có thể coi vài dòng dưới đây như những gợi ý giúp
bạn thực hiện điều đó:

1. Hiểu các tác động có thể xảy đến với công ty của
bạn



Trên tầm vĩ mô, người ta chưa hề từ bỏ các nỗ lực để đạt
đến sự bền vững, trái lại phát triển bền vững hiện đang là
mối bận tâm hàng đầu của các quốc gia và của các doanh
nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực:

Năng lượng/cơ sở hạ tầng:

Những quy định gần đây của chính phủ Mỹ về việc
khuyến khích sáng chế ra các nguồn năng lượng có khả
năng tái chế và thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải của các
phương tiện giao thông đã đem đến đồng thời cả cơ hội
lẫn thách thức cho ngành năng lượng và chế tạo ô tô.

Trong khi một số nhà sản xuất tỏ ra khá chật vật trong
việc tuân thủ các tiêu chuẩn mới này thì một số khác lại
đang tiến rất nhanh nhờ đã biết cải biến sản phẩm và
phương thức kinh doanh như General Electric, IBM hay
Cisco.

Khí hậu:

Quốc hội Mỹ đang đẩy nhanh việc phê chuẩn các dự luật
bảo vệ môi trường; những điều luật kiểu như Waxman-
Markey* (hay còn gọi là điều luật về an ninh và năng
lượng sạch Hoa Kỳ) đang tạo áp lực ngày càng lớn, buộc
các doanh nghiệp của Mỹ phải tuân thủ các quy chuẩn về
giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Những điều luật như vậy sẽ tác động đến mọi mặt trong

nền kinh tế Mỹ và tác động nhiều hơn cả đến những
ngành vốn có lượng khí thải cao như: ngành dịch vụ công,
chiết suất dầu mỏ, các ngành sử dụng nhiều năng lượng,
và ngành công nghiệp chế tạo ôtô) và các doanh nghiệp
thì dường như đang tất bật xây dựng các kế hoạch hành
động vì môi trường cho tổ chức của mình.

Minh bạch

Với những động thái gần đây của Nhà Trắng như đưa ra
biện pháp kiểm soát chi tiêu của các tập đoàn có tài sản
nằm trong diện bị giám sát cho tới việc yêu cầu công khai
phí thẻ tín dụng, chính quyền Obama dường như đã cho
chúng ta thấy họ đang thực hiện triệt để yêu cầu đặt ra với
sự minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc
công khai thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong quản lý doanh nghiệp và tạo dựng một nền tảng
vững chắc cho kế hoạch xanh hoá của chính phủ.

Một yêu cầu cốt lõi nhất của điều luật Waxman-Markey là
buộc các doanh nghiệp thải khí ra môi trường phải công
bố dữ liệu về lượng khí họ đã đưa ra môi trường. Hiện
nay tại Mỹ, các quy định chặt chẽ của pháp luật bao gồm
cả quy định liên quan đến ghi rõ nguồn gốc sản phẩm trên
bao bì đã tác động ít nhiều đến các công ty sản xuất hàng
tiêu dùng cũng như trong một số lĩnh vực khác.

Vậy những thay đổi này sẽ có tác động thế nào đến những
tập đoàn toàn cầu? Họ cần làm gì để tận dụng các chiến
dịch vì môi trường này để có thể duy trì và mở rộng vị thế

lãnh đạo toàn cầu của mình? Câu hỏi này đưa chúng ta
đến gợi ý thứ hai:

2. Nâng tầm mục tiêu hướng tính bền vững thành
phương thức đạt đến sự sáng tạo trong kinh doanh

Các hoạt động của doanh nghiệp chẳng hạn như: các kế
hoạch tái chế, tự giác báo cáo về việc thải khí, cam kết chỉ
tiêu dùng các nguồn năng lượng có khả năng tái chế cùng
các chiến lược marketing “vay mượn” đến giờ phút này
không đủ để đưa các doanh nghiệp lên vị trí dẫn đầu trong
ngành của mình, lấy được cảm tình của người tiêu dùng,
vượt qua các doanh nghiệp khác và thắng được sức ép từ
các tổ chức phi chính phủ.

Để đi đầu trong các vấn đề hướng đến tính bền vững, các
doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn nữa đối với dòng sản
phẩm mình dự định đưa ra thị trường, tìm kiếm những thị
trường mới, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác chiến lược,
tạo ra các cuộc đối thoại trong ngành, và tích cực hơn khi
tham gia thực hiện các chính sách tiến bộ vì cộng đồng.

Quan trọng hơn cả, khi thế giới đang đề cao tính minh
bạch và đang có những biến chuyển không ngừng nghỉ,
nếu một doanh nghiệp không thực sự theo đuổi một chiến
lược có tính thực tế, thực sự liên hệ và gắn chặt với các
yếu tố cốt lõi của chính mình thì nó chẳng thể trụ lâu trên
thương trường.

Dẫu rằng việc chứng tỏ thành công trong con mắt người

khác quả cũng quan trọng nhưng những nhà lãnh đạo thực
thụ sẽ không mất công quảng bá cho doanh nghiệp mình
chỉ để được nhận tấm bằng khen hay một cái vỗ vai khích
lệ mà hơn thế họ muốn sáng tạo để luôn là người dẫn đầu.

Trên phương diện liên quan đến tính bền vững, điều này
tương đương với việc bạn sẽ phải tìm ra con đường mới
để kiện toàn đội ngũ nhân viên và các nguồn lực mà bạn
đang có với yêu cầu:

×