Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu VẤN ĐỀ VÀ TƯƠNG LAI CỦA LOGIC HỌC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.18 KB, 8 trang )

VẤN ĐỀ VÀ TƯƠNG LAI CỦA LOGIC HỌC
Posted on 20/05/2009 by Civillawinfor
GS. CÚC THỤC NHI - Viện nghiên cứu Logic và Nhận thức, ĐH Triết Giang, Trung
Quốc
I. Logic học là gì?
Dựa vào phương pháp của Socrates về giải thích ý nghĩa của từ và làm rõ các khái niệm,
chúng ta cần trả lời các vấn đề đại loại như “logic là gì” bằng định nghĩa biểu đạt các điều
kiện cần và đủ. Chúng tôi sẽ chỉ ra, đối với các thành viên của khái niệm logic học, không
tồn tại một đặc tính chung làm cho định nghĩa trên trở thành có thể, trái lại, giữa chúng chỉ
có các tính tương tự trùng lặp và đan xen nhau một phần. Nói giản đơn, khái niệm logic
học giống như một gia đình.
Theo Heinrich Scholzl, logic học là một từ đa nghĩa và có thể biểu hiện thành nhiều loại
hình khác nhau. Ông phân biệt 6 loại hình logic:
Loại thứ nhất, là logic cổ điển bắt nguồn từ logic hình thức của Aristotle.
Loại thứ hai là logic hình thức mở rộng, nó được hình thành bằng cách đưa các nguyên tắc
phương pháp luận, ngữ nghĩa học và nhận thức luận vào hệ thống logic hình thức của
Aristotle.
Loại thứ ba là logic phi hình thức mà Scholz nói. Ở đây, trên thực tế logic học được giới
định như một lý luận công cụ cho việc đạt được tri thức khoa học theo ý nghĩa rộng nhất.
Đại diện chủ yếu của nó là John Stuart Mill.
Loại thứ tư có thể gọi là logic quy nạp xác suất, hiện nay nó bao gồm các lý luận chín muồi
như suy lý thống kê và logic quyết sách và đang phát triển theo phương hướng phi cổ điển.
Loại thứ năm có thể gọi là logic tư biện, đại biểu của nó là Hegel và Kant. Đối với Hegel,
logic là khoa học về ý niệm tự nó và vì nói trong khi đối với Kant, logic chủ yếu bao gồm
các quy tắc của nhận thức và lý tính.
Loại thứ sáu là logic hiện đại bắt nguồn từ logic hình thức của Gottlob Frege và Bernard
Russell, gồm logic toán cổ điển và sự mở rộng của nó và các hệ thống logic phi cổ điển.
Cuối cùng, quan điểm về sự tồn tại của nhiều loại hình logic cũng được các nhà sử học
logic hiện nay ủng hộ.
Bây giờ xin khái quát nội dung chủ yếu của các loại hình logic học khác nhau như sau: các
lý luận về khái niệm, phán đoán và suy lý, một số nguyên tắc phương pháp luận và ngữ


nghĩa học, một số lý luận nhận thức luận và bản thể luận, các lý luận về phương pháp quy
nạp và xác suất quy nạp, và logic cổ điển và phi cổ điển hiện đại. Bây giờ giả định rằng
giữa các loại hình logic khác nhau này có các đặc trưng chung, và lấy đó làm điều kiện cần
và đủ để đưa ra một định nghĩa về logic học, vậy các loại hình logic khác nhau lấy các nội
dung nói trên làm đặc trưng sẽ phải thoả mãn định nghĩa. Do tính chung chung của định
nghĩa, bất cứ lý luận nào thoả mãn được định nghĩa giả định nói trên đều phải thuộc về
logic học, và ngược lại cũng vậy. Tuy nhiên, xuất phát từ định nghĩa giả định, chúng ta có
thể rút ra tính không thích hợp của chính nó. Trong thực tế, logic biện chứng của Hegel và
logic tiên nghiệm của Kant phải thoả mãn được một định nghĩa như vậy. Nhưng theo thói
quen, chúng được coi vừa thuộc về logic học vừa thuộc về triết học. Vì vậy định nghĩa giả
định quá rộng hay quá ôm đồm. Quan trọng hơn là, theo phân tích của Wittgensteinl về
khái niệm toán học, không có lý do để cự tuyệt khả năng xuất hiện các loại hình logic mới
vượt ra ngoài định nghĩa. Vì vậy định nghĩa giả định quá hẹp. Do đó, không thể đưa ra một
định nghĩa bản chất chủ nghĩa cho logic học trên cơ sở các loại hình logic nói trên. Nhưng
những loại hình logic này không hoàn toàn khác nhau. Chúng có những sự giống nhau nào
đó. Chẳng hạn dường như chúng đều liên quan đến các quy tắc và công thức. Nhưng các
trò chơi thậm chí các nghi thức tôn giáo đều có những thuộc tính như vậy. Do vậy logic
học là một khái niệm giống như một gia đình.
Hai định nghĩa về logic học phổ biến nhất hiện nay là không xác đáng ngay cả trong phạm
vi tương đối hẹp.
Định nghĩa 1: Logic học là một lý luận luận chứng (hữu hiệu)
Nói chặt chẽ ra, tuy loại hình logic thứ nhất và thứ sáu bao gồm một lý luận về luận chứng
hữu hiệu, nhưng chúng đều không thoả mãn định nghĩa 1. Bởi vì, trong loại hình thứ nhất
có lý luận về khái niệm và phán đoán và trong loại hình thứ sáu có lý luận về ngôn ngữ
hình thức, bản thân chúng không phải là lý luận về luận chứng, dù rằng chúng là không thể
thiếu đối với việc trình bày tính chất và nguyên lý của luận chứng. Cho nên định nghĩa 1 là
quá hẹp cho việc trình bày các loại hình logic đang tồn tại. Hoặc giả chúng ta có thể thêm
vào định nghĩa 1 một số thứ mà đối với lý luận luận chứng là không thể thiếu để sửa đổi và
cứu vãn nó. Nhưng xác định phạm vi “không thể thiếu như thế nào? Hoặc giả có thể dựa
vào trực quan để xác định một số yếu tố không thể thiếu nào đó. Nhưng do không có một

tiêu chí rõ ràng, không thể tiến hành lựa chọn giữa các trực giác xung đột nhau. Do vậy,
làm thế nào để xác định phạm vi của “không thể thiếu” vẫn là một vấn đề. Dù vậy, định
nghĩa 1 đã nêu ra những đặc trưng điển hình của các loại hình logic chủ lưu trong lịch sử.
Định nghĩa 2: Logic học là khoa học về các hình thức và quy luật của tư duy
Một nhược điểm rõ rệt của định nghĩa này là nó quá rộng nên không phân biệt rạch ròi
được logic học với tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học nhận thức cao cấp Đồng thời, trong
loại hình logic thứ ba và thứ sáu, ngoài hệ các thống logic miêu tả các đặc trưng hình thức
của thái độ mệnh đề, còn các hệ thống logic có bối cảnh trực quan bản thể luận như logic
thời và logic lượng tử, cùng lý luận suy lý thống kê dựa trên cách giải thích của chủ nghĩa
khách quan xác suất, chúng đều bàn về thuộc tính của khách thể, dù sao cũng không thể
thoả mãn định nghĩa 2. Như vậy, định nghĩa 2 quá hẹp, nhiều lắm cũng chỉ miêu tả những
đặc điểm của một loại logic nào đó.
Dựa vào tính tương tự giả định của logic học, chúng ta có thể rút ra kết luận sau: Do không
thể đưa ra một định nghĩa tương ứng và tương xứng cho logic học trên cơ sở các loại hình
logic đã có, nên từ “logic học” chỉ và chỉ chỉ những loại hình logic này. Định nghĩa logic
học thường lưu hành chỉ nêu ra những đặc trưng điển hình của một loại hình logic nào đó
hoặc miêu tả quan điểm mà một số học giả nào đó thừa nhận. Do vậy, các loại hình logic
đã có, thậm chí các loại hình logic chủ lưu đều không thể dựa vào định nghĩa hoặc các đặc
điểm riêng của chúng để phủ nhận tính hợp pháp của các loại hình logic khác. Có nghĩa là
luôn có khả năng xuất hiện các loại hình logic mới mà không thể quy về các loại hình logic
đã biết. Các loại hình logic mới được tính tương tự gia đình đưa vào sẽ làm tăng số thành
viên của gia đình logic học và làm thay đổi nội hàm của từ “logic học”. Một khái niệm có
thể định nghĩa bằng chủ nghĩa bản chất hay phương thức phân tích thì ngoại diên của nó có
thể mở ngỏ nhưng nội hàm của nó thì cố định, không thay đổi. Do vậy loại khái niệm này
chỉ có tương lai bình thường.
II. Bước ngoặt nhận thức trong logic học
Trong điều kiện nội hàm và ngoại diện của logic học có tính mở ngỏ, chúng ta có thể xác
định bước ngoặt trong logic học: Giả định có một loại hình logic hoặc là mới, hoặc là đã
biết.
Nếu nó thay thế một loại hình logic khác để trở thành trung tâm chủ yếu của sự chú ý, thì

sự kiện lịch sử này được gọi là một bước ngoặt trong logic học.
Loại hình logic chủ lưu thứ nhất trong lịch sử logic học là logic của Aristotle. Kant cho
rằng những vấn đề chủ yếu của logic học đã được Aristotle nghiên cứu hết, do đó logic học
chẳng cần thay đổi, cũng chẳng cần phát hiện mới. Nhưng không đầy 100 năm sau, Frege
đã tạo ra một bước ngoặt trong logic học. Frege cho rằng, miêu tả rõ nét phương thức biểu
đạt và suy lý của toán học và đặt cơ sở cho toán học là mục tiêu phát triển cơ bản của logic
học. Là kết quả của việc theo đuổi mục tiêu nói trên, một loạt hệ thống logic và các siêu lý
luận của chúng mang nhãn hiệu “logic toán học” đã được đưa ra. Đầu thế kỷ trước, nó thay
thế logic Aristotle để trở thành chủ lưu của nghiên cứu logic học. Đây là bước ngoặt trọng
đại thứ nhất của logic học trong lịch sử, tức là bước ngoặt toán học trong logic học. Nhưng
toán học chỉ là một bộ phận của tri thức nhân loại, phương thức biểu đạt của toán học chỉ
là một trong nhiều phương thức biểu đạt của loài người. Như logic phi cổ điển ngày nay đã
cho thấy, việc biểu đạt và suy lý về tri thức trong các lĩnh vực khác bằng cách áp dụng
logic cổ điển thường là không xác đáng. Do vậy chính logic học đòi hỏi nó tiếp tục tìm
kiếm phương hướng phát triển mới. Điều khiến người ta ngạc nhiên là, ngay từ đầu, mầm
mống của phương hướng mới này đã ẩn chứa trong tác phẩm của các đại biểu của logic cổ
điển.
Trước hết, Boole cho rằng, theo ý nghĩa căn bản của nó, từ “logic học” chỉ khoa học về các
quy luật của tư duy, và các quy luật hình thức của tư duy là tương đồng với đại số học. Do
vậy, đối với Boole, logic học nghiên cứu cách thức dùng ngôn ngữ ký hiệu của toán học để
miêu tả quy luật của tư duy.
Thứ hai, khi chủ nghĩa phản tâm lý của Frege và chủ nghĩa nguyên tử logic của Russell
làm cho logic tách khỏi tâm lý học, chuyển sang lần lượt kết hợp với siêu hình học và toán
học, David Hilbert đã đề ra trong nghiên cứu về cơ sở của toán học ý tưởng ban đầu về lý
luận gia công ký hiệu của tư duy. Điều đó tạo cho chủ nghĩa hình thức một phương hướng
phát triển hoàn toàn khác: nghiên cứu logic tư duy.
Thứ ba, lý luận cơ của Turing cho thấy, một hệ thống ký hiệu có thể thao tác một cách cơ
giới có thể hoàn thành các hành vi trí năng, từ đó khiến người ta có lý do cho rằng tinh
thần là một cỗ máy xử lý thông tin nào đó có khả năng xử lý ký hiệu. Cuối cùng, Jerry
Fodor kết hợp cơ của Turing với một mô hình suy lý, đề ra ẩn dụ xử lý ký hiệu hình thức

để giải thích hành vi nhận thức của loài người. Từ đó logic học bắt đầu xúc tiến sự ra đời
và phát triển của khoa học nhận thức.
Trong thời đại thông tin, các phương hướng lý luận nói trên lại được tiếp thêm sức sống
mới. Thời kỳ giữa và sau thế kỷ XX, khoa học máy tính bước vào giai đoạn xử lý tri thức
và mô phỏng trí năng. Xây dựng các hệ thống logic miêu tả quá trình nhận thức (cao cấp),
biểu đạt và xử lý tri thức và thiết kế các loại hình phần mềm mới đã trở thành phương
hướng chủ lưu của nghiên cứu logic học. Mặt khác, sự phát triển của logic toán học, đặc
biệt là lý thuyết cơ của Turing, đã gợi mở cho con người lý giải quá trình xử lý thông tin
của loài người bằng ẩn dụ máy tính. Tất cả những điều này cuối cùng đã làm cho người ta
có thể dùng kỹ thuật thực nghiệm tâm lý học để nghiên cứu các hình thức và quy luật của
tư duy (các quá trình nhận thức cao cấp).
Tương ứng với 2 mặt trên, nghiên cứu kết cấu logic của quá trình nhận thức cao cấp được
tiến hành theo 2 phương hướng chủ yếu:
1) Logic nhận thức: nó chỉ việc cấu tạo hệ thống logic trên cơ sở phân tích các khái niệm
nhận thức luận và lý giải trực quan về quá trình nhận thức. Thí dụ, logic xét lại niềm tim,
logic phi đơn điệu và logic động thái… cơ sở trực quan của nó bắt nguồn từ tư duy nội
quan và tư duy triết học về quá trình nhận thức.
2) Logic tâm lý: nó chủ yếu chỉ hệ thống logic được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tâm lý
học về tư duy cao cấp của loài người. Hiện tại chủ yếu nó liên quan đến 2 lĩnh vực: suy lý
và quyết sách. Chúng ta gọi chung 2 loại logic này là logic nhận thức. Mục tiêu nghiên cứu
của nó là cung cấp phương pháp và mô hình cho việc thu lượm, biểu đạt, suy lý, mở rộng
và xét lại tri thức. So với logic cổ điển, thứ logic dựa trên nhận thức này có các đặc điểm
phương pháp luận sau:
1) Nó cố vứt bỏ giả định về kẻ biết hết logic ở mọi cấp độ nghiên cứu logic học, coi tính
không hoàn thiện của tri thức về thế giới là đặc trưng quan trọng của tri thức, tập trung
nghiên cứu tính bất định và phương thức biến đổi của tri thức.
2) Nó không những không tin chủ nghĩa phản tâm lý của Frege, mà tiếp tục tiến lên từ lập
trường của Boole, Turing và Hilbert, liên minh với các nhà tâm lý học nhận thức, nghiên
cứu hình thức và quy luật tư duy của loài người trên cơ sở thực nghiệm. Điểm cuối cùng
của các nhà tâm lý học là điểm xuất phát của các nhà logic học chúng ta.

3) Nó tuyệt nhiên không cho rằng hệ thống tiên đề hình thức đương nhiên là công cụ thích
hợp để miêu tả quá trình nhận thức. Trái lại, nó dốc toàn lực tìm hiểu vấn đề: Phải chăng
bước ngoặt nhận thức trong logic học cuối cùng sẽ dẫn tới các loại hình logic mới như là
bước ngoặt trong toán học vậy.
Các nhà logic học chủ đạo hiện nay trên quốc tế và các cộng sự của họ đang vận dụng một
cách có ý thức các kết quả nghiên cứu của triết học, tâm lý học nhận thức và các bộ môn
liên quan về tính chất của tri thức loài người để xây dựng nên các hệ thống logic mới.
Những thành quả đã đạt được và những vấn đề chưa giải quyết trong phương hướng nói
trên đang là điểm nóng mà các nhà logic học quan tâm. Đứng trước xu thế phát triển mạnh
mẽ này, giới logic học thế giới đang từng bước điều chỉnh trọng tâm nghiên cứu và phương
hướng phát triển của mình. Chẳng hạn, năm 2005, Tạp chí Studia Logica đã sửa đổi
phương châm biên tập của nó và chỉ ra rằng, trong mấy thập kỷ qua, một bức tranh logic
mới đã xuất hiện, trong đó các quy luật logic được coi là một trình độ cao của việc miêu tả
các chủ thể nhận thức lý tưởng. Do vậy, trong tương lai, các bài viết của nó sẽ không chỉ
bao gồm logic thuần tuý, mà còn bao gồm việc ứng dụng phương pháp hình thức vào triết
học và khoa học nhận thức. Tất cả những điều này cho thấy logic học đang trải qua một
cuộc biến đổi quan trọng nữa kể từ ngày nó ra đời đến nay: từ logic học lấy nghiên cứu cơ
sở toán học làm bối cảnh bắt nguồn từ Frege chuyển sang logic học xây dựng các mô hình
có tính quy phạm hay tính mô tả cho quá trình nhận thức. Đây là bước ngoặt nhận thức
trong logic học.
III. Logic và luận chứng xuyên văn minh
Từ khi logic học ra đời, là một bộ phận hợp thành quan trọng của nền văn minh loài người,
nó không chỉ là công cụ nghiên cứu của toán học và khoa học kinh nghiệm, mà còn là
phương tiện giao tiếp của loài người. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu diễn biến của nền văn
minh và tương lai của logic. Theo nghĩa rộng, văn minh loài người là mọi thứ mà loài
người sáng tạo ra, gồm sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần. Cái sau chủ yếu bao gồm:
ngôn ngữ, giá trị (gồm niềm tin duy lý), quy tắc, thể chế, khoa học, nghệ thuật và phương
thức tư duy (gồm suy lý). Tương tự, có thể định nghĩa một nền văn minh cụ thể nào đó là
mọi thứ mà loài người sáng tạo ra ở một khu vực nhất định. Theo Huntington, sau quá trình
phân hoá và dung hợp, thế giới ngày nay chủ yếu do văn minh phương Tây, văn minh

Trung Hoa, văn minh Ấn Độ, văn minh Nhật Bản, văn minh Hồi giáo, văn minh Đông
Chính giáo, văn minh Mỹ Latinh và văn minh châu Phi hợp thành. Cuối cùng, bên trong
một nền văn minh nào đó, các sản phẩm vật chất và tinh thần khác nhau hoặc có những dị
biệt rõ rệt do các nhóm người khác nhau sáng tạo ra lại cấu thành các nền văn hoá khác
nhau.
Trong phạm vi chủ đề của bài này, vấn đề của chúng ta là: phải chăng có các logic khác
nhau trong các nền văn minh khác nhau. Các tác phẩm thời kỳ sau của Wittgensteini cho
thấy, có thể có những trò chơi ngôn ngữ hay hình thức sống không tương dung với chúng
ta, quy tắc logic và trình tự suy lý mà chúng sử dụng có sự khu biệt về thực chất với những
gì mà chúng ta chấp nhận. Kết luận này hàm chứa khả năng giải quyết tích cực các vấn đề
nói trên. Thứ hai, nghiên cứu của các nhà nhân học về tập quán tư duy của các cư dân vùng
xa xôi hẻo lánh vạch ra: quy luật logic mà chúng ta tiếp nhận chỉ có quyền uy cục bộ chứ
không phổ biến. Cư dân một số vùng xa xôi hẻo lánh có logic khác với chúng ta. Thứ ba,
nghiên cửu về logic học Trung Quốc (cổ đại) đưa tới kết luận sau: so với truyền thống

×