Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

PHIM TRUYỀN HÌNH HÀN QUỐC TRONG VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.63 KB, 14 trang )

🙠--------🕮--------🙢

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI:

PHIM TRUYỀN HÌNH HÀN QUỐC TRONG VĂN
HĨA ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................2
II. NỘI DUNG.........................................................................................................................2
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn .....................................................................2
1.1. Khái niệm văn hóa đại chúng .................................................................................2
1.2. Khái niệm phim truyền hình ..................................................................................2
1.3. Phim truyền hình Hàn Quốc ..................................................................................2
Chương 2: Nguyên nhân xuất hiện và sức hấp dẫn của phim truyền hình Hàn Quốc
đối với Việt Nam .................................................................................................................2
2.1. Nguyên nhân phim truyền hình Hàn Quốc xuất hiện tại Việt Nam ...................2
2.2. Sức hấp dẫn của phim truyền hình Hàn Quốc .....................................................4
Chương 3: Ảnh hưởng và tác động hai mặt của phim truyền hình Hàn Quốc đến văn
hóa đại chúng ở Việt Nam .................................................................................................5
3.1. Quá trình phát triển và những ảnh hưởng của phim truyền hình Hàn Quốc
đến văn hóa đại chúng ở Việt Nam ...............................................................................5
3.2. Tác động hai mặt của phim truyền hình Hàn Quốc đến văn hóa đại chúng ở


Việt Nam ..........................................................................................................................7
3.3. Hướng đi cho văn hóa Việt nhằm hạn chế các tác động tiêu cực .......................9
III. KẾT LUẬN ......................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................9
HÌNH ẢNH THAM KHẢO .................................................................................................10


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện ảnh Hàn Quốc hiện nay khơng cịn là một thứu xa lạ đối với người Việt Nam. Sở
dĩ ta có thể nói như vậy là vì trong 10 năm trở lại đây, bên cạnh sự xuất hiện nhiều công ty,
doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc, điện ảnh xứ Kim Chi đã thu hút được sự quan tâm
của khán giả Việt Nam, đặc biệt là khán giả trẻ. Bên cạnh các lĩnh vực khác trong văn hóa đại
chúng Hàn Quốc thì phim truyền hình là một lĩnh vực rất được chính phủ cũng như quần
chúng nước này quan tâm và đầu tư mạnh. Mức độ ảnh hưởng của phim truyền hình Hàn
Quốc tại Việt Nam là rất mạnh mẽ trong đời sống văn hóa, kinh tế và xã hội. Qua phim truyền
hình Hàn Quốc, bên cạnh việc truyền tải những nội dung tâm lý đời sống, tinh thần, gửi gắm
thông điệp và đem lại các bài học đối với con người thì nhiều khía cạnh đặc trưng của văn
hóa Hàn Quốc được truyền tải đến tất cả những người theo dõi phim truyền hình của Hàn
Quốc. Cũng qua đó mà văn hóa Hàn được quảng bá rộng rãi trên rất nhiều quốc gia, đặc biệt
với giới trẻ Việt Nam. Nhiều bạn trẻ cảm thấy u thích văn hóa Hàn quốc mà ngày càng mê
phim truyền hình cũng như văn hóa của Hàn Quốc. Có thể nói, làn sóng này đang gây ảnh
hưởng khơng nhỏ đến văn hóa Việt trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy mà đề
tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ về tính chất đặc trưng và nội dung truyền tải của
phim truyền hình Hàn Quốc, qua đó cũng làm rõ phim truyền hình Hàn Quốc có tác động như
thế nào đến Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nằm tìm hiểu chi tiết và kĩ càng phim truyền hình Hàn Quốc
có tác động như thế nào đối với văn hóa đại chúng ở Việt Nam. Chỉ ra các mặt lợi và hại của
hiện tượng này và Việt Nam đã tiếp thu được những giá trị tốt đẹp nào từ phim truyền hình

Hàn Quốc. Nếu qua phim truyền hình, văn hóa Hàn Quốc xâm nhập vào văn hóa đại chúng
Việt Nam thì trước ảnh hưởng của văn hóa nước ngồi, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam
trong đại chúng có bị biến đổi hay khơng hay là những văn hóa ấy có tạo nên xung đột gì với
văn hóa Việt Nam khơng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là phim truyền hình Hàn Quốc trong phạm vi
văn hóa đại chúng Việt Nam.

1


4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài là phương pháp phân tích
và tổng hợp lý thuyết, phân tích và tìm kiếm tài liệu, các lý thuyết chuyên ngành văn hóa đại
chúng.
II. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Khái niệm văn hóa đại chúng
“Văn hóa đại chúng là tất cả những gì phổ biến, thơng dụng xung quanh chúng ta
hàng ngày, khi bạn đi dạo trên đường hoặc ở trong phòng: xe hơi, âm nhạc, phim ảnh, truyền
hình, sách báo, trang phục. Những cái là chung, là phổ biến trong những nước khác nhau:
loại hình giải trí chung (phim, trị chơi truyền hình,...), thức ăn chung (fast food
McDonald’s, Coca Cola,...), mơn thể thao chung (bóng đá), âm nhạc chung (pop, rock…),
thời trang chung (Jean, Nike…).” [Brian Flagel]
1.2. Khái niệm phim truyền hình
Phim truyền hình hay phim bộ hoặc phim truyện (tiếng Anh Mỹ: television drama hay
television drama series; tiếng Anh Anh: dramatic programming, dịch nôm na là chính kịch
truyền hình) là các thể loại phim được sản xuất đại trà để phát sóng trên các kênh truyền
hình một cách rộng rãi.
1.3. Phim truyền hình Hàn Quốc

Phim truyền hình Hàn Quốc hay phim bộ Hàn Quốc – Korean Drama gọi tắt là phim Hàn
hay K-drama, là thể loại chính kịch truyền hình ở dạng phim ngắn tập được sản xuất tại
Hàn Quốc. Nhiều trong số các bộ phim này đã trở nên phổ biến khắp châu Á, với sự yêu
thích ngày càng tăng ở những nơi khác trên tồn cầu. Phim truyền hình Hàn Quốc đã đóng
góp vào hiện tượng chung của Làn sóng Hàn Quốc, cịn được gọi là Hallyu hay
DramaFever (Cơn sốt phim truyền hình) ở một số nước.
Chương 2: Nguyên nhân xuất hiện và sức hấp dẫn của phim truyền hình Hàn Quốc
đối với Việt Nam
2.1. Nguyên nhân phim truyền hình Hàn Quốc xuất hiện tại Việt Nam
Đầu tiên, phim truyền hình Hàn Quốc xuất hiện và trở nên phổ biến thành làn sóng
phim Hàn ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam là mục tiêu của làn sóng văn hóa Hàn Quốc
– Hallyu.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng về lịch sử, văn
hóa. Trong suốt chiều dài lịch sử, cả hai quốc gia đều chịu sự ảnh hưởng bởi văn hóa Trung
2


Hoa, nhưng vẫn ln giữ gìn được bản sắc dân tộc. Ngày 22/12/1992, Việt Nam – Hàn Quốc
chính thích thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau đó đến năm 2001, quan hệ hai nước được nâng
lên thành “Đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” và năm 2009 trở thành “Đối tác hợp tác chiến
lược”. Sự kiện này là kết quả của sự hợp tác lâu dài, bền vững của cả hai phía Việt Nam và
Hàn Quốc. Hallyu – làn sóng văn hóa Hàn Quốc xuất hiện ở Việt Nam tương đối sớm và đóng
góp lớn vào sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Văn hóa đại chúng Hàn Quốc được
tiếp nhận ở Việt Nam một cách sâu rộng hơn so với các quốc gia trong cùng khu vực như
Nhật Bản hay Trung Quốc. Qua Hàn lưu, phim truyền hình được hình thành và đang ngày
càng phát triển trong văn hóa đại chúng tại Việt Nam.
Nguyên nhân khiến phim truyền hình Hàn Quốc xâm nhập mạnh mẽ trong văn hóa đại
chúng ở Việt Nam xuất phát từ nhu cầu và mục đích của cả hai phía. Đầu tiên là phía Hàn
Quốc, đây là quốc gia có sự phát triển kinh tế, sau khi chuyển đổi chế độ xã hội sang dân chủ,
tự do thì đã tạo ra sự thay đổi về mặt nhận thức và nhu cầu trong văn hóa giải trí, thư giãn và

từ đó ngành cơng nghiệp văn hóa tại Hàn Quốc ngày càng được coi trọng và trong lĩnh vực
xuất khẩu văn hóa ra nước ngoài cũng nhận được sự ủng hộ và quan tâm hết mực từ chính
phủ Hàn Quốc, họ dọn đường cho các nghệ sĩ của họ nhằm mục đích tiếp thị văn hóa nước
nhà đến khắp mọi nơi trên thế giới. Dần dần việc quảng bá văn hóa đất nước trở thành chiến
lược mang tầm quốc gia đối với Hàn Quốc. Sau Thế vận hội 1988, các sinh viên du học nước
ngoài đã mang về những ý tưởng mới mà họ học tập được về các lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc,
truyền hình,… chúng trở thành tiền đề cho khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ Hàn Quốc, cùng
với những nỗ lực không ngừng họ đã tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá. Bên cạnh đó,
ngồi mục đích là quảng bá văn hóa nước nhà thì việc xuất khẩu văn hóa và cơng nghiệp văn
hóa cũng tạo nên tỷ trọng thu nhập quốc dân cho Hàn Quốc. Họ có nỗ lực và có những chiến
lược marketing chuyên nghiệp không ngại tốn kém cùng với sức mạnh truyền thông của quốc
tế đã giúp họ đạt những thành công lớn trong việc quảng bá văn hóa nước nhà. Và phim truyền
hình là một trong những chiến lược marketing để quảng bá văn hóa Hàn Quốc.
Ngun nhân từ phía Việt Nam ta, trước tiên nước ta là một nước đang phát triển và
trong quá trình này thì việc hội nhập quốc tế rất quan trọng. Khi Hallyu du nhập vào Việt
Nam sẽ tạo ra cơ hội giao lưu về văn hóa, từ đó tạo ra cơ hội giao lưu trên các lĩnh vực kinh
tế, xã hội,… thứ hai, con người Việt Nam mang tính học hỏi rất cao nên một khi có trào lưu
tốt, mang lại lợi ích về kiến thức quốc tế thì rất mong muốn được học hỏi để góp phần xây
dựng đất nước. Một phần là chúng ta dù là nước bạn hay nước mình thì vẫn sống chung một
3


địa cầu, một khi thấy nước bạn phát triển hơn, văn hóa của họ phổ biến và mở rộng hơn chắc
chắn sẽ tìm hiểu và học hỏi những cái hay từ nước bạn. Chính vì thế mà phim truyền hình
Hàn Quốc – một trong những lĩnh vực của Hallyu đã được xâm nhập và phát triển mạnh mẽ
trong văn hóa đại chúng Việt Nam.
Một nguyên nhân quan trọng không kém đó là sức hấp dẫn của nội dung, ý nghĩa và
chất lượng hình ảnh, âm thanh, chất lượng diễn viên được đầu tư kỹ càng và điều đó đã thu
hút và lôi cuốn đông đảo quần chúng theo dõi và ủng hộ, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay ở
Việt Nam. Bên cạnh đó trong thời đại cơng nghệ phát triển như hiện nay thì có rất nhiều

phương tiện phục vụ cho việc truyền tải cũng như tiếp thu cơng nghiệp văn hóa nên phim
truyền hình Hàn Quốc cũng được truyền tải một cách nhanh chóng và rộng rãi đối với quần
chúng.
2.2. Sức hấp dẫn của phim truyền hình Hàn Quốc
Đầu tiên là về thẩm mỹ, không chỉ đối với Hàn Quốc mà rất nhiều nước trên thế giới
coi ngoại hình là thứ đập vào mắt đầu tiên, nên từ khóa đầu tiên về phim truyền hình Hàn
Quốc phải là "đẹp". trong phim Hàn thì đẹp chính là vẻ đẹp của diễn viên. Diễn viên Hàn
Quốc, đặc biệt là các diễn viên chính, ln phải thật ưa nhìn. Họ đẹp cả khi khóc, gào thét,
mặt lấm lem hoặc máu me đầy người.
Tiếp đến là yếu tố văn hóa Hàn Quốc trong phim, đây có thể coi là tính giáo dục của
phim Hàn Quốc vì nó giáo dục người xem về văn hóa Hàn Quốc sao cho dễ dàng thấm nhuần
và không gượng ép. Ta dễ dàng thấy điều này khi xem một vài phim về cuộc sống hằng ngày
của Hàn Quốc, bạn cũng có thể thuộc làu một số nét văn hóa Hàn Quốc như quy tắc ứng xử
gia đình, ứng xử xã hội, ẩm thực, các di tích lịch sử, những danh thắng đẹp. Khi xem một
phim Hàn Quốc, khó có thể cưỡng lại cảm giác thèm ăn khi nhà làm phim liên tục lồng ghép
các món ăn nổi tiếng vào: thịt nướng, gà rán, kimchi, mì tương đen, canh kim chi...
Tiếp theo là tính sạch sẽ và dễ thương trong phim truyền hình Hàn Quốc, dù ngày càng
khai phá thêm đề tài bạo lực, hành động, giật gân khiến lượng phim 18+ dày lên, phim Hàn
Quốc nhìn chung vẫn được coi là "sạch sẽ" so với các phim truyền hình các nước phương
Tây. Phim lãng mạn, phim hài, phim chữa lành của Hàn Quốc đều phân loại độ tuổi thấp và
dễ tiếp cận với đông đảo khán giả. Phim Hàn ít có ngơn ngữ tục tĩu, cảnh giết chóc hay cảnh
nóng quá táo bạo. Nhiều phim Hàn Quốc được phủ kín bởi yếu tố dễ thương: từ trẻ con đến
người già, các đơi tình nhân trẻ tuổi, các món đạo cụ gắn bó với nhân vật chính, những trào
lưu đi kèm sau đó. Đến các bác sĩ phẫu thuật trong Hospital Playlist cũng tràn ngập sự dễ
4


thương khi họ trêu đùa, ăn uống, chơi nhạc cùng nhau. Phim gốc Squid Game bị chê bạo lực,
nhưng những clip hoạt hình ăn theo, được vẽ theo phong cách trẻ con, lại rất dễ thương.
Bên cạnh những yếu tố trên, trong phim truyền hình Hàn Quốc hịa trộn nhiều loại

hình: thời trang, âm nhạc, giáo dục. Có thể nói phim Hàn Quốc khơng chỉ là một bộ phim. Nó
có thể là một màn trình diễn thời trang (hãy xem Son Ye Jin trong Hạ cánh nơi anh), một
chương trình ca nhạc với nhiều bài hát đặc sắc (hoặc nhạc nền phim, hoặc do chính nhân vật
trình diễn trong phim), một chương trình giáo dục về một ngành nghề nào đó dù cịn sơ lược
và mơ mộng so với thực tế bên ngồi...
Ngồi ra thì cịn các yếu tố mang đến sức hấp dẫn nữa là về chất lượng sản xuất cao,
chủ đề thì xuyên biên giới và sự nở rộ của phụ đề, lồng tiếng trên nền tảng trực tuyến. Trình
độ sản xuất phim của Hàn Quốc đã rất phát triển sau hàng chục năm Làn sóng Hàn lan tỏa
khắp thế giới. Các phim Hàn có giá trị sản xuất cao, thiết kế sản xuất công phu, cốt truyện
căng thẳng (thường đầu tư lớn và tơn vinh vai trị của biên kịch), diễn xuất chất lượng... Đặc
biệt, phim Hàn Quốc rất chú trọng xây dựng nhân vật sao cho họ phải có sức lơi cuốn mạnh
mẽ với khán giả, biến nhân vật thành hình mẫu bạn trai, bạn gái, con dâu, con rể... trong mơ
của mọi nhà. Còn các diễn viên có cơ hội trở thành thần tượng quốc dân. Một nền phim ảnh
dễ lan tỏa khi theo đuổi những chủ đề phổ quát: gia đình, tình bạn và tình yêu. Phim Hàn
Quốc thường lồng ghép thêm các bối cảnh giai cấp, chính trị, xã hội để phim thêm kịch tính
nhưng cốt lõi vẫn xoay quanh những mối quan hệ nền tảng trên, bởi đó là những tình cảm mà
bất cứ ai cũng có thể đồng cảm. Hàng chục năm qua, phim Hàn Quốc vốn đã nổi tiếng với
các nước châu Á, nơi khán giả quá quen với việc xem phim thuyết minh, lồng tiếng hoặc đọc
phụ đề. Trong những năm gần đây, phim Hàn đã bắt đầu lan rộng đến phương Tây. Đỉnh điểm
thành công là Squid Game, bộ phim được dịch phụ đề sang 37 thứ tiếng và lồng tiếng ở 34
ngôn ngữ. Sức hút của phim Hàn Quốc ngày nay khiến những khán giả phương Tây - từng
chê bai phụ đề - cũng phải ngồi xuống và dán mắt vào màn hình đọc phụ đề để xem phim.
Chương 3: Ảnh hưởng và tác động hai mặt của phim truyền hình Hàn Quốc đến
văn hóa đại chúng ở Việt Nam
3.1. Quá trình phát triển và những ảnh hưởng của phim truyền hình Hàn Quốc đến
văn hóa đại chúng ở Việt Nam
Hiện nay rất nhiều khán giả là người Việt đã và đang bị cuốn hút theo những bộ phim
Hàn Quốc, tỷ lệ phim Hàn vẫn luôn giữ được vị trí cao trên màn ảnh Việt và được dự báo sẽ
tiếp tục tăng trong thời gian tới cùng với làn sóng Hallyu hiện nay. Cụ thể có thể thấy điều
5



này trên kênh VTV1 và VTV3 và một số kênh trên hệ thống kỹ thuật số. Các bài hát nhạc
phim tiếng Hàn cũng gây sốt và trở nên phổ biện trong nền âm nhạc Việt, một số bài yêu thích
được dịch sang tiếng Việt và cover lại bởi các ca sĩ và các bạn trẻ hiện nay. Xu hướng nghe
nhạc của giới trẻ Việt Nam hiện nay đang được chi phối bởi phim Hàn, đây chính là minh
chứng cho sự thâm nhập và ngày càng phát triển của phim Hàn tại nước ta, trở thành làn sóng
phim Hàn tại Việt Nam. Những bài hát và album nhạc phim được fan hâm mộ bỏ ra số tiền
lớn mua lại. Bên cạnh đó, tại Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh đã được phía Hàn Quốc trực
tiếp mở một rạp chiếu phim Diamon Cinema, là cụm rạp liên kết giữa Fafilm Việt Nam và
công ty liên doanh Good Fellas của Hàn Quốc. Tại rạp chiếu phim này, 90% là phim của Hàn
Quốc được chiếu, cịn phim nước ngồi chỉ chiếm 10%. Với số vốn đầu tư ban đầu là hơn 1
triệu đô la, sau ba tháng hoạt động rạp luôn đứng đầu về lượng người xem trên khắp rạp ở
thành phố Hồ Chí Minh và nhanh chóng thu lại vốn vì có thể chứng minh rằng phim Hàn
Quốc là một món ăn tinh thần hấp dẫn đối với công chúng.
Qua sức hấp dẫn của phim truyền hình Hàn Quốc, từ việc yêu thích phim, khán giả
người Việt cũng đã tiếp nhận và học theo ln các giá trị văn hóa của Hàn Quốc như phong
cách thời trang, kiểu tóc, lối trang điểm, ngôn ngữ và cả con người Hàn Quốc, ẩm thực Hàn,
văn hóa du lịch,… Cụ thể như trong mỗi bộ phim Hàn, khi diễn viên đó được khán giả u
thích thì kiểu tóc, quần áo và phong cách của người diễn viên đó sẽ được rất nhiều khán giả
Việt áp dụng ngay, dần dần trở nên phổ biến khắp Việt Nam.
Việt Nam đã từng có thời kỳ rộ lên mốt tóc ép nâu đỏ, mơi trầm, sau khi bộ phim “Ngơi
nhà hạnh phúc” được chiếu thì mốt áo lửng, guốc xuồng và tóc quăn đã thay những mốt trước
đó. Về phong cách trang điểm thì từ hình ảnh của Lee Young Ae trong bộ phim “Nàng Dae
Jang Kum”, phụ nữ Việt khơng cịn lối trang điểm sắc sảo với những gam màu lạnh như thời
trước mà đã đổi sang kiểu trang điểm nhẹ nhàng, thanh thốt. Cũng từ đó mà các dịch vụ thời
trang, chăm sóc sắc đẹp theo mẫu hình lý tưởng về vẻ đẹp từ các diễn viên Hàn Quốc phát
triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Từ vẻ đẹp của các diễn viên phim truyền hình Hàn Quốc mà
nhiều phụ nữ Việt Nam, cũng như Trung Quốc, Nhật Bản đã lấy vẻ đẹp đó làm mẫu hình lý
tưởng, cho đó là vẻ đẹp hồn hảo của người phụ nữ, từ đó mà tại Việt Nam cũng xuất hiện

các viện Beauty Salon Hàn Quốc chỉnh sửa ngoại hình và các tour du lịch thẩm mỹ đến Hàn
Quốc, những người phụ nữ này ao ước có một làn da mịn màng như Song Hye Kyo, mái tóc
sn mượt như Ju Ji Huyn, dáng vóc người mẫu như Lee Hyo Lee. Cũng qua đây mà mỹ
phẩm Hàn Quốc trở thành các sản phẩm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Cụ thể là không chỉ
6


giới trẻ hiện này, mà phụ nữ Việt Nam chỉ cần thấy nhãn hiệu có ghi “Made in Korea” thì đều
u thích và nhận định đó à sản phẩm tốt cho sắc đẹp. Nhiều cửa hàng bán và giới thiệu mỹ
phẩm Hàn Quốc ngập tràn trên đường phố Việt, từ các cửa hàng lớn với tư cách nhà đọc
quyền mỹ phẩm Hàn Quốc Debon, Lacvert đến những gian hàng nhỏ bé. Năm 2000, LG
chiếm vị trí số 2 đối với các loại sản phẩm và vị trí số 3 đối với mỹ phẩm nói chung trên thị
trường Việt Nam.
Bên cạnh mỹ phẩm Hàn Quốc thì thời trang mang phong cách Hàn Quốc cũng được
phổ biến tại Việt Nam với các thương hiệu như Deco, Wolsey, Lancy, Lee Kwang Hee,…
Các cửa hàng thời trang mang phong cách của các diễn viên Hàn thì thường lấy tên liên quan
đến phim, diễn viên Hàn Quốc. Một mẫu thời trang Hàn quốc nổi bật và được rất nhiều bạn
trẻ Việt Nam u thích đó là Hanbok – trang phục truyền thống của người Hàn, trang phục
này xuất hiện rất nhiều và đa số đều sẽ xuất hiện trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc.
Bên cạnh thời trang thì kiểu tóc và phụ kiện thời trang mang phong cách phim Hàn cũng rất
được ưa chuộng tại Việt Nam. Ví dụ như một số kiểu tóc giống WonBin, Bae Young Jun, Lee
Byung Hun…. Hay những phụ kiện như kẹp tóc, nơ, túi xách, kính, giày,… cũng được quy
theo phong cách Hàn Quốc.
Ngồi ra khi nói về sự ảnh hưởng của phim Hàn đối với Việt Nam thì có thể nói đến
xu hướng phim tại Việt Nam cũng được làm theo hướng và nội dung như phim Hàn, hay có
nhiều bộ phim Việt Nam mua lại bản quyền Hàn Quốc và được sản xuất lại bởi người Việt
cung với các diễn viên đều là người Việt. Mặc dù việc này có mặt tốt là sự học hỏi và mong
muốn phát triển phim truyền hình Việt giống với sự thành cơng của phim truyền hình Hàn
Quốc nhưng không thể phủ nhận rằng bản gốc của Hàn vẫn ln được u thích hơn, nhiều
khán giả người Việt có nhận xét rằng: diễn viên thì có đẹp, chất lượng hình ảnh phim cũng

ổn nhưng khi phim được sản xuất lại thì cứ như các nhân vật đang đọc lại từ kịch bản, không
được tự nhiên và không đem lại cảm xúc cho người xem như bản gốc của Hàn Quốc.
3.2. Tác động hai mặt của phim truyền hình Hàn Quốc đến văn hóa đại chúng ở
Việt Nam
Phim truyền hình của Hàn Quốc thì ngồi việc quảng bá về văn hóa thì những bộ phim
cịn được người xem nhớ tới bởi những ca khúc với hình ảnh của các diễn viên có ngoại hình
đẹp, có cá tính. Và đặc biệt là điện ảnh Hàn Quốc thường mang những thông điệp mang tính
giáo dục cao đối với con người. Chính vì những điều đó mà Hàn lưu được tiếp biến mạnh mẽ
trong văn hóa đại chúng ở Việt Nam.
7


Mặt tích cực mà phim truyền hình Hàn Quốc mang lại là giới trẻ Việt Nam đã hiểu rõ
hơn về bản thân mình, đặc biệt là tình yêu trong lứa tuổi của mình, chủ đề mà Việt Nam trước
đây chưa hề khai thác. Từ đây các bậc cha mẹ Việt Nam cũng cảm thấy cần quan tâm đến đời
sống riêng tư của con cái hơn và một số cha mẹ, con cái cũng có lúc so sánh vai trị của bản
thân trong cuộc sống gia đình hơn qua văn hóa Hàn Quốc trong phim truyền hình Hàn Quốc.
Hay tính chất tình yêu trong những bộ phim Hàn Quốc thường là những tình cảm thuần túy,
bị chi phối bởi tâm lý lứa tuổi, tình yêu trong phim Hàn mang màu sắc nhẹ nhàng, trong sáng
và lãng mạn không giống những bộ phim Việt Nam. Điều này làm cho các bạn trẻ Việt Nam
cảm thấy thích thú và số lượng người Việt theo dõi phim Hàn ngày càng đông đảo.
Theo Kim Young Chan (2008), cán bộ của một đài truyền hình tại Việt Nam cho biết:
“Thời gian phát sóng phim truyền hình Hàn Quốc của các đài truyền hình tại Việt Nam bình
quân lên tới khoảng 4 tiếng mỗi ngày và đạt tỉ lệ khán giả rất cao. Ngoài ra, phim truyền hình
Hàn Quốc chiếm tỉ lệ 20% tổng số các chương trình nước ngồi của thị trường phim truyền
hình khu vực mua bán và tỉ lệ này đã tăng vọt lên tới 41% vào đầu năm 2006.”
Theo Seo Dong Hoon (2007: 22), phim truyền hình Hàn Quốc đang tiếp tục được hâm
mộ và chiếm khoảng 10% tổng số phim truyền hình được phát sóng tại Việt Nam. Có thể nói,
hầu như khơng có người Việt Nam nào chưa xem phim Hàn Quốc. Hầu hết các kênh giải trí,
văn hóa đều chiếu phim truyền hình Hàn Quốc ở nhiều khung giờ khác nhau, đặc biệt vào cả

các “khung giờ vàng” của các đài truyền hình trên cả nước.
Qua ảnh hưởng từ phim truyền hình Hàn Quốc thì giới trẻ Việt Nam ngày nay đã chủ
động thể hiện những hành động trong tình u lứa đơi và tình u thương gia đình. Qua phim,
người Việt cũng đang dần học cách sống của người Hàn. Nghiên cứu thông qua rất nhiều kênh
giao lưu, phim ảnh, trong công ty, trong các buổi giao lưu văn hóa nghệ thuật, trong mơi
trường làm ăn kinh doanh v.v...người Việt Nam đã biết đến và phần nào hiểu được đặc trưng
và tính cách của con người Hàn Quốc và đang dành một tình cảm yêu mến lớn đối với người
Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu này cũng phản ảnh đúng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
Hàn - Việt trên cả góc độ chính phủ và nhân dân. Và không thể phủ nhận rằng để xây dựng
được những tình cảm tốt đẹp như thế này có phần đóng góp khơng nhỏ của làn sóng phim
truyền hình Hàn Quốc và cả làn sóng Hallyu. Có thể nói rằng phim truyền hình của Hàn Quốc
đã mang đến Việt Nam những hình ảnh tốt đẹp nhất về đất nước và con người ở xứ sở Kim
Chi này.

8


Song song với mặt tích cực ấy thì cũng có một số mặt tiêu cực. Văn hóa Việt Nam dần
trở nên lu mờ trong giới trẻ hiện nay, bây giờ họ chủ yếu nghe nhạc Hàn, xem phim Hàn. Học
cách ăn mặc đi đứng và học tập của người Hàn, ăn món ăn Hàn Quốc, học tiếng Hàn Quốc,
học theo văn hóa Hàn. Thậm chí có trường hợp gần đây là tình trạng fan cuồng thái quá những
nghệ sĩ, diễn viên Hàn Quốc. Thay vì để thời gian học tập họ lại chăm chỉ online cập nhật tin
tức về thần tượng. Họ tiêu tốn nhiều tiền vào poster, vé xem show của thần tượng, hay là tặng
quà cho thần tượng,… kéo dài hiện tượng này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả học tập.
3.3. Hướng đi cho văn hóa Việt nhằm hạn chế các tác động tiêu cực
Bên cạnh việc đem lại rất nhiều điểm tích cực trong văn hóa Việt Nam thì phim truyền
hình Hàn Quốc cũng mang đến một số mặt tiêu cực. Để hạn chế điều đó thì Việt Nam cần có
hướng đi đúng khi mà văn hóa Hàn Quốc qua phim truyền hình Hàn đang xâm nhập một cách
ồ ạt và mạnh mẽ đến văn hóa đại chúng Việt Nam. Nhiệm vụ quan trọng nhất là cần phải phát
huy và phát triển hơn nữa văn hóa Việt Nam. Chúng ta có thể xem văn hóa đại chúng mà làn

sóng phim truyền hình Hàn Quốc đem lại là một phần bổ khuyết cho những khuyết điểm của
văn hóa Việt và xem đây là kinh nghiệm cần học hỏi để tăng cường khả năng tư duy và sáng
tạo trong văn hóa đại chúng Việt. Chúng ta có thể sàng lọc và lựa chọn những kinh nghiệm
có thể học hỏi từ sự thành cơng của phim truyền hình Hàn Quốc cuarphats triển văn hóa Việt
Nam.
III. KẾT LUẬN
Phim truyền hình Hàn Quốc là một trong những lĩnh vực được qđầu tư và phát triển
thành công nhất trong ngành công nghiệp văn hóa tại Hàn Quốc. Việt Nam là một khách thể
đã nhận được sự ảnh hưởng lớn từ phim truyền hình Hàn Quốc, cụ thể là về văn hóa ứng xử,
ăn mặc,… trong văn hóa Hàn Quốc. Phim truyền hình của xứ sở kim chi này đã trở nên phổ
biến trong văn hóa đại chúng ở Việt Nam đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những
mặt tích cực mà phim mang lại thì cũng tồn tại một số mặt tiêu cực và chúng ta cần có những
phương hướng nhằm hạn chế những mặt tiêu cực ấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
/>2. Nguyên nhân làn sóng phim Hàn lan tỏa
/>9


3. Lâm Vũ, Ảnh hưởng của phim Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam: Rõ tính hai mặt
/>4. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc tại Việt Nam
/>HÌNH ẢNH THAM KHẢO

Hình 1. Hospital Playlist
/>
Hình 2. Squid game
/>10


Hình 3. Lee Young Ae trong phim Nàng Dae Jang Geum

/>
Hình 4: WonBin
/>11


Hình 5. Song Hye Kyo
/>
Hình 6. Kiểu tóc Ju Ji Huyn
/>
12



×