Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.03 KB, 4 trang )

Bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm hệ thống các cơ quan từ trung ương tới
địa phương, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Hiến pháp năm 2013 quy định 06 nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam: Nguyên tắc chủ quyền
nhân dân; nguyên tắc quyền lực thống nhất; nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa; nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân; nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo; nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là ngun tắc cơ bản, đóng vai trị là tư tưởng chỉ
đạo, xuyên suốt trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội của Đảng
và Nhà nước. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng được tổ chức thực hiện
trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này. Được quy định tại Khoản 1, Điều 8
Hiến pháp năm 2013 “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp
luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ” thể hiện sự đảm bảo tập trung quyền lực nhà nước vào tay chủ thể quản lý điều
hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách pháp luật một cách thống nhất nhằm phát huy
trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, tăng hiệu quả hoạt động của cơng tác quản lý
hành chính.
Nội hàm của nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm hai ý, đó là “tập trung” và
“dân chủ”. Tập trung có nghĩa là quyền lực nhà nước thống nhất, cơ quan quyền lực
cao nhất là Quốc hội (Điều 69 – Hiến pháp 2013). Quốc hội là cơ quan có tồn quyền
quyết định mọi hoạt động từ chính trị, kinh tế, xã hội. Mặt tập trung thể hiện rõ trong
hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Những chủ
trương, chiến lược và sự lãnh đạo tập trung ở trung ương, sự thống nhất pháp luật bằng
sự tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, sự kiểm tra giám sát trong quá trình thực thi
quyền lực nhà nước. Về mặt dân chủ được thể hiện nhân dân là chủ và nhân dân làm
chủ. Việc tham gia quản lý nhà nước vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của nhân dân. Bản
chất của nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân (Điều 2 – Hiến
pháp 2013). Dân chủ là những vấn đề quan trọng phải được ra thảo luận, quyết định
theo đa số. Cơng dân có quyền thamm gia quản lý nhà nước và xã hội,, tham gia thảo
luận và kiến nghị với cơ quan nhà nnuowsc về các vấn đề của cơ sở, của địa phương
và cả nước. Điều đó thể hiện tính dân chủ trong quản lý và điều hành của bộ máy nhà




nước: quyền tham gia bầu cử, quyền quản lý nhà nước, quyền kiến nghị, quyền sống,
tự do, độc lập, hạnh phúc, …
1. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có một trung tâm quyền lực chính trị điều hành,
chỉ đạo chung. Các cơ quan quyền lực nhà nước được tổ chức thành lập theo ngun
tắc bầu cử phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Quốc hội là cơ quan có quyền
lập pháp. Chính phủ có quyền hành pháp, bao gồm chức năng hành pháp và chức năng
quản lý nhà nước. Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, triển khai pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên
nguyên tắc tập trung dân chủ. Tòa án là cơ quan thực hiện tư pháp. Mọi vấn đề quan
trọng về chính trị, kinh tế, xã hội đều phải được cơ quan quyền lực nhà nước ở trung
ương quyết định thông qua, thông qua trưng cầu dân ý để đảm bảo tính dân chủ, minh
bạch. Những vấn đề quan trọng của các cơ quan nhà nước phải được đưa ra thảo luận
tập thể và quyết định theo đa số. Biểu hiện của tập trung là thống nhất ý kiến, dân chủ
là việc đóng góp ý kiến của đa số, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp
trên, địa phương thực hiện theo mệnh lệnh của trung ương.
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động:
Hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước phải được phân cấp phân quyền,
có thẩm quyền rõ ràng giữa các cơ quan, giữa lãnh đạo với cơ quan, với nhân dân.
Những chủ trương, chiến lược và sự lãnh đạo của trung ương có tính bắt buộc đối với
địa phương, tập trung quyền lực vào cơ quan cấp trung ương, đồng thời phát huy được
sự chủ động sáng tạo trong việc thực hiện chủ trương, chiến lược của các cấp địa
phương, phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế ở mỗi địa phương. Các cơ quan ở
địa phương phải phục tùng, chịu sự kiểm tra giám sát của của cơ quan nhà nước ở
trung ương.
Ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp luôn là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân cùng cấp nên UBND thực hiện nghị quyết của HĐND, báo cáo và chịu trách
nhiệm trước HĐND và chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐND trong hoạt động của

mình. Tính dân chủ cịn thể hiện việc HĐND trao quyền chủ động sáng tạo cho UBND
trong việc thực hiện, chỉ đạo thực hiện pháp luật và nghị quyết của HĐND. Các cơ
quan quyền lực nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các cơ quan


hành chính nhà nước ở địa phương mà tạo điều kiện tốt nhất để các cơ quan hoàn
thành nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước (mối quan hệ song trùng trực thuộc).
Nguyên tắc tập trung dân chủ từ lâu đã được Nhà nước Việt Nam xác lập là nguyên tắc
quan trọng trong bộ máy nhà nước. Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật liên quan
khẳng định vị trí và vai trò của nguyên tắc này.
Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn tồn tại một số hạn chế như tính dân chủ giả hiệu, quyền
lực vẫn tập trung ở trung ương, địa phương ôm đồm quyền lực làm giảm hiệu quả hoạt
động của bộ máy nhà nước nói chung. Ngồi ra, tính lộng quyền, lạm dụng quyền lực
cịn khá rõ nét trong bộ máy nhà nước và chính quyền địa phương hiện nay, tạo quyền
lực nhóm, phân chia nội bộ lực lượng, bè cánh, triệt tiêu lẫn nhau.
Để đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy nhà nước được phát huy, thực
hiện tốt, cần phải đảm bảo một số yếu tố sau:
Một là, bộ máy nhà nước phải do nhân dân là chủ và làm chủ thực sự, thực sự là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ cơ chế bầu cử, trong quá trình hoạt động, bộ
máy nhà nước và chính quyền địa phương phải hoạt động công khai, minh bạch, đảm
bảo sự kiểm tra, giám sát thường trực, thường xuyên của nhân dân.
Hai là, xây dựng bộ máy nhà nước, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh, để
đảm bảo mỗi cán bộ công chức tận tâm tận tụy với cơng việc, có đạo đức với nghề
nghiệp, tuân thủ theo đúng những nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước nói
chung và nguyên tắc tập trung dân chủ nói riêng
Ba là, mỗi quyết định của cấp trung ương có tình bắt buộc đối với cấp địa phương, địa
phương phải thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp phải những hạn chế,
vướng mắc, địa phương, cấp dưới có quyền phản ánh, kiến nghị để điều chỉnh sao cho
phù hợp với tình hình thực tế.
Bốn là, đảm bảo việc kiểm tra giám sát của cấp trên được đúng trình tự, thủ tục, được

rõ ràng, minh bạch, tránh hiện tượng bao che.
Năm là, các quyết định của các cơ quan bộ máy nhà nước phải được bàn bạc rộng rãi,
công khai, quyết định theo đa số, tránh trường hợp tùy nghi, cá biệt, đặt tính quy kết
trách nhiệm cho người đứng đầu, lãnh đạo.
Sáu là, việc phân cấp phân quyền từ trung ương tới địa phương trên cơ sở tôn trọng
thẩm quyền của nhau, cần xây dựng vững mạnh, hồn thiện dần là chính quyền của
dân do dân và vì dân.


Bảy là, cần xây dựng bộ máy nhà nước và chính quyền địa phương tinh gọn, đơn giản
mà hiệu quả, giao nhiều quyền hành cho cấp dưới, giúp quyền lực được tập trung
thống nhất.
Nhìn chung, nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc quan trọng
và cơ bản nhất trong bộ máy nhà nước nước ta. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa hai mặt
tập trung và dân chủ cần được thực hiện phối hợp nhịp nhàng. Mối quan hệ biện chứng
tác động qua lại giữa hai mặt tập trung và dân chủ mới đảm bảo sự hoạt động hiệu quả
của bộ máy nhà nước.



×