Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

VĂN HÓA NHÀ Ở CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN VÙNG TÂY NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 20 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

VĂN HĨA NHÀ Ở CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN VÙNG TÂY NAM
BỘ

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam với đường bờ biển dài ba nghìn hai trăm sáu mươi ki-lomét, với những đặc điểm tự nhiên và phong tục tập quán đặc trưng riêng của
từng vùng, từng dân tộc. Từ đó cũng hình thành kiến trúc nhà ở riêng cho
mỗi vùng, miền.
Nhà ở nói nơm na là nơi để ở, sinh sống của cá nhân hoặc tập thể gia đình.
Ngồi việc để tránh mưa tránh nắng thì nhà cịn mang ý nghĩa rất cao cả về
tinh thần. Người xưa hay có câu “ an cư lạc nghiệp” ý nói người đàn ơng
trước hết phải xây nhà, lấy vợ ,sau mới lập được nghiệp lớn.
Nhưng với từng thời kỳ khác nhau, thì kiến trúc nhà ở cũng dần thay đổi.
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển,nhu cầu của con người ngày càng được
nâng cao,cộng với đó là xu thế tồn cầu hóa dẫn đến văn hóa của các nước
cũng theo đó du nhập vào nước ta, làm cho nền kiến trúc nước ta có sự thay
đổi lớn ngay cả trong kiến trúc nhà ở nói chung và nhà ở vùng Tây Nam bộ
nói riêng. “Nhà ở” là thứ ln đi đơi với sự tồn tại và phát triển của con
người. Tìm hiểu về quá trình phát triển kiến trúc nhà ở của một vùng nào đó
là con đường đơn giản nhất để nâng cao vốn hiểu biết về lịch sử phát triển và
con người của vùng đất đó. Vì thế, em đã chọn đề tài “Văn hóa nhà ở của
người bình dân vùng Tây Nam bộ” với mong muốn có thể hiểu rõ hơn về kiến
trúc nhà ở của người bình dân nơi đây, đồng thời để giới thiệu đến mọi người
về quá trình phát triển cũng như nét đặc trưng của kiến trúc nhà ở miền Tây
Nam bộ từ góc nhìn văn hóa.
2



NÔI DUNG
CHƯƠNG I : Sơ lược về vùng Tây Nam Bộ

Hình 1 : Bản đồ các tỉnh Tây Nam bộ. Nguồn Internet.

3


Vùng Tây Nam Bộ, hay còn được gọi là vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long,miền Tây, là vùng cực nam của Việt nam, có điện tích hơn 40 nghìn kilo-mét vng, nằm liền kề vùng Đơng Nam bộ, phía Bắc giáp với Cam- puchia, phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan, phía Đơng giáp với biển Đơng, bao
gồm 12 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu
Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau)
và 1 thành phố (Cần Thơ) trực thuộc Trung Ương. Là vùng nằm trong lưu
vực sông Mê Kông và ở vào trung tâm gió mùa nhiệt đới của Châu Á nên
vùng Tây Nam bộ có hai mùa mưa, khơ rõ rệt với hai hướng gió chính là
Đơng-Bắc và Tây Nam. Dân cư ở đây chủ yếu là người Kinh và các dân tộc
như người Khmer, người Chăm theo đạo Hồi, và người Hoa, nhưng tộc người
chủ thể và có vai trị quyết định sự phát triển của vùng đất này là người Việt.
Các tộc người này sống với nhau khá hịa thuận và chưa từng có cuộc chiến
tranh nào về sắc tộc diễn ra giữa họ. Cư dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng
nông nghiệp trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản. Đây là một trong những
vựa lúa lớn nhất cả nước (chiếm hơn 50% diện tích lúa cả nước), và cũng là
vùng có diện tích ni trồng thủy sản lớn( với 71% diện tích cả nước). Ngồi
ra, vùng này cịn nổi tiếng với đặc sản là những vườn cây ăn quả đa dạng về
số lượng và chất lượng. Không những thế, nghề nuôi vịt đàn ở nơi đây cũng
rất phát triển ở một số tỉnh như Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà
Mau,..Và ở một số nơi đất đai bằng phẳng nghề ni bị cũng rất phổ biến.
Ngày nay, với sự phát triển các loại hình kinh tế mới, du lịch cũng được xem
là một trong những cái nghề kiếm cơm của người dân nơi đây.

CHƯƠNG II: Văn hóa nhà ở của người bình dân vùng Tây Nam bộ
1. Vài nét về văn hóa cư trú của người bình dân miền Tây Nam Bộ

4


Do được hình thành và phát triển bởi sự bồi đắp của hệ thống sông Mê Kông
nên vùng Tây Nam bộ có địa hình bằng phẳng, phù sa màu mỡ, có hệ thống
sơng ngịi dày đặt và sự đa dạng về môi trường sinh thái tự nhiên . Và cùng
với đó chính là sự hình thành đa dạng các loại hình cư trú khác nhau như cư
trú ven sơng, rạch; cư trú trên giồng, trên cù lao, hoặc giữa vườn cây,..Khác
với cư dân vùng Châu Thổ Bắc Bộ đắp đê phòng lũ, người dân vùng Tây
Nam Bộ lại đào các con mương, con kênh để dẫn nước từ sông vào ruộng lúa
và vườn cây ăn trái phục vụ cho việc canh tác, tưới tiêu . Mặt khác, đây là
vùng đất được hình thành trong quá trình di cư, khai hoang lập địa của những
con người từ mọi vùng đất khác nhau đến đây với khát khao và dũng khí
mạnh mẽ. Họ là những con người nghèo khổ từ những vùng đất khác nhau
với tinh thần đầy dũng khí, họ đến với vùng đất này với cùng một hy vọng về
một cuộc sống mới. Vì vậy mà họ xem nhau như anh em như máu mủ, họ
giúp đỡ lẫn nhau, sống hịa đồng với nhau như câu nói “ bán anh em xa, mua
láng giềng gần”. Có lẽ vì đều là những con người nghèo khổ, khơng cịn gì để
mất phải tha hương để mưu sinh, cùng nhau trải qua cuộc đấu tranh cải tạo
thiên nhiên nên từ sâu bên trong họ ta thấy được một chút gì đó sự gan góc,
sự nhiệt tình và cả tính năng động, thích nghi tốt với mơi trường tự nhiên. Từ
đó hình thành nên tính cách đặc trưng của người dân vùng này đó là sự năng
động, cởi mở,hào phóng, nhiệt tình, khống đạt, trọng tình trọng nghĩa.
Chính từ sự đa dạng về sinh thái đó, và các đặc trưng của từng tộc người sinh
sống ở đây đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng,
cũng như là sự phong phú trong kiến trúc nhà ở. Kiến trúc nhà ở nơi đây vừa
thể hiện được khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên của cư dân nơi

đây, đồng thời mang nét đặc trưng vốn có của vùng đất màu mỡ này. Về tổ
chức đời sống ở đây cũng khác khác biệt so với đồng bằng Bắc bộ, đồng
bằng Bắc bộ do mật độ dân số cao và diện tích đất ở chật hẹp nên con người
thường sống quây tụ lại thành từng cụm, còn làng xã ở đồng bằng Nam bộ ,
do đất đai rộng rãi, nhiều bãi sình nên phải chọn những nơi khơ ráo để xây
5


nhà vì vậy mà khơng có giới hạn khơng gian chặt chẽ. Đa phần các làng xã
nơi đây được hình thành dọc theo các con sông, hoặc kênh rạch nhằm thuận
tiện cho giao thông đi lại và giao lưu buôn bán miền sông nước. Nhà thường
hướng mặt ra sông , có sân trước phơi thóc lúa và thường thì nhà nào cũng có
ghe, thuyền để đi lại do xung quanh có nhiều kênh rạch.
2. Khái niệm chung về nhà ở
Nhà ở là loại cơng trình gắn liền với q trình thích nghi với mơi trường tự
nhiên của con người. Nó đảm bảo cho con người có nơi trú ẩn, tránh được
thú dữ, mưa gió. Theo q trình phát triển của xã hội, nhà ở dần được phát
triển, nó khơng cịn đơn thuần là nơi trú ẩn nữa mà còn là cơ sở để bảo vệ nòi
giống và còn là nơi để sản xuất kinh tế quy mơ gia đình.
3. Kiến trúc nhà ở vùng Tây Nam bộ

6


Cùng là nơi để ở, sinh hoạt đời sống gia đình, nhưng với đặc trưng vùng
miền khác nhau sẽ dẫn kiến trúc nhà ở và nguyên vật liệu xây nhà cũng khác
nhau. Điển hình như việc xây nhà phải phù hợp với điều kiện địa hình mà cất
nhà trên đất giồng hay mé sơng; khí hậu; khả năng tài chính để xây lớn hay
nhỏ, nhà tường hay nhà lá; và đặc biệt là dựa vào văn hóa phong tục của từng
vùng để chọn hướng nhà cho phù hợp. Khuôn viên ngơi nhà Nam bộ có cấu

trúc đơn giản, hướng nhà thường quay theo hướng có thể thuận lợi nhất cho
cuộc sống và làm ăn, nhà cửa thường gắn liền với thửa ruộng, mảnh vườn. Vì
là vùng đồng bằng màu mỡ, ruộng ở đây thường để trồng lúa, vườn chủ yếu
để trồng cây ăn trái, còn sân láng xi măng,lát gạch tàu để phơi thóc lúa, phơi
củi hoặc đặt một vài chậu kiểng để trang trí, vài ba cây ớt cây hành, cũng có
khi là cây mít hay cây xồi ở góc sân để lấy bóng mát. Ở một số nhà, người
ta còn trồng giàn bầu, giàn mướp trước sân nhà vừa để cung cấp rau quả vừa
làm giảm đi cái nắng chói chang. Mép ngồi của sân trước thường được đặt
một cái bàn thiên để thờ trời, mép trong là hàng ba nhằm làm dịu đi ánh
sáng , nắng rọi và tránh mưa tạt vào nhà vì nơi đây thường có cường độ nắng
nóng cao. Phía sau nhà thường sẽ là một vườn cây ăn trái, nhà xí, hồ chứa
nước để sinh hoạt, sàn nước để giặt giũ, tắm rửa và chuồng ni gia súc, gia
cầm. Tồn bộ khn viên nhà thường được bao quanh bởi các mương dẫn
nước vào vườn hoặc hàng rào kẽm vì lối sống cởi mở, phóng khống nên
việc làm hàng rào ở đây chỉ để tượng trưng chứ không kiên cố. Cổng cũng
vậy, người ta làm cổng là để trang trí, đơi khi khơng cần đóng, cổng được
làm bằng tre hoặc thậm chí chỉ là hai cây bơng giấy hay bơng dâm bụt uốn
vịm tạo thành cổng. Hai bên lối dẫn vào nhà có thể là hàng dừa, hàng cau
hoặc các loại cây kiểng tạo nên một khung cảnh hữu tình. Tuy nhiên, đó chỉ
là khái quát chung về khuôn viên nhà ở vùng này , ngoài ra, tùy vào điều
kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình mà có sự điều chình cho phù hợp.

7


Hình 2: Nhà Cổ ở Cù Lao Ơng Hổ. Nguồn Internet.
Điều kiện khí hậu ổn định, ít giơng bão, đất đai rộng lớn, phù sa màu mỡ, từ
đó đã hình thành nên các loại hình nhà ở đa dạng, từ nhà lá, nhà tường, đến
nhà nổi, nhà bè, nhà sàn chống lũ.
3.1Một số loại hình nhà ở phổ biến ở vùng Tây Nam bộ

Các loại hình nhà ở của Đồng Bằng Nam bộ đa số được hình thành theo
điều kiện địa hình, ở các nơi có địa hình bằng phẳng, gị cao sẽ là những căn
nhà tường, mái ngói phổ biến và nhà lá; còn ở các nơi trũng thấp dễ ngập lụt
thì sẽ là những căn nhà sàn chống lũ; và thậm chí cịn có các loại hình nhà ở
trên sông như nhà nổi, nhà bè; và nhà lưỡng cư ven sơng.
3.1.1 Nhà tường, nhà mái ngói truyền thống
Nhắc đến kiến trúc Nam bộ là không thể không nhắc đến những ngơi nhà
tường mái ngói với ba gian hai chái như nhà Chữ Đinh, nhà Thảo Bạt, nhà
Xếp Đọi, nhà Bát Dần,.. Nhà chữ Đinh là dạng nhà được thiết kế theo hình
8


dạng chữ “ Đinh” trong Hán tự. Là kiểu nhà phân bố một căn ngang và một
căn xuôi liền vách, gồm hai căn chính là nhà trên (nằm ngang) và nhà
dưới(nằm xuôi), cửa nhà cùng hướng ra một hướng và chung mái hiên trước.
Dạng nhà này có phần tương đồng với kiến trúc nhà chữ Đinh ở miền Trung,
và miền Bắc do có nhiều di dân từ đó vào, tuy nhiên, tuy nhiên nhà ở Nam bộ
vẫn một phần nào đó mang cốt cách, đặc trưng của con người Nam bộ. Đất
rộng nên nhà ở đây thường được xây với quy mô lớn hơn so với ở đồng bằng
Bắc bộ, và khơng bị bó buộc bởi luật lệ của quan lại thời phong kiến như ở
miền Trung. Thường thì nhà trên của nhà chữ Đinh sẽ được xây rộng rãi,
nghiêm trang với vị trí ưu tiên nhất vì đây là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, là bộ mặt
của ngôi nhà để tiếp đãi khách khứa và là nghỉ ngơi của gia chủ. Tùy theo sở
thích mà gia chủ có thể bày trí nội thất trong nhà nhưng điều cơ bản mà căn
nhà trên phải có đó là bàn thờ gia tiên, bộ bàn ghế chính giữa, hai bên là bộ
phản hoặc đi văng. Nhà được xây với bốn mái có đầu hồi, kèo và địn tay
được liên kết với nhau bằng kỹ thuật guốc chèo không cần dùng đinh, mái
nhà cao, thơng gió, được lợp bằng ngói âm dương, nền là nền gạch tàu hoăc
gạch bông đối với những nhà khá giả, các chi tiết trong nhà được chạm khắc
hoa văn khá tỉ mỉ. Phần nhà dưới là nơi sinh hoạt hàng ngày của gia chủ như

nấu nướng, ăn uống, và là nơi chứa thóc, lúa. Nhà dưới khơng được xây trang
nghiêm như nhà trên nhưng là thành phần khơng thể thiếu trong mỗi ngơi nhà
chữ Đinh. Vì có diện tích lớn và vật liệu có giá thành cao nên vào thời xưa
dạng nhà này thường chỉ xây ở những gia đình trung lưu khá giả, và quan lại,
địa chủ, tuy nhiên, sau đó nhà chữ Đinh trở nên khá phổ biến với nhiều biến
thể hiện đại khác nhau, tùy theo điều kiện của từng gia đình.Nhà chữ Đinh
ngày nay thường được xây theo lối kiến trúc và vật liệu hiện đại, nên các chi
tiết cũng khơng cịn giống với kiểu nhà chữ Đinh truyền thống nữa, cột gỗ
trong nhà cũng được thay thế bằng cột xi măng, mái có thể là tơn và các họa
tiết chạm khắc trong nhà cũng được tiết chế khá nhiều. Và do xã hội phát
triển, mật độ dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng đắt đỏ, “tấc đất,tấc
9


vàng” đã làm cho các biến thể nhà chữ Đinh khơng cịn rộng như kiểu kiến
trúc truyền thống nữa.

Hình 3: Nhà Chữ Đinh Tây Nam Bộ. Nguồn Internet.
Nhà Thảo Bạt là dạng nhà có hàng hiên trước nhà được xây khá rộng để tận
dụng cho việc bn bán; cịn nhà Bát Dần là nhà có hai chái được mở rộng ra
hai phía để làm nơi ngủ nghỉ, bếp ăn và kho chứa lương thực lúa gạo.
Ngoài những dạng nhà truyền thống trên, thì ngày nay với q trình đơ thị
hóa , và đời sống kinh tế xã hội của người dân ngày càng ổn định, đã dần
hình thành một dạng nhà mới với kiến trúc hiện đại , tiện lợi hay còn được
gọi với cái tên “nhà cấp bốn”. Nhà cấp bốn là dạng nhà tường với kết cấu đa
dạng như nhà cấp bốn mái thái, mái bằng, mái nông thôn,..được phổ biến
rộng rãi và được nhiều người lựa chọn làm nơi ở của mình. Ở một số tỉnh và
thành phố có đời sống phát triển hơn, cịn hình thành dạng nhà chung cư, nhà
phố trong các khu đô thị mới , là kết quả của q trình cơng nghiệp hóa hiền
đại hóa của vùng.


10


Hình 4: Nhà Cấp 4 mái bằng. Nguồn Internet
3.1.2 Nhà mái lá miền Tây

Hình 5: Nhà lá dừa miền Tây. Nguồn Internet
Với cường độ nắng nóng cao và giờ nắng kéo dài , cư dân nơi đây đã có
nhiều cách ứng phó khác nhau, tuy nhiên phổ biến vẫn là những căn nhà bằng
lá với khả năng cách nhiệt khá tốt. Mặt khác, vì đây là vùng có hệ sinh thái
11


rừng khá phong phú, lâm thổ sản đa dạng nên phần lớn vật liệu để xây nhà
thường là nguồn nguyên vật liệu tại chỗ như cây tràm, cây đước , lá dừa
nước,... Các cây này được trồng phổ biến ở đây và chịu được nước, mau khơ
thích hợp với mơi trường sông nước ẩm ước và khả năng kinh tế của người
dân. Loại hình nhà lá miền Tây là loại hình nhà ở truyền thống và phổ biến ở
vùng này , qua quá trình phát triển xã hội, loại hình này vẫn tồn tại và phát
triển như một nét đặc trưng vốn có của miền đất phù sa này. Hình ảnh ngôi
nhà mái lá cùng với hàng dừa ngả nghiêng rợp bóng là hình ảnh quen thuộc
của người miền Tây tuy đơn sơ giản dị nhưng ẩn hiện đâu đó là nét đẹp
duyên dáng , chân chất của người miền Tây Nam Bộ trong nhịp sống hiện
đại. Ngôi nhà với lối kiến trúc đơn giản, chủ yếu được làm bằng lá dừa và
các loại gỗ như tràm, đước. Về phần lá dừa, là sự lựa chọn rất tỉ mỉ , phải là
lá vừa chín tới và khơng có sâu bọ. Mái nhà muốn đẹp thì lá dừa phải trải qua
nhiều cơng đoạn, phải chọn những lá già, có nhiều ngày tuổi đem chặt rồi xé
làm đôi đối với các tàu lá nhỏ , đem phơi khoảng mười đến mười lăm ngày
mới đem đi lợp. Còn đối với các tàu lá dừa lớn người ta sẽ đem đi chằm để

tạo thành từng mảnh, kĩ thuật chằm lá dừa ở đây được xem như là bước quan
trọng để hồn thành một ngơi nhà lá dừa hoàn chỉnh. Lá dừa sau khi rọc, tách
lìa thì dùng dây buộc lại, kẹp vào phần trục là một cây tròn nhỏ và đan lại
thành từng mảnh lớn có độ dài khoảng một mét, sau đó đem phơi thì có thể
dùng được . Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà mái được lợp thấp hoặc
cao, vì nếu mái lá cao, nhà sẽ thơng thống, sáng sủa hơn nhưng như vậy mái
lá sẽ nhanh mục hơn, còn mái lá thấp tuy hơi tối nhưng giữ được độ bền của
lá lâu hơn. Một mái nhà lá như vậy có thể chịu đựng dược trong khoảng thời
gian là bốn đến năm năm tùy vào công đoạn lựa chọn và xử lý lá có thực hiện
tốt hay khơng, khi mái nhà lá có biểu hiện của sự xuống cấp như dột, lá
mục,.. người ta sẽ thay lá bằng cách chằm những mảnh lá dừa lớn rồi móc lên
chồng vào lớp mái cũ, cứ như thế, mái nhà lá tồn tại từ năm này qua năm
khác. Phần kèo, cột, đòn tay trong nhà được làm bằng gỗ tràm, gỗ đước hoặc
12


gỗ cây quý, tùy thuộc vào khả năng kinh tế của từng nhà. Để gỗ khơng mau
mục và khơng có mối, mọt, sau khi chặt cây, người ta thường ngâm gỗ xuống
nước, quá trình ngâm này diễn ra càng lâu thì càng khơng bị mối mọt. Khi
xây nhà cần đảm bảo nhà khơng bị dột và phải có độ bền cao vì vậy địi hỏi
người thợ làm nhà phải tính toán kỹ lưỡng về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Bên
cạnh việc lợp mái thì việc dừng vách cũng khá quan trọng , người ta thường
dừng vách ở hai bên đầu xông, phần khung sườn của tấm vách làm bằng trúc
hoặc tre chẻ nhỏ và dừng lạ bằng lá chằm; sau đó , dùng tre ép dằn bên
ngồi , buộc chặt lại vào khung vách để vách thêm cứng cáp. Sở dĩ nhà được
lợp bằng lá dừa và vách lá là vì nơi đây là vùng đất sình lầy, có những nơi đất
dễ lún, nếu xây những căn nhà xi măng cốt thép với mái ngói đồ sộ thì phải
cần lượng vật liệu lớn rất tốn kém. Nhà lá dừa vừa giúp giảm nhiệt độ vào
mùa nắng , giúp không gian nhà ở mát mẻ, thơng thống , vừa tận dụng được
các ngun vật liệu có sẵn , thích hợp với vùng có điều kiện kinh tế cịn kém

phát triển. Đây cũng được xem như một biểu hiện của người dân Tây Nam
Bộ trong văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên bao gồm cả việc tận dụng
và ứng phó. Ngày nay, mơ hình nhà lá dừa cịn được phổ biến rộng rãi, khơng
chỉ để ở, nó cịn được xây dựng trong các khu du lịch, nghỉ dưỡng, resort,..
như một nét đẹp văn hóa truyền thống nơi đây. Cả khi đời sống phát triển,
nhà tường mọc lên ngày càng nhiều và thay thế nhà lá, thì trong mỗi khn
viên nhà ở nơi đây vẫn ln tồn tại đâu đó một mái nhà lá dừa làm nhà mát ,
làm nơi tránh nóng vào những ngày nắng oi. Điều đó, cho thấy rằng, ngơi nhà
lá dừa có ý nghĩa khá đặc biệt trong tâm thức của người dân miền Tây, nó
khơng chỉ là một loại hình nhà ở truyền thống mà nó còn mang dáng dấp đặc
trưng của quê hương, xứ sở.

13


3.1.3 Nhà khơng cửa

Hình 6: Nhà khơng cửa – Đặc trưng miền tây. Nguồn Internet.
Một loại hình nhà nữa cũng rất phổ biến ở miền sơng nước này chính là nhà
khơng có cửa, là loại hình nhà ở có kiến trúc đơn giản, rộng rãi, thơng
thống, là đặc trưng của kiến trúc nhà ở vùng đất Mũi. Khác với những ngơi
nhà kín cổng cao tường, nhà khơng cửa mang lại cho ta cảm giác gần gũi,
thân thiện, có lẽ một phần là do tính cách cởi mở, hịa đồng, chân chất của
những con người nơi đây. Nhà không cửa thể hiện sự tin tưởng, gắn bó mà
mỗi người dân nơi đây dành cho nhau, sự yên bình thân thiện của đậm đà
tình làng nghĩa xóm. Nhà khơng cửa khơng phải do khơng có điều kiện dể
làm cửa, cũng khơng phải là nhà nghèo khơng có gì q giá đến nỗi không
cần phải xây cửa, mà là do nơi đây được thiên nhiên ưu ái, điều kiện tự
nhiên thuận lợi “Chim trời cá nước”, nhiều tôm cá, kiếm sống dễ ,ai cũng có
cái ăn, cuộc sống đầy đủ dần hình thành nên tính cách đặt trưng của người

miền này đó là tính phóng khống, hào sản, họ q mến, u thương lẫn
nhau, khơng cho nhau thì thơi chứ khơng có chuyện trộm cắp hay lòng tham.
14


Dạng nhà này thường phổ biến hơn ở các tỉnh giáp biển và được xây hướng
ra phía biển, và do địa hình gần biển như vậy nên đa số những ngôi nhà nơi
đây đều làm sàn cao lên khoảng một đến một mét rưỡi để tránh trường hợp
nước biển dân cao . Nền nhà là những tấm ván mỏng, hoặc bê tơng tùy vào
hồn cảnh của từng hộ gia đình. Kiểu nhà đơn giản , các gian trong nhà chủ
yếu được ngăn cách bởi tấm rèm, tấm vách, phần trước nhà là nơi để tiếp
khách và đặt bàn thờ ông bà, còn phần sau là nơi nấu nướng, ngủ nghỉ của
các thành viên trong gia đình giống như những loại nhà khác và vì là nhà
khơng cửa nên nhìn từ trước nhà vào có thể nhìn thấy hết tất cả nội thất bên
trong, thậm chí cịn có thể nhìn thẳng ra được phía sau nhà. Nhà khơng cửa
mặc dù diện tích khơng lớn như những ngơi nhà bình thường vì được xây
theo dạng nhà sàn nhưng do khơng có cửa nên tạo cảm giác mát mẻ ,thơng
thống và rộng rãi khi ở , vì thế mà loại hình nhà này khá phổ biến ở đây .
3.1.4 Nhà bè

Hình 7: Nhà bè miền sông nước. Nguồn internet.

15


Nhắc đến miền Tây còn phải nhắc đến một đặc trưng nổi bật đó chính là
loại hình cư trú trên sơng như nhà bè, chợ nổi. Đây là mơ hình nhà ở mà
những con người miền sơng nước vì cuộc sống mưu sinh mà đã sáng tạo ra
để ứng phó với điều kiện môi trường tự nhiên. Nổi bật nhất chính là thành
phố ngã ba sơng Châu Đốc, nơi nổi tiếng với kiến trúc nhà nhà bè này, hình

ảnh những ngôi nhà bè nối tiếp nhau, kéo dài trên cả khúc sông lớn là một
khung cảnh tuyệt đẹp được xem như là đặc sản miền Tây Nam bộ. Với lối
kiến trúc hai mái đơn giản, khung sườn gọn nhẹ, những ngôi nhà nổi này là
nơi sinh sống của những cư dân nghèo , khơng có đất làm ăn bn bán phải
xuống bè ở để mưu sinh, nhưng cũng không thiếu những người coi việc
xuống bè ở là một thú vui, từ đó hình thành nên các làng bè trải dài trên các
con sơng. Và hơn thế nữa nhà bè cịn là cách để bà con nơi đây ứng phó với
mùa nước lũ , khi nước lũ dân ngôi nhà sẽ tự động nâng lên mà không sợ bị
ngập . Nhà bè thường được xây dựng từ những nguyên liệu gọn nhẹ để dễ nổi
trên nước, tùy theo kiện của từng nhà mà quy mô cũng như vật liệu xây nhà
sẽ khác nhau. Có những nhà làm ăn khấm khá thì vật liệu xây nhà sẽ là cột
săn, cây chắc, mái tơn cao cấp, thậm chí trong nhà cịn có cả điều hịa, máy
lạnh. Và những ngơi nhà như vậy thường sinh sống chủ yếu bàng nghề nuôi
cá hoặc buôn bán nên phía trên ngơi nhà dùng làm nơi ở cịn phần dưới chủ
yếu để quây lưới nuôi cá hoặc làm qn tạp hóa nhỏ, qn nhậu cho dân trên
sơng . Nhưng cũng có những nhà điều kiện kinh tế khó khăn hoặc mới khởi
ngiệp chưa có tiền để mua những vật liệu tốt, làm một căn nhà chắc chắn, nên
vật liệu để làm nhà của họ chỉ là đủ để xây được một chiếc bè gác tạm với vài
ba cái thùng phuy kết chặt rồi gác cây, dựng vách, che mái là có thể ở. Những
cái bè tạm bợ như vậy thông thường chỉ ở được vài ba năm là phải kết cái
khác nhưng do chi phí khơng cao nên đối với những nhà nghèo thì nó lại là
một biện pháp tối ưu. Không gian sinh sống trên nhà bè cũng khơng khác gì
mấy so với các truyền thống , nhà giàu thì sống đầy đủ , rộng rãi, thoải mái
hơn cịn nhà khơng có điều kiện thì sống cực hơn, không gian hạn hẹp hơn;
16


chỉ là nhà bè thì dù nghèo hay giàu cũng khơng có khn viên sân vườn.
Hiện nay, ở một số tỉnh, nhà bè không chỉ đơn thuần là nơi cư trú của cư dân
sơng nước nữa mà cịn là một địa điểm du lịch nổi tiếng khi kết hợp với cây

trái miệt vườn ở hai bên bờ sông.
3.1.5 Nhà sàn chống lũ
Đối mặt với địa hình trũng thấp, và mùa nước lũ hàng năm thì nhà sàn
chống lũ cũng là một biện pháp ưu việt của người dân miền Tây Nam bộ.
Đây là kiểu nhà sàn khá đơn giản không giống như các loại nhà sàn của dân
tộc miền núi, nhà sàn ở đây thường được dựng nổi cặp những con sông,con
kênh, bờ ruộng đỏ nặng phù sa hoặc thậm chí là những nơi trũng thấp nước
ngập quanh năm. Nhà sàn miền Tây thường hướng ra sông cũng giống như
các loại nhà khác ở vùng này vì đa số các hoạt động đi lại, buôn bán đều dựa
vào sông, kênh. Nhà được xây trên sàn cao, phần cột đỡ nhà tùy theo kinh tế
mỗi hộ mà có thể dùng cây tràm , cây đước, bạch đàn hoặc những nhà khá
giả thì dùng trụ bê tơng; và cho dù là giàu hay nghèo thì nền của ngơi nhà
cũng phải được xây cao bằng con đê thì nhà mới thốt được lũ. Phần nền nhà
và vách tường cũng vậy , nhà khá giả thì xây bằng xi măng cốt thép, cịn nhà
nghèo thì lót váng ,dừng thiết . Muốn lên nhà sàn phải leo lên một cái cầu
thang làm bằng gỗ bắt từ sàn nhà xuống nền đất hoặc xuống tới mặt nước đối
với những nơi ngập quanh năm. Bên trên , ngơi nhà có lan can sắt hoặc mành
mành kẽm bao quanh để tránh trường hợp vô ý bị ngã hoặc trẻ co trong nhà
ngã từ trên nhà xuống .Cửa nhà thì thường khơng cao nhưng rộng để chào
đón khách, vì người dân nơi đây là những con người hiếu khách , từ ngồi
nhìn vào có thể thấy gian nhà chính với bàn thờ gia tiên được đặt ở giữa và
hai cửa sổ đối xứng hai bên,trong nhà có khung cửa che màn để ngăn cách
với gian nhà trong. Vào mùa nước nổi nơi đây, hình ảnh những ngơi nhà sàn
in bóng xuống dịng kênh hiện lên một khung cảnh n bình của một vùng
quê lam lũ , thân thương. Hiện nay, với chính sách an cư của nhà nước, người
dân sống ở vùng lũ dần được chuyển vào khu dân cư an tồn nên các ngơi
17


nhà sàn cũng dân thưa đi và khơng cịn phổ biến như trước. Nhưng qua đó, ta

mới thấy được sự năng động , sáng tạo của của những con người miền sơng
nước trong việc ứng phó với mơi trường tư nhiên.

Hình 8: Nhà sàn chống lũ miền Tây. Nguồn Internet
3.2 Yếu tố thiên nhiên tác động đến kiến trúc nhà ở Tây Nam bộ
Tây Nam Bộ là vùng đất với đặc điểm địa hình đặc trưng sơng nước, với hệ
thống sơng ngịi dày đặt, nên nền đất ở đây khá yếu so với các vùng khác,
nhất là các ven sông. Vì thế, với sự năng động , sáng tạo , cư dân nơi đây đã
biết cách để xây dựng được nhà ở trên nền đất yếu này bằng những nguyên
vật liệu có sẵn từ thiên nhiên. Cịn để đối phó với cái nắng gắt gao và kéo dài,
họ đã có những giải pháp khá linh hoạt như: mái hiên rộng, vách, cây
xanh,...có thể nói họ đã đối phó, thậm chí là thích ứng khá tốt với những gì
thiên nhiên mang lại . Mặt khác, Tây Nam bộ còn là vùng đất khá rộng lớn và
phì nhiêu, thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi; việc khai thác các
vườn cây ăn trái để tạo bóng mát và phát triển loại hình du lịch miệt vườn
trong khn viên nhà ở của mỗi gia đình cũng là một giải pháp nhằm tận
18


dụng tối đa nguồn lợi từ thiên nhiên. Ngay cả trong việc chọn hướng nhà,
người dân nơi đây cũng đa phần dựa vào điều kiện tự nhiên , nhà ở đây
thường quay về hướng Nam, Đông nam, hoặc Tây Nam, tùy thuộc vào địa
hình để đón gió mát, những nơi ven sơng thì quay mặt ra sơng để tiện đi lại
và buôn bán.
KẾT LUẬN
Nhà ở là không gian sinh sống của con người, được hình thành và phát triển
dần qua q trình con người đối phó với mơi trường tự nhiên. Nhà ở là vấn
đề gắn liền với đặc điểm riêng của mỗi vùng miền, từ thời xa xưa ông bà ta
đã dựa theo những điều kiện tự nhiên để xây nhà cho phù hợp. Và vì thế kiến
trúc nhà ở hình thành ở mỗi miền có một đặc trưng riêng, dần dần cũng trở

thành kiến trúc truyền thống ở nơi đó. Kiến trúc nhà ở vùng Tây Nam bộ
cũng vậy, dựa vào địa hình và điều kiện tự nhiên, bà con nơi đây đã lựa chọn
những loại hình nhà ở phù hợp cho mình và trở thành kiến trúc đặc trưng
riêng của vùng đất này. Phần nội dung trên đã phần nào cho thấy được cái
nhìn tổng quan về kiến trúc nhà ở của người dân vùng Tây Nam bộ thơng qua
các loại hình nhà ở phổ biến của vùng này. Qua đó ta thấy được khả năng ứng
xử linh hoạt với môi trường tự nhiên cũng như sự sáng tạo của con người
trong kiến trúc nhà ở , đồng thời cũng cho thấy được thực trạng nhà ở hiện
nay của vùng đồng bằng Nam bộ.

19


Tài liệu tham khảo
1.Chu Quang Trứ (2002), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, NXB
Mỹ thuật, Hà Nội
2.Nguyễn Đức Thiềm (2010) Kiến trúc nhà ở, NXB Xây Dựng, Hà Nội
3.Võ Thị Thu Thủy (2020) Thiên nhiên trong kiến trúc nhà ở truyền thống
Việt, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
4.Trần Kiều Quang, Nhà ở của người Nam Bộ xưa.
/>1 />2 />3 />
20



×