Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu sử dụng ván Nứa ép 3 lớp thay thế ván gỗ trong nhà ở của nhân dân vùng núi phía Bắc " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.67 KB, 12 trang )

Nghiên cứu sử dụng ván Nứa ép 3 lớp thay thế ván gỗ trong nhà ở của nhân dân
vùng núi phía Bắc

Nguyễn Mạnh Hoạt, Trần Công,
Trần Hữu Thành*, Nguyễn Nhật Chiêu**

Tre, nứa là các loài cây sinh trưởng và phát triển nhanh và đặc biệt gắn bó với
nhân dân ta từ xưa tới nay vì nó cung cấp chất đốt, vật liệu làm nhà, dụng cụ phục
vụ sinh hoạt, công cụ sản xuất, phương tiện hoạt động văn hoá, ở miền núi, hầu
như tất cả mọi sinh hoạt kinh tế, văn hoá, đời sống đều có mặt của cây nứa. Với ý
tưởng tìm kiếm một loại vật liệu từ tre, nứa để thay thế gỗ nhưng rẻ hơn gỗ và có
thể sản xuất công nghiệp, dùng làm vật liệu trong nhà ở cho nhân dân vùng núi,
một số nghiên cứu và thăm dò về tạo ván nứa làm sàn nhà, ốp tường có sự phối
hợp giữa tre và gỗ bóc đã được tiến hành như: Nghiên cứu sản xuất thử ván luồng
Thanh Hoá làm sàn nhà và chi tiết ghế (Trần Thuỵ Kỳ); nghiên cứu sản xuất thử
ván nứa 2, 3 lớp, có lớp giữa là gỗ để làm sàn nhà, ốp tường với loại keo UF +
Lig-nhin (Nguyễn Văn Thống); nghiên cứu dán thử nứa đã được bảo quản tạo mầu
tự nhiên lên ván dán 4 lớp 6 ly bằng keo chịu ẩm P.F ( Phenol - formandehyt ) để
làm ván ốp tường kích thước = 400 x 900 x 9 (mm) (Lê Văn Thanh). Các công
trình trên đều tạo ra được những sản phẩm có sự phối hợp giữa nứa đã được bảo
quản + gỗ hoặc gỗ bóc + keo dán. Tuy nhiên, mỗi loại ván đều bộc lộ một số
nhược điểm chưa thể trở thành hàng hoá được chấp nhận trên thị trường và các
nghiên cứu cũng chưa đề cập tới tính chất cơ lý và công nghệ của các loại ván đó.
Tiếp thu và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả thuộc Viện Công
nghiệp rừng đã làm, chúng tôi xây dựng đề tài: "Nghiên cứu sử dụng ván nứa 3
lớp thay thế ván gỗ trong nhà ở của nhân dân vùng núi phía Bắc " nhằm đạt
được mục tiêu là:
+ Tạo ra loại ván nứa kết hợp với ván bóc, dùng loại keo không độc UF, ván có
bảo quản tạo màu gần giống màu tự nhiên của nứa để phù hợp với thị hiếu của
đồng bào dân tộc miền núi.
+ Nghiên cứu kích thước ván phù hợp với kết cấu xây dựng nhà ở của đồng bào


dân tộc theo tiêu chuẩn nhà ở do Bộ Xây dựng mới ban hành .
I. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu
+ Lựa chọn trong các nghiên cứu trước đây phù hợp với mục tiêu của đề tài.
+ Dùng thực nghiệm để xác định và kiểm tra tỷ lệ keo, lượng thuốc bảo quản thích
hợp, loại thuốc và tỷ lệ tận dụng của nguyên liệu nứa cây.
+ Đo lường một số tính chất cơ lý và công nghệ chủ yếu của ván để phân tích,
đánh giá khả năng ứng dụng của ván trên thị trường.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1- Thu thập số liệu điều tra về tình hình nguyên liệu nứa: sản lượng, chủng loại,
giá cả ở một số vùng tập trung có rừng nứa đang phục hồi.
2.2- Tìm hiểu, thu thập số liệu về kiểu kết cấu nhà ở, tập quán trang trí nhà ở của
một số dân tộc ít người ở vùng núi phía Bắc và các tiêu chuẩn về mẫu nhà ở cho
đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc do Bộ Xây dựng mới ban hành.
2.3- Lựa chọn công nghệ và thiết bị thích hợp cho việc chế biến và bảo quản
nguyên liệu nứa, trong đó có việc xác định tỷ lệ thuốc thích hợp.
2.4- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị thích hợp cho việc sản xuất các
tấm ván nứa 3 lớp, trong đó lớp giữa là lớp ván bóc dày 2 -2,5mm có kích thước
phù hợp với sàn nhà và vách ngăn cho nhà sàn, hoặc nhà nền đất.
2.5- Đo lường, xác định 4 tính chất cơ - lý chủ yếu của ván là: tỷ trọng, độ trương
nở theo chiều dày, cường độ uốn tĩnh theo chiều dọc, độ bền kéo trượt màng keo
và 2 tính chất công nghệ là: độ bám dính theo chiều vuông góc với mặt ván và độ
cong của ván.
II. Kết quả nghiên cứu
Qua 2 năm nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất thử sản phẩm, két quả đề tài đã
đạt được như sau:
1.Tình hình nguyên liệu nứa ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
Đề tài đã xác định được tên 2 loại tre trúc phổ biến ở vùng núi phía Bắc là nứa lá
to (Neohouzeaudulloa A Camus Var.lathfolia.NDH) và nứa lá nhỏ
(Neohouzeaudulloa A Camus) với các thông số chính như ở bảng 1, và giá bán

như ở bảng 2 và bảng 3.
Bảng 1. Một số thông số kích thước chính của 2 loài nứa phổ biến ở vùng núi
phía Bắc
Nứa lá to Nứa lá nhỏ
Vị trí đo Đường
kính (cm)

Chiều dài
dóng (cm)

Bề dày
dóng (mm)

Đư
ờng kính
(cm)
Chiều dài
dóng (cm)

Bề dày
dóng (mm)

Gốc 6,9 26 6,0 4,6 31 5,0
1m3 thân

8,3 54 5,0 5,0 49 3,0
1/3 thân 8,0 63 4,0 4,5 44 2,5
1/2 thân 7,8 54 3,5 4,3 33 2,0
2/3 thân 6,5 38 3,0 3,0 27 1,5
Bảng 2. Giá bán nứa cây tại Bắc Kạn và Hà Tây

Loại nứa Đường kính
(cm)
Chiều dài
(cm)
Địa điểm giao hàng Đơn vị

Giá ti
ền (đồng)
Lá to 6 -9 7 -8 Chương Mỹ - Hà Tây

Thị xã Bắc Kạn
cây
cây
2.500- 4.000
1.200- 2.000
Lá nhỏ 3 -5,5 4 -4,5 Chương Mỹ - Hà Tây

Thị xã Bắc Kạn
cây
cây
500-700
200-300
Bảng 3. Giá bán nứa thanh (nứa lá to) đã bỏ mắt mấu, chẻ thanh
TT Tên sản phẩm Đơn vị tính

Địa điểm giao hàng Giá thành (đồng)
1 Nứa thanh bó kg Chợ Đồn-Bắc Kạn 250
2 Nứa thanh bó kg Quốc Oai-Hà Tây 650-700
Qua 2 bảng trên ta thấy giá nứa chuyển về đến xuôi đã tăng lên từ 2 đến gần 3 lần
so với nơi có nứa.

2. Khái quát về nhà ở của một số dân tộc ở phía Bắc
Các tỉnh miền núi phía Bắc từ Ninh Bình trở ra có khoảng 28 dân tộc ít người sinh
sống, trong đó người Tày có trên 1,2 triệu, người Thái có trên 1 triệu, người
Mường có 914.600, người Nùng có trên 706.000, người Mông có 558.000 và
người Dao có trên 600.000. Nhà ở của họ có thể chia làm 2 loại chính là: nhà sàn
và nhà nền đất. Tuỳ theo tập quán dân tộc mà kích thước nhà, kết cấu nhà khác
nhau. Tuy nhiên, sử dụng vật liệu để làm vách ngăn và lát sàn ở một số dân tộc
đều giống nhau cả về kích thước và loại vật liệu. Qua khảo sát cho thấy: Số gia
đình có nhà sàn lớn chỉ chiếm khoảng 1-2%, còn lại chủ yếu là nhà sàn nhỏ và nhà
nền đất thưng vách bằng phên nứa, lợp lá cọ hoặc tranh nứa.
Bảng 4. Kích thước ván sàn gỗ, sàn tre và vách ngăn nhà
Loại nhà

Loại ván Kích thước ván (cm) Diện tích
nhà(m
2
)
Dài Rộng Dày
Nhà sàn
loại lớn
Ván sàn gỗ
Ván thưng xung quanh

Ván ngăn vách hồi
100-200
50-60
200-300
20-30
15-20
20-30

2,0-2,5
1,5-2,0
1,5-2,0
60-120
Nhà sàn
nhỏ, nhà
nền đất
Ván sàn gỗ
Vách đan nứa
Sàn tre, diễn bổ phanh
lát trên dầm
100-200
180-240
400-600
20-30
150-200
15-25
2,0-2,5
0,5-0,6
0,7-1,2
30-50
3. Công nghệ và thiết bị chế biến, bảo quản nguyên liệu nứa
Để đơn giản và rẻ tiền, công nghệ bảo quản được chọn là ngâm thường trong bể
pha thuốc với thời gian ngâm là 48 giờ, tỷ lệ pha thuốc BQ là 5% với 2 công thức
thuốc có khả năng chống rửa trôi.
+ Loại có ký hiệu CT1 với thành phần chính là CuSO
4
.5H
2
O, thuốc có màu xanh

sáng tan trong nước.
+ Loại thuốc có ký hiệu CT2 với thành phần chủ yếu là Bicrômat Natri và oxyt
Crôm Na
2
Cr
2
O
7
+ CrO
3
,

thuốc có màu vàng rơm, tan trong nước.
- Quy trình pha thuốc, ngâm nguyên liệu tuân thủ theo sự khuyến cáo của tổ chức
INBAR và hướng dẫn của Phòng Bảo quản lâm sản - Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam.
- Lựa chọn nguyên liệu để làm: Qua tham khảo kết quả nghiên cứu 6 loài Tre phổ
biến ở Đài Loan, xác định tính chất cơ vật lý ở các lứa tuổi từ 2 - 6 năm, cho thấy
sử dụng tre ở tuổi >2 đến dưới 4 tuổi là tốt nhất, nên nứa ở tuổi 2 - 3 được lựa
chọn để thí nghiệm.
4. Công nghệ và thiết bị để sản xuất thử
Kế thừa có chọn lựa các phương pháp công nghệ sản xuất thử ván nứa của một số
tác giả đã nghiên cứu trươc đây, chúng tôi đã lựa chọn các bước công nghệ gia
công chế biến nứa sau khi đã ngâm thuốc bảo quản như sau:
1. Làm mềm vật liệu nứa bằng phương pháp gia nhiệt - ẩm, dụng cụ dùng trong
quá trình này là nồi hấp, đốt bằng bếp than.
2. Cán cho phẳng thanh nứa bằng máy cán qua 2 lần liên tiếp: Lần 1 bằng máy cán
quay tay; lần 2 bằng máy cán chạy điện.
3. Bào ruột thanh nứa để làm phẳng bề mặt trong và tạo ra chiều dày đồng đều
bằng máy bào cuốn một mặt có lò xo ép.

4. Thẩm thẳng 2 cạnh thanh nứa để ghép bằng bào thẩm có dưỡng kẹp chuyên
dùng.
5.Tráng keo ván ruột - ván bóc dày 2- 2,5 mm được sấy khô đến độ ẩm 8-10% rồi
tráng keo - dùng máy tráng keo 2 mặt (máy tráng rulô), loại keo được dùng là UF
của Hãng DINO có mã hiệu WG -2111 (keo lỏng pha sẵn).
6. Sắp xếp ván để ép trên máy ép thuỷ lực gia nhiệt bằng điện với áp lực =
15kg/cm
2
, nhiệt độ ép = 100-120
0
C, thời gian giữ áp lực = 10-18 phút ứng với các
chiều dày ván từ 7-12 mm.
7. Xén cạnh ván - dùng cưa đẩy bàn có tốc độ cao n = 3000 vòng/ phút để tạo
mạch nhẵn (vì ván nứa cứng hơn ván gỗ ).
5. Đo lường xác định 4 tính chất cơ lý chủ yếu và 2 tính chất công nghệ
Một số tính chất cơ lý và công nghệ của vật liệu để làm sàn nhà và vách ngăn cần
được xét đến là: Khối lượng thể tích của ván, lực uốn tĩnh theo chiều dọc thớ của
ván, độ trương nở theo chiều dày khi ngâm nước lạnh trong 24h, độ bền kéo trượt
màng keo theo chiều dọc thớ, độ mo cong của ván, lực bám dính theo chiều vuông
góc với bề mặt ván.
Kết quả tiến hành thử nghiệm các tính chất của ván được ghi ở bảng 5.
Bảng 5. Các tính chất cơ lý và công nghệ của ván nứa
TT Loại tính chất Đơn vị đo Giá trị trung bình
1 Khối lượng thể tích g/cm
3
0,717
2 Tỷ lệ trương nở theo chiều dày ván % 5,330
3 Cường đọ uốn tĩnh theo dọc thớ kg/cm
2
810,270

4 Cường độ kéo trượt màng keo kg/cm
2
26,810
5 Độ mo cong của ván % 0,520
6 Độ bền bám dính theo chiều vuông góc kg/cm
2
69,010
III. Thảo luận và kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, 3 loại ván nứa được sản xuất thử có kích thước
như sau ( rộng x dài x dày): 1- Ván ốp tường 400 x 900 x 7 (mm); 2- Ván thưng
vách 900 x 900 x 10 (mm); 3- Ván lát sàn nhà 400 x 900 x12 (mm).
Vì số lượng sản xuất thử chưa nhiều nên việc xác định giá thành ván chưa đủ độ
tin cậy để công bố. Tuy nhiên, chúng tôi có thể sơ bộ nhận định như sau:
1- Về chất lượng ván: Ván nứa 3 lớp có khối lượng thể tích trung bình, các tính
chất cơ lý khác như trương nở theo chiều tốt hơn các loại ván nhân tạo khác (ván
dăm, ván dán nhập từ Malaysia). Cường độ uốn tĩnh theo chiều dọc thớ tương
đương gỗ nhóm III, IV; các tính chất khác cũng đảm bảo có thể làm vật liệu thay
thế ván gỗ trong nhà ở cho nhân dân vùng núi phía Bắc nước ta.
2- Về hình thức: Ván có đặc điểm tự nhiên, mặt ngoài để nguyên tinh nứa và có
tạo màu giống màu nứa tự nhiên do thuốc bảo quản và màu không bị phai nhạt nếu
dùng trong nhà nên có tính thẩm mĩ, phù hợp với thiên nhiên xung quanh (kể cả
sàn nhà, nhà nền đất).
3- Về giá thành: nếu tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp tại vùng núi nơi gần
nguồn nguyên liệu như ở Thị xã Bắc Kạn ; huyện Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình ;
huyện Chiêm Hoá - Tuyên Quang, thì giá thành tương đương gỗ nhóm V (ván
gỗ loại dày 1,5 - 2,0 cm) khoảng 23.000-24.000 đ/m
2
thành phẩm loại dày 1,2cm.
4- Về thiết bị và công nghệ để sản xuất:
- Công nghệ khá đơn giản và có thể cơ giới hoá từng phần việc trong quá trình gia

công chế biến từ nguyên liệu tươi đến sản phẩm cuối cùng là ván 3 lớp.
- Thiết bị đơn giản có thể chế tạo trong nước với giá thành rẻ, khấu hao nhanh.
Dây chuyền công nghệ tóm tắt như sau:
+ Nứa cây Cắt khúc Ngâm thuốc BG Tạo thanh
ép nóng
+ Gỗ tròn Bóc ván mỏng Sấy Tráng keo
Xén
Sp ván nứa
Thiết bị cho dây chuyền trên gồm:
1- Chế biến nứa tươi và bảo quản: cưa tay, dao chẻ, bể ngâm tẩm.
2- Chế biến nứa thanh: nồi hấp, máy cán phẳng, máy bào ruột (bào cuốn), máy bào
thẩm mép (có dưỡng chuyên dùng).
3- Tạo ván: lò sấy ván bóc, máy tráng keo, máy ép thuỷ lực, máy cưa xén cạnh ván
tạo sản phẩm theo kích thước yêu cầu.
2. Kết luận
Ván nứa 3 lớp sản xuất theo công nghệ và thiết bị mà đề taì đã chọn lựa như trên
hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu để thay thế ván gỗ trong nhà ở của nhân dân
vùng núi phía Bắc vì nó có các ưu điểm sau:
- Độ bền cơ lý, độ bền lâu tương đương gỗ nhóm V hiện nay.
- Có thể tạo màu sắc bề ngoài ván gần với màu tự nhiên của nứa và giữ màu lâu
hơn chất phủ thường như sơn, phù hợp với tập quán của một số dân tộc thích giản
dị, mộc mạc như cây rừng.
- Có thể tổ chức sản xuất công nghiệp ở miền núi để tạo vật liệu tại chỗ, giảm bớt
việc chặt phá rừng gỗ tự nhiên để làm nhà như hiện nay.
Tuy nhiên, để đưa được vào sản xuất cần phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết vấn
đề khuyến khích dùng vật liệu mới và hỗ trợ đơn vị sản xuất loại vật liệu này.

Summary: As a result, the research has selected a type of equipment line and
technology suitable for production of 3- layered bamboo mat of 7, 10 and 12mm
in thickness used wall surface, house partition wall and floor as substitute for

wooden board and ordinary bamboo mat in households of people in mountainous
regions in North Vietnam.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tử Ưởng. Tài nguyên Tre và Song mây ở Việt Nam - Báo cáo kết quả
nghiên cứu khoa học giai đoạn 1991 -1995.
2. Nguyễn Đình Hưng. Nghiên cứu phân loại gỗ Việt Nam, kỷ yếu - Báo cáo khoa
học của Viện Công nghiệp rừng giai đoạn 1982 -1993.
3. Viện điều tra quy hoạch rừng. Kết quả điều tra rừng ở các tỉnh phía Bắc : Bắc
Thái, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Hà Tuyên, Vĩnh Phú (1983).
4. Lê Văn Thanh và Triệu Hồng Phú. Nghiên cứu công nghệ và tuyển chọn thiết bị
để sản xuất ván ốp tường, ván sàn, trang trí nội thất bằng tre nứa - Kết quả nghiên
cứu KH 1986 - 1992, Viện KHLN Việt Nam - NXB Nông nghiệp 1993.
(*Trung tâm công nghiệp rừng; ** Trường Đại học Lâm nghiệp)

×