Tải bản đầy đủ (.pptx) (125 trang)

Khóa học nhà đầu tư chứng khoán cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 125 trang )

CHỨNG khoán cá nhân
Kiến thức cơ bản trước khi Giao dịch.
Các bước đơn giản khi phân tích.

Chia sẻ bởi: Steve Duong
Zalo: 0986296256
Facebook.com/duongdong86




Chào các bạn, Steve là 1 nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, đang đầu tư chứng khoán tại Philippine và Việt
Nam.



Nhận thấy các nhà đầu tư mới thường thiếu rất nhiều kiến thức cơ bản, rồi bị cảm xúc hoặc sự tham lam của
bản thân lôi kéo. Hoặc bị các cám dỗ / các trò lừa trên TT CK lôi kéo. Việc đầu tư như vậy giống như là đầu
cơ may – rủi, khơng có cơ sở chắc chắn.



Trong File Power Point này, Steve soạn lại các kiến thức cơ bản mà bản thân thường áp dụng để phân tích.
Lượng kiến thức này thiên về phân tích kỹ thuật, rất đơn giản, ngắn gọn nhưng có sự hiệu quả cao trong
việc đầu tư ngắn hạn – trung hạn. Nó giúp bạn nhận ra điểm Mua tốt và phát hiện chính xác được những
điểm Bán chốt lời / cắt lỗ.






Trước khi vào đọc các phần kiến thức. Steve góp ý các bạn cần nắm rõ những điều sau:




Steve xem trọng chỉ số EPS hơn là PE.



Cách mua và bán cổ phiếu của Steve đáp ứng mục đích đầu tư ngắn hạn hoặc trung hạn. Nhưng khơng
phải là lướt sóng theo tin tức hay theo game lái giá.



Khoảng thời gian đầu tư của Steve thường dao động trong khoảng 10 phiên cho tới 50 phiên giao dịch.
Không giữ tới cả năm, vì bất kể CP nào cũng có những thời điểm điều chỉnh. Và 90% CP sẽ đi theo xu
hướng của TT nói chung. Vì vậy mua CP sau khi nó đã điều chỉnh xong và Bán sau khi nó đã cạn lực cầu /
xuất hiện các đợt xả hàng (sắp vào đợt điều chỉnh tiếp theo hay nói cách khách là khi nó sắp gãy trend
tăng).

Steve đầu tư theo phương pháp CANSLIM. Ln tìm cách đầu tư vào các cổ phiếu dẫn dắt ngành hoặc cổ
phiếu dẫn dắt thị trường. Không đầu tư vào các CP dạng lái giá hoặc hàng Penny.
Trên biểu đồ, Steve sử dụng các đường trung bình động (MA) kết hợp với các mẫu Nến, Dòng tiền (Volume)
và Cung - cầu trong các phiên giao dịch để nhận diện điểm mua mới / mua thêm / bán chốt lời / cắt lỗ.



1. Các kiến thức Bạn cần tự học

1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Các sàn giao dịch chứng khốn tại Việt Nam.
Cổ phiếu phổ thơng / Cổ phiếu thưởng / ESOP / Chứng quyền.
Cổ tức bằng cổ phiếu / bằng tiền.
Quyền mua hoặc Cổ tức ưu đãi dành cho cổ đơng hiện hữu.
Phái Sinh.
Phí giao dịch chứng khoán.
Thuế thu nhập khi đầu tư chứng khoán.
Mệnh giá cổ phiếu.
Thị giá cổ phiếu.


2. KHÁI NIỆM VỀ GIÁ CK
1.
2.
3.
4.

Giá trần: là giá cao nhất mà cổ phiếu có thể tăng trong 1 phiên.
Giá sàn: là giá thấp nhất mà cổ phiếu có thể giảm trong phiên.
Giá cao nhất: là giá cao nhất mà cổ phiếu đã tăng trong phiên.
Giá thấp nhất: là giá thấp nhất mà cổ phiếu đã giảm trong phiên.

Mỗi sàn chứng khốn có một mức giá trần / sàn riêng.

Giá

HSX

HNX

UPCOM

Trần

+7%

+10%

+14%

Sàn

-7%

-10%

-14%




Bất kể là CP thuộc sàn giao dịch nào, khi bạn thấy giá sàn / trần / cao nhất / thấp nhất, bạn cần xem

KL giao dịch ở giá đó là bao nhiêu.



Ví dụ: CP YYG phiên 1/9 có giá trần, nhưng KL giao dịch tính tới 10h sáng chỉ là 1/5 so với KL trung
bình 10 phiên.



Hãy khoan xét tới mơ hình giá và các chỉ báo kỹ thuật khác, ta có thể nhận ra rằng, giá CP tăng trần
rất nóng nhưng KL khơng tăng, đó nhiều khả năng là kéo lên để xả vì khơng nhiều NĐT hưởng ứng
việc mua đuổi giá lên.



Tương tự như vậy, giá thấp nhất của CP ZZG xuất hiện trong phiên nhưng không có KL giao dịch đi
kèm, nghĩa là nó bị đạp xuống để test thử xem tâm lý nhà đầu tư như nào, có ai ủng hộ / hưởng ứng
việc giá bị đạp hay khơng.



Đơi lúc NĐT cá nhân khơng nhìn ra điều này nên tâm lý bị kích động đua mua / đua bán gây lãng phí
vốn.




Giá tham chiếu là giá tham chiếu để mở cửa cho phiên hơm sau. Mỗi sàn có 1 cách tính
riêng.


HSX

HNX

UPCOM



Giá mở cửa phản ánh tâm lý của NĐT sau 1 đêm phân tích hoặc lắng nghe các chuyên gia
nhận định.Giá đóng cửa của phiên trước đó. Giá đóng cửa của phiên trước đó. Giá trung bình của phiên trước đó.



Giá đóng cửa dễ dàng phản ảnh tâm lý của đám đơng nhà đầu tư vì trong phiên rất dễ xảy
ra các tình trạng giá cổ phiếu bị các đội nhóm hoặc các tổ chức có tính chất tạo lập giá cho
Cổ phiếu đưa đẩy.




Phiên 16/11/2020, TT bất ngờ có 1 phiên Giảm Giá Giả, đóng cửa với 950đ -15 điểm, với nến Mazubuzu
thân đỏ dài. Trong phiên ngày đó, nhiều CP bị giảm điểm. Rất đông NĐT lo lắng.




Phiên 17/11/2020, giá mở cửa là 955đ, tăng 5đ so với 16/11.




Theo đó, bạn nhận ra rằng, tâm lý NĐT ổn định, không bi quan, không rơi vào đà bán tháo tiếp nối phiên
17/11.



Mỗi ngày Steve thường quan sát điều gì đang diễn ra ở phiên ATO. Giả tỉ như CP ZZG tạo GAP giảm sốc
nhưng khơng có KL đi kèm thì đó là đạp giả / đạp gom hoặc … ai đó đặt bán nhầm? Cũng có những
trường hợp ATO đã tăng trần và đua mua với chênh lệch bên đặt mua rất mạnh mẽ, gấp 2 lần, 3 lần so
với bên bán, thì đó là CP được kéo rất quyết đốn bởi NĐT.



Vì vậy, bạn cần hiểu và nắm rõ tâm lý NĐT ở những phiên ATO mở cửa TT.

Nhận ra ở đây rằng 16/11 bị đạp đè gom, tạo cú rũ bỏ giả. NĐT sau 1 đêm phân tích / suy nghĩ đã không
hoảng loạn. Sáng ngày 17/11 giá không hề bị giảm sốc, không tạo GAP giảm, mà ngược lại giá mở cửa
tạo GAP tăng ngay từ đầu.


3. Các lệnh giao dịch
1.
2.
3.
4.
5.
6.


ATO: Xác định “O”. Đặt lệnh: 8.30-9.14.
LO: Khớp lệnh theo mức giá yêu cầu.

MP (HSX): Mua / Bán ngay bắt cứ giá nào đang có.
ATC (HNX, HSX): Xác định “C”. Đặt lệnh: 2.30-3.45.
Lệnh điều kiện: ra điều kiện để mua / bán.
Lệnh chờ: Lệnh chờ mua / bán với giá n trong n ngày.
Lệnh ATO / ATC / MP là lệnh ưu tiên trước lệnh LO.

tới 37 rồi giảm. Hoặc khi giá chạm 38 là bị bán nhưng giá còn chạy tiếp lên 42, 45,..v.v..>


4. LỆNH VÀ GIỜ GIAO DỊCH


5. Cung – cầu








Phe mua kéo giá lên.
Phe bán đẩy giá xuống.
Buy = Bull.
Sell = Bear
“Người mua tạo cầu mua giả” => kéo giá lên – bán.
“Người bán tạo cung giả” => Đè giá xuống để gom mua hoặc để đạp ép giá xuống
đánh gãy trend của cổ phiếu.





Ví dụ: CP ABC đã tăng 8 phiên từ 41 lên 50 = 22%. Cp này có giá trị giao dịch trung bình 10 phiên là
55 tỉ. Nhà tạo lập hoặc cá mập muốn giữ giá 51 hoặc kéo nhè nhẹ lên 52, 53, 55 để xả hàng ra dần
dần. Thì họ tạo ra lực mua ảo, để nâng đỡ giá.



Trong bảng giá, bạn thấy bên Mua đặt mua rất nhiều ở giá thấp hơn giá đang khớp lệnh. Vậy là họ
tạo ra “Cầu mua” lớn hơn “Cung” vì thế tâm lý nhà đầu tư có phần an tâm để mua đuổi giá lên. =>
và cá mập âm thầm bán ra xả hàng vùng đỉnh.

Câu hỏi đặt ra là tại sao lực mua
vô cùng lớn mà sao họ không đua
mua đuổi giá lên, mà lại chỉ
đặt lệnh để đó?
Thêm nữa, 1 cổ phiếu đã tăng 8 phiên lên vùng đỉnh
mà vẫn được “đặt mua” tới hàng triệu cổ phiếu. Điều đó là bất thường.
Đó là “cầu ảo” đáp ứng mục đích kéo giá lên hoặc nâng đỡ giá CP
khơng cho giảm để xả hàng giá cao. Như vậy NĐT nên tránh các dạng CP này
và chờ đợi thời điểm CP xác nhận vượt đỉnh. Hoặc tìm kiếm các CP khác
có điểm mua an toàn hơn.



6. vÒNG QUAY Vận động CỦA CP







Tâm lý thúc đẩy Dòng Tiền.
Dòng tiền thúc đẩy Giá.
Giá lại thúc đẩy Tâm lý.
Tâm lý lại thúc đẩy Dòng Tiền.
Dòng tiền lại thúc đẩy Giá.


7. Chiến lược đầu tư


Đầu tư ngắn hạn: Đầu tư theo điểm mua ở vùng nền giá, vùng hỗ trợ và quan sát để bán
khi giá cổ phiếu chạm vùng đỉnh ngắn hạn. Đây là điều mà các nhà đầu tư cá nhân thường
làm. Nó giúp tối ưu vốn + thời gian.



Trung hạn với cổ phiếu tốt / đang tăng trưởng / có KQKD tăng trưởng đều.
=> Giải ngân thêm sau khi CP đã điều chỉnh nhẹ mà không bị gãy trend tăng.



Dài hạn với cổ phiếu cơ bản tốt mà đang bị định giá thấp / cổ phiếu có chu kỳ kinh doanh
dài.
=> Giải ngân thêm sau khi CP đã điều chỉnh nhẹ mà không bị gãy trend tăng.








Steve đầu tư ngắn hạn. Hoặc dài hơn thì trung hạn.



2/2/2021: Mua SSI giá 26.x -> 24/2/2021 BÁN SSI giá 33.7 ngay sau sau đó SSI điều chỉnh về 30.7
rồi lại mua đánh lên với số vốn lớn hơn.

Mục đích là để tối ưu vốn + thời gian.
Và khơng có CP nào tăng mãi mà khơng có nhịp nghỉ. Bài học của Steve với CP SSI.
2/12/2020: Mua SSI giá 19.x -> 8/1/2021 BÁN giá 34.x sau đó CP này điều chỉnh cùng pha với TT
CK VN, giảm về 26.x.


8. Phân loại cổ phiếu
1.
2.

Small Cap là những cổ phiếu vốn hóa thị trường ở mức <1.000 tỷ.

3.

Big Cap là những cổ phiếu vốn hóa thị trường ở mức >10.000 tỷ.

Mid cap là những cổ phiếu vốn hóa thị trường ở mức trung bình từ khoảng 1.000 tỷ
10.000 tỷ.



9. Các chỉ SỐ chung









VNINDEX
VN30: 30CP Vốn hóa lớn + thanh khoản lớn.
HNX30: 30CP Thanh khoản lớn.
HNXINDEX
UPINDEX
VNALL
VNSML
VNMID




Các bạn quan sát và nắm rõ diễn biến của các CP thuộc chỉ số VN30 bởi vì nhóm này bao gồm CP vốn
hóa lớn, thanh khoản lớn.



30 CP này có mức độ đóng góp điểm Index lớn. Nên nhà tạo lập có những thời điểm sử dụng CP này để
kéo TT hoặc đạp TT.




Ví dụ 1: CP MSN thuộc VN30, từ ngày 5/10 – 23/10, MSN tăng liên tục 50% đóng góp điểm cho Vnindex.
Nhưng các cổ phiếu Midcap dù có kết quả kinh doanh tốt đều bị điều chỉnh. Như vậy MSN và một số CP
VN30 đã làm cho Vnindex tăng, nhưng thực chất thì hàng trăm CP khác đang giảm. Mà ta hay gọi là TT
Xanh vỏ đỏ lịng.



Ví dụ 2: Tương tự như vậy CP VIC thuộc VN30 tăng 34% từ ngày 26/3 – 19/4 kéo điểm Vnindex tăng 8%.
Nhưng trong thời gian này các CP Midcap dù có kết quả kinh doanh khả quan trong quý 1 /2021 vẫn bị
điều chỉnh giảm hoặc đi ngang. Lại 1 lần TT xanh vỏ đỏ lòng nữa.



Bước vào ngày 27/4/2021 các CP Ngân hàng, Chứng khoán, Thép đồng loạt tăng điểm với Giá trị giao
dịch tăng liên tục tới hết tháng 5. Và bắt đầu rút tiền chuyển sang nhóm Midcap thuộc Bất động sản và
dầu khí, hoặc các CP yếu của Ngân hàng, chứng khoán. Nên nhà tạo lập dùng 1 số CP mạnh kéo điểm
index giữ nhịp TT và họ âm thầm bán ra ở các CP Ngân hàng, CK hay Thép. Đó là sự nâng đỡ / giữ nhịp
cho TT. Và ta nên tránh một số CP “dành cho điểm Index” như vậy.



Như vậy ta thấy rằng nhà tạo lập sử dụng những CP mạnh của VN30 để kéo TT trong khi họ âm thầm
rút vốn ở các mã khác. Nếu họ đồng loạt rút vốn thì TT sẽ bị điều chỉnh mạnh và thị giá CP cũng bị
giảm; đồng nghĩa họ khơng thể thốt hàng ở Midcap với giá tốt.




VN30 có rất nhiều mã đang là công cụ cho tạo lập nâng đỡ hoặc kéo / đạp điểm index. Ví dụ VNM VIC
VHM MSN VCB. Các CP này các bạn nên cẩn trọng khi đầu tư.


10. CÁC CHỈ SỐ VỀ 1 DN


Để hiểu và phân tích chính xác về tình hình, diễn biến hoạt động kinh doanh của 1 DN, các bạn cần
nắm được các nhóm chỉ số sau:


















Chỉ số Thanh tốn nhanh:
Thanh tốn hiện hành
Tổng nợ/Vốn CSH

Tổng nợ/Tổng tài sản
Chỉ số Khả năng sinh lợi nhuận:
Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi từ hoạt động KD
Tỷ lệ EBIT
Tỷ lệ lãi ròng
Chỉ số Hiệu quả quản lý:
ROA
ROE
Chỉ số định giá DN:
EPS
PE
P/B




Như đã nói ở Slide trước, Steve đầu tư ngắn hạn – trung hạn. Nên việc xác định được DN nào là dẫn
dắt ngành là rất cần thiết.



Vì thế, Steve sử dụng các chỉ số định giá DN nhiều nhất. 1 DN có chỉ số EPS tăng trưởng hàng quý,
hàng năm + Q gần nhất thì giá CP cịn tăng.



Việc tiếp theo chỉ đơn giản là phân tích xem dịng tiền trong CP cịn được duy trì hay khơng. Xác định
đâu là điểm mua để tham gia và đâu là điểm bán chốt lời.




Đơi khi Steve lướt sóng với các CP đầu cơ hoặc Penny thì chỉ dùng số vốn nhỏ. (Tối đa 30% vốn).
Hoặc là đầu tư đan xen, 2 mã tăng trưởng + 1 mã đầu cơ.



Tài khoản đầu tư của Steve trước đây dàn trải, nay chỉ tối đa 3 mã / 1 tài khoản.


11. Xác định CP tăng trưởng hoặc CP dẫn dắt
ngành


Khi TT bắt đầu 1 sóng tăng giá, các CP đang có đà Tăng trưởng hoặc CP dẫn dắt ngành sẽ là nhóm
tăng giá đầu tiên, kế đó tới nhóm CP yếu hơn cùng ngành. Rồi lan tỏa ra nhóm ngành khác, thường là
CP Midcap, cuối cùng là Penny, hàng siêu đầu cơ.



Ở Việt Nam, nền kinh tế đang phát triển, nhóm ngành xây dựng, xuất khẩu trước đây có đà tăng
trưởng tốt. Khi dịch Covid bùng phát, chính phủ VN và các nước nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi
suất, giãn lãi suất,v.v.. vì thế nhóm ngành Ngân hàng và Chứng khốn được hưởng lợi lớn và cịn tăng
trưởng dài.



Các nhóm ngành khác như Bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, dầu khí, phân bón, hóa chất,
thủy sản, cao su, ..v.v. có tính chu kỳ.





Về mặt lý thuyết, các chuyên gia / các nhà phân tích chun nghiệp sẽ sử dụng nhiều cơng thức và
phương pháp để phân tích sức khỏe tài chính DN, cũng như xác định CP nào đã / sẽ chiếm lĩnh thị phần
trên Thị trường rồi đưa ra dự báo sức tăng trưởng trong tương lai.












Steve không sử dụng các phương pháp tỉ mỉ như vậy.
Dưới đây là những cách Steve lựa chọn CP dẫn dắt:
Sự gia tăng của Vốn chủ sở hữu qua các năm / các quý gần nhất.
Doanh thu thuần qua các năm / các quý gần nhất.
Lợi nhuận gộp qua các năm / các quý gần nhất.
LN Sau thuế qua các năm / các quý gần nhất.
LN Sau thuế chưa phân phối và cổ tức qua các năm gần nhất.
EPS qua các năm / các quý gần nhất.
Sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổ chức trong và ngồi nước.
Giá trị giao dịch trung bình 10 phiên.



12. SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ ĐỂ NHẬn DIỆN THỜI
ĐIỂM MUA / BÁN CP


Phân tích cơ bản giúp NĐT nhìn ra tình hình kinh doanh và sức khỏe tài chính, cũng như sự phân phối của dòng
tiền vào các dự án mà DN đang làm. Rồi lựa chọn DN nào tốt để đầu tư.



Nhưng “Mọi cổ phiếu đều xấu cho tới khi nó tăng giá”. Các NĐT cần phải nắm rõ các phương pháp phân tích
biểu đồ giá chứng khốn để nhận diện thời điểm tốt để mua hoặc bán 1 CP.









Phân tích kỹ thuật trên biểu đồ giúp bạn tìm ra:
Thời điểm nào nên tĩnh tâm, không đầu tư, chỉ quan sát TT và CP.
Thời điểm nào CP bị giảm, đang về vùng nền, vùng tích lũy.
Thời điểm nào CP bùng nổ, Khối lượng giao dịch gia tăng theo đà.
Thời điểm nào lực tăng đang chững lại và xuất hiện lực bán xả.
Thời điểm nào chốt lời (tránh bị giảm lãi / tránh bị lỗ vào vốn).
Qua nhiều năm, Steve đã đúc rút ra những kiến thức cần thiết và các nguyên tắc giao dịch cơ bản. Sau đây là
các bước bạn cần làm với Ptich biểu đồ chứng khoán.



×