Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TT-BTC về chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên quặng, kẽm chưa khai thác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.42 KB, 17 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 39/2007/TT-BTC
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2022
THƠNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương
trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà
nước;
Căn cứ Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006 – 2015, có xét đến năm
2020;
Sau khi có ý kiến của Bộ Tài ngun và Mơi trường, Bộ Cơng
nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Phạm vi thực hiện bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác
bao gồm:
a- Các khu vực dự trữ tài nguyên và đấu thầu thăm dò, khai thác tài
nguyên quặng chì, kẽm ở tỉnh Cao Bằng, tỉnh Tuyên Quang theo thông báo
của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


b- Các khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác ở
các tỉnh Bắc Cạn, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Yên Bái, tỉnh Hà Giang, tỉnh Thái
Nguyên, tỉnh Thanh Hoá, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Nghệ An và tỉnh Quảng Bình
theo thơng báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


c- Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản; khu vực, điểm, mỏ địa
phương phát hiện có tài nguyên quặng chì, kẽm nhưng chưa được điều tra,
đánh giá và chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo.
2- Đối tượng được hưởng các chính sách đảm bảo quyền lợi của địa
phương bao gồm: Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú,
hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu vực, điểm, mỏ tài
nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bị thiệt hại, thay đổi nơi cư trú, nơi
hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quyết định của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện khảo sát, thăm dị và triển khai cơng tác
bảo vệ tài ngun quặng chì, kẽm chưa khai thác.
3- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khảo sát, thăm dò tại khu
vực, điểm, mỏ tài ngun quặng chì, kẽm có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, đảm bảo quyền lợi của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh
hưởng bởi hoạt động khảo sát, thăm dò.
4- Nhà nước đảm bảo quyền lợi của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân nơi có tài ngun quặng chì, kẽm chưa khai thác cần bảo vệ thơng qua
các chính sách đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, ổn định đời sống
và sản xuất. Đồng thời, Nhà nước quy định chính sách đảm bảo kinh phí
thực hiện cơng tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác theo đề
án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
5- Thời gian tổ chức thực hiện bảo vệ khu vực, điểm, mỏ tài nguyên
quặng chì, kẽm chưa khai thác kể từ khi Bộ Tài nguyên và Mơi trường xác
định khu vực, điểm, mỏ có tài ngun quặng chì, kẽm đã được điều tra,
đánh giá và thơng báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương hoặc khi địa phương phát hiện khu vực, điểm, mỏ có tài ngun
quặng chì, kẽm nhưng chưa được điều tra, đánh giá hoặc chưa được Bộ Tài
nguyên và Môi trường thông báo cho đến khi cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định cấp phép khai thác.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO
QUYỀN LỢI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khảo sát, thăm dò tại khu
vực, điểm, mỏ tài ngun quặng chì, kẽm trong trường hợp khơng phải th
đất có trách nhiệm thoả thuận với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân đang cư trú, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu
vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bị ảnh hưởng, thiệt
hại do hoạt động khảo sát, thăm dò gây ra về mức bồi thường, hỗ trợ thực


hiện chính sách theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
2- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khảo sát, thăm dò sử dụng
đất thường xuyên tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm phải
thuê đất thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Luật Đất đai;
Luật Khống sản; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,
Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai, Thơng tư
số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Thông tư số
69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thơng
tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính và các văn bản
hướng dẫn có liên quan như sau:

a- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê đất để hoạt động khảo sát, thăm
dò thoả thuận được với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư
trú, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu vực, điểm, mỏ
tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bị thu hồi đất về mức bồi thường,
hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai thì
thực hiện theo sự thoả thuận đó; Nhà nước khơng tổ chức, thực hiện bồi
thường, hỗ trợ.
b- Trường hợp Nhà nước tổ chức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất:
Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất giúp Uỷ ban
nhân dân cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ
và bố trí tái định cư; nội dung bồi thường, hỗ trợ bao gồm:
b.1- Bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất của cơ
quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân do phải thay đổi nơi cư trú, hoạt động,
sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
b.2- Hỗ trợ ổn định hoạt động, đời sống, sản xuất cho các cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân phải thay đổi nơi cư trú, hoạt động, sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, cụ thể như sau:


- Trợ cấp ổn định đời sống và sản xuất cho người dân phải di chuyển
chỗ ở.
- Trợ cấp ngừng việc cho người lao động của các cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ trong thời gian ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ để thực hiện việc di chuyển địa điểm.

- Hỗ trợ chi phí đào tạo lao động chuyển đổi nghề và tạo việc làm.
- Hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh và
sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
- Hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển
chỗ ở nhưng chưa nhận được nơi ở mới mà phải tạm thuê nhà trong khi chờ
đợi.
- Chi trả chi phí di chuyển nhà, cơng trình có thể tháo rời, tài sản
khác cho cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cơ quan Nhà nước, tổ chức
chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân phải di
chuyển đến địa điểm mới.
Đối tượng, điều kiện, thủ tục, mức bồi thường thiệt hại về đất và tài
sản gắn liền với đất, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất theo quy định tại tiết
b.1 và b.2 điểm 2 mục II của Thông tư này được thực hiện theo các quy
định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Thông tư số
116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính.
b.3- Chi trả kinh phí bồi thường đất cơng ích của xã, phường, thị trấn
và cơ sở hạ tầng công cộng nơi thu hồi đất và được nộp vào ngân sách nhà
nước, điều tiết cho ngân sách các cấp theo quy định.
b.4- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp ở nơi
có tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác cần được bảo vệ mà phải thay
đổi nơi cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì được Nhà nước tạo điều
kiện bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: Bồi thường bằng
nhà ở; Bồi thường bằng giao đất ở mới; Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở
mới theo quy định của Luật Đất đai.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân (Trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam) được cấp phép
hoạt động khảo sát, thăm dị trên phạm vi diện tích đất được th, có nghĩa
vụ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức, cá nhân được Nhà
nước cho thuê đất đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức,

cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam có thực hiện ứng trước tiền để chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP thì được trừ số tiền đã chi


trả bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền thuê đất phải nộp cho Nhà
nước. Mức được trừ không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp theo quy
định.
3- Tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động khảo sát, thăm dị phải
chịu mọi chi phí bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh. Khi giấy phép khảo
sát, thăm dị chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát,
thăm dị phải di chuyển tồn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra
khỏi khu vực khảo sát, thăm dò; san lấp các cơng trình thăm dị trở lại trạng
thái đảm bảo an tồn, bảo vệ tài ngun khống sản, phục hồi môi trường,
môi sinh và đất đai; giao nộp các mẫu vật, số liệu, thơng tin về tài ngun
khống sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản
theo quy định của pháp luật.
4- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cụ thể việc thực hiện các dự án
tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.
5- Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm ưu tiên tuyển
dụng lao động phù hợp từ bộ phận dân cư phải di chuyển do ảnh hưởng của
hoạt động khảo sát, thăm dò hoặc thực hiện phương án bảo vệ tài nguyên
khoáng sản chưa khai thác vào cơ quan, đơn vị thuộc địa phương theo các
phương án đầu tư phát triển kinh tế nhằm đảm bảo ổn định đời sống của
nhân dân.
6- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí cán bộ, công chức,
trang thiết bị, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động cho các cơ quan,
đơn vị để tổ chức thực hiện đề án bảo vệ tài nguyên khống sản chưa khai

thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
III- LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN QUẶNG CHÌ, KẼM CHƯA KHAI THÁC.

Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách thực hiện
chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong việc bảo vệ tài nguyên
quặng chì, kẽm chưa khai thác được thực hiện theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, trong đó chú ý một số nội dung
sau:
1- Cơ quan tài chính có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế nơi có
hoạt động khảo sát, thăm dị tài ngun quặng chì, kẽm chưa khai thác cần
bảo vệ, lập dự tốn thu từ hoạt động khảo sát, thăm dị trên địa bàn tỉnh, bao


gồm: Lệ phí cấp giấy phép hoạt động; thu phạt xử lý vi phạm hành chính và
các khoản thu khác từ hoạt động khảo sát, thăm dò theo quy định của pháp
luật.
2- Căn cứ đề án bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tài chính lập dự tốn chi ngân
sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, để thực hiện
các nhiệm vụ chi quy định tại điểm 6 mục II của Thông tư này. Trường hợp
nguồn kinh phí ngân sách địa phương khơng đảm bảo, Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp với các Bộ
có liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ từ ngân
sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện.
3- Dự toán thu, chi ngân sách được lập chi tiết theo Mục lục Ngân
sách Nhà nước. Sau khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết
định, cơ quan tài chính có trách nhiệm đảm bảo nguồn kinh phí theo tiến độ
thực hiện. Các tổ chức được bố trí kinh phí trong dự tốn ngân sách phải

quản lý, sử dụng, kinh phí đúng chính sách, chế độ.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Các Bộ, cơ quan Trung ương trong phạm vi chức năng nhiệm vụ
có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương trong
việc thực hiện các chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương theo các
quy định tại Thông tư này; đồng thời thực hiện rà sốt các cơ chế chính
sách thuộc phạm vi quản lý để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
thực tế nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách đảm bảo quyền lợi của
địa phương trong công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác
theo đúng Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ.
2- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm:
a- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan
liên quan xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn
thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác bảo vệ tài nguyên quặng
chì, kẽm chưa khai thác để làm căn cứ thực hiện ở địa phương.
b- Chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xác định nhu cầu kinh phí
thuộc nhiệm vụ chi ngân sách địa phương theo quy định tại Thông tư này


và chủ động cân đối, sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính
hợp pháp khác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
c- Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra các sở, ban, ngành và Uỷ ban
nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm
chưa khai thác; quản lý, sử dụng, kinh phí phục vụ cơng tác bảo vệ tài
ngun quặng chì, kẽm chưa khai thác đúng chính sách, chế độ; chỉ đạo Uỷ
ban nhân dân các cấp, nhất là Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ

quan liên quan ở địa phương thực hiện cơng khai chính sách hỗ trợ của nhà
nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại xã, tại thôn, niêm yết tại
trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, tại thôn theo quy định.
d- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Tài ngun
và Mơi trường, Bộ Cơng nghiệp và các Bộ có liên quan tình hình thực hiện
cơng tác bảo vệ tài ngun quặng chì, kẽm chưa khai thác để tổng hợp báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
3- Thơng tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Cơng báo.
Trong q trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về
Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phịng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đồn thể;
- Kiểm tốn Nhà nước;
- Thành uỷ, HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Công nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Website Chính phủ;

- Website Bộ Tài chính;
- Cơng báo;
- Lưu: VT, Vụ NSNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tá


VỤ NSNN

TRÌNH BỘ

V/v:Hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương
trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Vụ Ngân sách Nhà nước đã phối hợp với
Vụ Pháp chế nghiên cứu sửa đổi, bổ sung dự thảo Thông tư hướng dẫn thực
hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên
quặng chì, kẽm chưa khai thác và thống nhất ý kiến trình Bộ như sau:
I- Về những nội dung đã sửa đổi, bổ sung:
1- Về căn cứ ban hành: đã bổ sung một số căn cứ pháp lý vào dự
thảo Thông tư:
- Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
2- Về hình thức hoạt động khống sản chưa khai thác:
Dự thảo Thông tư trước đây quy định: “Tổ chức, cá nhân được phép

hoạt động điều tra, khảo sát, tìm kiếm, thăm dò,..”
Nay tiếp thu sửa đổi theo đúng quy định của Luật Khoáng sản sửa
đổi như sau: “Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khảo sát, thăm dò,..”
3- Về nội dung quy định tại khoản 1, 2 mục II dự thảo Thơng tư:
a/ Về các hình thức thực hiện bồi thường, hỗ trợ trong từng trường
hợp tổ chức, cá nhân khi thực hiện khảo sát, thăm dị khơng th đất và có
th đất (dự thảo Thơng tư trước đây chưa quy định rõ vấn đề này): Căn cứ
quy định của Luật Đất đai; Luật Khoáng sản; Nghị định số 197/2004/NĐCP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn
Luật Đất đai, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài
chính, Thơng tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính và
các văn bản hướng dẫn, để quy định cụ thể hơn về các hình thức thực hiện
bồi thường, hỗ trợ trong các trường hợp tổ chức, cá nhân được phép khảo
sát, thăm dị khơng th đất và trường hợp sử dụng đất thường xuyên phải
thuê đất. Cụ thể:


- Trường hợp không thuê đất: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thoả
thuận với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng, thiệt hại
do hoạt động khảo sát, thăm dò gây ra về mức bồi thường, hỗ trợ thực hiện
chính sách theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
- Trường hợp phải thuê đất: Thực hiện theo 2 hình thức: Tổ chức, cá
nhân thuê đất để hoạt động khảo sát, thăm dò thoả thuận với các cơ quan,
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc Nhà nước đứng ra tổ chức, thực hiện bồi
thường, hỗ trợ theo quy định.
b/ Đối với các hình thức nhận bồi thường, hỗ trợ: dự thảo Thông tư

trước đây (điểm 2 mục II) quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang

sử dụng đất hợp pháp ở nơi có tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác
cần được bảo vệ mà phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, dịch
vụ thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất
đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.” Dự thảo trên dễ gây hiểu nhầm về
nguồn (ngân sách nhà nước chi) và khơng rõ về hình thức nhận bồi thường,
hỗ trợ. Vì vậy, để tạo điều kiện cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thể
được chọn các hình thức bồi thường nhằm sớm ổn định đời sống từ nguồn
kinh phí do tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất chi trả, Vụ NSNN
sửa lại nội dung trên theo tinh thần Điều 4 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP
và sửa như sau: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp
ở nơi có tài ngun quặng chì, kẽm chưa khai thác cần được bảo vệ mà
phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì được Nhà
nước tạo điều kiện bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
Bồi thường bằng nhà ở; Bồi thường bằng giao đất ở mới; Bồi thường
bằng tiền để tự lo chỗ ở mới theo quy định của Luật Đất đai.”
Đồng thời dự thảo Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân trong trường hợp nào thì phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ
và tái đầu tư, trường hợp nào không phải chi trả hỗ trợ tái đầu tư và số tiền
chi trả ứng trước bồi thường về đất, hỗ trợ về đất được trừ vào tiền thuê đất
phải nộp theo chế độ quy định tại Điều 3 Nghị định 197/2004/NĐ-CP và
Điều 4 Nghị định 17/2006/NĐ-CP (Thông tư trước đây chưa có nội dung
này). Vì vậy, trình Bộ bổ sung đoạn cuối điểm b4 khoản 2 mục II Thông tư
như sau:
“Các cơ quan, tổ chức, cá nhân (trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam) được cấp phép
hoạt động khảo sát, thăm dị trên phạm vi diện tích đất được thuê, có nghĩa
vụ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức, cá nhân được
Nhà nước cho thuê đất đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ



chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi đầu tư
vào Việt Nam có thực hiện ứng trước tiền để chi trả bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP thì được trừ số
tiền đã chi trả bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền thuê đất phải nộp
cho Nhà nước. Mức được trừ không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp theo
quy định.”
4- Về quy định tại khoản 3 mục II dự thảo Thông tư (Tại điểm đ
khoản 1 mục II dự thảo Thông tư trước đây):
Dự thảo Thông tư trước đây quy định:“Khi giấy phép khảo sát, thăm
dị chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò
phải... giao nộp các mẫu vật, số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản đã
thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.”
Nay bổ sung thêm vào đoạn cuối cụm từ “theo quy định của pháp
luật” cho phù hợp với quy định của Luật Khoáng sản và sửa lại như sau:
“Khi giấy phép khảo sát, thăm dò chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân
được phép khảo sát, thăm dò phải... giao nộp các mẫu vật, số liệu, thơng
tin về tài ngun khống sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà
nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật.”
5- Về nội dung quy định tại khoản 4 mục II (khoản 5 mục II dự thảo
trước đây): Điều 33 – Lập và thực hiện dự án tái định cư, Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định: “Căn cứ vào
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ vào quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư để bảo đảm
phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở. Việc lập
dự án và xây dựng khu tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành về
quản lý đầu tư và xây dựng”.
Do hoạt động khảo sát, thăm dò chủ yếu là hoạt động nhỏ lẻ thường
diễn ra trên địa bàn miền núi, khu vực hẻo lánh nên việc xây dựng khu tái
định cư cho dân thực tế khó thực hiện. Vì vậy, trên cơ sở quy định của Điều

33 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ sửa đổi
lại cho phù hợp để có thể thực hiện được trong thực tế, cụ thể: “Căn cứ kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét quyết định cụ thể việc thực hiện các dự án tái định cư cho
người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.”
II- Về nội dung giữ nguyên như dự thảo Thông tư trước đây:


1- Về nội dung quy định tại khoản 2 mục III dự thảo Thông tư: Để
thực hiện Đề án bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngồi những nơi được thăm dò, khảo sát
được tổ chức, cá nhân đền bù, có những vùng khơng được thăm dị, khảo
sát nhưng vẫn được bảo vệ. Trong trường hợp này, địa phương phải xây
dựng đề án và tổ chức bảo vệ theo đề án. Vì vậy, đối với những địa phương
khó khăn, ngân sách khơng cân đối được, thì ngân sách Trung ương hỗ trợ
ngân sách địa phương để thực hiện. Vì vậy, Vụ Ngân sách nhà nước trình
Bộ giữ nguyên như dự thảo Thơng tư trước đây: “Trường hợp nguồn kinh
phí ngân sách địa phương không đảm bảo, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo
cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp với các Bộ có liên
quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ từ ngân sách
trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện.”
2- Về đề nghị một số vấn đề cần hướng dẫn thêm theo quy định tại
điều 16, 17, 18, 19 và 20 Luật Khoáng sản 1996:
Luật Khoáng sản 1996 quy định: “ Điều 16. Bảo vệ môi trường
trong hoạt động khoáng sản; Điều 17. Sử dụng đất trong hoạt động khoáng
sản; Điều 18. Sử dụng nước trong hoạt động khoáng sản; Điều 19. Sử
dụng cơ sở hạ tầng trong hoạt động khoáng sản; Điều 20. Bảo hiểm trong
hoạt động khoáng sản.”
Về vấn đề này, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ như sau:

- Về nội dung quy định tại Điều 16 Luật Khoáng sản đã được quy
định tại khoản 3 mục II dự thảo Thông tư.
- Về nội dung quy định tại Điều 17 Luật Khoáng sản đã được quy
định tại khoản 2 mục II dự thảo Thông tư.
- Về nội dung quy định tại Điều 18 Luật Khống sản (sử dụng nước)
thực chất cũng là về mơi trường, nên đã được quy định tại khoản 3 mục II
dự thảo Thông tư.
- Về nội dung khác (Sử dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo hiểm phương
tiện, công trình,...) quy định tại Điều 19 và 20 Luật Khống sản không
thuộc phạm vi bảo vệ quyền lợi của địa phương nên trình Bộ giữ ngun
như dự thảo Thơng tư trước đây, không cần bổ sung thêm.
III- Về những nội dung đã tiếp thu không đưa vào nội dung
hướng dẫn của Thông tư:
1- Về quy định tại khoản 4 mục II dự thảo Thông tư trước đây:
“Trường hợp hộ gia đình phải thay đổi nơi cư trú, nếu đủ điều kiện thì
được hưởng chính sách ưu đãi về định canh, định cư, ổn định dân di cư và
xây dựng vùng kinh tế mới theo quy định tại Quyết định 190/2003/QĐ-TTg


ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện
quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010.”
2- Về quy định tại khoản 3 mục II dự thảo Thông tư trước đây: “Các
cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải di chuyển đến nơi sản
xuất kinh doanh mới được coi như cơ sở mới thành lập và được hưởng các
chế độ ưu đãi theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.”
Trình Bộ xem xét, quyết định./.

Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2007


VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


VỤ NSNN

TRÌNH BỘ

V/v:Hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương
trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác.
Thực hiện chi đạo của Bộ, Vụ Ngân sách Nhà nước đã phối hợp với
Vụ Pháp chế (Cục Quản lý công sản) nghiên cứu sửa đổi, bổ sung dự thảo
Thơng tư hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa
phương trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác và thống
nhất ý kiến trình Bộ như sau:
1- Về nội dung thứ nhất (Tại khoản 2 mục II dự thảo):
- Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân do các Tổ chức, cá nhân thuê đất theo quy định đã được quy định tại
khoản 2 mục II dự thảo Thông tư.
- Mặc khác, để tạo điều kiện cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thể
được chọn nhiều hình thức bồi thường nhằm sớm ổn định đời sống từ
nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất chi trả tiền
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong dự thảo Thông tư trước đây quy
định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp ở nơi có
tài ngun quặng chì, kẽm chưa khai thác cần được bảo vệ mà phải thay
đổi nơi cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn
thi hành.”
Vì vậy, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ sửa lại theo hướng: “Tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp ở nơi có tài ngun

quặng chì, kẽm chưa khai thác cần được bảo vệ mà phải thay đổi nơi cư
trú, nơi sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì được Nhà nước tạo điều kiện bố
trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: Bồi thường bằng nhà
ở; Bồi thường bằng giao đất ở mới; Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở
mới theo quy định của Luật Đất đai.”
Ngoài ra, Vụ Ngân sách đã căn cứ quy định Luật Đất đai; Luật
Khoáng sản; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị
định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai, Thông tư số
116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Thông tư số 69/2006/TTBTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thơng tư số
116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính và các văn bản
hướng dẫn, để quy định cụ thể hơn về các hình thức thực hiện bồi thường,


hỗ trợ trong các trường hợp tổ chức, cá nhân khảo sát, thăm dị khơng th
đất và trường hợp phải thuê đất. Cụ thể:
- Trường hợp không thuê đất: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thoả
thuận với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú, hoạt động,
sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên
quặng chì, kẽm chưa khai thác bị ảnh hưởng, thiệt hại do hoạt động khảo sát,
thăm dò gây ra về mức bồi thường, hỗ trợ thực hiện chính sách theo quy
định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quy
định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
- Trường hợp phải thuê đất:
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê đất để hoạt động khảo sát, thăm
dò thoả thuận được với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư
trú, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu vực, điểm, mỏ
tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bị thu hồi đất về mức bồi thường,

hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất thì thực hiện theo sự thoả thuận đó; Nhà nước không tổ chức, thực hiện
bồi thường, hỗ trợ.
+ Trường hợp Nhà nước tổ chức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất: Căn cứ vào tình
hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao việc thực hiện
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập
và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư theo
quy định.
2- Về nội dung thứ hai (Tại khoản 4 mục II dự thảo):
Để đảm bảo quyền lợi cho các hộ gia đình thuộc đối tượng thực hiện
chính sách về định canh, định cư, ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh
tế mới theo quy định tại dự thảo Thông tư trước đây quy định: “Trường
hợp hộ gia đình phải thay đổi nơi cư trú, nếu đủ điều kiện thì được hưởng
chính sách ưu đãi về định canh, định cư, ổn định dân di cư và xây dựng
vùng kinh tế mới theo quy định tại Quyết định 190/2003/QĐ-TTg ngày
16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy
hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010.”
Vụ ngân sách đã tiếp thu không quy định nội dung trên trong thông
tư này.
3- Về nội dung thứ ba (Tại khoản 5 mục II dự thảo):
Căn cứ vào điều 33 – Lập và thực hiện dự án tái định cư, Nghị định
số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định: “Căn cứ


vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ vào quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư để

bảo đảm phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.
Việc lập dự án và xây dựng khu tái định cư thực hiện theo quy định hiện
hành về quản lý đầu tư và xây dựng”
Vì vậy, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ giữ nguyên như dự thảo
Thông tư trước đây: “Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương; căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền
xét duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự
án tái định cư để đảm bảo phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải
di chuyển chỗ ở.”
4- Về nội dung thứ tư (Tại khoản 2 mục III dự thảo):
Để thực hiện phương án bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai
thác được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối với những địa phương khó
khăn, ngân sách khơng cân đối được, thì ngân sách Trung ương phải hỗ trợ
để thực hiện. Vì vậy, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ giữ ngun như dự
thảo Thơng tư trước đây: “Trường hợp nguồn kinh phí ngân sách địa
phương khơng đảm bảo, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp với các Bộ có liên quan trình cấp có
thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân
sách địa phương để thực hiện.”
5- Về các nội dung khác:
5.1- Về căn cứ ban hành: Vụ Ngân sách nhà nước đã tiếp thu đưa
thêm căn cứ pháp lý vào dự thảo Thơng tư, đó là:
- Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
5.2- Về một số vấn đề cần hướng dẫn thêm theo quy định tại điều 16,
17, 18, 19 và 20 Luật Khoáng sản 1996:
Luật Khoáng sản 1996 quy định: “ Điều 16. Bảo vệ mơi trường
trong hoạt động khống sản; Điều 17. Sử dụng đất trong hoạt động khoáng
sản; Điều 18. Sử dụng nước trong hoạt động khoáng sản; Điều 19. Sử

dụng cơ sở hạ tầng trong hoạt động khoáng sản; Điều 20. Bảo hiểm trong
hoạt động khoáng sản.”
Về vấn đề này, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ như sau:
- Về nội dung quy định tại Điều 16 Luật Khoáng sản đã được quy
định tại khoản 2 mục II dự thảo Thông tư.
- Về nội dung quy định tại Điều 17 Luật Khoáng sản đã được quy
định tại khoản 2 mục II dự thảo Thông tư.


- Về nội dung quy định tại Điều 18 Luật Khống sản thực chất cũng
là về mơi trường, nên đã được quy định tại khoản 4 mục II dự thảo Thông
tư.
- Về nội dung (như: Sử dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo hiểm phương
tiện, cơng trình,...) quy định tại Điều 19 và 20 Luật Khoáng sản đã được
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Mặt khác, một số nội
dung liên quan đến bồi thường về tài sản, đất,..đã được quy định trong nội
dung khoản 2 mục II dự thảo Thơng tư.
Vì vậy, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ giữ ngun như dự thảo
Thơng tư trước đây, khơng cần bổ sung thêm.
5.3- Về hình thức hoạt động khống sản chưa khai thác:
Dự thảo Thơng tư trước đây quy định: “Tổ chức, cá nhân được phép
hoạt động điều tra, khảo sát, tìm kiếm, thăm dị,..”
Vụ Ngân sách Nhà nước đã tiếp thu sửa đổi theo đúng quy định của
Luật Khoáng sản sửa đổi như sau: “Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động
khảo sát, thăm dò,..”
5.4- Về quy định tại điểm đ khoản 1 mục II dự thảo Thông tư: “Khi
giấy phép khảo sát, thăm dị chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân được
phép khảo sát, thăm dò phải... giao nộp các mẫu vật, số liệu, thơng tin về
tài ngun khống sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về
khống sản.”

Quy định này vừa phục vụ cơng tác quản lý nhà nước và cũng đồng
thời là quyền lợi của địa phương. Mặt khác, căn cứ để quy định nội dung
trên dựa vào khoản 2 điều 30 Luật Khoáng sản năm 1996 quy định: “Khi
giấy phép thăm dị khống sản chấm dứt hiệu lực thì: Các quyền liên quan
đến giấy phép thăm dị cũng chấm dứt;Trong thời hạn do Chính phủ quy
định, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải ... giao nộp các
mẫu vật, số liệu, thơng tin về tài ngun khống sản đã thu thập được cho
cơ quan quản lý nhà nước về khống sản.”
Vì vậy, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ cơ bản giữ nguyên như dự
thảo Thông tư trước đây, chỉ thêm vào đoạn cuối cụm từ “theo quy định của
pháp luật” cho phù hợp với quy định của Luật Khoáng sản như sau: “Khi
giấy phép khảo sát, thăm dò chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân được
phép khảo sát, thăm dò phải... giao nộp các mẫu vật, số liệu, thơng tin về
tài ngun khống sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về
khoáng sản theo quy định của pháp luật.”
5.5- Về quy định tại khoản 3 mục II dự thảo Thông tư trước đây quy
định: “Các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải di chuyển
đến nơi sản xuất kinh doanh mới được coi như cơ sở mới thành lập và được
hưởng các chế độ ưu đãi theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.”


Vụ ngân sách Nhà nước đã tiếp thu không quy định nội dung trên vào
thông tư này.
5.6- Về đề nghị bỏ câu cuối trong khoản 6 mục II: “..Các cơ quan, tổ
chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khảo sát, thăm dị trên phạm vi
diện tích đất được giao, có trách nhiệm chi trả trước tiền bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
theo quy định và được tính vào vốn đầu tư của dự án.”
Vấn đề này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP
ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các

nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và chưa được quy định tại mục III trong
dự thảo Thơng tư. Vì vậy, Vụ ngân sách Nhà nước trình Bộ sửa đổi theo
hướng:
“Các cơ quan, tổ chức, cá nhân (Trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam) được cấp phép
hoạt động khảo sát, thăm dò trên phạm vi diện tích đất được th, có nghĩa
vụ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức, cá nhân được
Nhà nước cho thuê đất đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi đầu tư
vào Việt Nam có thực hiện ứng trước tiền để chi trả bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP thì được trừ số
tiền đã chi trả bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền thuê đất phải nộp
cho Nhà nước. Mức được trừ không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp theo
quy định.”
Trình Bộ xem xét, quyết định./.

Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2007

VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC



×