Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.34 KB, 22 trang )


TP. HỒ CHÍ MINH
2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Theo chiều lịch sử văn học, văn hóa Nam Bộ ln có những đặc trưng và dáng

dấp riêng biệt, khơng thể lầm lẫn. Đóng góp của văn học Nam Bộ là đóng góp của
mảng văn học ở một vùng miền với những đặc sắc riêng biệt.
Theo chiều thời gian cái gì đọng lại cùng với con người, cuộc sống của con người
mang tính ổn định bền vững, thể hiện được đặc điểm về cách sống, cách nghĩ, cách cư
xử của con người trong tự nhiên và xã hội đều có thể quy về văn hóa. Khi chọn đề tài
này, tơi có cơ hội tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ qua sáng tác của một trong những nhà
văn Nam Bộ điển hình: Sơn Nam. Là người viết nhiều và thể hiện trên nhiều khía
cạnh cộng với số lượng tác phẩm sáng tác đồ sộ, Sơn Nam được đánh giá là pho từ
điển sống của văn hóa Nam Bộ.
Mảnh đất Nam Bộ với lịch sử hình thành 300 năm, là nơi màu mỡ cả về đất đai
và tình người. Ở nơi ấy, văn chương cũng chưa được đào sâu, cày xới để thấy được
những giá trị đích thực của nó. Trong thập niên gần đây, ngày càng có nhiều người đi
vào tìm hiểu văn học ở vùng đất này. Là người không phải sinh ra ở vùng đất này, vì

3


thế được tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam là điều thực sự có


giá trị.

Mục đích nghiên cứu

2.

- Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản về văn hóa Nam Bộ. Bên cạnh đó là những nội
dung liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp Sơn Nam. Đặc biệt lí giải về sự ảnh hưởng
và tác động của văn hóa Nam Bộ đến tư tưởng nghệ thuật của nhà văn này.
- Khảo sát dấu ấn văn hóa Nam Bộ ở phương diện nội dung trên khía cạnh cảnh sắc
và con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.

Đối tượng khảo sát trực tiếp là những sáng tác thuộc thể loại truyện ngắn bao gồm
85 truyện, trong đó có 66 truyện nằm trong tuyển tập Hương rừng Cà Mau và 19
truyện ngắn nằm trong tập Biền cỏ Miền Tây. Đây là hai tập truyện có sự gần gũi với
nhau về đề tài sáng tác, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung cũng như nghệ thuật.
Phạm vi khảo sát là những tác phẩm đã in trong hia tập sách trên. Trên cơ sở phạm
vi giới hạn của tư liệu như trên, đi sâu vào tìm hiểu vấn đề trên phương diện điểm
nhấn, đặc trưng của văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam.Qua đó nhằm khẳng
định giá trị truyện ngắn Sơn Nam từ góc độ văn hóa, khẳng định tên tuổi của nhà văn
Nam Bộ tiêu biểu này.
4.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài có

sự liên quan đến vấn đề văn hóa và lịch sử của vùng đất Nam Bộ vì vậy sự kết hợp
phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa các lĩnh vực lịch sử, văn hóa và văn học.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa trên những tác phẩm truyện ngắn từ đầu,
phân tích truyện ngắn Sơn Nam trên cơ sở kiến thức văn hóa nói chung và đặc trưng
văn hóa Nam Bộ nói riêng. Đó là mấu chốt làm sáng tỏ vấn đề, sau đó tiếp tục cơng
việc tổng hợp lại thành những nơi dung mang tính chất tổng qt.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẪN ĐỀ VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HĨA NAM BỘ
1.1

Một số vấn đề về văn hóa

1.1.1

Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị ( vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật
thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua q trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của minh ( Trích Trần Ngọc
Thêm 1991).
1.1.2

Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Xác định mối quan hệ giữa văn hóa với văn học là một việc cần thiết để đánh

giá được sự tác động, bổ sung lẫn nhau giữa hai lĩnh vực vốn có mối liên quan mật

thiết này. Nói đến vị trí của văn học trong văn hóa là nói đến hai mặt của một vấn đề.
Thứ nhất, bản thân văn học là một bộ phận của văn hóa, nó chịu sự chi phối mang
5


tính quyết định của văn hóa. Thứ hai, là nói đến tính đại diện cho văn hóa của văn
học, sự tác động trở lại của văn học đối với văn hóa.
Về quan hệ của văn hóa và văn học, cần nhận thấy rằng đối với nước ta văn học là
một yếu tố trội của văn hóa. Trong đời sống dân tộc, văn học vốn đã có một vị trí rất
quan trọng và ngược lại trên bình diện phát triển của một nền văn học, tác động của
văn hóa đến văn học là tất yếu. Có thể nói, những nền văn học phong phú chỉ có thể
phát triển thuận lợi trên nền tảng của những nền văn hóa tiêu biểu. Nhìn nhận mối
quan hệ giữa văn học và văn hóa là đi vào vấn đề thể hiện những đặc trưng, giá trị của
văn học trong sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa. Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội và sáng tạo văn học nghệ thuật là bộ phận quan trọng, nịng cốt
của văn hóa, có khả năng truyền cảm mạnh mẽ và có sức sống lâu bền khi biết đi sâu
vào tư tưởng đạo đức, đời sống bên trong của con người. Khi nói về mối quan hệ giữa
văn học và văn hóa, có ý kiến cho rằng văn hóa là khơng gian, là bầu khơng khí để
trên đó cái cây văn học này nở. Một nề văn học bắt rễ sâu vào đời sống văn hóa dân
tộc, sẽ có điều kiện tốt để phát triển, đơm hoa kết trái. Nhà văn am hiểu sâu sắc cội rễ
của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, ắt hẳn sáng tác sẽ đạt đến chiều
sâu của sự khát quát hóa và cá thể hóa. Trong văn hóa phải thấy được đỉnh cao của nó
là văn học. Vì vậy mối quan hệ giữa văn hóa và văn học cũng tức là nói về “mối quan
hệ giữa cái tổng thể và cái bộ phận”.
1.2

Đặc điểm văn hóa Nam Bộ

1.2.1


Nền tảng địa - văn hóa Nam Bộ

Khi nói về nền tảng địa - văn hóa Nam Bộ, việc đặt trong mối tương quan với các đặc
điểm về sinh thái và xã hội của vùng văn hóa này là điều kiện cần thiết. Lịch sử Nam
tiến nói riêng và lịch sử Nam Bộ nói chung là lịch sử của vùng đất mới với độ dài thời
gian hơn ba thế kỷ hình thành và phát triển. Đặc tính “mới” là nét bao trùm lên cả hai
phương diện địa lý và lịch sử của vùng đồng bằng sông Cửu Long. So với cả nước,
đây là khu vực có lịch sử khai phá trẻ nhất. Vì vậy văn hóa cùng miền của khu vực
này cũng chính là văn hóa của vùng đất mới với những nét tiếp thu và bảo tồn truyền
thống dân tộc và những nét đặc sắc riêng biệt phù hợp với những điều kiện tự nhiên
và xã hội trên địa bàn. Quá trình Nam tiến được phản ánh rất rõ trong văn học từ
những sáng tác dâm gian cho đến văn chương bác học. Trong kho tàng văn học dân
6


gian đồng bằng Sông Cửu Long ca dao, thành ngữ, truyền thuyết, giai đoạn về đất và
người trong quá trình khai phá mở đất chiếm số lượng khá lớn và được xem là đặc
sắc, hấp dẫn nhất. Đa số truyện kế, truyền thuyế dân gian Nam Bộ đều thể hiện những
đặc tính mới của vùng miền trên nhiều biểu hiện khác nhau của văn hóa. Ngay cả
truyện cười Bác Ba Phi cũng tiếp nối truyền thống ấy bằng cách tái hiện lại thiên
nhiên hoang dã nơi cực Nam Tổ quốc với một trí tưởng tượng phong phú.
1.2.2

Một số đặc trưng về văn hóa Nam Bộ

Những đặc trưng của vùng văn hóa Nam Bộ được xác định trên các phương diện
cơ bản, Nam Bộ là vùng đất mới, vùng đất giao hịa chủng tộc và văn hóa, là vùng văn
hóa với nhiều sắc thái đặc trưng.
Sỡ dĩ gọi Nam Bộ là vùng đất mới bởi những lý do liên quan trực tiếp đến
những vấn đề lịch sử của vùng miền. Với tính chất “mới” như vậy, Nam Bộ vừa là nơi

lạ lẫm, xa vời, lại vừa thu hút, vẫy gọi con người đến đây. Tuy vậy, đây không phải là
mảnh đất vơ chủ vì tính chất “mới” ở đây có nghĩa đối với những người Khmer, Việt,
Chăm… hiện cùng đang sinh sống, tiếp tục khai thác vùng đất này. Đất mới với
những con người cũng mới, trên vai họ không nặng trĩu những lề thói, cổ tục của hàng
ngàn năm nên con người nơi đây cũng năng động, mạnh bạo và cởi mở hơn. Người
Việt, người Chăm, người Hoa và sau đó là những người tứ xứ khác đặt chân đến vùng
đất Nam Bộ sớm nhất cúng chỉ từ thế kỷ XVI lại đây, cịn người KhMer thì có thể
sớm hơn, khoảng thế khỉ XIII. Trong cơng trình biên khảo “Đồng bằng sông Cửu
Long nét sinh hoạt xưa”, Sơn Nam đã viết, đây là “…. một vùng bị bỏ rơi, dân cư
thưa thớt, phần lớn là bùn lầy ẩm thấp, khí hậu khắc nghiệt, đất úng phèn. Muỗi mịng
nhiều, tơm cá sinh sơi, cá lớn nuốt cá bé, chim chóc và rắn ăn cá. Rắn bắt chim non và
trứng chim, chim ăn rắn. Cỏ dại, lau sậy làm thức ăn cho heo rừng nai, voi… Nai làm
mồi cho cọp. Khi tha hồ ăn trái cây giữa rừng ven sông. Rừng lâm vồ, sộp, gừa rễ
lòng thòng tạo hang động cho cọp sinh sản. Tán lá là môi trường của nhiều loại chim.
Xác thú trôi sông nuôi dưỡng cá tôm. Diều quạ và cá sấu sinh sản mau trên bãi bùn….
Khó phân biệt đâu là đất bưng, đâu là ao vũng. Bờ biển mơ hồ thay đổi hình dạng, cây
mắm, cây đước, cây vẹt từ dưới nhô lên. Sông Cửu Long đổ ra biển bồi đắp mũi Tây
Nam. Mùa mưa nước chảy mạnh, thêm cơn lụt thường niên, cây mé sông trốc gốc,
phù sa tn tràn, doi bồi, vịnh lở, có cù lao sụp xuống mất dạng nhưng ở nơi khác cồn
7


nhỏ lại nhô lên. Đến với Nam Bộ, những nét vừa quyến rũ vừa đe dọa của thiên nhiên
là những mẫu đề chính của truyện cổ và thơ ca dân gian. Sau này, trong truyện Bác Ba
Phi - một loại truyện trạng của văn học Nam Bộ, một món đặc sản tinh thần của vùng
sơng nước thì khung cảnh thiên nhiên giàu có mà hoang sơ vẫn chính là cái nền, vẫn
là dịng chảy chính mang những nỗi niềm tâm sự, những quan hệ giữa con người với
nhau. Và ở thế kỷ XX, Sơn Nam đã tiếp bước truyền thống ấy một cách thành công
bằng những tác phẩm văn học mang đậm chất những sắc thái dân gian và hơn hai
mươi cơng trình khảo cứu có giá trị về đất và người, phong tục tập quán, lịch sử và

văn hóa Nam Bộ. Nam Bộ còn được biết đến là một vùng đất giao hịa của nhiều
chủng tộc và văn hóa.
Những yếu tố văn hóa từ ngồi du nhập vào đồng bằng sồn Cửu Long rất rõ
nét, văn hóa Ấn Độ qua người Khmer, văn hóa Trung Quốc qua người Hoa, văn hóa
Hồi giáo qua người Chăm. Sự hỗn hợp dân cư thuộc nhiều nguồn gốc địa phương,
nhiều tơn giáo tín ngưỡng khác biệt, nhiều trình độ phát triển về mặt xã hội cũng là
điều hiển nhiên. Song tất cả sự đa dạng, khác biệt đó đều được liên kết lại trong một
nền văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng trên vùng đất mới. Động lực của sự liên
kết là dân tộc Việt đã đem cốt cách của nền văn hóa Việt vào vùng đất mới dưới
những biểu hiện độc đáo. Đó là việc khai hoang, trồng cấy rất sáng tạo phù hợp với cơ
thể vận động của sông và biển, của mùa mưa và mùa khô, của lũ và hạn, phát huy
được nghề trồng lúa nước cổ truyền. Đó là việc lập làng với hình thù, thiết chế ít thay
đổi mà vẫn giữ làng gắn với nước. Đó là những làn điệu dân ca, là phương ngữ đậm
chất Nam Bộ, nhưng vẫn là ngôn ngữ Việt Nam, tâm lý tính cách Việt Nam đặc sắc.
Đó là sự hỗn hợp của nhiều tộc người thiểu số với người Việt trên cùng một đồng
bằng mà vẫn phát huy truyền thống cộng đồng dân tộc. Đó là sự xen kẻ nhiều thứ tôn
giáo khác nhau, nhưng vẫn giữ được sự dung hịa. Sơn Nam được đánh giá là nhà văn
điển hình của miền đất Nam Bộ. Sự nghiệp của Sơn Nam với sức giao thoa về văn
hóa Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng là một khu vực hết sức đặc
biệt về tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán. Ở cùng này có đầy đủ 6 tôn giáo lớn
là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo là khu vực đứng
đầu trong cả nước về tín đồ tơn giáo. Ngồi các tơn giáo kể trên cư dân trong vùng
cịn theo một số tín ngưỡng khác như Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh
Độ Cư Sĩ… Nam Bộ nói chung và đồng bằng Sơng Cửu Long nói riêng có một diện
8


mạo văn hóa hết sức đa dạng. Nếu như người Việt có những làn điệu cải lương hay
những câu hị, điệu lý thì người Khmer lại thể hiện bản sắc của mình trong điệu múa
Răm - vơng, hát đối đáp Aday hay điệu nhảy theo nhịp trống Chay – da... Nếu như

người Chăm có những hoạt động nghệ thuật sơi động trong những ngày kết thúc tháng
Ramadan, sinh nhật Muhammed hoặc trong dịp cưới hỏi thì người Hoa lại góp phần
vào đời sống văn hóa Nam Bộ những câu hát Tiều, hát Quảng…Những điểm riêng
biệt đặc sắc đó của mỗi tộc người ngày một phát triển và hội nhập vào nhau, tạo nên
nét đặc trưng riêng không thể trộn lẫn của văn hóa Nam Bộ, tạo nên tính cách chung
của người Nam Bộ trọng nghĩa, khinh tài, phóng khống và hiếu khách…
Và vượt lên trên tất cả, từ rất sớm các cộng đồng dân cư Nam Bộ đã có truyền
thống đồn kết, đùm bọc lẫn nhau, khơng phân biệt người đến trước, người đến sau,
không kỳ thị dân tộc. Truyền thống quý báu này được hình thành và phát triển trong
nhiều thế kỷ chung lưng đấu cật cùng nhau khai phá, phát triển vùng đất Nam Bộ
trước đây và trong quá trình đấu tranh chống áp bức của phong kiến và thực dân sau
này.
Nam Bộ là một khu vực bao gồm nhiều dân tộc, cư dân trong vùng theo nhiều tơn
giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng các cộng đồng ở đây không tồn tại biệt lập theo
nhiều không gian văn hóa tộc người riêng rẽ mà sống xen kẽ nhau trong một đơn vị
hành chính. Chính điều kiện cộng cư này làm cho các dân tộc có điều kiện tiếp xúc
với nhau nhiều hơn. Trong q trình đó các dân tộc vừa giao lưu vừa tiếp nhận những
giá trị văn hóa của nhau để làm giàu thêm bản sắc văn hóa vốn có của mình.
Ở Nam Bộ, hệ thống kênh rạch chằng chịt vừa tự nhiên vừa nhân tạo không
những đóng vai trị tưới tiêu mà cịn là huyết mạch giao thơng đi lại. Nhiều ý kiến cịn
gọi nơi đây chính là khu vực “văn minh kênh rạch”, văn minh miệt vườn” hayvăn
minh sơng nước”. Chính đặc trưng này đã chi phối toàn bộ đời sống vật chất và tinh
thần của người nông dân Nam bộ. Mặc dù vậy, nông thôn Nam Bộ không gắn chặt
trong mối quan hệ kiểu tự cấp tự túc như Bắc bộ trước đây mà phần nhiều cũng gắn
với nền kinh tế thị trường của các khu vực lân cận như Sài Gòn và các đơ thị khác
trong vùng.
Mơ hình tụ cư của cư dân Nam Bộ vẫn theo phương thức chung của cư dân nơng
nghiệp nước ta, tuy nhiên, do mơi trường và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
vùng nên cách tổ chức dân cư và xã hội nông thôn ở đây cũng có những sắc thái riêng.
9



Kiểu tụ cư phân tán theo kênh rạch, theo địa hình canh tác được người dân Nam Bộ
ưa thích nhất vẫn là “tiền viên hậu điền”, nhiều khuôn viên tụ lại thành ấp, xóm với
phương tiện đi lại phổ biến vẫn là những chiếc ghe xuồng quen thuộc. Vốn là nơi đất
mới, dân cư tứ xứ đến khai phá vì vậy khơng có sự ràng buộc chặt chẽ giữa con người
với địa bàn mới, nếu thích hợp sinh sống họ sẽ ở lại, bằng khơng họ lại ra đi tìm nơi
phù hợp hơn. Chính vì lẽ đó quan hệ cộng đồng làng xã ở đây cũng khơng gắn bó q
chặt chẽ.
Bên cạnh đó, những sắc thái riêng trong nếp sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại của người
dân Nam Bộ: Nếp sống và cách ăn uống thường không đi vào cầu kỳ, tỉ mỉ, thưởng
thức cái tinh tế của lối sống, cách ăn mà thiên về sự dư dật, phong phú. Nếu người Hà
Nội, người Huế thích ăn uống trong khung cảnh gia đình, thì ở một chừng mực nào
đó, nhất là trong quan hệ bạn bè, người Nam Bộ lại ưa ăn uống nơi hàng qn. Ngồi
ra, nói tới sắc thái văn hóa Nam Bộ, chúng ta khơng thể khơng nói tới ngơn ngữ tiếng Nam Bộ. Đó chính là phương ngữ Việt, được hình thành trong quá trình người
Việt đến khai thác đồng bằng Nam Bộ. Nó thu hút vào mình ngơn ngữ của những con
người từ mn nơi lưu lạc đến, nhưng đồng thời cũng sản sinh và phản ánh thế giới tự
nhiên và con người nơi vùng đất mới với bao màu sắc mới mẻ và đa dạng. Người
Nam Bộ cũng để lại sắc thái rất riêng biệt trong cách diễn xướng dân gian theo kiểu
nói như nói vè, nói thơ, nói tuồng, …
Và ảnh hưởng tác động của văn hóa Nam Bộ với Sơn Nam đã khơng chỉ diễn ra
một chiều giữa văn hóa Nam Bộ và bản thân nhà văn mà ngược lại chính những sáng
tác và biên khảo mà ông để lại đã giúp ta rất nhiều trong việc tiếp cận với những nét
văn hố đặc sắc của khu vực này. Đó là điều đáng trân trọng và học hỏi.
CHƯƠNG 2: DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ QUA CẢNH VÀ NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM

2.1 Cảnh thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Hai tập truyện Hương rừng Cà Mau và Biển cỏ miền Tây được sáng tác trong
khoảng thời gian 1954 – 1975, là bức tranh xã hội của Nam Bộ từ thời kỳ khai hoang

mở đất đến khi có sự xâm lăng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Truyện ngắn Sơn
Nam trong giai đoạn này là sự hoài niệm của riêng nhà văn về vùng đất phương Nam
xa xôi, mảnh đất tận cùng của tổ quốc ta. Những ký ức về một vùng quê nghèo khó,
10


hoang sơ, dữ dội và cịn nhiều bí ẩn đang chờ con người khai phá hiện lên trong từng
trang viết. Vốn sinh ra và lớn 36 lên ở vùng đất Nam Bộ, cho nên, từ tên đất, tên làng,
từ cái doi, cái vịnh, từ những nhân vật lịch sử, thậm chí từ lời ăn, tiếng nói, giọng
điệu,… của vùng đất đồng bằng này đều đi vào các truyện ngắn của Sơn Nam một
cách chân thực và sinh động.
Thiên nhiên cảnh vật vốn là một trong những đối tượng thẩm mỹ quan trọng của
nhiều ngành nghệ thuật. Đối với nghệ thuật ngơn từ, thiên nhiên vừa đóng vai trị là
đối tượng miêu tả vừa đóng vai trị là phơng nền qua đó người sáng tác làm bật lên
những ý tưởng, gửi gắm những tâm sự cần giãi bày. Thiên nhiên cảnh vật được đề cập
trong truyện ngắn Sơn Nam chính là thiên nhiên cảnh vật của quê hương Nam Bộ.
Toàn bộ không gian trong truyện ngắn Sơn Nam đều là không gian của vùng đất Nam
Bộ. Nhà văn đã chú ý khắc họa hình ảnh về quê hương mình ở nhiều góc độ khác
nhau, giúp người đọc dễ dàng nhận ra những nét đặc sắc của đồng bằng sơng Cửu
Long. Đó là những phong cảnh sông nước nơi người dân sinh sống và lao động, là
ruộng vườn cò bay thẳng cánh, là rừng tràm, rừng đước bát ngát trải dài đến cuối chân
trời, là những mùa nước nổi, nước mặn tràn vào bờ,… nói chung lại, đó chính là
những gì thuộc về thiên nhiên mà chỉ ở vùng đất này mới có. Bằng niềm tự hào của
một người con Nam Bộ, dường như Sơn Nam luôn hướng người đọc chú ý đến những
nét đặc trưng của vùng đất mới. Đó cũng chính là cách nhà văn giới thiệu về q
hương mình, và sâu xa hơn là về một phần của văn hóa khu vực.
Thiên nhiên cảnh vật khơng phải là những gì bất biến. Dưới sự tác động của
thời gian và bàn tay lao động của con người, thiên nhiên Nam Bộ đã có những thay
đổi khơng nhỏ so với hiện trạng ban đầu. Từ những đặc điểm của thiên nhiên, cảnh
vật và môi trường sống đã kéo theo những nét đặc trưng về tính cách của con người

như một số nhà nghiên cứu đã cho rằng chính sự giàu có của thiên nhiên sản vật nơi
đây đã tạo nên tính hào phóng, khống đạt của người dân Nam Bộ. Có thể khái quát
hai đặc điểm lớn về thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam như sau: đó là
một thiên nhiên còn đậm những nét hoang sơ, dữ dội và một thiên nhiên gần gũi, hiền
hịa, gắn bó với cuộc sống của con người.
2.1.1 Thiên nhiên đậm chất hoang sơ, dữ dội
Cả cuộc đời Sơn Nam đã hướng ngòi bút về quê hương Nam Bộ với một sự nhất
quán và say sưa từ những trang viết đầu tiên cho đến những trang cuối cùng. Nhà văn
11


Sơn Nam ln tự hào mình là người sống ở U Minh nên những đoạn viết về nơi này,
ngòi bút của ông tỏ ra rất hào hứng và linh hoạt. Những đoạn tả về rừng U Minh có
một sức hút đến kỳ lạ đối với người đọc. Ơng nói đến sân chim, ông say sưa kể về
chuyện ăn ong, những kinh nghiệm đánh bắt cá, bẫy rùa, rắn, lươn rất thú vị. Bằng sự
am hiểu sâu rộng, những “đặc sản” theo mùa được nhà văn giới thiệu với một mục
đích thật giản dị là “làm cho người nơi khác hiểu hơn về quê hương Nam Bộ”. Ở một
số truyện ngắn, Sơn Nam chọn cách giới thiệu trực tiếp về quê hương xứ sở của mình,
chẳng hạn như: Hai cõi U Minh, Kéo trúm, Cấm bắt rùa, Ngày hội ba khía, Con cá
chết dại, Mùa len trâu,... Điều đó khơng chỉ mangđến cho người đọc kiến thức, sự
hiểu biết về vùng miền mà còn khơi gợi ở họ sự tò mò về một vùng đất xa xôi, hẻo
lánh ẩn chứa nhiều bí ẩn.
Nam Bộ vốn là một vùng đất mới được hình thành từ chủ trương lớn của chúa
Nguyễn. Đi về phương Nam mở mang bờ cõi, những cư dân đầu tiên đã phải đối mặt
với mn vàn khó khăn thử thách mà trước tiên đó là một thiên nhiên hoang sơ, dữ
dội chưa từng được khai phá. Môi trường nơi đây hồn tồn xa lạ và bí ấn đối với con
người. Thú dữ trên rừng, cá sấu dưới sông và bao nhiêu những khó khăn khác đe dọa
trực tiếp đến đời sống của con người, đồng thời cũng thách thức lịng can đảm, ý chí
và nghị lực của họ.
Trong truyện ngắn nói riêng và các thể loại khác nói chung, Sơn Nam đã dày công

khắc họa một thiên nhiên Nam Bộ với những điểm đặc trưng nhất. Hình ảnh đồng
bằng sông Cửu Long với những cánh đồng lúa xanh biếc, khi mùa nước nổi, nước lớn,
nước mặn tràn về, đều được Sơn Nam thể hiện bằng vốn kiến thức thực tế phong phú
và đa dạng. Trong ấn tượng của Sơn Nam, đây là xứ sở “chạy dài tới chân trời một
vùng trời đất bao la không bến không bờ, ở nơi đó màu xanh của cỏ dại của lúa nối
tiếp nhau khó phân biệt đâu là ruộng đâu là đất” (Vọc nước giỡn trăng). Những loại
cây cỏ đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long như: đước, vẹt, mắm, tràm, cóc
kèn, ơ rơ, điên điển, lục bình,… như cùng nhau ùa vào những truyện ngắn của Sơn
Nam với một vẻ đẹp vốn có của tự nhiên.
Trong truyện ngắn Chuyện rừng tràm, Sơn Nam viết: “Trên mặt nước từng chiếc
lá tràm bay lả tả như bươm bướm mỏi cánh, đáp nhẹ xuống mặt nước như từ trong
ngọn rạch chui ra” hay “bên bờ sơng im lìm, mặt nước thẫn thờ,…bơng vừng buông
thõng xuống từng xâu chuỗi hường chen lấn nối tiếp nhau như bức mành mành”. Khi
12


đọc truyện ngắn Hương rừng, cái gợi lại cho người đọc khơng chỉ là một câu chuyện
thấm đậm tình người mà còn là một ấn tượng sâu sắc về cảnh sắc rừng tràm U Minh:
“Hương rừng ngào ngạt, mùi hương xa lạ nhưng rất quen thuộc. Thằng Kìm hít mạnh
để hửi cho kỹ, để nớ rõ nhưng mãi không ra. Chợt ngẩng đầu lên, nó trố mắt. Rừng cơ
hồ khơng còn chiếc lá nào cả. Trên hàng vạn nhánh to nhánh nhỏ, bàn tay thần nào rắc
hằng hà sa số đợt bơng gịn, khơng phải riêng trước mặt mà khắp các tứ phía…. Bơng
kết oằn sai, mịn màng, trắng tuyết; đài, cánh đâu khơng thấy chỉ thấy tồn là nhụy
ngọt”. Trước cảnh tượng đẹp đẽ ấy, bản thân nhà văn như đã quên đi ý nghĩa của chốn
U Minh xa xôi, âm u và hẻo lánh này và chợt nhận ra: “rừng sáng lạng, ai dám nói là
rừng âm u”. Ấn tượng về thiên nhiên Nam Bộ trong mùa bông tràm nở trắng sơng
nước đã lưu lại trong trí nhớ của người đọc như một thứ xúc cảm thẩm mỹ đẹp đẽ.
2.1.2 Thiên nhiên gần gũi, hiền hịa, gắn bó với cuộc sống của con người
Nói đến vùng đồng bằng sông Cửu Long người ta nghĩ ngay đến vùng sông nước
miệt vườn. Thiên nhiên, địa lý miền Nam mà đặc biệt là ở khu vực này vốn nổi bật

với những nét đặc trưng gắn liền với sông nước. Nơi đây được biết đến là xứ sở “văn
minh kênh rạch”. Trong các dạng biểu hiện của kiểu văn minh đặc biệt này, yếu tố
sông nước hiện diện trên rất nhiều mặt từ cách ăn, ở, đi lại, buôn bán, kiếm sống cho
đến phong tục và cả ngôn ngữ. Bằng tài năng của một người cầm bút có kinh nghiệm,
Sơn Nam đã làm bật lên tồn bộ điều đó trong mảng truyện ngắn viết về miền Tây đất
mẹ. Một trong những yếu tố khiến truyện ngắn của Sơn Nam hấp dẫn người đọc bởi
cách nhà văn đã dày công dựng lên một bức tranh thiên nhiên cảnh vật với màu sắc
hiền hòa, với vẻ đẹp trù phú mà tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây. Sơn Nam đã viết với
tất cả sự say sưa và lòng tự hào của một người con Nam Bộ. “Khách đi đường ngỡ
mình lạc lối trong hang, thứ hang thiên hiên, bất tận. Có tiếng vượn hú. Từ bên này
con vượn bồng con, nắm sợi dây rau câu, lấy trớn đu mình sang nhánh ở bờ bên kia để
hái trái vừng. Trái quá chát, vỏ quá dày, vượn nhăn mặt, bực tức ném mạnh. Trái vừng
sa vào giữa lưới nhện giăng hờ, lơ lửng. Lưới lung linh không đứt hẳn; con nhện
hoảng hốt thả sợi tơ dài sa xuống. Chợt thấy mặt nước, nó toan rút trở lên. Nhưng trễ
q rồi! Con cá bơng phóng mỏ theo táp mạnh. Thằng Kìm ngỡ đó là con trăn. Cá lớn
bằng cây cột nhà. Vẩy xanh, vẩy trắng thêu từng vịng ngời lên khắp thân mình. No
mồi, cá lặn sát đáy, lội nhanh. Bầy cá con di chuyển theo mẹ, hàng trăm con lấm tấm
như rắc cườm đầy mặt nước, mất dạng trong bóng mát đằng kia. Bờ sơng im lìm, mặt
13


nước thẩn thờ trả lại bóng dáng của cây chồi mọc sát mé bãi: bông vừng buông thả
xuống từng xâu chuỗi hường, chen lấn, nối tiếp nhau như bức mành mành. Nhánh
vừng khô cằn, lá vàng rụng như mất hẳn. Đôi đọt non nhú lên, mỏng mịn, chưa
nhuốm được màu xanh vì thiếu nắng; ở xa trơng như những cánh bướm khổng lồ đang
phập phồng, ngứa ngáy, chưa đậu yên chỗ là đã muốn bay” (Hương rừng). Một cảm
giác ngỡ ngàng và vơ cùng thích thú đã đọng lại trong lòng người đọc bởi trước mặt
họ là một bức tranh thiên nhiên thật ấn tượng và đặc sắc. Cách viết của Sơn Nam đã
giúp người đọc hình dung ra mảnh đất phương Nam hiền hòa với những cảnh sắc thật
đẹp và yên bình.

Nhà văn Sơn Nam quê ở huyện An Biên tỉnh Rạch Giá, hơn ai hết ông là người
nắm được rất rõ về từng đặc điểm tự nhiên vùng đất này. Rạch Giá là xứ xa xôi giáp
biển, địa hình nơi đây đã mang đến cho con người nguồn lợi thủy sản phong phú, đa
dạng. Một lần chứng kiến những cánh đồng dưa hấu vào mùa thu hoạch (Mây trời và
rong biển), những con ba khía chen nhau trên mặt cát biển (Ngày hội ba khía) và đặc
biệt là cảnh cả khúc sơng tồn cá lóc chết dại (Con cá chết dại) hẳn người đọc sẽ
không thể nào quên. Đến vùng đất này, nếu biết khai thác, tận dụng những nguồn lợi
sẵn có theo từng mùa vụ, con người sẽ khơng phải lo nghĩ đến miếng ăn, nói như một
nhân vật trong truyện của Sơn Nam “xứ sở này xưa nay chưa từng thấy mồ mả của
thằng chết đói nào cả”. Cái mà con người quan tâm và trân trọng hơn cả đó chính là
tình người với nhau. Những người từ nơi khác đến kiếm sống luôn được dân trong
vùng che chở và truyền lại những kinh nghiệm sống. Trong ý thức của họ, đó chính là
sản vật của thiên nhiên, đất trời vì thế họ khơng bao giờ khai thác cạn kiệt mà luôn
chú ý ăn mùa này phải để dành đến mùa sau.
Qua việc thể hiện thiên nhiên Nam Bộ, Sơn Nam đã phần nào làm bật lên được
những nét văn hóa đặc sắc của khu vực. Nếu như nhà văn Nguyễn Tuân trong Vang
bóng một thời đã khắc họa lên hình ảnh đất nước và con người miền Bắc, cụ thể là nơi
ông sinh ra và lớn lên thì hai tập truyện ngắn trên của Sơn Nam là hình ảnh đầy đủ
nhất về miền Tây Nam của đất nước ta. Hai nhà văn ở đầu và cuối tổ quốc này bằng
những cách thức và cảm hứng khác nhau đã cùng vẽ lên hình đất nước ta trong
khoảng thời gian những năm đầu thế kỷ XX.
2.2 Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
14


Khi khái quát ngắn gọn về truyện ngắn Sơn Nam nhiều nhà nghiên cứu, giới phê
bình văn học, độc giả yêu mến đều gặp nhau ở một điểm khi cho rằng: truyện ngắn
Sơn Nam là bức tranh toàn cảnh về đất và người Nam Bộ thời đi khai hoang mở đất.
Đọc truyện ngắn của Sơn Nam, khơng q khó để ta có thể nhận ra bề nổi đó, tuy
nhiên để có thể làm được điều tưởng chừng như rất đơn giản ấy, Sơn Nam đã phải lao

động rất vất vả và nghiêm túc. Từng câu chuyện, từng mảnh đời, từng khung cảnh
thiên nhiên dường như đều in dấu bóng dáng nhà văn. Mảnh đất phương Nam dần
hiện lên trước mắt bạn đọc, khơi gợi ở họ sự tò mò và mong muốn được một lần đặt
chân đến. Con người phương Nam, cụ thể là những người dân nghèo vùng đồng bằng
sông nước Cửu Long, hiện lên một cách chân thực và đầy đủ qua tồn bộ sự nghiệp
của ơng, đặc biệt là ở những truyện ngắn viết về miền Tây Nam Bộ.
2.2.1 Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên
Văn hóa là sự thích nghi biến đổi trước tự nhiên. Thiên nhiên đặt trước con người
những thử thách buộc họ phải thích nghi hoặc tự biến đổi để tồn tại và phát triển. Văn
hóa là sản phẩm của con người và là sự phản ứng, trả lời của con người trước những
thách đố của thiên nhiên. Văn hóa Nam Bộ là sản phẩm của con người Nam Bộ, được
hình thành dựa trên cơ sở kế thừa những nét truyền thống của dân tộc và sự thay đổi,
thích nghi trước một mơi trường hồn tồn mới. Ta có thể nhận ra một số nét đặc
trưng về văn hóa Nam Bộ ở thể ứng xử giữa con người với tự nhiên trong truyện ngắn
Sơn Nam. Đó là cách sống linh hoạt, sáng tạo và hịa mình cùng thiên nhiên, là sự lựa
chọn những ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất mới. Như chúng
ta đều biết, Nam Bộ là vùng đất có lịch sử hình thành muộn nhất ở nước ta. Người
Việt vào phương Nam từ chủ trương mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn, bấy giờ ở
vùng đất này đã có sự xuất hiện của một số tộc người như Khmer và Hoa sống rải rác
trên một số khu vực. Tuy vậy, phải đến khi đông đảo những người Việt đến đây khai
hoang mở đất và tạo lập cuộc sống mới thì văn hóa Nam Bộ mới dần dần lộ ra những
nét vẽ cơ bản nhất. Thiên nhiên, địa lý miền Nam từ bao đời nay luôn gắn liền với
sông nước. Đây là vùng đất của nền “văn minh kênh rạch” với sự biểu hiện rất phong
phú từ cách lao động kiếm sống, cách ăn, ở, đi lại đến tín ngưỡng, phong tục tập qn,
ngơn ngữ,… tất cả đều có sự hiện diện của yếu tố sơng nước. Với ý thức giữ gìn và
lịng tự hào của một người con đất phương Nam, Sơn Nam tỏ ra là người nắm vững
những nét đặc trưng trên và ơng đã gửi gắm tồn bộ điều đó qua từng trang văn của
15



mình. Bối cảnh khơng gian chính trong truyện ngắn Sơn Nam là khung cảnh sơng
nước Nam Bộ. Điều này hồn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên và địa lý của vùng
đồng bằng sơng Cửu Long. Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người Nam Bộ với tự
nhiên cũng chính là tìm hiểu cách thức ứng xử của họ trước thiên nhiên. Yếu tố tự
nhiên là một trong những điều kiện đầu tiên mang tính chất quyết định đến cuộc sống
sinh hoạt của cư dân Nam Bộ khi đặt chân lên vùng đất này. Trong quá trình khai phá
và xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới, hệ thống sông rạch chằng chịt của vùng
đồng bằng sông Cửu Long đã có những tác động rất lớn đến việc cư trú và sinh hoạt
của con người nơi đây. Công việc khai khẩn đất hoang có khi chỉ do một người đứng
ra làm, ơng Ba Hị là một ví dụ. Khi đến vùng đất U Minh làm nghề phá rừng đốn củi
từ cái thời “ngày xưa tháng chạp”, nơi này chỉ có rất ít người sinh sống. Một tay ơng
Ba Hị đã khai phá cả cánh đồng rộng bao la, những lúc rảnh rỗi “ơng ngồi một mình
hị hát với bụi, với rừng”, cây cỏ, chim chóc như biết nghe tiếng hát và đồng tình với
con người (Ngày xưa tháng chạp). Thích ứng với mơi trường tự nhiên, dần dần những
cư dân đầu tiên đã chọn lựa được những không gian sống phù hợp, từ đó họ có điều
kiện thuận lợi để ổn định và phát triển cuộc sống. Đồng bằng sông Cửu Long được
chia ra làm hai vùng với những đặc điểm khác nhau. Thứ nhất, đó là vùng đất được ưu
đãi về thủy lợi nhờ sông rạch, thứ hai, là vùng ngập lụt, ngập phèn hoặc chịu ảnh
hưởng nước mặn từ biển tràn vào. Là một nhà văn có vốn kiến thức thực tế phong
phú, Sơn Nam đã thể hiện rất chân thực cả hai đặc điểm trên trong mảng truyện ngắn
viết về miền Tây đất mẹ. Trong đó có sự xuất hiện của đất Cần Thơ, Hậu Giang, miệt
Bảy Núi, Ba Thê, An Giang và đặc biệt là khu vực U Minh Thượng và U Minh Hạ nơi
giáp hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Qua truyện ngắn Vẹt lục bình, Sơn Nam đã khắc
họa hình ảnh con người Nam Bộ trong sự thích ứng cao độ với môi trường sông nước.
Với tuổi đời như lão Ngượt, ông đủ sức dẫn dắt Hai Cần vượt qua những khúc sông
quanh co nhất để đi hỏi vợ. Gặp lúc nước xốy, nước bị cản gió, nước chảy ngược,
hay chỗ giáp nước ơng đều có cách để đối phó dù khơng phải dễ dàng. Nhiều khi con
người cũng phải xuôi theo tự nhiên để tồn tại. Đó là kinh nghiệm rút ra từ thực tế của
anh Tư Én làm nghề nhổ bàng ở Xóm Sóc Xồi, Hịn Đất (Ơng Bang cà ròn).Kinh
nghiệm đi lại bao nhiêu năm được truyền lại đã giúp con người nơi đây tồn tại và khai

phá thêm nhiều vùng đất mới. Một cuộc biển dâu là một câu chuyện gây được sự xúc
động về tình người. Người dân trong vùng đã tìm ra cách ứng xử phù hợp khi mùa
16


nước lụt tràn về từ đó họ vẫn có thể tồn tại thậm chí cịn có thể dựa vào thiên nhiên
mà sống. Khi mùa nước nổi về, nước ngập tràn trên những cánh đồng lúa bao la rộng
lớn, những con đường làng. Đâu đâu cũng toàn là nước, đến nỗi cha thằng Kìm chết
mà xác phải neo trên cây chờ cho nước giựt xuống mới có thể đem chơn. Phương tiện
đi lại và sinh hoạt duy nhất của con người trong hoàn cảnh ấy là chiếc xuồng. Lần đầu
tiên thằng Kìm theo cha đến xứ này nên cịn rất nhiều bỡ ngỡ, những người đã quen
với hoàn cảnh sống khắc nghiệt ở nơi đây như vợ chồng ơng Hai Tích đã cưu mang,
giúp đỡ nó vượt qua lúc khó khăn gian khổ với một triết lý sống thật bình dị. Họ hiểu
rằng chỉ có người nghèo mới đặt chân đến xứ này vì thế con người cần yêu thương
đùm bọc lẫn nhau để cùng tồn tại. Môi trường sông nước buộc con người phải lựa
chọn những cách thức lao động, kiếm sống, sinh hoạt cho phù hợp. Ban đầu họ gặp
khơng ít những khó khăn, thậm chí có người đã phải bỏ mạng nhưng họ đã khơng đầu
hàng mà tìm cách sống hịa mình với thiên nhiên, khai thác những nguồn lợi từ thiên
nhiên để phục vụ cho chính cuộc sống của mình. Cũng từ những khó khăn, thử thách
khắc nghiệt của thiên nhiên đã hình thành nên những nét tính cách rất đặc trưng của
con người Nam Bộ. Cách ứng xử hịa mình với thiên nhiên, lợi dụng những điều kiện
thuận lợi của thiên nhiên để phát triển đời sống là sự phản ứng linh hoạt và thông
minh của người Nam Bộ. Tại vùng cực nam tổ quốc, những cư dân đầu tiên đã sớm
thích nghi với mơi trường sống mới và dần dần hình thành nên những nét độc đáo của
văn minh sông nước trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp của nước ta từ bao đời
nay. Xu hướng xoay nghề liên tục theo đặc điểm của từng mùa là biểu hiện sự năng
động của người Việt phương Nam. Như đã nói, mơi trường chính của vùng đất Nam
Bộ là sơng nước và đó cũng chính là bối cảnh chính của hầu hết truyện ngắn Sơn
Nam.
2.2.2 Mối quan hệ giữa con người với cộng đồng.

Nam Bộ là mảnh đất có sự cộng cư của ba tộc người Việt, Hoa và Khmer vì vậy
trong quá trình chung sống đã ảnh hưởng lẫn nhau trên nhiều mặt. Sự đồn kết, hịa
hợp giữa các dân tộc đã tạo nên bức tranh văn hóa nhiều màu sắc của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long.
Người Việt mang tư tưởng cộng đồng truyền thống khi đi về phương Nam, tiếp
xúc với môi trường mới và các nhân tố văn hóa bản địa trên vùng đất mới của cư dân
Khmer.
17


Hai dịng văn hóa Việt, Khmer tiếp nhận, giao thoa lẫn nhau, tạo ra mối quan hệ
gắn kết hòa hợp. Người Khmer thường chọn vùng đất gò cao ráo để sinh sống, họ
khơng thích phá rừng sâu, vượt sơng ra biển. Người Việt đến đây lại chọn những chỗ
đất thấp để cất nhà lập xóm. Cùng sống trên một khu vực sinh thái mỗi dân tộc chọn
cho mình một địa hình thích hợp, sống hịa bình, tơn trọng và khơng xâm phạm tập
tục tín ngưỡng của nhau. Câu chuyện về chiếc ghe ngo và lục cụ Tăng Liên phần nào
cho ta thấy tâm tư tình cảm của người Khmer với quê hương đất nước, với tổ quốc
Việt Nam. Trên vùng đồng bằng sông Cửu Long, vào mùa nước nổi hội đua ghe ngo
của người Khmer diễn ra rất sôi động. Đây chính là một nét sinh hoạt văn hóa rất độc
đáo của họ. Vì danh dự của xóm chùa cả Lục Cụ, phó hương quản Hem và đội đua
đều cố gắng hết sức để dành chiến thắng trong cuộc đua ghe nhưng phần thưởng mà
họ nhận được thì thật cay đắng, tủi nhục và xót xa - một lá cờ tam sắc của Pháp quốc
(Chiếc ghe ngo). Ngoài ra, ở một số truyện ngắn khác, ngòi bút Sơn Nam cũng chứng
thực cho ta thấy mối quan hệ tốt đẹp này. Khung cảnh ở những nơi người Khmer sinh
sống thường có tre xanh, cây thốt nốt và có chùa chiền bao quanh. Toàn bộ dân cư
làng Tài Văn, Liêu Tú đều là người Khmer. Họ cất nhà trên các giồng cát, nơi ấy được
hình dung như một quần đảo. Mỗi giồng tập trung chừng hai mươi nhà, mỗi nhà đều
có bụi tre bao quanh. Họ sống xen kẽ với làng của người Việt, “ai nấy làm ăn vui vẻ,
ai lo phận người nấy”. Khi Tây “làm lộng” nổ súng vang cả vùng, nhân vật “tôi” và
thằng Đinh mỗi đứa một hướng chạy thục mạng, nhờ sự cứu giúp của một người phụ

nữ An Nam lấy chồng người Khmer, họ đã thoát khỏi nguy hiểm (Ngó lên Sở
Thượng). Khi đồng bằng sơng Cửu Long đã trở nên đông đúc, người Việt, người
Khmer cùng chung sống và lao động với nhau. Cả xóm Sóc Xồi đều kiếm sống bằng
nghề nhổ bàng đan cà rịn gia cơng. Đây vốn là nghề mà người Việt học được từ
người Khmer trong quá trình chung sống với nhau (Ơng Bang cà rịn). Ở xóm Cù Là
người Việt cùng người Khmer cùng nhau lập nghiệp, gắn bó đồn kết, giúp đỡ lẫn
nhau trong cuộc sống (Xóm Cù Là).
Quan hệ cộng đồng của cư dân đất phương Nam còn được bộc lộ rất rõ trong hoàn
cảnh thực dân Pháp xâm lược. Quan hệ làng nước, xóm giềng là nền tảng cơ bản của
thể ứng xử xã hội người Việt vẫn được duy trì. Tuy nhiên, đã có ảnh hưởng không nhỏ
của lối sống mới xa rời truyền thống dân tộc ở một số người. Truyện ngắn Sơn Nam
không tập trung phản ánh mối quan hệ đối nghịch giữa ta và địch mà chủ yếu khắc
18


họa quan điểm, thái độ, cách cư xử của con người Nam Bộ trong hồn cảnh có ngoại
xâm. Dù khơng trực tiếp thể hiện những mâu thuẫn giằng co quyết liệt giữa ta và địch,
truyện của Sơn Nam vẫn “bàng bạc trong những trang sách này là một tình yêu quê
hương đậm đà, đằm thắm….là một ý thức chống xâm lăng triền miên sâu sắc”. Ở
Nam Bộ, trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh chống ngoại xâm tinh thần ấy có dịp
bùng phát mạnh mẽ và lan tỏa rộng khắp. Sự biểu hiện của lòng yêu nước ở con người
Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam gắn liền với điều kiện và hoàn cảnh sống của họ
trên vùng đất cuối cùng của tổ quốc. Ở nơi xa xôi hẻo lánh vẫn ngời lên nét đẹp
truyền thống của người Việt phương Nam.
Nam Bộ là nơi tụ họp của dân tứ xứ, là nơi có nhiều tộc người cùng sinh sống. Sự
đồn kết cộng đồng đã trở thành một trong những yếu tố quyết định đối với tính cách
nhân ái, nghĩa khí của người Nam Bộ trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước.
Cách cư xử hào hiệp, trọng nghĩa, yêu quý đồng bào, quê hương xứ sở đã khẳng định
phẩm chất đáng quý, mang dáng vẻ riêng của người Việt phương Nam.
2.2.3 Mối quan hệ giữa con người với con người

Trong mối quan hệ giữa con người với con người, người dân Nam Bộ chọn cách
sống trọng nghĩa tình, sẵn sàng giúp đỡ cưu mang lẫn nhau. Bên cạnh đó cách cư xư
xử bộc trực thẳng thắn, chất phác thật thà cũng được biểu hiện rất rõ qua hành động,
cử chỉ và lời nói của con người nơi đây. Nói đến con người Nam Bộ, một nét đặc
trưng không thể thiếu đó chính là nhân ái, nghĩa khí. Đây khơng phải đặc tính mà chỉ
có dân Nam Bộ mới có nhưng đây lại chính là nét nổi bật của họ. Vốn mang trong
mình dịng máu Việt, tinh thần tương thân tương ái là cái gốc của con người Việt Nam
từ xưa đến nay. Đến mảnh đất mới, những cư dân tứ xứ cũng nhờ có tình nhân ái mà
tồn tại và phát triển được. Tinh thần nhân ái ở đây được thể hiện trong những mối
quan hệ đối nhân xử thế giữa con người với nhau. Tương thân tương ái, đoàn kết là
một đặc điểm chung của dân tộc Việt Nam cũng là cách sống của người Việt phương
Nam. Trong truyện ngắn Sơn Nam, đặc điểm này biểu hiện rõ nhất qua việc phản ánh
hai mối quan hệ xã hội, một là mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình, hai
là mối quan hệ cộng đồng giữa những người dân cùng sinh sống trong một xóm, ấp,
khu vực.
Mối quan hệ tình cảm giữa những người thân trong gia đình được tác giả thể hiện
qua một số truyện ngắn tiêu biểu. Đó là tình u thương vơ bờ bến của ông bà hương
19


Cả Ba đối với cô con gái Út. Trong một số truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam có cách
xây dựng kiểu nhân vật rất đặc biệt. Đó ln ln là một cặp nhân vật, một già một
trẻ, hoặc một ông già với cô con gái và một thanh niên từ nơi xa đến lập nghiệp. Cách
lựa chọn của Sơn Nam nhằm mục đích cho chúng ta thấy được tính chất đa dạng của
thành phần cư dân trong vùng.
Với hơn 60 tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ,ngòi bút Sơn Nam đã giúp
người đọc biết đến vùng đất phương Nam của tổ quốc một cách đầy đủ và chân thực
nhất. Ở nơi ấy, con người Nam Bộ hiện lên qua những sinh hoạt đời thường, qua từng
mảnh đời, từng số phận với đầy đủ những phẩm chất, đạo đức, lối sống …
Hình ảnh Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam đã được nhà văn khắc họa bằng những

đoạn miêu tả trực tiếp hoặc thơng qua lời nói, lời nhận xét của các nhân vật, lời của
người dẫn truyện. Sơn Nam thường không sa vào cách tả thật tỉ mỉ, chi tiết mà chủ
yếu là chọn cách thức điểm qua những nét thực sự có ý nghĩa nhằm làm nổi bật những
đặc điểm tự nhiên vốn có của đồng bằng sông Cửu Long.Theo quan điểm của nhà
văn, truyện ngắn là thể loại mà ông tạm so sánh “như một cái cành, với lá, bông hoa
linh tinh hoặc cái đọt non” nghĩa là phải ngắn gọn và có điểm nhấn gây được sự chú ý
nhất định. Với cách thức ấy, Sơn Nam đã đưa vào những tác phẩm của mình hơi thở
của đất trời Nam Bộ, làm lộ ra những nét vẽ về vùng đất và con người nơi đây ngay từ
buổi đầu ông cha ta đến đây sinh cơ lập nghiệp cho đến khi thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược. Văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam nổi bật lên trên cả hai
phương diện đời sống vật chất và tinh thần. Nó chứa đựng những nét đặc trưng của
vùng miền, từ việc ứng xử của con người trước môi trường tự nhiên đến những vấn đề
xã hội trong đó có cả những yếu tố mang tính chất ổn định và biến đổi.

KẾT LUẬN
Sơn Nam là một hiện tượng hiếm có của văn học Nam Bộ. Sinh thời, ông từng
được biết đến bằng nhiều tên gọi trân trọng như: nhà văn Nam Bộ điển hình, nhà văn
hóa Nam Bộ, nhà Nam Bộ học, ông già Nam Bộ, ông từ giữ đền của đất Nam Bộ, ông
già đi bộ, hơi thở của miền Nam đất Việt,… Tất cả các tên gọi trên đều có một điểm
20


chung đó chính tính chất Nam Bộ, đặc điểm Nam Bộ. Sự xuất hiện của các tên gọi
này bắt nguồn từ những đóng góp của Sơn Nam đối với văn hóa, văn học Nam Bộ.
Ơng là người am hiểu nhiều vấn đề về Nam Bộ. Các sáng tác của ông đã giúp ích rất
nhiều cho việc nghiên cứu những vấn đề của Nam Bộ từ nhiều phương diện: lịch sử,
văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, lễ hội, phương ngữ, ngành nghề,... Vì thế có
người đã cho rằng một trong những cách tốt nhất để hiểu về Nam Bộ là hãy tìm đọc
Sơn Nam! Có thể nói mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có những nhà văn, những
tác phẩm mang dáng dấp đặc trưng của nó. Đối với văn học Nam Bộ khi nói đến văn

học miền Đơng Nam Bộ ta khơng thể khơng đọc Bình Ngun Lộc và đến với văn
học của miền Tây Nam Bộ, miền sông nước Cửu Long mà bỏ qua tác phẩm của Sơn
Nam sẽ là một thiếu sót rất lớn. Ở đó ta cần ghi nhận đóng góp đặc biệt trong toàn bộ
sự nghiệp của Sơn Nam là mảng truyện ngắn viết về Nam Bộ. Đây có thể xem là
thành tựu cả một đời cầm bút của một nhà văn tâm huyết với đất và người Nam Bộ.

Tài liệu tham khảo
1.

Trần Trọng Đăng Đàn (1993), Văn hóa văn nghệ Nam Việt Nam 1954 - 1975,

NXN Thơng tin Tp. HCM.
2.

Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB Tp.HCM.
21


3.

Trần Phỏng Diều (2004), Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam, Luận án thạc sĩ, Đại

học KHXH và NV TP.HCM.
4.

Sơn Nam (2005), Hương rừng Cà Mau, NXB Trẻ Tp.HCM.

5.

Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, NXB


Trẻ, Tp.HCM.
6.

Ngô Đức Thịnh (2005), Tổng quan về các dạng thức văn hóa ở Việt Nam, Tạp

chí Văn hóa dân gian, Số 4.
7. Ngơ Đức Thịnh (2008), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngơn ngữ và tư duy,
NXB KHXH, Tp.HCM

22



×