Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN CẦU KHỈ Ở NÔNG THÔN NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 21 trang )

ĐỀ TÀI: CẦU KHỈ Ở NÔNG THÔN NAM BỘ

GVHD: TH.S TRƯƠNG THỊ LAM HÀ


MỤC LỤC

TRANG

Phần TỔNG QUAN..................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 2
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................3
5. Dự kiến kết quả sau nghiên cứu......................................................... 3
Phần NỘI DUNG......................................................................................4
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn..........................................................4
1.1. Cơ sở lí luận...................................................................................4
1.1.1. Khái niệm cầu.........................................................................4
1.1.2. Khái niệm cầu khỉ..................................................................4
1.1.3. Phân loại cầu khỉ....................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................5
1.2.1. Khái quát chung về vùng văn hóa Nam Bộ............................5
1.2.2. Phương thức giao thông đường thủy ở Nam Bộ....................5
2. Cầu khỉ trong tọa độ văn hóa Nam Bộ...............................................7
2.1. Cầu khỉ trong thời gian..................................................................7
2.1.1. Quá trình hình thành...............................................................7
2.1.2. Quá trình phát triển................................................................7
2.1.3. Cầu khỉ xưa và nay.................................................................7
2.2. Cầu khỉ trong không gian...............................................................9
2.2.1. Nơi xây dựng cầu khỉ.............................................................9


2.2.2. Sự phân bố của cầu khỉ...........................................................9
2.2.3. So sánh cầu khỉ ở Nam Bộ và các vùng khác........................9
3. Đặc trưng và giá trị của cầu khỉ Nam Bộ.........................................12
3.1. Đặc trưng của cầu khỉ Nam Bộ...................................................12
3.1.1. Vật liệu.................................................................................12
3.1.2. Kiểu dáng.............................................................................12
3.1.3. Tính thẩm mỹ.......................................................................12
3.1.4. Tính linh hoạt.......................................................................13
3.1.5. Tính cá nhân.........................................................................13
3.2. Giá trị của cầu khỉ Nam Bộ.........................................................13
3.2.1. Giá trị vật chất......................................................................13
3.2.2. Giá trị tinh thần.....................................................................14
4. Bảo tồn cầu khỉ ở nông thôn Nam Bộ ngày nay...............................16
4.1.Tầm quan trọng của công tác bảo tồn...........................................16
4.2. Một số phương pháp bảo tồn.......................................................17
Phần KẾT LUẬN....................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................19

2


PHẦN TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, phần lớn mọi người đều cho rằng “giao thông” thường đồng
nghĩa với ”đi lại” mà “đi lại” lại gắn liền với đất liền. Do đó, khi đề cập đến
giao thông, mọi người nghĩ về việc di chuyển bằng chân trên mặt đất hay cụ thể
hơn là trên những con đường là chủ yếu.
Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, con người ít có nhu cầu di chuyển, có đi thì đi
gần nhiều hơn đi xa do bản chất nơng nghiệp sống định cư. Hoạt động đi lại
chủ yếu của người nông nghiệp Việt Nam là đi gần, tức là từ nhà ra đồng, từ

nhà lên nương; rồi từ đồng về nhà, từ nương về nhà. Vì vậy, dễ hiểu vì sao ở
Việt Nam trước đây, giao thơng, nhất là giao thông đường bộ, thuộc loại lĩnh
vực rất kém phát triển. “Đến thế kỉ XIX mới chỉ có những con đường nhỏ,
phương tiện đi lại và vận chuyển, ngoài sức trâu, ngựa, voi, thì phổ biến là đơi
chân; quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu.” (Trần Ngọc Thêm, 1999:211).
Trong sáu vùng văn hóa Việt Nam thì Nam Bộ - với hai hệ thống sông lớn là
sông Đồng Nai và sông Cửu Long cùng mạng lưới kênh rạch chằng chịt – là
vùng văn hóa thấm đẫm nước nhiều nhất, mang bản chất văn hóa nước rõ rệt
nhất. Hệ thống sơng ngòi, kênh rạch dày đặc và phong phú tuy thuận tiện cho
giao thơng đường thủy nhưng lại gây khó khăn cho việc phát triển giao thơng
đường bộ. Do đó, trong suốt một khoảng thời gian dài, nhất là trong thời kì mới
khai phá, vùng Nam Bộ khơng phát triển mạnh về hệ thống giao thơng đường
bộ, thậm chí là kém phát triển. Dù vậy, lúc bấy giờ, Nam Bộ vẫn có đường,
phần lớn đó là những con đường với khoảng cách ngắn và bị chia cắt bởi kênh
rạch, để đối phó với chúng, người dân Nam Bộ đã nghĩ ra cách bắc cầu để nối
đường đi.
Bắc cầu để đi lại là một hình thức ứng phó với tự nhiên của con người hay cụ
thể hơn chính là tận dụng đất và ứng phó với nước trong đi lại. Ở mỗi vùng,
mỗi dân tộc đều có những kinh nghiệm ứng phó riêng nhưng mọi cây cầu được
con người tạo ra đều phản ánh vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng chinh phục thiên
nhiên của con người. Khơng những thế, hình ảnh cây cầu đã ăn sâu vào tâm
khảm của người Việt Nam nói chung và người Nam Bộ nói riêng cả về mặt vật
chất lẫn mặt tinh thần. Trong các loại cầu ở nông thôn Nam Bộ, cầu khỉ là loại
cầu đặc trưng nhất, gắn bó nhiều nhất với đời sống sơng nước của người dân và
mang đậm tính chất văn hóa của vùng.
Nhận thức được vai trị quan trọng của cầu khỉ đối với đời sống của người
dân Nam Bộ và sự cấp thiết trong việc bảo tồn hình ảnh cầu khỉ, tác giả chọn đề
tài: “Cầu khỉ ở nông thôn Nam Bộ” là đề tài cho tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Với đề tài “Cầu khỉ ở nông thôn Nam Bộ”, tác giả muốn đi sâu tìm hiểu về

các khía cạnh xoay quanh cầu khỉ dưới góc độ văn hóa và lịch sử. Ở góc độ văn
3


hóa, tác giả tìm hiểu và làm rõ những lớp ý nghĩa vật chất và tinh thần của cầu
khỉ đối với đời sống của người dân Nam Bộ. Ở góc độ lịch sử, tác giả làm rõ
giá trị cầu khỉ xưa và nay hay cụ thể hơn là thời kỳ kháng chiến và thời kì cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đưa ra những phương pháp cụ thể để bảo tồn
hình ảnh cầu khỉ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là cầu khỉ trong đời sống của người
dân Nam Bộ. Tiểu luận sẽ đi từ các khía cạnh như cầu khỉ trong thời gian và
không gian, đặc điểm, giá trị của cầu khỉ để từ đó nêu lên tầm quan trọng của
việc bảo tồn hình ảnh cầu khỉ và đưa ra một số phương pháp cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận của tác giả chủ yếu sử dụng một số phương pháp như: Phương
pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống liên ngành và phương pháp
so sánh phân tích.
Phương pháp phân tích – tổng hợp là phương pháp chủ yếu để thực hiện đề
tài này. Nguồn tư liệu mà tác giả có được chủ yếu thu thập từ sách, những bài
báo, những cơng trình nghiên cứu trước và những thơng tin từ Internet có liên
quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Dựa trên những tư liệu này, tác giả sẽ
phân tích và rút ra những dữ liệu cần thiết cho đề tài. Sau đó, tác giả sẽ tổng
hợp các dữ liệu, hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến đối tượng nghiên cứu
và rút ra những đặc điểm của đối tượng.
Phương pháp hệ thống liên ngành, tác giả nghiên cứu về cầu khỉ trong đời
sống người dân Nam Bộ từ Kiến trúc, Nhân học xã hội,... để lý giải những vấn
đề phản ánh trong các hiện tượng văn hóa của người dân Nam Bộ.
Phương pháp so sánh phân tích, tác giả tiến hành so sánh vai trị của cầu khỉ
xưa và nay để từ đó nêu lên thực trạng của cầu khỉ hiện nay. Ngồi ra, tác giả

cịn so sánh những đặc điểm của cầu khỉ Nam Bộ và các vùng khác để giải
thích rõ hơn về đặc điểm của cầu khỉ ở Nam Bộ.
5. Dự kiến kết quả sau khi nghiên cứu
Về mặt tư liệu: Tập hợp các nguồn tài liệu tương đối về cầu khỉ ở nông thôn
Nam Bộ
Về mặt nội dung nghiên cứu: Tiểu luận tập hợp các đặc điểm của cầu khỉ ở
nông thôn Nam Bộ, xác định và làm rõ những giá trị vật chất và tinh thần của
cầu khỉ trong văn hóa Nam Bộ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, so
sánh vai trò và ý nghĩa của cầu khỉ xưa và nay, từ đó mang đến những phương
pháp bảo tồn hình ảnh cầu khỉ vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại
vừa giữ gìn bản sắc của cầu khỉ.

4


1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm cầu
Về khái niệm cầu, Cầu trong giao thơng: “Cơng trình nằm trên tuyến đường
ơ tơ, tuyến đường sắt hoặc tuyến đường ống,...dùng để vượt qua các chướng
ngại như dòng nước, thung lũng sâu, vực sâu, đường sắt hoặc đường ô tô
khác.” (Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam,
1995:384).
Theo khái niệm trên cầu thì có thể khẳng định cầu đã ra đời cách đây rất lâu.
Thể thức ban đầu của những cây cầu là tác phẩm của tự nhiên, là khúc cây đổ
bắc ngang qua dòng nước. Thời gian đầu, người ta thường làm cầu từ một tấm
ván mỏng, từ những cây gỗ đơn, tre, thậm chí là từ những tảng đá. Các cầu loại

này thường không chịu được tải trọng lớn và cường độ giao thông cao.
1.1.2. Khái niệm cầu khỉ
Theo Wikidepia (trang
bách khoa toàn thư mở):
“Cầu khỉ là một loại cầu được
làm rất đơn sơ bằng đủ loại
chất liệu (thường thì bằng
cây tre, cây dừa, cây phi
lao)... bắc qua kênh rạch để
cho
người
qua
lại”(Wikidepia, Cầu khỉ,
/>Những cây cầu này có hoặc
H1: Cầu khỉ ở nơng thơn Nam Bộ.
khơng có tay vịn, rất khó đi và
Nguồn: cay-cau-tre-mien- nguy hiểm đối với những
tay.jpg
người khơng quen sử dụng.
Những người quen dùng thì
có thể gánh/khoác/đội một khối lượng cỡ 20–50 kg để đi qua cầu (tất nhiên
phải tự ước lượng sức chịu tải của cầu kẻo gãy cầu).
1.1.3. Phân loại cầu khỉ
Cầu khỉ có nhiều loại và thường được gọi tên dựa vào vật liệu làm nên cầu
khỉ. Ví như cầu khỉ làm bằng thân tre thì gọi là cầu tre, cầu khỉ làm bằng thân
dừa thì gọi là cầu dừa. Hình ảnh cây cầu tre, cầu dừa thường xuất hiện trong các
tác phẩm nghệ thuật như bài hát Em đi trên cỏ non của nhạc sĩ Bắc Sơn: “Em
đi trên cỏ non mọc ơm đơi bờ đường đê/Em che nghiêng nón lá chân rụt rè qua
nhịp cầu tre.” (Lyrics.vn, Em đi trên cỏ non, ) hay bài hát
Cây cầu dừa của nhạc sĩ Hàn Châu: “Đã lâu lắm rồi em về thăm lại chốn

xưa/Đã lâu lắm rồi em về đi qua cầu dừa/Cầu dừa trơn trượt lắm em ơi/Đi mà
5


không khéo té như chơi/Môi son má đào chân guốc cao gót làm sao qua cầu
dừa”. (Lyrics.vn, Cây Cầu Dừa, )

H2: Cầu khỉ làm bằng tre.

H3: Cầu khỉ làm bằng cây gỗ tạp.

Nguồn:

Nguồn:

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái qt về vùng văn hóa Nam Bộ
Về lịch sử hình thành, Nam Bộ là một vùng đất trẻ của phương Nam có q
trình hình thành và phát triển hơn ba thế kỷ (1698 – 2020). Trước đó, thời cơ
sử, cùng thời với nền văn hóa Đơng Sơn ở Bắc Bộ, vùng này từng là nơi tồn tại
của văn hóa Đồng Nai, văn hóa Ĩc Eo. Sau đó, do sự phát triển đứt gãy về lịch
sử nên mãi đến thế kỷ XVII, Nam Bộ mới được khai phá trở lại bởi cộng đồng
các tộc người Việt-Khmer-Chăm-Hoa. Các tộc người ấy đã biến Nam Bộ từ
một vùng đất hoang vu đầm lầy trở thành một vùng trù phú về mặt vật chất và
đa dạng về mặt tinh thần.
Về môi trường tự nhiên, Nam Bộ là khơng gian của sơng ngịi kênh rạch gồm
những con sông lớn, kênh rạch tự nhiên mà và kênh rạch do con người chủ
động đào xẻ để phục vụ đi lại và nông nghiệp. Và do vậy, người dân Nam Bộ
khơng cư trú khép kín trong khơng gian làng xã như ở Bắc Bộ mà sống dọc bờ
kênh, ruộng lúa, sơng nước bao quanh. Bên cạnh đó, khơng gian địa lý đặc thù

của vùng đất này đã sớm tác động và hình thành nên tập quán đi lại bằng đường
thủy của cư dân nơi đây. Yếu tố này có ảnh hưởng khơng ít đến đặc điểm và
tính chất của những cây cầu ở Nam Bộ.
1.2.2. Phương thức giao thơng đường thủy ở Nam Bộ
1.2.2.1. Nam Bộ có hệ thống sơng ngịi đồ sộ
Trước tiên, Đơng Nam Bộ có mạng lưới sơng ngịi chằng chịt với sơng Đồng
Nai dài 568km cùng với các sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gịn và sơng Vàm
Cỏ. Cịn Tây Nam Bộ có hệ thống sông Cửu Long dài 220km, chia làm hai
nhánh: sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển Đông theo chín dịng.
1.2.2.2. Nam Bộ có mạng lưới kênh rạch chi chít dài trên 5700km,
gồm cả kênh rạch tự nhiên và kênh rạch nhân tạo.
6


“Từ năm 1816 đến 1859, dưới triều Nguyễn, người nông dân Nam Bộ đã
đào hàng chục con kênh. Có nhiều con kênh đào lớn, có tên tuổi do triều đình
đứng ra đốc suất như kênh Vĩnh Tế, Tam Khê, An Thông, Đông Xuyên, v.v bên
cạnh các con kênh nhỏ khác được đào do nhu cầu của dân chúng trong từng
địa phương.” (Hội thảo khoa học, 2005, Khoa Lịch sử trường ĐHKHXH&NV
TP.HCM)
“Trong cơng cuộc khai thác thuộc địa của mình, người Pháp cũng cho đào
kênh, nạo vét trục giao thông thủy. Người Pháp đào kênh bằng máy xúc gọi là
kênh xáng. Chỉ từ năm 1880 – 1890, Pháp đã đào hơn 2 triệu mét khối đất về
kênh rạch ở Nam Bộ. Đến khi kết thúc chế độ thực dân Pháp (tháng 8-1945),
Nam Bộ đã khai thác được 2,5 triệu ha đất canh tác từ công cuộc đào kênh làm
thủy lợi.” (Hội thảo khoa học, 2005, Khoa Lịch sử trường ĐHKHXH&NV
TP.HCM)
Qua những nội dung trên, có thể thấy, kênh rạch ở Nam Bộ đã dày đặc nay
cịn chi chít hơn bởi bàn tay lao động của con người. Có lẽ vì thế mà người dân
Nam Bộ được gọi là cư dân của “văn minh kênh rạch”.

1.2.2.3. Thủy văn của sơng ngịi Nam Bộ rất thuận lợi cho đi lại bằng
đường thủy.
Những con sơng ở Nam Bộ khơng dốc như sơng ngịi Bắc Bộ, tốc độ dịng
chảy do đó cũng khơng cao bằng. Các con sông lớn ở Nam Bộ đều được nối với
nhau qua kênh tự nhiên và nhân tạo làm cho dịng chảy trở nên êm đềm, hiền
hịa hơn. Từ đó, giao thông đường thủy ở Nam Bộ cũng phát triển hơn các vùng
khác. Chính phủ Pháp ở Đơng Dương cũng nhận định rằng: “Ở đồng bằng
sông Hồng thuộc Bắc Kỳ, hệ thống đường sông không rộng bằng ở Nam
Kỳ...vận chuyển đường sông ở đây không quan trọng bằng ở Nam Kỳ.”
(Pouyanne A.A, 1998)
1.2.2.4. Người dân Nam Bộ đã quen với việc tận dụng, ứng phó và
chung sống với sơng ngịi, kênh rạch.
Người dân Nam Bộ sớm tích lũy được kinh nghiệm tận dụng chế độ của các
con nước để đi lại. Làm gì, đi đâu, thậm chí thờ cúng, vui chơi, người ta cũng
dựa vào con nước lớn hay ròng. Người ta “sắm xuồng để làm chân”. Xuồng ghe
trở thành phương tiện đi lại phổ biến vì rẻ và thuận tiện. “Đi sớm thăm bạn bè,
mua trà mua bánh, đám cưới, đám ma, rước bà mụ, rước thầy thuốc vẫn dùng
ghe xuồng. Thậm chí kẻ trộm, kẻ cướp cũng dùng sông rạch để đến đột ngột rồi
bôn tẩu cho nhanh. Xuồng có thể chở nặng, gặp nước xi, người đi bộ chạy
nhanh chưa chắc theo kịp.” (Sơn Nam, 1985)
Hệ thống sơng ngịi kênh rạch chằng chịt cùng đời sống gắn liền với sông nước
đã tạo nên hệ thống giao thông đường thủy vừa đa dạng vừa năng động và quy
định tâm lý quen đi lại bằng đường thủy của người dân Nam Bộ. Phương thức
đi lại cơ bản này chính là tiền đề quan trọng có liên quan đến quá trình hình
thành và phát triển của cầu khỉ ở Nam Bộ.

7


2.


CẦU KHỈ TRONG TỌA ĐỘ VĂN HÓA NAM BỘ

2.1. Cầu khỉ trong thời gian
2.1.1. Quá trình hình thành của cầu khỉ
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết chính xác cây cầu khỉ xuất hiện đầu tiên là khi
nào, ở đâu và do ai tạo ra. Có giả thuyết cho rằng, ngay từ những buổi đầu khai
hoang, người dân Nam Bộ đã biết sáng tạo cầu khỉ để ứng phó với hệ thống
sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt và để tạo điều kiện thuận lợi cho q trình mở
cõi. Dù khơng biết chắc chắn cầu khỉ hình thành từ khi nào, nhưng ắt hẳn cầu
khỉ đã có từ rất lâu và gắn bó mật thiết với nhiều thế hệ cha ơng.
2.1.2. Q trình phát triển của cầu khỉ
Do có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt và dày đặc nên nhu cầu “bắc
cầu” qua các kênh rạch để nối liền đường đi đóng vai trị quan trọng đời sống
của người dân Nam Bộ. Số lượng cây cầu mà người dân phải bắc trong một đời
người là rất nhiều, nhiều đến mức ca dao có câu: “Làm cầu rồi lại làm cầu/Làm
cầu cho đến bạc đầu chưa xong”. “Chỉ tính riêng ở xã Vĩnh Hòa Hưng (huyện
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, trên chặng đường từ Ủy ban xã đến ấp Vĩnh Anh
dài 7km tính theo đường chim bay đã phải đi qua 241 cây cầu lớn nhỏ bắc qua
mương rạch mà hầu như mỗi nhà đều làm.” (Sơn Nam, 1993). Sự phát triển
của cầu khỉ không chỉ biểu hiện qua không gian và mà cịn qua thời gian, từ đời
ơng đến đời cha rồi lại lại đời con, biết bao nhiêu thế hệ trơi qua đã đóng góp
sức mình tạo nên biết bao cây cầu khỉ cho quê hương, cho làng xã phục vụ cho
nhu cầu đi lại trong một thời gian dài. Từ đó, có thể khẳng định, trước khi cầu
bê tông xuất hiện, cầu khỉ là loại cầu phổ biến nhất và phát triển nhất ở nông
thôn Nam Bộ.
2.1.3. Cầu khỉ xưa và nay
2.1.3.1. Cầu khỉ ngày xưa
Cầu khỉ dễ bắc, chi phí rẻ, tiện lợi nên được người dân Nam Bộ sử dụng
nhiều và đa số đều thạo việc đi cầu. Thơng thường, hễ có sơng nhỏ hay kênh

rạch thì chắc chắn sẽ xuất hiện hình ảnh cây cầu khỉ nối liền hai bờ. Có lẽ số
lượng cầu khỉ quá nhiều và cầu không quá kiên cố (do dễ bị ảnh hưởng bởi tác
động của thiên nhiên) nên lúc bấy giờ khó có thể thống kê số lượng cầu khỉ,
nhưng có thể chắc chắn rằng số lượng cầu khỉ ngày xưa là vô cùng nhiều, tồn
tại ở nhiều địa phương Nam Bộ và đa dạng về chất liệu, hình dáng,...
Ngồi phục vụ đời sống sinh hoạt, cây cầu khỉ cịn từng gắn bó với người
dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung trong thời kỳ kháng
chiến gian khổ. Bởi lẽ cầu khỉ có tính linh hoạt, có thể dễ dàng bắc và dỡ nên
cầu khỉ thường được sử dụng nhiều, một mặt là để tạo đường đi cho chiến sĩ
8


(bắc cầu), mặt khác là cản trở bọn giặc (dỡ cầu). Sau khi giặc càn xong, người
dân bắc cầu lại và sang hỏi han và giúp đỡ lẫn nhau.
2.1.3.2. Cầu khỉ ngày nay
Hiện nay, cơng cuộc xóa cầu và xây cầu (xóa cầu khỉ, xây cầu bê tơng)
khơng cịn là kế hoạch riêng lẻ của từng địa phương ở Nam Bộ mà trở thành dự
án của cả khu vực. Từ năm 2004, Trung ương Đoàn đã phát động dự án xây
dựng mới 1000 cầu nông thôn thay thế cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long và
dự án trên đã “thắng lớn” nhờ sự đồng hành của nhiều thanh niên trong chiến
dịch “Mùa hè xanh”. Dự án xóa cầu khỉ được thực hiện song song với chương
trình xóa đói giảm nghèo, vì “chiếc cầu là đầu con lộ”, kinh tế khu vực đồng
bằng sơng Cửu Long chỉ có thể phát triển khi cầu khỉ được xóa và hệ thống
giao thơng hồn thiện hơn.
“Theo “Quy hoạch phát triển giao thơng vận tải vùng kinh tế trọng điểm
vùng ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” vừa được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài mục tiêu xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng
giao thông liên vùng, các tỉnh, thành trong vùng tiếp tục phát triển giao thông
nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% xã có đường ơ tô đến trung tâm
xã, các xã cù lao chưa xây dựng được cầu đường bộ phải có bến phà; 100%

đường huyện và tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tơng xi măng
hóa; xóa bỏ hết cầu khỉ.” (Mt.gov.vn, Sẽ xóa hết cầu khỉ tại ĐBSCL vào năm
2020, )
Dự án xóa cầu khỉ cũng đã làm xuất hiện nhiều mạnh thường quân trong lĩnh
vực này. Như ở An Giang, không ai là không biết “vua cầu treo Sáu Quý”. Tuy
ông chỉ mới học đến lớp ba, là “nông dân thứ thiệt”, chưa từng có kinh nghiệm
làm cầu từ trước nhưng sau một thời gian tìm tịi và học hỏi, người đàn ông này
đã dựng được hơn 50 chiếc cầu treo cho xứ sở bằng tiền hỗ trợ của chính
quyền, của bà con làng xóm và của chính gia đình ơng (Ngọc Bảo Thư, "Vua
cầu treo" xóa cầu khỉ, ). Mạnh thường qn cũng có thể
là một “ơng tây xây cầu” ở tận trời Tây xa xôi (Toni Ruttimann, cơng dân Thụy
Sĩ) nhưng lại tìm đến Việt Nam để xóa cầu khỉ cùng những người dân “chân
lấm tay bùn”, để cùng “bắc nhịp cầu hữu nghị” giữa các dân tộc trên thế giới
(Thái Bình, Một người Thụy Sĩ xây giúp Bến Tre 40 cầu cáp treo,
).

9


H4: Đội xây cầu từ thiện TP.Sa Đéc
thi công cây cầu tại Tân Quới, Tân
Phú Trung, Châu Thành, Đồng Tháp.

H5: Sinh viên Trường Đại học Cần
Thơ tham gia xây dựng cầu chiến dịch
thanh niên tình nguyện hè.

Nguồn: />r/images/HOA/2017/dt2-7.jpg

Nguồn: />ds/cayduongcantho.jpg


2.2. Cầu khỉ trong không gian
2.2.1. Nơi xây dựng cầu khỉ
Về việc xây dựng, cầu khỉ thường được bắc ở những nơi nước nông với dịng
chảy khơng q mạnh, thơng thường là ở những kênh rạch nhỏ và những khúc
sông ngắn.. Đối với những nơi có mực nước sâu và có nhiều người qua lại thì
cầu khỉ sẽ được xây chắc chắn hơn, kiên cố hơn, vững chãi hơn; đặc biệt là nơi
có trẻ em thường đi qua thì cần có thanh tay vịn thấp. Vật liệu thường dùng là
tre, luồng, lồ ô, cau, dừa, phi lao,... đã qua ngâm bùn thối để chậm bị hủy/ải.
2.2.2. Sự phân bố cầu khỉ
Ngoài Nam Bộ, Bắc Bộ và Tây Nguyên cũng xuất hiện hình ảnh của cây cầu
khỉ. “Trước năm 1960, ở Bắc Bộ, cầu khỉ cũng rất phổ biến, nó xuất hiện tự
nhiên theo những con đường của giao thông đường bộ” (Wikipedia.org, Cầu
khỉ, Điều đó phản ánh thái độ và cách ứng xử của
người dân Bắc Bộ trước môi trường tự nhiên: Khi gặp kênh rạch thì bắc cầu để
tránh phải lội nước. nhất là ở các vùng ven biển như các huyện Giao Thủy, Hải
Hậu,... (tỉnh Nam Định) hay Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) hiện cũng có cầu khỉ và
chủ yếu dùng để phục vụ người dân qua lại khi chăm sóc lúa trên đồng. Còn ở
Tây Nguyên, đặc biệt là tại các vùng núi cầu khỉ vẫn đang hiện diện trên các
đường mòn xuyên rừng lên nương rẫy. Khi gặp suối người ta hạ một vài cây gỗ
có thể dài đến 25m, đặt lên để đi qua tránh ướt và qua được suối khi có nước lũ.
2.2.3. So sánh cầu khỉ ở Nam Bộ và ở các vùng khác
Trong phần này, tiểu luận sẽ đi vào khai thác những điểm giống nhau và khác
nhau của cầu khỉ ở ba vùng, đó chính là Nam Bộ, Bắc Bộ và Tây Ngun. Vì
những đặc điểm của cầu khỉ ở Bắc Bộ và Tây Ngun khơng có nhiều điểm
khác biệt nên tác giả tạm đưa chúng vào thành một nhóm để so sánh với cầu khỉ
10


Nam Bộ. Bên cạnh việc so sánh, tiểu luận còn góp phần giải thích về những

điểm giống nhau và khác nhau đó, từ đó làm rõ nét đặc trưng cầu khỉ Nam Bộ.
Trước tiên là về điểm chung, điểm chung giữa cầu khỉ ở Nam Bộ, Bắc Bộ và
Tây Nguyên là chúng đều được dựng lên từ đôi tay của người bình dân bằng
những vật liệu thiên nhiên dễ tìm và gần gũi đối với đời sống con người. Bên
cạnh đó, cách bắc cầu và kiểu dáng của cầu đều rất đơn giản và mộc mạc.
Ngoài ra, chúng đều được sử dụng vì một mục đích, đó chính là giúp người dân
di chuyển qua lại trong khoảng cách gần trên khu vực có nước như kênh rạch,
sơng ngịi,...Những điểm giống nhau trên có thể giải thích là do ở cả ba vùng
Nam Bộ, Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch (riêng
Tây Ngun cịn có suối) dẫn đến người dân có nhu cầu bắc cầu. Hơn thế nữa,
do sự tiện lợi của cầu như dễ tìm vật liệu, dễ bắc và dễ sử dụng nên được người
dân cả ba vùng ưa chuộng và sử dụng nhiều.
Bên cạnh những điểm chung, cầu khỉ ở ba vùng Nam Bộ, Bắc Bộ và Tây
Nguyên cũng có những điểm khác nhau.. Trước tiên là về vật liệu, tuy đã khẳng
định vật liệu làm cầu ở cả ba vùng đều mang tính tự nhiên nhưng về tính đa
dạng thì vật liệu làm cầu ở Nam Bộ lại chiếm ưu thế hơn so với vật liệu làm cầu
ở Bắc Bộ và Tây Nguyên. Nếu ở Bắc Bộ và Tây Nguyên, cầu khỉ chủ yếu được
dựng bằng thân cây tre hoặc thân cây dừa thì ở Nam Bộ, cầu khỉ được dựng bởi
nhiều loại thân cây như: cây cau, cây tràm, cây đước, cây lồ ơ, cây phi
lao,...Điều này có thể giải thích do mơi trường tự nhiên ở Nam Bộ (khí hậu
nóng ẩm và đất đai màu mỡ) đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại thực vật
phát triển, trong đó có những loại cây phù hợp để dựng cầu khỉ. Thứ hai là về
kiểu dáng cầu khỉ, mặc dù cầu khỉ ở cả ba vùng đều mang nét dân dã, chân quê
nhưng về tính đa dạng và tính “phức tạp” hơn có lẽ là cầu khỉ Nam Bộ. Cầu khỉ
ở Bắc Bộ và Tây Nguyên thường dựng theo kiểu cơ bản nhất là bằng cách đóng
các cọc chân cầu, buộc níu hoặc đục lỗ và lắp chốt tre, rồi đặt thanh cầu; cầu
thường ngắn vừa phải (Bắc Bộ) hoặc dài hơn mức bình thường (Tây Nguyên)
và độ cao so với mực nước là khá thấp. Còn ở Nam Bộ cách dựng cầu cũng
giống như ở Bắc Bộ và Tây Nguyên, nhưng do để thuận tiện cho ghe xuồng qua
lại bên dưới thì cọc chân cầu sẽ được dựng cao hơn mặt nước rất nhiều và cầu

Nam Bộ có thể được dựng dài hơn để phục vụ cho nhu cầu đi lại trên quãng
nước xa hơn. Ngoài ra, điểm khác nhau giữa cầu khỉ ở Nam Bộ, Bắc Bộ và Tây
Nguyên còn thể hiện ở số lượng cầu khỉ. Ở Bắc Bộ và Tây Nguyên vì chủ yếu
sử dụng để di chuyển đến ruộng đồng hay nương rẫy nên việc bắc cầu khỉ
không phổ biến. Đối với Nam Bộ do có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng
chịt nên nhu cầu sử dụng cầu khỉ cao hơn dẫn đến số lượng cầu khỉ xuất hiện
nhiều hơn.
Qua phần so sánh trên, có thể thấy dù ở Nam Bộ, Bắc Bộ hay Tây Ngun,
cầu khỉ vẫn hồn thành tốt vai trị của mình, đó chính là nối nhịp đơi bờ, giúp
người dân được thuận tiện trong đi lại. Và dù được dựng ở nơi đâu, cầu khỉ vẫn
luôn mang vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc, giản dị được biểu hiện thông qua vật liệu,
kiểu dáng, cách dựng cầu,...Thế nhưng ở mỗi vùng đất khác nhau, cầu khỉ cũng
11


có những nét riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên và tính cách của cư dân vùng
đất ấy. Ở Bắc Bộ và Tây Nguyên do địa hình tự nhiên khơng bị chia cách nhiều
bởi sơng ngịi, kênh rạch nên nhu cầu bắc cầu khỉ cũng không cao nên vật liệu
và kiểu dáng cũng không đa dạng như ở Nam Bộ. Còn đối với Nam Bộ - một
vùng đất thấm đẫm tính sơng nước thì cầu khỉ như là một đặc trưng của nơi
đây. Cầu khỉ Nam Bộ được dựng lên bằng nhiều loại vật liệu và kiểu dáng có
phần phức tạp hơn cầu khỉ ở Bắc Bộ và Tây Nguyên. Số lượng cầu cũng nhiều
hơn để đáp ứng “đủ” nhu cầu sử dụng cầu khỉ của người dân. Tóm lại, trong
các vùng văn hóa, Nam Bộ là vùng mà cầu khỉ để lại dấu ấn nhiều nhất và sâu
sắc nhất trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

H6: Cầu khỉ ở ấp Phú Thạnh, Phú Hữu, An Phú, An Giang.
Nguồn:

H7: Cầu thô sơ không tay vịn, xã ven

biển Giao An, Giao Thủy, Nam Định.

H8: Cầu khỉ trên sông Ba ở xã Krong,
huyện K’Bang, Gia Lai.

Nguồn:

Nguồn:https://nhipsongdoanhnghiep.j
pg

12


3.

ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA CẦU KHỈ NAM BỘ

3.1. Đặc trưng của cầu khỉ Nam Bộ
3.1.1. Vật liệu
Người dân Nam Bộ thường sử dụng những chất liệu đơn giản, thơ sơ có sẵn
tại vườn, tại nhà để tạo nên cầu khỉ. Những chất liệu thường được sử dụng có
thể kể đến như: thân cây tre, cây cau, cây dừa, cây tràm, cây đước, v.v. Ngoài
ra, phải kể đến chất liệu được dùng buộc các thân tre, đoạn tre như: dây cổ rùa,
dây mây rừng, dây choại, v.v. Kiểu tận dụng này vừa phản ánh trữ lượng dồi
dào của các loại vật liệu là cây gỗ ở Nam Bộ vừa thể hiện được tính cách phóng
khống, linh hoạt của người dân nơi đây, đúng như câu: “Cá tôm sẵn bắt, lúa
trời sẵn ăn”.
3.1.2. Kiểu dáng
Thông thường, cầu khỉ được “bắc tạm bợ bằng mấy cây tre hoặc cây tràm
được đóng chéo, buộc chụm lại làm trụ, một vài cây tre hoặc vây tràm khác

được gác dọc qua các đầu trụ làm thân cầu” (Nguyễn Thị Phương Duyên,
2005) vì thế cầu khỉ luôn tạo cảm giác chênh vênh bất ổn cho người đi, thậm
chí rất khó đi và nguy hiểm đối với những người không quen sử dụng. Người
qua cầu phải thật thận trọng, chú ý từng bước sao cho bàn chân không bị chệch
hướng, trong khi một tay vịn “lan can” và tay kia mang vác, gồng gánh. Vì thế,
cầu có tên là “cầu khỉ” do người đi cầu phải rất khéo như khỉ trèo cây mới qua
được những chiếc cầu này mà không bị ngã. Một ý kiến khác cho rằng chính
dáng người đi lom khom như con khỉ của khách bộ hành đã khiến chiếc cầu
mang cái tên này. Loại “cầu khỉ” này cũng là hình thức cầu tre thường gặp ở
vùng hạ châu thổ Bắc Bộ trước đây, nhưng người Việt đồng bằng sơng Hồng
khơng gọi nó là “cầu khỉ”, chỉ riêng người dân Nam Bộ với óc khơi hài và tính
bộc trực “nghĩ sao nói vậy” mới quen gọi cái tên như thế. Có thể nói, kiểu cầu
khỉ ở Nam Bộ ít nhiều mang dáng dấp của những cây cầu nguyên thủy, thô sơ
đầu tiên của nhân loại.
3.1.3. Tính thẩm mỹ
Qua những biểu hiện về vật liệu và kiểu dáng đã được đề cập ở trên, có thể
khẳng định tính thẩm mỹ của cầu khỉ ở nông thôn Nam Bộ không được người
dân chú trọng khi họ bắc cầu.
Nguyên nhân đầu tiên, phải xét về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, nhất là
lũ lụt. Một đặc trưng nổi bật của vùng sông nước Nam Bộ là mùa nước nổi vì
thế có đến hàng mấy tháng con người phải sống và thích nghi với bốn bề là
nước nên cầu có cũng như khơng. Bên cạnh đó, đơi khi những đợt lũ lớn, gió
giơng dữ dội có thể dễ dàng phá hủy cầu khỉ vì thế việc chăm chút thẩm mỹ cho
13


cầu khỉ đối với người dân Nam Bộ là không cần thiết. Ngồi cầu khỉ, người dân
Nam Bộ cịn thể hiện sự bình dị, mộc mạc, tối giản hóa mọi việc thông qua các
vật như chiếc xuồng ba lá để đi lại, chiếc phảng để phát cỏ vỡ hoang, chiếc nóp
để đêm ngủ chống muỗi, kiểu “nhà đá”, “nhà đạp”,...

Nguyên nhân thứ hai, xét về nhu cầu và khả năng của người dân. Cầu khỉ ở
nông thôn Nam Bộ chỉ đơn giản là phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người.
Với kiểu bắc cầu thô sơ này, người dân không cần phải là nghệ nhân hay thợ
thầy, không cần phải có trình độ chun mơn hay đơi mắt thẩm mỹ. Chỉ cần có
vật liệu, sức lao động và kinh nghiệm thì người dân đã có thể bắc cầu qua kênh
rạch và sơng nhỏ.
3.1.4. Tính linh hoạt
Để thuận lợi cho việc di chuyển của ghe xuồng, người Nam Bộ thường phải
bắc cầu cao hơn nhiều so với mặt nước. Thế nhưng, đối với cầu khỉ thì khó có
thể bắc quá cao vì kiểu dáng của cầu khá mỏng manh. “Nơi nào cầu không thể
bắc cao đủ để ghe xuồng qua lại thì nhịp giữa cầu được thiết kế rời để có thể
nhấc ra được; khi ghe có mui quá cao đến sát cầu thì chủ phương tiện sẽ tự
nâng khúc tre ở giữa lên cao, ghe qua rồi thì hạ khúc tre xuống. Nếu có cả một
đồn ghe xuồng liên tiếp nhau qua cầu thì ghe đầu tiên sẽ “dỡ cầu” cho cả
đoàn cùng qua lại và ghe cuối có phải nối cầu trả lại như cũ.” (Trần Ngọc
Thêm, 2013: 415). Ngoài ra, những người đi qua cầu sẵn sàng giúp đỡ chủ ghe
xuồng nâng cầu lên để ghe xuồng có thể đi qua thuận lợi. Tóm lại, chính vì có
thể “nâng lên”, “dỡ được” nên tính linh hoạt của cầu khỉ là rất cao và phù hợp
với đời sống sơng nước của người dân Nam Bộ.
3.1.5. Tính cá nhân
Tính cá nhân của cầu khỉ khơng phải ám chỉ thói tư hữu, chỉ nghĩ cho riêng
mình mà tính cá nhân ở đây được thể hiện rõ nét qua lực lượng xây dựng cầu.
“Khác với những cây cầu ở Bắc Bộ thường dành để họp chợ, hóng mát cho
cộng đồng mà cầu khỉ ở nông thôn Nam Bộ thường gắn với sinh hoạt gia đình,
đó là những cây cầu bắc qua mương liếp, rạch xẻo của mỗi nhà” (Nguyễn Thị
Phương Duyên, 2005) . Mỗi người tự dựng cầu khỉ sao cho phù hợp với nhu
cầu của gia đình mình; nhà có trẻ con và người già thì sẽ cầu khỉ sẽ có “lan
can” chắc chắn; nhà ở nơi có nhiều ghe xuồng qua lại thì chú ý về độ cao của
cầu; trước nhà có kênh rạch dài thì sử dụng những cây tre to, dài và dẻo dai để
dựng cầu, chia cầu thành nhiều nhịp để giảm áp lực khi đi qua lại. Tuy đa phần

cầu khỉ ở Nam Bộ xuất phát từ nhu cầu riêng của mỗi gia đình nhưng chúng
vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu chung của cộng động bởi vì ảnh hưởng bởi tính
trọng tình nghĩa nên người dựng cầu cảm thấy bình thường khi bà con xung
quanh qua lại trên cầu của mình, thậm chí là cảm thấy vui vẻ khi cầu của mình
được nhiều người sử dụng.
3.2. Giá trị của cầu khỉ Nam Bộ
3.2.1. Giá trị vật chất
14


3.2.2.1. Phục vụ cho việc đi gần
Ở nông thôn Nam Bộ, không phổ biến kiểu cầu gắn với kiến trúc đình chùa,
kiểu cầu có ý nghĩa “con đường thiêng” trong kiến trúc Phật giáo như ở Bắc
Bộ. Hà Thúc Minh khi nói về đặc tính con người Nam Bộ đã nhận định: “Một
trong những đặc điểm nổi bật của con người đồng bằng sơng Cửu Long là tính
thiết thực.” (Hà Thúc Minh, 2004). Do đó, chức năng chính của cầu khỉ cũng
mang tính thiết thực, đó là phục vụ cho việc đi gần.
Đi gần là đi lại trong khoảng cách gần, riêng ở Nam Bộ - vùng qn sơng
nước thì đi gần thường là băng qua mương, qua liếp, qua rạch, qua kênh...hay
qua sông nhỏ. Để không tốn công lội sông hay bơi xuồng qua lại, những cây
cầu khỉ thô sơ, giản tiện là giải pháp hiệu quả nhất của người dân Nam Bộ.
3.2.2.2. Không gian vui chơi của trẻ con
Hình ảnh cầu khỉ khơng chỉ gắn bó với tuổi thơ của người dân Nam Bộ qua
lời ru thân thương của mẹ mà còn qua những buổi tụ tập chơi đùa trên cầu. Đối
với phần lớn trẻ con Nam Bộ, cầu khỉ chẳng hề khó đi vì chúng đã được người
lớn dạy cách đi từ sớm, nếu có lỡ tinh nghịch mà ngã xuống nước thì chúng vẫn
có thể bơi lên bờ vì hầu như đứa trẻ Nam Bộ nào cũng biết bơi. Đám trẻ con
thường rủ nhau ra cầu khỉ hóng gió mát, bơi lội hay mị cua, bắt ốc dưới chân
cầu,... Do đó mà quanh cầu khỉ thường xun có tiếng hị hét, cười đùa của trẻ
con khiến khơng khí xung quanh cầu trở nên vơ cùng vui tươi và náo nhiệt.

3.2.2. Giá trị tinh thần
3.2.2.1. Trong văn hóa dân gian
Cầu khỉ từ lâu đã trở thành hình ảnh gần gũi và thân thuộc đối với người dân
Nam Bộ vì cầu khỉ khơng chỉ gắn bó với đời sống sơng nước nói chung mà cịn
đồng hành với mỗi con người trong suốt q trình dài, thậm chí cả cuộc đời. Sự
đồng hành ấy được cảm hứng dân gian truyền tải qua những hình thức như câu
ca dao – dân ca, tục ngữ, câu đố, lễ hội, trò chơi, mà chiếm số lượng nhiều nhất
là trong ca dao, dân ca. Ở đấy, hình ảnh cây cầu được thể hiện ở những góc độ
khác nhau.
Trước tiên, hình ảnh cây cầu khỉ là không gian thiên nhiên thân thuộc: “Cô
kia bới tóc đi gà/Nắm đi cơ lại hỏi nhà cơ đâu/Nhà tơi ở giữa đám
dâu/Phía trên đám đậu, đầu cầu ngó qua/Ngó qua thấy bắp trổ/Thấy dưa trổ
nụ, thấy cà trổ bông.” (Bảo Định Giang và ngk, 1984).
Cầu khỉ không chỉ đơn thuần là không gian thiên nhiên thân thuộc mà cịn là
khơng gian trữ tình của tình u lứa đơi nhưng khơng đến nỗi xa vời, viễn
vơng. Đời sống tình cảm của người dân Nam Bộ cũng mộc mạc, chân chất và
bình dị như hình ảnh cây cầu khỉ vậy: “Bằng lăng chặt khúc bắc cầu/Đặng anh
qua lại giải sầu cho em.” (Bảo Định Giang và ngk, 1984). Rất hiếm khi hình
ảnh cây cầu trong ca dao tình yêu Nam Bộ được thể hiện xa vời với hình ảnh
thực tế, nếu “bay bổng” hơn thì cũng chỉ như thế này thôi: “Sông cách sông,
15


thủy cách thủy/ Anh thương em anh xe sợi chỉ bắc cây cầu/ Để em qua lại giải
sầu với anh.” (Bảo Định Giang và ngk, 1984). Khác với những cây cầu ở Bắc
Bộ thường được so sánh với những hình ảnh thơ mộng “dải yếm”, “cánh
hồng”,”chiếc đũa”; cầu khỉ ở Nam Bộ thường thể hiện sự trắc trở, khó vượt qua
trong tình u đơi lứa: “Cầu tre lắc lẻo anh thắt thẻo ruột gan/Sợ em đi chửa
quen đàng/Rủi em có mạnh hệ, lỡ làng duyên anh.”(Bảo Định Giang và ngk,
1984).

Ngoài ra, hình ảnh cầu khỉ hiện hữu trong lời ru ngọt ngào của mẹ đưa trẻ
vào giấc ngủ say: Ầu...ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh/Cầu tre lắt lẻo rập rình
khó đi/Khó đi mẹ dắt con đi/Con đi trường học mẹ đi đường đời. Đã là người
dân Nam Bộ thì chắc chắn chưa ai chưa nghe qua lời ru trên, lời ru nhẹ nhàng
nhưng đong đầy tình cảm và qua đó, đặc điểm cầu khỉ hiện lên: lắt lẻo, rập rình,
khó đi.
3.2.2.2. Trong tâm thức của người dân Nam Bộ
Cầu khỉ vốn mảnh mai, lắt lẻo nên nó được người dân Nam Bộ xem là biểu
tượng của đường đời đầy gian trn. Trong cơng trình “Biểu trưng trong ca
dao Nam Bộ” (Trần Văn Nam, 2004) đã chỉ ra sự khác biệt giữa biểu tượng
cầu trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Theo đó, biểu tượng cầu ở Nam Bộ chỉ là
biểu tượng khơng gian. Nhưng ngồi khơng gian thân thuộc, khơng gian tình
cảm, chứng kiến tình u đơi lứa, thể hiện tính bắc cầu trong tình cảm như Bắc
Bộ thì biểu tượng cầu ở Nam Bộ cịn có ý nghĩa khác, đó là ý nghĩa biểu tượng
về đường đời, về cuộc sống nhiều chơng gai, qua hình ảnh cầu tre lắt lẻo (cầu
khỉ), cầu ván đóng đinh. Biểu tượng cầu Nam Bộ không bắt nguồn từ tư duy
sâu xa mà bắt nguồn từ cái gần gũi, quen thuộc, gắn bó với sinh hoạt gia đình,
sinh hoạt xã hội, sinh hoạt lao động, gắn bó thực tế lắm kênh rạch, cầu khỉ. Đó
là biểu tượng nảy sinh từ thực tế cuộc sống hàng ngày, từ nhận thức và tình cảm
của con người.
3.2.2.3. Trong quan hệ xóm làng
Bên cạnh việc mỗi gia đình sẵn sàng để hàng xóm xung quanh sử dụng cây
cầu do mình bắc. Người dân Nam Bộ cịn thể hiện sự nghĩa tình, nhún nhường
lẫn nhau thơng qua những lần “giao nhau” trên cầu. Những người đi tay không
sẽ nhường đường cho những người đang mang vác nặng. Những người thanh
niên sẽ nhường đường cho trẻ con và người lớn tuổi hơn. Sự nhường đường
trên cầu khỉ không phải chỉ là lách một bên và đi tiếp mà phải dừng lại hẳn,
bám vào một bên trụ cầu gần nhất (đôi khi là đeo vào lưng nhau) chờ người
được nhường đi qua rồi mới đi tiếp.


16


4.

BẢO TỒN CẦU KHỈ Ở NÔNG THÔN NAM BỘ HIỆN NAY

4.1 Tầm quan trọng của công tác bảo tồn
Trong thời đại cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, cầu khỉ ở nông thôn Nam Bộ
dần được thay thế bởi những cây cầu bê tơng, cầu xi măng hay cầu sắt. Có
nhiều ý kiến cho rằng nên xóa bỏ tất cả các cầu khỉ vì chúng đã đã lỗi thời và
nguy hiểm khi đi lại. Vì vậy, vấn đề được quan tâm chính là cần giải quyết là
làm thế nào để xóa sự tồn tại của cầu khỉ trong thực tế giao thơng nhưng lại bảo
lưu tốt hình ảnh của nó trong văn hóa Nam Bộ.
Xét về mặt tình cảm của người dân Nam Bộ, hiện nay vẫn còn những thế hệ
đã từng gắn bó và đồng hành với cây cầu khỉ quê hương nên họ đã có rất nhiều
có nhiều kỷ niệm và tình cảm với những chiếc cầu này. Bên cạnh việc ủng hộ
dự án xóa cầu khỉ để phát triển hệ thống giao thông và để thuận tiện hơn trong
đi lại (nhất là đối với trẻ em và người lớn tuổi) thì nhiều người dân Nam Bộ vẫn
cịn lưu luyến và nhớ thương hình ảnh chiếc cầu khỉ ngày nào.
Xét về mặt giá trị, giá trị cầu khỉ hiện nay vẫn cịn đó dù đã phai nhạt ít
nhiều. Ở những kênh rạch nhỏ trong ruộng, trong vườn, ở những khoảng cách
ngắn và nước nông, người nông dân vẫn sử dụng cầu khỉ vì tính tiện lợi, dễ
dựng và đặc biệt là chi phí rẻ, thậm chí là khơng tốn phí. Trong văn học, hình
ảnh cây cầu khỉ vẫn ln trường tồn theo thời gian và thậm chí các tác phẩm
dân gian về cầu khỉ còn tăng nhiều hơn do những người dân thương nhớ cầu
khỉ quê hương sáng tác.
Xét về mặt phát triển du lịch, ngày nay, cùng với xu hướng phát triển của du
lịch miệt vườn, những cây cầu khỉ cũng bắt đầu xuất hiện lại và góp phần tạo
nên điểm nhấn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Các hoạt động liên

quan đến cầu khỉ như chụp hình, đi bộ qua cầu, đi xe đạp qua cầu,...Chúng đã
góp phần gợi nên sự thích thú, tò mò cho khách tham quan du lịch, đặc biệt là
thế hệ trẻ và khách nước ngồi. Bên cạnh đó, chúng cịn tạo nên cảm giác hồi
niệm cho những thế hệ trước khi được ôn lại kỷ niệm xưa.

H11: Hoạt động đi xe đạp qua cầu khỉ.
Nguồn:
17


4.2. Một số phương pháp bảo tồn
Bên cạnh việc xóa cầu khỉ cũng đến lúc phải nghĩ cách nào để “cứu cầu khỉ”
thay vì phủ định sạch trơn giá trị của nó. Ngồi việc bắc cầu khỉ ở những khu
du lịch miệt vườn như đã nêu trên, ta cịn có thể bắc cầu ở những nơi thu hút
nhiều khách du lịch như khu làng truyền thống, khu bảo tồn thiên
nhiên,...Những cây cầu cần được dựng ở những khoảng cách ngắn, nước nơng
và cầu phải có tay vịn, người đi trên cầu có thể mặc áo bảo hộ để đảm bảo tính
an tồn. Hơn thế nữa, ở các thành phố lớn có thể xây dựng mơ hình cầu khỉ ở
cơng viên, bảo tàng,...để người trẻ có cơ hội tiếp xúc và trải nghiệm đi cầu khỉ.
Trong quá trình trải nghiệm, người đi có thể mặc áo bảo hộ và được người có
kinh nghiệm hướng dẫn trước để đề phịng té ngã vì đi chưa quen. Hình ảnh cầu
khỉ trong kho tàng văn học và nghệ thuật Việt Nam cần được giữ gìn và phát
huy thơng qua các sáng tác và hình thức lan truyền trong dân gian, nhất là
truyền miệng như lời ru: Ầu...ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh/Cầu tre lắt lẻo rập
rình khó đi/Khó đi mẹ dắt con đi/Con đi trường học mẹ đi đường đời.

H12: Trẻ em đi cầu khỉ tại trường
mầm non.

H13: Khách nước ngoài trải nghiệm đi

cầu khỉ.

Nguồn:

Nguồn:.
vn.jpg

18


H14: Tái hiện cầu khỉ tại hội chợ hoa xuân, Phú Mỹ Hưng, Tết Đinh Dậu 2017.
Nguồn: />/15/2710_16_Copy.jpg
PHẦN KẾT LUẬN
Hệ thống sơng ngịi kênh rạch chằng chịt đã quy định tính chất đặc trưng
trong văn hóa Nam Bộ - tính sơng nước. Tuy Nam Bộ là một vùng đấy trẻ, chỉ
mới được khai phá cách đây hơn 300 năm nhưng do ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên, người dân nơi đây đã có kinh nghiệm dày dặn đối với việc tận dụng và
ứng phó với nước trong sản xuất và sinh hoạt như xây nhà sàn trên mặt nước,
sử dụng ghe xuồng tàu bè để đi lại, quan sát thủy triều để đánh bắt và làm
nơng,...Trong đó, việc bắc cầu để phục vụ cho việc di chuyển cũng là một hình
thức ứng phó với nước bằng cách tận dụng đất của người dân Nam Bộ.
Nói đến vùng sơng nước Nam Bộ là nói đến xứ sở của những cây cầu khỉ.
Tuy khơng thể xác định chính xác cầu khỉ xuất hiện từ khi nào nhưng từ xưa
cầu khỉ đã vô cùng phổ biến ở nơng thơn Nam Bộ bởi vì sự tiện lợi (dễ tìm vật
liệu, dễ dựng) và sự linh hoạt (dễ “tháo dỡ” khi cần thiết). Bên cạnh đó, cầu khỉ
còn mang đến những giá trị về vật chất và tinh thần cho người dân Nam Bộ vì
thế mà dù khó đi, dù lắt lẻo, cầu khỉ vẫn được người dân Nam Bộ yêu mến và
tin dùng trong một khoảng thời gian rất dài.
Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, khi Việt Nam chính thức là thành
viên của WTO, giao thơng đường bộ nói chung và vận mệnh của những cây cầu

nói riêng trở thành vấn đề cấp thiết mà Nam Bộ cần giải quyết nhanh chóng và
hiệu quả. Hiệu quả ở đây là làm sao cho vừa gìn giữ bản sắc văn hóa vừa phù
hợp với hơi thở của thời đại. Muốn được như thế, ta cần phải tiến hành bê tơng
hóa cầu, xóa bỏ cầu khỉ nhưng phải ln chú ý xóa bỏ chứ khơng xóa sổ, tức là
bên cạnh việc giảm số lượng cầu khỉ thì phải quan tâm đến việc gìn giữ hình
ảnh cầu khỉ, dựng cầu với số lượng nhỏ ở những nơi phù hợp và tạo cơ hội cho
khách du lịch nước ngồi cũng như thế hệ trẻ Việt Nam tìm hiểu và có trải
nghiệm với cầu khỉ.


Văn hóa khơng tồn tại dưới dạng vật thể xơ cứng hay bất biến mà văn hóa
chịu biến thiên theo qui luật vận động của tự nhiên. Song giá trị tốt đẹp của văn
hóa thì mãi trường tồn. Cầu khỉ ở Nam Bộ cũng là văn hóa hay chính xác hơn
là văn hóa vật thể, văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên của con người vì thế
nó cũng phải thay đổi và biến chuyển theo quy luật tất yếu của cuộc sống: cái
mới thay thế cái cũ, cái nay thay thế cái xưa, cái hiện đại thay thế cái lạc
hậu,...để hướng con người đến với cuộc sống tiện nghi và hạnh phúc hơn.
Nhưng khơng vì thế mà ta có thể phủ định hồn tồn những giá trị tốt đẹp của
cầu khỉ bởi nó chính là biểu trưng cho sự tài hoa và khéo léo của ông cha ta
trong buổi đầu khai hoang lập nghiệp, là hình ảnh đặc trưng của vùng đất sông
nước và quan trọng hơn cả là một bản sắc văn hóa của vùng Nam Bộ nói riêng
và của đất nước Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Phương Duyên, 2005. Luận văn thạc sĩ “Cây cầu trong văn hóa
Bắc Bộ và Nam Bộ”. Kỷ yếu Hội thảo “Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng
và giải pháp để trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế giai đoạn 20062010”, nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.
2. Bảo Đình Giang và ngk, 1984, Bảo Đình Giang – Nguyễn Tấn Phát – Trần Tấn
Vĩnh – Bùi Mạnh Nhi. Ca dao dân ca Nam Bộ. Nhà xuất bản Thành phố Hồ
Chí Minh.

3. Hà Thúc Minh, 2004. Đặc tính con người đồng bằng sơng Cửu Long. Tạp chí
Xưa và Nay, số 226.
4. Sơn Nam, 1985. Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa. Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Sơn Nam, 1993. Đất Gia Định xưa. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Văn Nam, 2004. Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ. Luận án tiến sĩ Ngữ
văn, Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM.
7. Pouyanne A.A, 1998. Các cơng trình giao thơng cơng chính Đơng Dương. Nhà
xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
8. Trần Ngọc Thêm, 1999. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Trần Ngọc Thêm, 2013, Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ. Nhà xuất bản
Văn hóa – Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
10. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 1995. Từ
điển bách khoa Việt Nam tập 1. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
11. Hội thảo khoa học, 2005. Tác động của những nhân tố văn hóa đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sơng Cửu Long trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Khoa Lịch sử trường ĐHKHXH&NV TP.HCM.
12. Lyrics.vn, 2009, Cây cầu dừa.
/>13. Lyrics.vn, 2009, Em đi trên cỏ non.
/>1.


Mt.gov.vn, 2012, Sẽ xóa hết cầu khỉ tại ĐBSCL vào năm 2015.
/>15. Ngọc Bảo Thư, 2013, "Vua cầu treo" xóa cầu khỉ.
/>16. Thái Bình, 2006, Một người Thụy Sĩ xây giúp Bến Tre 40 cầu cáp treo.
/>17. Wikidepia, Cầu (giao thông)
/>18. vi.wikipedia.org, Cầu khỉ. />%E1%BB%89
14.




×