Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tiểu luận: Xã hội học nông thôn Hương ước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.24 KB, 31 trang )

Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


1


Tiểu luận

Xã hội học nông thôn

Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


2


MỤC LỤC

Phần 1: Hương ước
I.Khái niệm
II.Nội dung
1.Lịch sử hình thành của hương ước
2.Sự khác nhau giữa hương ước và pháp luật ngày xưa
3.Những chính sách của nhà nước
4.Hiện trạng
5.Những giá trị của hương ước
Bản hương ước xã Duyên Trường, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Phần 2: Luật tục
I. Khái niệm
II. Đặc điểm
III. Nội dung


IV.Giá trị xã hội
V.Luật tục trong xây dựng hương ước

Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


3

PHẦN I: HƯƠNG ƯỚC
I.Khái niệm
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý Việt Nam
qua các giai đoạn lịch sử đều dễ dàng nhận thấy là bên cạnh luật nước, luật làng
luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các làng
xã Việt Nam. Luật nước và lệ làng (hương ước) dường như luôn là những hành
trang pháp lý cho sự tồn tại, phát triển của các thế hệ người Việt Nam trụ vững và
phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử
Trong lịch sử, hương ước từng tồn tại song song với pháp luật, từng giữ vai trò là
công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và để quản lý làng xã. Nó
là phương tiện để chuyển tải pháp luật và tư tưởng Nho giáo vào làng xã, hỗ trợ và
bổ sung cho pháp luật. Hương ước ra đời là sản phẩm của làng xã và việc dùng
hương ước để quản lý xã hội từng có tiền lệ trong lịch sử, không riêng ở Việt Nam
mà cả ở các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hương ước cũng rất
được chú trọng.
Ở Trung Quốc: từ xa xưa đã có hương ước, còn gọi là hương quy dân ước của
cộng đồng dân cư thôn, hương (giống như làng, xã ở Việt Nam) buộc mọi người
phải tuân thủ. Trong đó, có những quy định rất tiến bộ như: Họ Lữ thường hay lập
hương ước cho dân, phàm những người cùng nhau đồng tâm, giúp nhau lập đức,
lập nghiệp, sửa chữa lỗi lầm, hoạn nạn thương yêu nhau.
Ở Nhật Bản, từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, các thôn làng đều có Mô-ra-
ô-kite (tạm dịch là thôn định - tức các quy định của thôn). Sau Minh Trị duy tân,

các thôn định vẫn được duy trì. Cho đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tại nhiều
thôn làng ở miền Trung Nhật Bản vẫn còn tồn tại các giác thư như là những quy
định riêng của mỗi cộng đồng dân cư. Có nhiều loại giác thư quy định những vấn
đề cụ thể như việc bảo vệ đê điều, việc dẫn nước tưới và tiêu cho đồng ruộng, việc
thoả thuận phân chia địa giới giữa hai làng kề cận. Bên dưới các giác thư này đều
có chữ ký của đại diện các nhóm xã hội, các dòng họ trong thôn làng.
Ở Hàn Quốc, cho đến đầu thập kỷ 70 cuối thế kỷ XX, nông thôn vẫn còn
hương ước, được hình thành trên cơ sở các tộc ước, tộc quy. Cho đến thập kỷ 80,
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


4
nhiều làng vẫn còn duy trì Ban bảo vệ hương ước do dân tự lập ra. Nhiệm vụ của
Ban này là duy trì nếp sống văn hoá của cộng đồng theo truyền thống dân tộc.
Như chúng ra đã biết hương ước được người dân gọi một cách dễ hiểu là lệ làng
bao gồm cả những điều được ghi chép cũng như không được ghi chép từ thành văn
đến bất thành văn. Và trong hương ước nhiều làng còn ghi chép lại những tập quán
từ thời công xã nguyên thủy xa xưa
Ví Dụ :Tục uống khoán trong hương ước của làng Hạ Bằng ở Thạch Thất( Hà
Nội) quy định ngày mùng 1 tháng giêng hàng năn có lệ uống khoán, uống máu ăn
thề, thề không an gian nói dối, thề không lấy cắp của nhau…
Theo Đinh Gia Khánh-Văn hóa dân gian Việt Nam-NXB chính Trị Quốc Gia Hà
Nội, 1995: ”Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội
,cũng như đến đời sống xã hội, cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều
lệ hình thành dần trong lịch sử được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết.”
Theo Lời giới thiệu của cuốn “Hương ước cổ Hà Tây” của Nguyễn Tá Nhí dịch:
“Hương ước là những điều lệ của một cộng đồng người chung sống trong cùng
một khu vực, để điều hòa quan hệ giữa cá nhân với cá nhân,cá nhân với tổ chức,
giữa tập thể này với tập thể khác.”
Như vậy, Hương ước vừa là kết quả vừa là yêu cầu của quá trình phát triển nội tại

của đời sống làng xã. Nó kế tục và hoàn thiện những quy ước cổ sơ của mỗi nhóm
dân cư trong từng lũy tre xanh
II.Nội dung
Hương ước bao gồm các nội dung chính sau:
 Liên quan đến tổ chức nông nghiệp và môi trường sinh thái
 Cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong làng xã
 Giữ gin an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng
 Văn hóa, giáo dục, tổ chức thờ cúng
 Đảo đảm các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch của làng xã với nhà nước
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


5
 Khen thưởng và xử phạt trong việc tuân thủ các quy ước của làng xã

- Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia
quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm phát huy quyền tự do, dân chủ của
nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa
vụ công dân;
-Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh
trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, xóa bỏ hủ tục, phát triển các hoạt động văn
hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân,
tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính
sách xã hội của Đảng và Nhà nước;
- Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và tài
sản công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng
cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè
cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây
xanh;
- Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong, mỹ tục, bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội

và mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương;
khuyến khích những lễ nghi lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn
kém;
-Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng, thôn,
bản, ấp, cụm dân cư văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình và
cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn,
hoạn nạn, ốm đau; vận động thực hiện các chính sách dân số – kế hoạch hóa gia
đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa;
-Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các
thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo,
phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương;
vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm
phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng nghề; đóng góp xây dựng cơ
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


6
sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng: điện, đường, trường học, trạm xá,
nghĩa trang, các công trình văn hóa thể thao trên địa bàn. Lập, thu chi các loại quỹ
trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp của nhân dân.
-Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần phòng chống
các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp, mại dâm và các
hành vi khác vi phạm pháp luật nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phát động
trong nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về
tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại
cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát
hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thực hiện các quy
định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như Tổ hòa giải, Ban an ninh, Tổ bảo
vệ sản xuất, Ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác;
-Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước:

Hương ước quy định các hình thức và biện pháp khen thưởng đối với cá nhân, hộ
gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: lập sổ
vàng truyền thống, nêu gương người tốt việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của
tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen
thưởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen
thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước thì chủ yếu
áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm
trọng các quy định của hương ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể
cộng đồng, có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng
hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt
nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trong hương ước không đặt ra các
khoản lệ phí.
Hương ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có
hành vi vi phạm pháp luật bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáo dục, cảm hóa
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


7
giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù trở thành người lương thiện, có ích cho xã
hội.
Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo
quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước
không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

1.Lịch sử hình thành của hương ước
Điểm lại các giai đoạn phát triển của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm qua, đặc biệt
từ thuở ông cha dựng nền độc lập, các vương triều Việt Nam đã xây dựng và thực

thi nhiều bộ luật lớn, bên cạnh đó vẫn tích cực duy trì, và tôn trọng các hương ước,
lệ làng và xem đó là những công cụ điều chỉnh quan trọng để duy trì mối quan hệ
giữa quốc gia, dân tộc và các cộng đồng làng xã. Trong các thời kỳ dựng và giữ
nền độc lập của nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam, sử sách còn lưu lại danh
tính của bốn luật tiêu biểu: Hình thư triều Lý, Hình thư triều Trần, Quốc triều Hình
luật triều Lê và Hoàng triều luật lệ của nhà Nguyễn. Cả bốn bộ luật lớn ấy dù các
giá trị pháp lý có khác nhau nhưng đều tồn tại, phát huy hiệu lực của mình trên một
nền tảng pháp lý có tính cơ bản của các cộng đồng người Việt Nam truyền thống là
hương ước, lệ làng. Hương ước, lệ làng là môi trường văn hoá pháp lý đặc thù vừa
để phát huy hiệu lực của luật nước và vừa hạn chế luật nước trong mối quan hệ bảo
lưu các nét đặc trưng của lối sống cộng đồng ở một quốc gia nông nghiệp.
Vấn đề kết hợp giưa pháp nước và lệ làng của cha ông ta khi lần đầu tiên, vào cuối
thế kỉ XV vua Lê Thánh Tông(1460-1497) trong điều luật 260 của “Hồng Đức
thiện chính thủ” đã ra sắc chỉ cho pháp các làng xã lập hương ước riêng và hướng
dẫn cách thức soạn thảo
Thời phong kiến hương ước có giá trị như “bộ luật” của làng, biểu hiện tính tự trị
của làng xã và là sự dung hòa quyền lợi giữa nhà nước phong kiến và làng xã
Từ 1921, thực dân Pháp can thiệp sâu vào làng xã, tiến hành cải cách hương chính,
các bản hương ước do từng làng soạn thảo và được chính quyền phong kiến cấp
trên kiểm duyệt trước đây đã bị bãi bỏ và được thay bằng bản hương ước mới theo
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


8
mẫu mà thực dân Pháp soạn thảo. Chúng thực thi chính sách cải cách hương thôn,
soạn thảo những hương ước cải lương để quản lý và cai trị nông thôn nước ta.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cơ cấu làng xã cũ bị giải thể, các bản hương ước
cũ không còn giá trị trong đời sống làng xã.
Từ 1989, hiện tượng tái lập Hương ước xuất hiện và ngày càng có chiều hướng rõ
nét.

Tại hội nghị lần V của BCH TW Đảng (khóa VII) vào thang 6/1993 Đảng đã chủ
trương khuyến khích xây dựng và thực hiện hương ước, các quy chế về nếp sống
văn minh ở các thôn xã. Trên cơ sở đó rất nhiều địa phương tiến hành tổ chức
Hương ước là một nguồn tài liệu quý để nghiên cứu làng xã cổ Việt Nam


2.Sự khác biệt giữa hương ước và pháp luật thời xưa
Vốn có nguồn gốc từ phong tục, tập quán nên hương ước có một sức sống bền
bỉ, lâu dài. Hương ước đã từng tồn tại song song với luật nước, từng giữ vai trò là
công cụ quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư và để
quản lý làng xã. Trong xã hội, mỗi người dân không những phải làm đúng phép
nước mà còn phải tuân thủ lệ làng. Vậy giữa hương ước và pháp luật có sự khác
biệt như thế nào?
Nội dung của hương ước đơn giản và gọn nhẹ hơn so với pháp luật. Bộ luật Hồng
Đức có tới 722 điều quy định liên quan hầu hết đến các mặt của đời sống, còn một
bản hương ước của người Việt chỉ gồm vài chục điều khoản liên quan đến một số
mặt của đời sống làng mạc. Mỗi mặt của đời sống xã hội (ví dụ những quy định về
hôn nhân gia đình), được luật pháp Nhà nước cụ thể thành hàng chục, thậm chí
hàng trăm điều khoản, trong khi đó, ở các bản hương ước, vấn đề này được ghi
nhận trong một vài điều khoản ngắn gọn.
Trong văn bản pháp luật chỉ quy định các hình thức xử phạt, mà không có hình
thức khen thưởng như hương ước. Điều này là do tính cưỡng chế Nhà nước của các
quy phạm pháp luật quy định. Nó khác với hương ước, ngoài tính áp đặt còn mang
tính khuyến cáo, khuyên răn, khuyến thiện. Khung hình phạt của hương ước
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


9
thường đơn giản và ít mang tính nghiêm khắc hơn so với pháp luật. Hình phạt
chính trong hương ước chủ yếu là phạt tiền; còn pháp luật thời kỳ phong kiến quy

định 5 hình phạt (ngũ hình) rất nghiêm khắc, đó là: suy (đánh bằng roi), trượng
(đánh bằng gậy), đồ (bắt làm công việc nặng nhọc), lưu (đày ải đi nơi xa) và tử
(phải tội chết). Tuy nhiên, việc xử phạt theo hương ước có nét tinh tế là nó đánh
vào tinh thần, danh dự không chỉ của cá nhân mà có khi còn là cả gia đình, dòng
họ; đánh vào cả những nỗi sợ hãi vô hình, những điều sâu thẳm trong tâm linh của
con người, ví dụ như việc truất, hạ ngôi thứ, tẩy chay đám tang và cao nhất là việc
đuổi ra khỏi làng. Hương ước nhiều khi còn được nhân dân coi trọng như một nghi
lễ thiêng liêng. Nhiều làng, xã vào dịp đầu xuân thường tổ chức Lễ Minh thệ - Lễ
ăn thề - tập hợp đông đảo dân làng đến chốn đình chung, hay những nơi linh thiêng
của làng để nghe đọc hương ước và mọi người có mặt phải thề sẽ tuân thủ theo
hương ước, nếu không sẽ bị thần linh trừng phạt. Trong tâm thức của người nông
dân, việc tuân thủ theo các điều khoản của hương ước, tuy là những ràng buộc vô
hình nhưng hữu hiệu mà không phải bất cứ quy phạm pháp luật nào cũng có được.
Trong hương ước không có hình thức giảm tội cho bất kỳ ai có hành vi vi phạm,
cho dù người đó thuộc thành phần xuất thân và có địa vị xã hội như thế nào trong
làng. Trong khi đó, pháp luật phong kiến có quy định bát nghị, cho phép một số
giai tầng trong xã hội (chủ yếu là thân thích của hoàng tộc, các công thần) được
giảm mức hình phạt khi phạm tội. Điều đó cho thấy tính bình đẳng của hương ước
rõ nét hơn so với pháp luật.
Hương ước được xây dựng từ những phong tục truyền thống rất thiết thực và gần
gũi với mỗi cộng đồng làng. Chính bởi vậy, hương ước có tính bảo lưu lâu dài, ít
thay đổi, mặt khác, nó được con người biết đến từ tấm bé, do cách lưu truyền tự
nhiên từ gia đình, từ dòng họ và trở thành một thói quen, một nếp sống. Trong khi
đó, pháp luật được hình thành do ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, mang
tính cưỡng chế và dễ thay đổi khi thể chế thay đổi. Đây chính là sự khác biệt cơ
bản của hương ước và pháp luật.
3. Những chính sách của Nhà nuớc về Huơng uớc
-Tại hội nghị lần V, Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa VII) họp tháng 6 năm
1993, Đảng chủ trương khuyến khích xây dựng và thực hiện hương ước, các quy
chế về nếp sống văn minh ở các thôn xã.

Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


10
-Năm 1996, trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã nêu rõ cần phải phát huy và kế thừa hương ước cổ truyền trong việc quản lí
nông thôn hiện nay.
-Chủ trương này sau đó đã được pháp luật hóa bằng Nghị định 24CT/TTg ngày
19/6/1998 của Chính phủ chỉ thị cho các địa phương việc kế thừa hương ước cổ
truyền trong việc soạn thảo hương ước nông thôn mới.
Để phát huy yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế, tiêu cực của hương ước,
quy ước, baảo đảm triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Bộ
Chính trị số 30/CT-TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 về xây dựng và thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước trong giai đoạn hiện nay,
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Nội dung của hương ước, quy ước cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau
đây:
Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng xử
văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại , xóa bỏ hủ tục, phát triển các hình thức hoạt
động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân,
tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư;
Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản công cộng và tài sản của công dân,
bảo vệ môi trường sống, bảo vệ, rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền
chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống. Xây
dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, chống ô nhiễm các nguồn
nước ở địa phương;
Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục trong ma chay,
cưới hỏi, thờ phụng, lễ hội v.v ở địa phương;
Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, đề ra những tiêu chuẩn

gia đình văn hóa, các quy tắc đạo đức mới, giúp đỡ nhau tìm ra các biện pháp xử lý
tốt các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình;
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


11
Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành
viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo, phát
triển sản xuất, nâng cao mức sống, khuyến học, khuyến nghề v.v ở địa phương;
Đề ra các biện pháp thích hợp góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn.
2. Dự thảo hương ước, quy ước phải được nhân dân trên địa bàn thảo luận, được
hội nghị cử tri hoặc hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư
thông qua và được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi thi hành nhằm
bảo đảm nội dung của hương ước, quy ước không trái với các quy định của pháp
luật hiện hành, không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí và lệ
phí có thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Tư pháp, cơ
quan Văn hóa - Thông tin ở các địa phương trong việc giúp ủy ban nhân dân cùng
cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy
ước, nhằm bảo đảm cho việc soạn thảo hương ước, quy ước ở làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư được tiến hành một cách thực sự dân chủ, coông khai, dưới sự lãnh
đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cấp xã, với sự tham gia tích cực
của ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở (Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội
Nông dân Việt Nam ).
Bộ Tư pháp chủ trì, cùng với Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan hữu quan
khác chỉ đạo triển khai thí điểm Chỉ thị này tại một số địa phương để rút kinh

nghiệm. Trên cơ sở tổng kết tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
trên phạm vi toàn quốc, Bộ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, các
mô hình mẫu về các hoạt động văn hóa nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý
nhà nước và phát huy vai trò của các văn bản hương ước, quy ước trong giai đoạn
hiện nay.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, trình
Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết quy định cụ thể việc quản lý nhà nước
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


12
và định hướng nội dung hương ước, quy ước căn cứ vào quy định của pháp luật
hiện hành và phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, phong tục
tập quán của địa phương.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân về các vấn đề nói trên.
5. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ phê duyệt các văn bản hương ước, quy
ước do ủy ban nhân dân cấp xã trình và chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện hương
ước, quy ước trong phạm vi địa bàn huyện, bảo đảm nội dung hương ước, quy ước
phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, các quy tắc xây dựng nếp sống
văn hóa mới, duy trì và phát triển phong tục tập quán tốt đẹp ở cơ sở.
6. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ các làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư xây dựng hương ước, quy ước có nội dung phong phú, thiết thực, phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành và chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước, và trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. ủy ban nhân dân cấp xã
thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn.
7. cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh việc tuyên truyền về vai trò và tác dụng
của việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, các mô hình mẫu về nếp sống
văn hóa, gắn với việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân
chủ ở cơ sở; nêu gương những điển hình tiên tiến, phát hiện và đấu tranh chống các

biểu hiện tiêu cực, sai trái hoặc lợi dụng hương ước, quy ước để duy trì các hủ tục,
tập quán lạc hậu.
8. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.
Năm 1999, Bộ Tư pháp cũng có những công văn, chỉ thị hướng dẫn các địa
phương thực hiện nghị định này của Chính phủ.

5. Những giá trị của Hương ước
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


13
Hương ước được xem như hệ thống luật tuc tồn tại song song với pháp luật của
Nhà nước nhưng không đối lập với luật pháp của Nhà nước. Hương ước đề cập tới
những nội dung cụ thể gắn với hoàn cảnh phong tục, tập quán lâu đời của từng
làng,là những nội dung mà các bộ luật của Nhà nước khó đề cập đến
Là địa vực về địa lí, văn hóa, tôn giáo …mỗi làng xã Việt tuej đảm bảo ccacs
việc liên quan tới đời sống về mọi mặt: thủy lợi, giao thong, bảo vệ an ninh, hội hè,
tế lễ,…để làm được cần có sự đóng góp của tất cả cá thành viên tronng làng xã
không phân biệt. với việc quy định trách nhiệm của từng người hương ước giúp
cho làng xã làm tròn các công việc đó. Ý thức trách nhiệm giúp hình thành ý thức
dân chủ làng xã, nếu làm trái sẽ bị lên án hoặc xử phạt. Ý thức dân chủ phần nào
có tác dụng ngăn chặn sự lũng đoạn của các chức dịch làng xã
Hương ước còn giúp chho làng xã rang buộc mọi thành viên trong làng bằng
những nhiệm vụ và quyền lợi chung. Trong hương ước luôn quy định trách nhiệm
giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, khuyên mọi người ăn ở hòa thuận, bảo vệ lẫn nhau
và bảo vệ danh dự của làng. Đó chính là chỗ dựa của nhân dân không chỉ về mặt
vật chất mà còn về mặt tinh thần. Điều này làm tăng tinh thần đoaàn kết làng xã, cố
kết cộng đồng
Và từ ý thức cộng đồng phát triển thành ý thức quốc gia , dân tộc .Không chỉ

quy định nghĩa vụ mà hương ước còn quy định cả trách nhiệm của người dân với
các khoản đóng góp thuế khóa, phu phen, binh dịch…
Và như vậy hương ước không chỉ có ý nghĩa như một thứ pháp luật mà còn có ý
nghĩa như một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức. Vì vậy, nó chứa đựng những giá trị
văn hóa dân gian, hàm chứa nhiều yếu tố tích cực. Song, hương ước cũng tồn tại
không ít những yếu tố tiêu cực
* Hạn chế của Hương ước
Như đã trình bày ở trên, vấn đề quản lý Nhà nước đối với việc ban hành và thực
hiện hương ước mới hiện nay đã được tăng cường thông qua những chỉ đạo hướng
dẫn sát sao, cụ thể của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ban hành
và thực hiện hương ước không phải không còn có những hạn chế, khiếm khuyết,
gd thể kể ra đây những hạn chế sau:
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN



14
1). Tên gọi và đối tượng điều chỉnh còn lẫn lộn, chủ thể ban hành hương ước, quy
ước chưa đúng quy định.Vẫn chưa thống nhất được tên gọi là quy ước hay là
hương ước. Các hương ước phần nhiều lẫn lộn với quy chế thực hiện dân chủ ở cơ
sở. Thực ra thì quy chế thực hiện dân chủ ở xã do Chính phủ ban hành cho chính
quyền cấp xã thực hiện bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
2). Nội dung hương ước mới còn sơ sài, lặp lại pháp luật và chủ trương chính sách
của Nhà nước một cách khô khan, thiếu cụ thể, chưa sát thực với điều kiện và đặc
điểm của từng làng, câu chữ trong văn bản còn nặng tính hô hào, khẩu hiệu. Có
không ít bản hương ước có những điều khoản không đúng với tinh thần của pháp
luật, can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân, đi ngược lại cả những phong tục
truyền thống từ lâu đời, thậm chí quy định cả những “hình phạt” vốn không thuộc
thẩm quyền của cấp cơ sở. Nơi này, nơi kia chúng biến tướng thành một thứ “lệ
làng” – với nghĩa tiêu cực của từ này – do các ông trưởng thôn, chủ tịch xã quan

liêu, hách dịch, thiếu hiểu biết, tùy tiện đặt ra bắt dân phải tuân theo.
Ví dụ: Hương ước của làng Bình Lộc, xã Bình Điền, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên – Huế quy định phụ nữ 20 tuổi, nam giới 22 tuổi mới được kết hôn. Điều
này là trái với Luật Hôn nhân và Gia đình. Quy ước của 7 làng thuộc huyện Hương
Trà quy định phụ nữ nào không lấy được chồng thì trên 30 tuổi mới có quyền làm
mẹ và chỉ được sinh 1 con.
3). Nhiều bản hương ước quy định các hình thức phí, lệ phí, xử phạt một cách tùy
tiện, bừa bãi. Đó là chưa kể các khoản lệ phí kết hôn, mai táng người chết. Có tới
180 hương ước (chiếm 78,3%) quy định hành vi vi phạm hành chính và các hình
thức xử phạt mà lẽ ra thẩm quyền này theo pháp luật

chỉ thuộc Chính phủ
4). Nhiều hương ước xây dựng đều chưa thể hiện được sự kết hợp giữa yếu tố
truyền thống và hiện đại trong nhiều bản hương ước, nhiều địa phương chưa lồng
ghép nội dung hương ước với xây dựng làng văn hóa
5). Trong quá trình xây dựng và thực thi hương ước chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp, các ngành mang nặng tính một chiều từ trên xuống dưới, chưa phát
huy đày đủ tính dân chủ, năng động của lãng xã nên đẽ rơi vào khuynh hướng rập
khuôn.
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


15
Tiếp thu những yếu tố tích cực của hương ước cũ để xây dựng hương ước mới của
các làng hiện nay là việc làm cần thiết để góp phần xây dựng và nâng cao đời sống
văn hóa ở các làng xóm


Sau đây là toàn bộ bản hương ước xã Duyên Trường, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Khoán ước xã Duyên Trường

Huyện Thanh Trì

Điều 1. Việc tổ chức hội đồng Giáp biểu
Việc bầu hội đồng giáp biểu thì theo như nghị định nhà nước. Hội đồng chon một
ngưởi làm thủ lọ để trông nom, trông nom, sai bảo dân đinh, tuần tráng sửa sang
đường xa,cầu cống trong làng cho cao ráo sạch sẽ. Các phiên hội đồng phải cùng lý
dịch để xem xét các việc trong làng và việc quan. Mỗi tháng cứ ngày sóc vọng sớm
từ tám giờ đến mười một giờ, cùng họp tại công sở để bàn việc công trong làng.
Nhưng nếu có việc bất thường thì hội đồng cũng phải tề tựu về công sở để bàn.
Người nào vắng mặt thì phải có lời cáo thiếu. Nếu vắng mặt tới 3 tháng không ra
họp bàn thì hội đồng phạt 30 khẩu trầu và 3 hào sung công. Bằng không, hội đồng
trình quan bảo người khác. Những người có chân hội đồng hạn 6 năm làm một
khóa. Người nào Chánh,Phó Hương hội, Thủ quĩ được mãn khóa mà các việc ổn
thỏa, khao vọng như lệ. thì được dự ngôi kỳ mục
Điều 2: việc bầu phó lý trưởng, Chưởng bạ, Hộ lại
Việc bầu các chức dịch này thì theo như Nghị định nhà nước. Ai đã được
làm rồi thì phải sửa một cái thủ lợn, một mâm sôi, một bình rượu, một trăm trầu để
yết thần, rồi kính dân, ai hiện tại thụ phúc. Người lý trưởng việc binh lương, Phó lý
việc đê điều, Tuần phòng, Tuần bạ việc điền thổ, hộ lại việc sinh tử giá thú. Ai làm
việc được, khi từ việc thì được dự chiếu kỳ mục và trừ đê điều tạp dịch, nhưng phải
khao vọng như lệ. Người nào bị cách bãi, thì không được dự chiếu này.
Điều 3: việc chi trả lương cả năm cho các chức dịch
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


16
Dân cấp lương hàng năm cho các lý dịch là hai mẫu ruộng, Phó lý một mẫu,
Hương trưởng năm sào.
Điều 4: Việc quân cấp công điền, tự điền
Làng có ngoài 60 mẫu ruộng hậu chùa thông đạt chi các tiết lễ, còn đâu quân

cấp dân đinh, mỗi người hai miếng rưỡi, để hàng năm đỡ sưu dịch. Lại có ngoài 23
mẫu công điền, hậu điền và người cày các tiết lễ còn đau chia làm 9 lô, để đầu năm
Tây bổ túc đáu giá, hoặc chia cho trai lấy tiền xung công. Lại có 5 sào tư điền làng
Phúc am, chia về hai hội lão để xuân thu nhị lễ. Các ruộng nói trên thì xử, sở đã có
sổ riêng trong làng.
Điều 5: Việc bổ sưu thuế
Đến kỳ sưu thuế Lý trưởng lĩnh bài giấy về định ngày cho bổ thuế, thì gióng
trống làng, cả dân vào hội đồng căn cứ theo giấy tờ các hạng mục sưu thuế bao
nhiêu bạc xem cho minh bạch, chiếu bổ tinh dinh điền quân cấp chịu nhận. Hoặc
có tiêu dùng việc công, việc gì cũng phải biên cho rõ ràng, lập thành bài bổ đẹ
trình, không được phù lạm. Nếu ai bỏ sưu thuế chung Lý trưởng phải tường đến
hội đồng, thì hội đồng trích tiên công giao lý trưởng đề nạp, rồi trình quan trừng
trị, về sau không dự ngôi hương ẩm.
Điều 6: Việc cắt tuần trông nom mùa màng
Mỗi năm cứ đầu tháng 2 cắt tuần sương, thì hội đông lý dịch chiếu nhân
đinh số, từ trưởng trở xuống chọn lấy 15 hoặc 20 người trai trai khỏe maunhj làm
tuần xã, có sáo gậy tử tế để đêm ngày tuần phòng trông nom trong làng, ngoài
đồng và đắp các đường khuyến nông thủy thế giúp may tùy liệu. Nếu trong làng
người nào thiện tiện tháo nước chỗ đã giữ, tuần tráng bắt được tường đến hội đồng
thì phạt 5 hào sung công. Nếu tuần không chịu trông nom đẻ tháo mất nước, hội
động phạt cả tuần một đồng bạc sung công như hai mùa công tư lúa ruộng cho
tuần, nội canh mỗ sào 1 lượm hoa màu, khoai sọ, khoai vụ mỗi sào 5 xu. Đến cuối
năm mỗi con trâu một hào, con bò 6 xu. Phần canh cho lấy một tăng gấp đôi.
Ngoài đồng hễ ai mất của gì, hội đồng lý dịch xét làm mất trộm thực, cả tuần phải
chiếu giá mà đền. Nếu không đền, để người mất của nói rõ đến, Hội đồng trừ tiền
đền ngoại, lại phạt tuần 3 hào sung công. Ai có trâu bò vịt gà hủy đồng điền, tuần
tráng bắt được hì phải nộp lệ 20 khâu trầu, hai hào sung công và chịu chiếu giá mà
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN




17
đền cho người điền chủ. Trong làng ai mất của gì tự một đồng trở lên hoặc trâu bò
mà hội đồng vẫn xét thực chiếu giá chia 3, chủ chị một phần, tuần xóm 1 phần,
tuần sường 1 phần. Ai không chịu hội đồng trình quan xử chịu.
Mỗi xóm lại bảo một người trương tuần có tài sản và lương thiện để thu tiền
ruộng và thuế công điên, cùng cử suất trai ra tuần xóm ấy cũng phải có sáo gậy cho
tử tế. Nếu bất thường hội đồng Lý dịch đến khám mà xóm nào không canh phòng,
thì phạt trương tuần ba hào sung công. Còn người nào không soạn được nhiều thì
đêm ngày tuần phong canh ở điểm trợ để ứng việc, trực việc quan, việc dân và
canh đê, trừ khi nào bắt tráng về bắt tráng nhiều thì bớt về các điểm. Như tên nào
có duyên cớ gì không ra được thì phai cáo thiếu. Bằng không phạt một hào sung
công. Lúc ra tuần thì tuần sương phải sửa 2 gà, 2 bình rượu, 2 cơi trầu, hội đồng
cùng họp với lý dịch thụ phúc. Như lúc suất tuần đến cuối năm lại phải có lời nói
mời tiên thứ chỉ và hội động lý dịch xin sửa đồ thờ cúng tiến đáng giá tử 20 đồng
bạc trở lên. Năm nào mất mùa sẽ được giảm đơn bảo trương tuần phải có hội đồng
lý dịch xét thực mới được. Ai làm được sáu năm thanh thỏa thì được vọng vào
chiếu kỳ mục.
Điều 7: Việc bắt trai tráng đi lao dịch.
Hễ quan sai phái đến bắt tráng canh nước hoặc ứng dịch ở huyện thì bồn
phiên tuần thì phải cắt lượt nhau mà đi. Nhưng nếu quá số tứ phiên thì hội đồng lý
dịch chiếu số trai các xóm mà cắt những người nào được trừ, ngoài ra hết lượt lại
bắt đầu. Ai không đi để lý dịch phải thuê cứ mỗi người 2 hào. Người không đi phải
chịu cấm việc đi làng sáu tháng.
Điều 8: Việc bắt lính.
Hễ có phái bắt lính mới thì lý trưởng chiếu nhà nào hai con trai trở lên,
cường tráng, tuổi tác hợp lệ thì đưa đi tuyển. Ai được mãn khóa, khao vọng như
phó lý trưởng thì được chiếu kỳ mục. Nhưng người nào bị thải mà thu mất nhiếp đê
thì không dược hưởng lệ ấy.
Điều 9: Việc đê đường.

Phàm quan đê công lộ thừa sức phá rỡ thì dịch chiếu đinh từ 6 bàn trở xuống
chia đều mà đắp. Những người nào được trừ còn các dường đi đi trong làng thì thủ
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


18
lộ chia phần để xóm nào xóm ấy phải đắp. Nếu người thủ lộ đã báo đến 2, 3 lần mà
vẫn không chịu đắp thì phạt 3 hào.
Điều 10: Việc cứu chữa.
Khi nước lên to có lệnh có lệnh quan sắm đóm đuốc thuổng cuốc hoặc
quang thúng, thì làng cấp cho phó lý 2 đồng bạc để sắm các đồ ấy giao cho phó lý,
đệ niên thương hộ. Nếu mất phải đền. Như có bắt tre gỗ bao nhiêu chiết can ra tiền,
chiếu điền số quân bỏ. Ai không nộp trình quan xử trị.
Điều 11: Việc kiện cáo:
Trong làng ai có việc gì bất bình đưa ra hội đồng. Nếu viecj về dịch hộ thì
hội đồng lý dịch họp tại công sở hòa giải 2 bên. Hòa giải không xong phải làm biên
bản trình lên quan.
Nếu có việc hình thì phải tìm cho ra sự thực mà trình quan xét. Ai có việc gì
khai dẫn đến hội đồng lý dịch,phí tổn bao nhiêu người ấy phải chịu. Còn như công
dân quan có bắt đòi lên tỉnh thì dân cấp cho 4 hào mỗi người mỗi ngày đêm, lên
huyện thì 2 hào. Nhưng nếu đòi về công vụ về phận mình hoặc việc riêng của mình
thì được tiền ấy.
Điều 12: Việc sinh tử giá thú:
Trong làng ai có việc sinh tử giá thú phải đến nhà hộ lại mà vào sổ. Nếu ai
để quá hạn như trong luật đã định mà không khai báo thì hội đồng lý dịch sẽ trình
quan xét.
Điều 13: Việc trình báo.
Trong làng ai có mua bán ruộng nhà đất cát phải theo như nghị định nhà
nước mà trình lý trưởng, chưởng bạ nhạn thực. Như ai có khách lạ thì phải trình lý
dịch biết. Bằng không thì việc hôi đồng bắt được thì phạt 1 hào sung công. Ai có

thịt trâu bò thì phải xin lý trưởng nhận thực, rồi xin phép quan.
Điều 14: Việc ngự cư.
Làng chỉ cho những người coa căn cước minh bạch và nghề nghiệp chính
đáng ngụ cư mà thôi. Trừ những người tha hương đến quê vợ, quê mẹ không kể, hễ
người nào ngụ cư mà không quá 3 đời, khi đi việc làng không được ngồi bàn nhất,
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


19
những người ngụ cư mà có sản nghiệp ở làng thì cũng phải chịu trách nhiệm như
thế.
Điều 15: Việc cứu hỏa.
Trong làng mỗi xóm phải sắm một cái thúng nan, hai cái ống, hai cái câu
liêm, hai cái gầu, hai cái phủ dèm. Khi trong làng chẳng may nhà nào bị phát hỏa
thì trương tuần phải dốc suất đàn ông đàn bà đem nhựng đồ ấy đến cứu. Còn tuần
sương phải chia làm 2, một nửa đi tuần, một nửa đi chữa cháy, và canh các đường
xung quanh chỗ phát hỏa. Người nào thừa cơ cứu hỏa lấy đồ vật của khổ chủ, tuần
tráng các người làng bắt được thì phạt 5 hào bạc, sung công 4 hào, còn 1 hào cho
người bắt được. Bằng không chịu, cấm đi việc làng một năm.
Điều 16: Việc chôn cất nhờ.
Hễ người làng khác có tổ mộ đem đến chôn cất nhờ không cứ ở đường đồng
hoặc ruộng tư, phải sửa 1 cái thủ lợn, một mâm xôi, 5 bình rượu, đẻ lễ thần rồi kính
dân và nộp vào công quỹ mỗi ngôi 10 đồng bạc. Để ruộng tư thì phải thỏa thuận
với điền chủ mới được. Khi người đã ký táng rồi thì cấm không ai được xâm phạm
vào ngôi mộ ấy. Trong làng ai có việc cải cát thì phải trình lý dịch nhận thực, rồi
trình quan xem xét.
Điều 17: Việc mất trộm.
Trong làng ai có ăn trộm gà vịt, chó lợn buồng cau, nải chuối, cây tre, cái
củi, các hoa màu, các đồ vật trong vườn trầu hay mai, trộm trầu từ một nắm trở lên
mà tuần tráng bắt được tường đến hội đồng lý dịch trình quan xử trị.

Khi có trộm cướp to thì lý dịch trong làng phải lấy tuần tráng đến ứng cứu
và các trương tuần phải đốc suất đàn em đến ứng cứu. Hễ ai bắt được một đứa
cướp, dân làng thưởng 10 đồng bạc. Đánh chết một đứa cướp, dân thưởng 6 đồng
bạc. Bắt được một đứa trộm quả tang , đứa ấy là người làng khác, dân thưởng 3
đồng bạc. Người nào bị trộm cướp đánh chết, dân làng cho tiền tử tuất 10 đồng
bạc, cho con hay cháu một tiên nhiêu trừ đê tạp dịch suốt đời. Ai phải trộm cướp bị
đánh thương nhẹ, dân cho 2 đồng bạc, bị thương nặng,dân cho 5 đồng bạc để uống
thuốc. Nếu ai đánh, lấy lại được những đồ vật của quân trộm cướp đã lấy, thì
những đồ vất ấy hội đồng chiết can ra tiền, chia làm 5 phần, người có của nhận
xong phải nộp một phần tiền để thưởng cho người lấy lại được.
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


20
Đương lúc có trộm cướp mà tuần hay dân trai vắng mặt thì hội đồng lý dịch
vào ngay xem có nhà hay không. Nếu có nhà mà không ra ứng cứu thì phạt 2 hào
xung công. Bằng không chịu thì cấm đi việc làng một năm
Điều 18. Việc cờ bạc, rượu lậu, thuốc phiện lậu
Trong làng cấm không ai được chứa cờ bạc. Ai không tuân hội đồng lý dịch
trình quan thì phải trừng trị. Còn như nhà ai có việ vui mừng mà bày ra tổ tôm, tài
bàn để cùng vui thì không thuộc về cấp ấy.
Trong làng cấm không ai được chứa rượu lậu. Ai không tuân hội đồng lý
dịch bắt được 1 bình trở xuống thì cho đi và phạt 3 hào xung công,2 bình trở lên thì
trình lên quan phân trị. Ai trữ thuốc phiện lậu mà bị hội đồng lý dịch bắt được, thì
trình quan xử trị.
Điều 19: Viếc gian dâm.
Trong làng ai trêu ghẹo đàn bà con gái, bắt được đích thực cùng những
người trêu ghẹo là can đến cương thuần luân lý, tức là người mà luật cấm không
cho giá thú mới nhau thì phạt 5 hào xung công.
Nếu ai không chồng mà chửa thì phải nộp khoán cho làng.

Điều 20: Việc lễ phép.
Khi đi ăn họp việc ở làng hay các nơi đám xát thì quần áo phải sạch sẽ, nói
năng phải khiêm tốn. Nếu ai say, nói to tiếng hoặc xâm mà người trên, thì hội đồng
phạt 2 hào xung công. Bằng tái phạm, nếu không chịu, cấm đi việc làng một năm.
Những người có chân trong hội đồng mà phạm cấm ấy, thì phạt gấp hai.
Bằng không chịu trình quan phân xử.
Điều 22: Việc liêm sỉ.
Trong làng khi có chèo hát, con trai con gái ra đinh điếm xem phải đừng 2
bên, nam tả nữ hữu. Mỗi bên cắt một ngườ tuần chỉ bảo, không được hỗn độn, ai vi
phạm phạt 1 hào xung công. Từ mười giờ tối trở đi, ai đứng đâu phải có đèn đóm.
Bằng không, tuần tráng bắt được tường đến hội đồngthì phạt một hào xung công.
Điều 23: Việc vệ sinh.
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


21
Trong làng thủ lộ phải trông nom sai bảo tuần tráng đắp các giếng cho cao
ráo, sạch sẽ, cấm không ai được tắm giặt. Các đường xá trong làng cấm không ai
được đổ phân gio, buộc trâu bò hay bỏ các vật ô uế. Ai không tuân tường đến hội
đồng phạt một hào sung công.
Điều 24: Việc phòng bị chứng truyền nhiễm.
Trong làng chẳng may phát ra chứng truyền nhiễm thì những người bị bệnh
phải ở riêng một chỗ, để cho khỏi truyền nhiễm người khác. Lý dịch phải làm giấy
trình ngay quan. Như súc vật bị bệnh ấy thì phải tường ngay lý dịch trình quan.
Con nào chết phải xin phép quan chôn. Khi chôn phải xa chỗ ao hồ, cuốc sâu đổ
than lên trên. Con nào ốm thì xin thuốc chữa. Ai không tuân, hội đồng trình quan.
Điều 25: Việc chiếm trộm ruộng đất và của công.
Trong làng ai chiếm trộm công điêng, công thổ mà hội đồng lý dịch trích ra
được thì phải trả lại ruộng đất và bồi thường hoa lợi tử khi chiếm trộm. Bằng
không hội đồng trình quan xử trị. Ai chiếm trộm các động vật hoặc tiền công thì

phải được bồi thường tả. Bằng không, chịu cấm không được đi việc làng ba năm,
và trình quan phán trị.


Phần II
NÓI VỀ PHONG TỤC

Điều 26: việc thờ thần.
Làng ta với làng Hạ Thái cùng thờ đức thượng thần ở miếu, trong một hạn
ba năm cứ Tý, Ngọ, Mão, Dậu, ngày 11 và 12 tháng 3 thì hai dân hội họp lễ tại
đình hoặc tại miếu. Như việc hai làng đi lại với nhau có điều ước riêng của hai
làng. Có năm nào cũng cứ mồng 10 tháng 1 làng ta lễ ở miếu, thì Hạ Thái phải biện
trầu ăn. Khi Hạ Thái lễ thì ta phải biện trầu ăn. Lại có giao hiếu với làng Phúc Am,
năm nào cũng đi lại với nhau đã có điều ước của hai dân. Còn lễ vật, dân trích công
quĩ chi, giao giáp trưởng sửa 20 phẩm oản và hương đến đệ sang Phúc am. Còn
một chục lễ ở đình đê hội đồng lý dịch các cụ hữu cớ thụ phúc
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


22
Điều 27: Việc tế tự.
1. Các tiết lễ trong tháng giêng
2. Các tiết lễ trong tháng hai
3. Các tiết lễ trong tháng ba
4. Các tiết lễ trong tháng tư
5. Tháng năm ngày mồng mười tiệc Đức Thánh
6. Tháng sáu ngày mồng chín giỗ hậu tuần
7. Tháng 7 ngày mồng 2 lễ đổi mả
8. Tháng 8 ngày mồng mười Đức Thánh hóa
9. Tháng chín lễ thường tân

10.Tháng 11 ngày mồng 6 giỗ hậu Tuần
11.Tháng 12 ngày mồng 3 tiết chạp

Điều 28: Việc bầu chủ tế giữ tế tự
Ông chủ tế thì bầu từ khoa mục phẩm hàm, các chức tư văn từ văn trưởng
trở lên, thưỡng lão từ 60 trở lên. Các mục ấy không ai chịu thì bầu tử 50 trở lên.
Khi đã bầu được ông chủ tế rồi thì giáp trưởng thông với đương dịch để nói với
ông dến xem ngày lễ đinh. Ông nào chịu chủ tế thì sớm nhận trầu. Chỉ được cau và
nước chè mà thôi. Hôm mở trầu thì quản đãi các cụ 70, các chức hội đồng lý dịch ,
trưởng hóa phi và biện 1 con lợn giá 8 đồng bạc, 15 bình rượu, 2 mâm xôi, trầu cau
hương sáp để giáp trưởng ra đình lễ để lễ đinh thờ thần. Lễ xong từ trưởng 6 bàn
trở lên cùng tư văn hội đồng đương dịch thụ phúc. Ngày mồng 10 tháng 3 phải sửa
cỗ gia đình để khỏan đãi các chức các giáp trưởng hóa phi. Đến 30 tháng 3 phải
sửa 20 phẩm oản và trầu rượu ra lễ suông. Còn việc đứng lễ quanh năm đã có các
ông thủ sắc đại lễ. Duy những năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, thì ông chủ tế phải đứng
cả năm. Năm nào dân không bầu được ông chủ tế, thì từ ông thủ chỉ trở xuống ai
quang quẻ thì vào quyến lễ. Hôm định việc hội thì chỉ sửa hai cân mật, 5 bình
rượu, 1 cơi trầu, và hương sáp ra lễ. Ngày mồng 10 tháng 3 phải sửa cố rước đến
30 thì chỉ phù tửu, lễ suông mà thôi. Còn đứng lễ quanh năm phải cử ông thủ sắc
vào quyền. Không bầu được ông bát vũ thì ông thủ sắc phải vào sửa phù tửu vào
quyền múa gậy thờ, xong dân biếu khẩu trầu lại các chức. Ông bát vũ thì bầu từ 5
bàn trở lên. Hôm nhạn chỉ biện phù trà mà thôi. Hôm mở trầu phải khoản đãi gà,
trầu, rượu, hương sáp đẻ các cụ dĩ thượng và hội đồng lý dịch thụ phúc. Đến 11
tháng 3 phải sử cỗ gia đình để khoản đãi các chức giáp trưởng hóa phi. Khi lễ xong
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


23
phải sửa oản, quả rượu trầu. Lễ xong, ông điển lễ văn thì biếu người đương tưởng
tư văn. Những người ấy có tang cơ niên cả, người thì để trơ nảm , 3 tháng vào

quyền. Ông thủ sắc thì bầu về các cụ lão nhiêu từ 50 trỏ lên. Ông nào chịu, ông nào
già rồi mới chịu các ông nói trước khi chịu phải sửa 1 bình rượu, 1 cơi trầu yết thần
rồi kính lý dịch và biếu các đàn anh mỗi người một khẩu trầu. còn ăn uống cấm
chỉ. Ông nào chịu lần thứ 2 thì chỉ phù tửu mà thôi.
Điều 29: Lễ khao vọng.
Trong làng ai đỗ tham biện, cử nhân, tú tài Tây trở lên phải khao một con
lợn, 10 bình rượu, 100 cau và mười đồng bạc sung công thì được dự chiếu khoa
mục.
Ai được thưởng tứ cửu phẩm trở lên thì phải khao một con trâu, 20 bình
rượu, 100 quả cau và 20 đồng bạc sung công thì được dự chiếu phẩm hàm.
Những lễ vật khao nói trên thì được chia về 8 giáp. Còn mời các mục tùy
tình. Những người nào chưa mua tuần điếm thì phải nộp 20 đồng bạc sung công.
Người nào làm lý hương hoặc hội đồng chức dịch mãn lệ thì phải sửa một
cía thủ lợn, 1 mâm xôi, 1 bình rượu, 1 cơi trầu lễ thần kính dân. Lại phải nộp 3
đồng xu sung công và 2 đồng của riêng hội ấy. còn người nào mua lý phó trưởng
xã dân, phải nộp 3 đồng bạc sung công và khao vọng như lệ, thì được dự chiếu kỳ
mục.
Điều 30: Việc vọng vào tư văn.
Trong làng ai đỗ tú tài Tây, tú tài bản xứ, năng tham biện trở lên mà vọng
vào tư văn thì phải nộp trả hội riêng của hội thì chi đủ. Còn người nào mua ngôi tư
văn thì đã lệ của ấy. những hội tư văn bán cho ai cũng phải thỏa thuận mới được.
Điều 31: Việc viết văn và rước văn.
Trong làng văn lễ đi và các ngày hội thì các ông khoa mục hay họi tư văn
phải biết. còn các tiết thường hành trong một năm đã có ông điển lễ viết còn rước
văn thì ở nhà khoa mục hoặc đồng câu tư văn. Nếu những người ấy có tang thì
rước ở trong điển văn.
Điều 32: Việc mục tuần điếm
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN




24
Trong làng ai mua tuần điếm thì phải sửa nộp 10 đồng bạc sung công và hai
trăm trầu, 2 bình rượu, lại phải sửa khao 1 con gà, 1 bình rượu, 30 phẩm oản, 100
trầu thì trừ tứ phiên điếm. người nào từ ngoài 50 tuổi mới mua nhiêu, chỉ phải nộp
3 đồng bạc sung công mà thôi.
Điều 33: Thứ vị tại đình trung.
Khi kế tự giải 4 chiếu lễ. Chiếu thứ nhất là chủ tế khoa mục, thủ chì và cụ
nhiều tuổi nhất có giá trị và không can phạm gì. Chiếu nhì là chiếu phẩm hàm,
hương lão, tư văn. Chiếu 3 là chiếu các cụ năm bàn trở lên và hội đồng lý dịch.
Trong đình, gian trong trước hương án mấy chiếu chủ tế và đại khoa. Long
đình bên tả là mấy chiếu cử nhân, tú tài, tham biện phẩm hàm về văn giai, kỳ mực
hội đồng, bên hữu là chiếu phẩm hàm thì được ngồi trên giường câù. Long đình
giữa, tả tư văn, hữu thượng lão. Long đình ngoài, hữu sáu bàn, tả tứ phiên.
Điều 34: Việc đi mừng
Trong làng từ tú tài, tham tán trở lên, dân mừng một câu đối vóc và nửa cân
chè tàu. Các quan có sắc tăng phong phụ mẫu mừng đối câu đối vóc, 2 bao chè. Ai
khao phẩm hàm tránh phó tổng, lý hương trưởng hoặc hội đồng chức dịch mãn lệ
với dân 100 trầu, 2 bao chè. Ai thọ bảy, tám mươi mời thì dân mừng hai đồng bạc.
nhưng có thể mời được năm bàn trở lên hội đồng tuần phiên và ngoài ngày 20 thì
dân mới đi.
Điều 35: Việc kính biếu
Đệ niên này tế đinh vào mồng 10 tháng 3 kỳ phúc, dân biếu các ông khoa
mục, thủ chỉ mỗi ông năm phẩm oản, 5 quả cau; phẩm hàm và 70 tuổi trở lên mỗi
ông 1 phẩm oản và một quả cau; ông chủ tế 5 phẩm oản, 5 quả cau, 1 cái họng lợn;
ông thủ sắc, thủ từ, điển văn, bắt vũ, mỗi ông 3 phẩm oản, 3 quả cau, 1 cái chân giò
lợn; các giáp tư văn, hội đồng đương dịch mỗi mục 5 phẩm oản, 5 quả cau; phó lý
trưởng mỗi người 1 phẩm oản, 1 quả cau. Bằng thiếu thì liệu.



Điều 36: Việc treo cưới.
Nhóm 1 XHH K53 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN


25
Trong làng ai treo cưới thì phải có trầu tường hội đồng lý dịch và hộ lại vao
sổ. cháu nội phải nộp 1 đồng bạc sung công, cháu ngoại thì phải nhất bộ nhị.
Hôm cưới cấm không được chăng giây đóng cọc làm cản trở. Ai không tuân,
phạt hai hào sung công. Ai cưới con trai mời, thì dân mừng 100 trầu, còn nhà giá
thì dân đi tay không
Điều 37: Việc tang ma.
Trong làng ai có việc báo hiếu ngày nào đưa đám phải thông họ đồng canh
mới người con trưởng để đào huyệt. Lại phải sửa trầu nói với giáp trưởng ấy,
truyền mõ thông giáp ấy đến đưa đám. Ai không đi phải có trầu cáo thiếu. bằng
không phạt 1 hào sung công.
Ma có nhiều hạng. một là làm đại ma, thì phải sửa ban giáp trợ táng, tư văn
trợ tế. mỗi mục một con lơn giá 5 đồng bạc, 1 ván xôi, 1 vò rượu, 100 quả cau. Lại
phải sửa hội văn lễ bái các thánh sư, lễ hậu thổ hội nhạc. Lễ bãi thánh sư, mỗi lễ
một mâm sôi, 1 con gà, 1 bình rượu, 1 cơi trầu. Còn cỗ ăn thì đủ các mục, tư văn
bản giáp cho đủ và mời cỗ hội nhạc, mời cỗ trung nam từ năm bàn trở xuống được
nhung không có phần.
Hai là mời tư văn trợ tế, bản giáp giúp việc tang ma thì nhiều như rước
những nhạc hội và trung nam không có.
Ba là khoản đãi bản giáp một bữa cơm rượu
Bốn là kính bản giáp một cái thủ lợn, 1 ván xôi, 2 bình rượu và 100 trầu
Năm là kính bản giáp 1con gà, 1 ván xôi, 1 binh rượu, 100 trầu
Sáu là triết can kính bản giáp 5 hào và 1 cơi trầu.
Ai muốn làm lệ nào cũng được. Ai có báo hiếu mời, thì dân vào phúng 100
trầu
Điều 38: Việc đi rước.

Khi có hội thì nhân đinh tám giáp từ 6 bàn trở xuống ai quang quẻ thì ra đình
cắt việc đi rước. các đương dịch phải cắt cử cho công bằng. Việc chiêng chống về
tứ phiên và người ngụ cư. Những người không cắt từ trai trở xuống khi rước người

×