Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thời đại kim khí ở miền Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.23 KB, 11 trang )

Khảo cổ học Việt Nam - 21 -

CHƯƠNG II:
THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

I. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU
Vùng lưu vực sông Đồng Nai ngày nay cũng được gọi là vùng Đông Nam
bộ, bao gồm các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Ròa,
Vũng Tàu, một phần Lâm Đồng, Bình Thuận, Long An và Thành phố Hồ Chí
Minh.
Khu vực này có diện tích tự nhiên khoảng 2.448.000 ha, độ cao trung bình
so với mặt biển khoảng 100 – 200m, khí hậu nóng ẩm, ánh sáng nhiều, thời tiết
thuận lợi, hầu như không có bão.
Đây là một vùng thổ nhưỡng cơ bản thuộc đất phù sa cổ. Theo các nhà đòa
chất, vào khoảng đầu Kỷ thứ ba và Kỷ thứ tư (tức đầu Pliocene hay đầu đại
Tân sinh) trên diện tích tương ứng với đồng bẳng Nam Bộ hiện nay đã bắt đầu
hình thành một vùng trũng rộng lớn. Từ đó, các thành tạo đòa chất của Kỷ thứ
ba và Kỷ thứ tư dần dần lấp đấy vùng trũng này, tạo nên một trầm tích với bề
dầy còn thấy được từ trên 2000 m. Đây chính là đồng bằng Nam Bộ màu mỡ
và trù phú hiện nay.
Trong buổi đầu thời Toàn tân, khi sông Cửu Long chưa đổi dòng, bậc thềm
phù sa cổ này hình thành nên một vòng cung rộng lớn từ Vũng Tầu đến Hà
Tiên. Bước vào thời đại đồng thau, con người từ những vùng trước núi bắt đầu
tràn xuống chiếm lónh đồng bằng, đặt chân lên các giồng đất, tạo lập căn cứ để
làm chủ vùng đồng bằng rộng lớn mà ngày nay được gọi là vùng Tây Nam Bộ.
Chúng ta đã khai quật các di tích An Sơn , Lộc Giang, gò Cao Su, Rạch Núi
trong số hàng chục di tích được phát hiện ở Long An. Các mỏ đồng nguyên
thủy ở Bảy Núi, Phú Quốc cũng đã được lưu ý khảo sát bước đầu. Trong đó nổi
bật hơn cả có lẽ là cụm di tích Óc Eo, thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long
rộng lớn.
Xu thế con người tràn xuống chiếm lónh đồng bằng rộng lớn là nội dung


chủ yếu của thời đại đồ đồng và sơ kỳ thời đại đồ sắt, cách ngày nay từ trên
dưới 4000 năm đến đầu Công nguyên.
Về mặt đòa lý, miền Đông Nam Bộ có dạng bậc thềm rõ rệt, đòa hình cao
nhất không quá 500m, trong đó khoảng 60% diện tích có độ cao dưới 100 m,
bao gồm dạng hình cao nguyên, núi thấp, đồi lượn sóng, bậc thềm sông và
biển. Khí hậu khu vực này chủ yếu nóng , ẩm, lượng mưa lớn. Hệ thống thủy
văn bề mặt với các con sông Đồng Nai, Sài Gòn, La Ngà, Sông Bé, Vàm Cỏ
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
www.Beenvn.com
Khảo cổ học Việt Nam - 22 -
Đông và Vàm Cỏ Tây tạo thành hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn phân cách
đòa hình Đông Nam Bộ.

II. DI TÍCH VÀ DI VẬT
1. Đặc điểm phân bố và cấu trúc di tích
Các di tích thuộc thời đại kim khí được biết đến, chủ yếu nằm trong vùng hạ
lưu sông Đồng Nai, thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và thành phố
Hồ Chí Minh.
Các di tích này nằm trong vùng đất đỏ trung du, bên các thềm phù sa cổ, các
doi đất cao ven sông suối, ven theo các bờ biển cổ trong vùng đồng bằng thấp
thành tạo muộn… có độ cao không đều nhau, từ 1m đến 150m so với mặt biển như
Cái Vạn, An Sơn, Rạch Núi…(vùng thấp) Hưng Thònh, Suối Chồn, Cầu Sắt, Phước
Tân…(vùng cao).
Mật độ phân bố của các di tích này khá đậm đặc và gần gũi nhau. Cũng giống
như các di tích cùng thới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, các di tíchỉ¬ Đông
Nam bộ có diện tích cư trú khá lớn, thậm chí rất lớn, đến hàng vạn mét vuông (như
Cầu Sắt, Bến Đồ) hay hàng chuc vạn mét vuông (như Cái Vạn…).
Ở lưu vực sông Đồng Nai, cũng có mặt đầy đủ dạng hình di tích. Có những di
chỉ cư trú (Cầu Sắt, Bến Đò, ND11…), có những di tích vừa là di chỉ cư trú, vừa là
khu mộ táng (Suối Chồn, Dốc Chùa, An Sơn, Rạch Núi…) có di tích là công xưởng

chế tác (Bưng Bạc, Suối Linh, Đồi Phòng Không, Mỹ Lộc…).
Về cấu trúc, các di tích khảo cổ học khu vực này cũng khá đa dạng, độ dày
mỏng của tầng văn hóa khảo cổ không đều nhau. Có di tích chỉ có một tầng văn
hoá (Cầu Sắt, Bến Đò, Hội Sơn, Ngãi Thắng…), có di tích có nhiều tầng văn hoá
sớm muộn khác nhau (Dốc Chùa, An Sơn…). Độ dày tầng văn hoá mỏng nhất
0,40m (Gò Đá), dày nhất từ 3m đến 5m (Bình Đa, Rạch Núi, An Sơn). Một đòa tầng
tích tụ dày, xen kẽ các lớp cứng, mềm, màu sắc không đồng nhất là một đặc điểm
phổ biến của các di chỉ tiền sử miền Đông Nam Bộ nằm ở phức hệ đòa lý - văn hoá
a, b. Đó là các di chỉ Rạch Núi, Lộc Giang, An Sơn, Cổ Sơn Tự, gò Ô chùa (Long
An), Dinh Ông (Tây Ninh), Bình Đa (Đồng Nai) và Dốc Chùa (Bình Dương).
Cấu tạo đòa chất đồng bằng Nam Bộ không thuần nhất là điều kiện tạo nên sự
đa dạng trong cấu tạo tầng văn hoá trong các di tích khảo cổ ở nơi đây. Những di
tích nằm trong vùng thấp kề bên vùng sình lầy ven biển chưa được bồi tụ (Cái Vạn,
An Sơn, Rạch Núi) tầng văn hoá là loại đất phù sa pha cát mòn. Ở di tích Rạch Núi,
trong lớp sinh thổ còn thấy những tích tụ cát sét lẫn tàn tích thực vật vùng đầm lầy.
Ngược lại, các di tích nằm trong vùng đất đỏ badan, tầng văn hoá là loại đất badan
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
www.Beenvn.com
Khảo cổ học Việt Nam - 23 -
có lẫn sỏi sạn rắn chắc như Suối Chồn, Hưng Thònh, Cầu Sắt, Phước Tân…với nền
đất là phong hoá của cao nguyên badan của khu vực này.
Trên vùng ven biển, các di chỉ như Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Lăng… thuộc
loại hình tích tụ văn hoá là bùn đất sình lầy, nhiều cọc gỗ, tầng văn hoá mỏng
nhưng diện tích khá lớn, dấu tích của rừng ngập mặn nhiều thiên kỷ. Nhưng gần kề
đó, qua vònh Gành Rái là hơn 20 di tích vừa là di chỉ cư trú và mộ chum (Giống
Phệt, Giồng Cá Vồ, Giồng Cá Trăng, Lý Nhơn, Giống Cây Keo…) cùng đa số là
các di tích c Eo như Giồng Am, Giồng Đất Đỏ, Giồng Bảy Liếp, Giồng Cháy,
Giống Ông Mai… đều là các đồi sót đất đỏ badan nằm trong vùng cửa sông sình
lầy ngập mặn.


2. Đặc trưng di vật
Những cuộc điều tra, thám sát và khai quật đã đưa lên khỏi lòng đất một khối
lượng lớn, hết sức phong phú những hiện vật khảo cổ học, bao gồm đủ các loại chất
liệu, đá, đồng,sắt, gốm, xương….Việc nghiên cứu những hiện vật này sẽ giúp cho
việc xác lập một bản sắc văn hoá riêng ở khu vực này.


Đồ đá
Nét nổi bật khi nghiên cứu các di tích khảo cổ học thời đại kim khí miền Đông
Nam Bộ chính là bộ hiện vật đá hết sức to lớn phát hiện trong các di chỉ. Đòa điểm
khảo cổ học Phước Tân chưa được khai quật nhưng qua vài lần khảo sát từ năm
1969 đến năm 1975 đã phát hiện gần 3000 di vật đá. Cho đến nay, chung ta chưa
thấy một đòa điểm khảo cổ nào ở Bắc Bộ và Trung Bộ lại có khối lượng đồ đá lớn
như vậy. Ở Gò Đá (Mỹ Lộc) “Trong vòng nửa tiếng đồng hồ” Holb đã nhặt được
100 chiếc rìu đá. Trong hàng loạt các đòa điểm khác như Hội Sơn, Ngãi Thắng, Cù
Lao Rùa, Suối Linh, Đồi Phòng Không…cũng tìm được số lượng lớn công cụ đá.
Nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành những so sánh số lượng hiện vật đá trên 1m
2

giữa các di chỉ khảo cổ vùng Đồng Nai với các di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Phùng
Nguyên và Gò Mun ở Bắc Bộ và đều nhận thấy rằng mật độ phân bố các di vật ở
các di chỉ phía Bắc thấp hơn các di chỉ phía Nam.
Chất liệu dùng chế tác công cụ đá trong các đòa điểm khảo cổ vùng Đồng Nai
chủ yếu là đá badan, một số ít hơn được chế tác từ đá granít. Ở đây hầu như vắng
bóng loại đá ngọc Nephrit vốn được các cư dân vùng châu thổ Sông Hồng ưa
chuộng trong việc chế tác công cụ và đồ trang sức. Kỹ thuật chế tác chủ đạo của cư
dân cổ Đồng Nai là ghè tạo dáng và mài hoàn chỉnh. Người thời đại kim khí miền
Đông Nam Bộ ít sử dụng kỹ thuật khoan hơn người miền Bắc. Trong chế tác công
cụ hay đồ trang sức, kỹ thuật cưa hầu như vắng mặt, việc ghè đẽo tạo phác vật
vòng dường như chiếm ưu thế hơn kỹ thuật khoan (di chỉ Đồi Phòng Không hay di

Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
www.Beenvn.com
Khảo cổ học Việt Nam - 24 -
chỉ Bưng Bạc). Thủ pháp thường dùng để tu chỉnh lại công cụ đá là ghè nhỏ tạo lại
rìa lưỡi sau một thời gian sử dụng, rồi mài lại. Chính thói quen này khiến cho di vật
công cụ có lưỡi tù, đầy vết tu chỉnh “thanh xuân hoá” rìa lưỡi. Bước sang thời đại
đồ sắt, trình độ kỹ thuật hai vùng có những nét tiến bộ tương tự nhưng biểu hiện ra
cũng có những nét khác biệt. Điều này, chủ yếu là do chất liệu quyết đònh.
Về hình loại, bộ hiện vật đá vùng lưu vực sông Đồng Nai cũng hết sức đa
dạng. Chúng ta gặp ở đây các loại rìu vai, rìu không vai, rìu tứ giác, bàn mài, đục
mũi nhon, mai, cuốc kích thước lớn. Trong phần lớn các đòa điểm, bắt gặp loại dao
cắt, dao hái, đồ trang sức chủ yếu là vòng tay….Loại hình hiện vật chiếm số lượng
nhiều nhất, thể hiện một phong cách riêng của khu vực này trong bộ hiện vật đá là
rìu bôn với đặc trưng nổi bật là rìu bôn có vai. Bên cạnh loại rìu bôn có vai là loại
rìu bôn không vai. Tuy nhiên tỷ lệ giữa hai loại này có sự khác biệt. Phạm Quang
Sơn đã nghiên cứu số lượng rìu bôn ở bốn đòa điểm: Phước Tân, Bến Đò, Hội Sơn,
Cù Lao Rùa. Kết quả cho thấy:



Phước Tân Bến Đò Hội Sơn Cù Lao Rùa
Đòa điểm

Hiện vật
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng

Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Công cụ có
vai
1216 90,7 644 91,8 75 88,7 93 58,1
Công cụ
không có vai
124 9,3 57 8,2 9 11,3 67 41,9
Tổng cộng 1340 100 701 100 84 100 160 100
Qua bảng thống kê của 4 đòa điểm tiêu biểu trên, rõ ràng chúng ta thấy ở các
đòa điểm này, tuy có sự khác biệt về tỷ lệ nhưng đều phát hiện được cả hai loại rìu
bôn với một số lượng khá lớn. Ở đòa điểm Rạch Núi (Long An) kết quả khai quật
cho thấy loại rìu có vai bằng đá hầu như vắng bóng (chỉ phát hiện được một tiêu
bản ký hiệu O
5
nhưng lại có cấu tạo đặc biệt, chưa thấy ở đồng bằng Nam Bộ).
Tuy nhiên, đây lại là nơi cho đến nay, phát hiện được nhiều nhất loại công cụ có
vai được chế tác từ mai rùa: 18 chiếc trong tổng số 25 hiện vật xương đã phát hiện
được ở đây. Tuy nhiên, sự chênh lệch chỉ diễn ra ở các di chỉ có niên đại sớm như
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
www.Beenvn.com
Khảo cổ học Việt Nam - 25 -

Phước Tân, Bến Đò và giảm dần ở các di chỉ có niên đại muộn hơn sau này mà rõ
nét nhất là Cù Lao Rùa, Dóc Chùa, Đồi Xoài, Đồi Mít…
Rìu bôn có vai tìm được ở đây có nhiều loại khác nhau: vai ngang, vai xuôi,
rộng, hẹp…Chiếm số lượng nhiều hơn cả là loại rìu bôn vai xuôi. Rìu bôn vai xuôi
tồn tại khá phổ biến ở các nền văn hoá đá mới muộn - đồng sớm. Ở Thạch Lạc,
Bàu Tró cũng có loại rìu này. Ở các đòa điểm kim khí sớm vùng Đông Nam Bộ,
loại rìu này có cấu tạo chuôi dài, vuông cạnh, mặt cắt gần vuông. Những yếu tố
này đã trở thành một đặc trưng độc đáo của vùng này. Bên cạnh đó là loại rìu bôn
có vai nhọn cũng tìm được khá nhiều trong các đòa điểm. Cuộc khai quật Bến Đò
đã tìm được 14 chiếc loại này.
Rìu bôn tứ giác ở các di chỉ vùng lưu vực sông Đồng Nai có cấu tạo khác hẳn
những hiện vật cùng loại vùng lưu vực Sông Hồng, Sông Mã.
Nếu ở vùng lưu vực Sông Hồng, Sông Mã, rìu bôn tứ giác có dạng vuông hoặc
gần vuông thì ở đây, rìu bôn tứ giác lại có dạng hình thang rõ rệt, rìu có phần đốc
hẹp, lưỡi xoè rộng, chiều dài có khi lớn gấp 2 hay gấp 3 lần chiều rộng. Có loại rìu
đốc thu hẹp gần như nhọn tạo cho rìu có dáng gần như hình tam giác, loại rìu này
hình như mới chỉ thấy ở các đòa điểm có niên đại sớm và được coi như một đặc
trưng cho công cụ đá giai đoạn này với các đòa điểm Cầu Sắt và muộn hơn, ở Bến
Đò, Phước Tân, Hội Sơn…
Tóm lại, loại hình công cụ rìu bôn vùng Đồng Nai chiếm một vò trí đặc biệt
quan trọng với sốlượng lớn và loại hình phong phú. Nó trở thành một đặc trưng
hàng đầu khi nhận dạng diện mạo văn hoá nơi đây. Điều cần lưu ý là loại rìu cónấc
tồn tại như một đặc trưng trong các đòa điểm khảo cổ vùng ven biển và hải đảo
Đông Bắc nước ta, thì ở đây, chúng hầu như vắng bóng.
Một đặc điểm quan trọng của công cụ đá vùng lưu vực sông Đồng Nai là loại
hình công cụ cuốc, loại công cụ có ý nghóa rất lớn khi nghiên cứu hình thái kinh tế
của cư dân nơi đây thời tiền sử mà chung tôi sẽ đề cập đến ở phần sau. Đòa điểm
Rạch Núi, trong số 128 công cụ đá có 43 cuốc đá, đòa điểm Gò Đá con số này là
27, Phú Lộc có 4 chiếc rất nguyên vẹn, Bình Đa có 15 chiếc tìm thấy trong cuộc
khai quật 1993, Bưng Thơm có 7 chiếc …Các đòa điểm khác như Lộc Chánh, Cái

Vạn, Bến Đò, Phước Tân, Hưng Thònh…cuốc đá cũng có mặt với một số lượng khá
lớn. Đây là những chiếc cuốc có kích thước khá lớn (thường dài trên 15 cm), vai
vuông vắn, lưỡi được mài vát ở một mặt hoặc cả hai. Lưỡi thường xoè rộng và có
dạng cong lồi.
Đục đá cùng tìm được khá nhiều trong các đòa điểm. Đây là loại đục có lưỡi
sắc, hơi nhọn, chế tác khá sơ sài. Phải thừa nhận rằng vào thời đại kim khí, cùng
với rìu bôn đá các loại, đục đá chiếm một vò trí quan trọng. Cùng với nhóm rìu bôn,
nó hình thành nên bộ công cụ chủ đạo trong các hoạt động kinh tế.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
www.Beenvn.com

×