Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

BÁO cáo THỰC tập - tại trường chính trị tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.03 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
- Căn cứ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo
quyết định số 25/2006 QĐ-BGĐT ngày 26.6.2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và đào tạo;
- Căn cứ Quyết định số 195/ QĐ-HVBCTT ngày 24/01/2014 của Học Viện Báo
Chí và Tuyên Truyền về việc cử đoàn sinh viên đi thực tập;
- Căn cứ Kế hoạch thực tập số 197/ KH-HVBCTT;
- Căn cứ chương trình, kế hoạch đào tạo năm 2013 – 2014 của HVBC-TT;
- Căn cứ Kế hoạch giảng dạy của trường chính trị tỉnh Ninh Bình, đồn sinh
viên thực tập tại trường chính trị tỉnh Ninh Bình xây dựng kế hoạch thực tập
tại trường như sau:
I.

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Rèn luyện năng lực giảng dạy và nâng cao lòng yêu nghề để trở thành giảng
viên lý luận của các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường đại học, cao
đẳng.
- Nắm vững chức năng, nhiệm vụ và tham gia các hoạt động chủ yếu của nhà
trường để quen thuộc với hệ thống tổ chức và môi trường nghề nghiệp.
- Nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp
đối với ngành đào tạo của mình.
2. Yêu cầu
- Xây dựng kế hoạch thực tập chi tiết nhằm đảm bảo yêu cầu đào tạo của Học
Viện Báo Chí và Tuyên Truyền cũng như trường chính trị tỉnh Ninh Bình.
- Tìm hiểu nhiệm vụ và hoạt động của Khoa và của Nhà trường: chức năng,
nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ và bộ máy, chương trình và kế hoạch đào tạo,
nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, điều kiện cơ sở vật
chất.
- Tìm hiểu việc học tập, rèn luyện của học viên, đặc điểm phẩm chất chính trị,
đạo đức, tinh thần, thái độ học tập trên lớp, tự nghiên cứu, sinh hoạt tập thể.


1


- Tìm hiểu thực tiễn tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương , tích
lũy kiến thức nhằm phục vụ cho việc viết báo cáo thực tập và khóa luận tốt
nghiệp.
- Các sinh viên trong đồn thực tập được bố trí vào sinh hoạt như một thành
viên tại các khoa chuyên môn trong thời gian thực tập. Sinh viên phải chịu sự
điều hành của khoa chuyên môn, của Ban Giám hiệu nhà trường mà trực tiếp
là Ban chỉ đạo thực tập.
Theo Quyết định số 195/QĐ-HVBC-TT ngày 24/01/2014 về việc cử
đoàn sinh viên đi thực tập, các đoàn sinh viên thuộc các lớp Triết học K30,
Kinh tế chính trị K30, Quản lý kinh tế k30A1, Quản lý kinh tế K30A2, Chủ
nghĩa xã hội khoa học K30, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước K30,
Lịch sử Đảng K30, Tư tưởng Hồ Chí Minh K30, Giáo dục lý luận chính trị
K30A1, Giáo dục lý luận chính trị K30A2, Giáo dục lý luận chính trị K32B đi
thực tập tại các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường đại học, cao đẳng
từ ngày 03/3/2014 đến ngày 25/4/2014. Trong đó, đồn sinh viên Học Viện
Báo Chí và Tun Truyền về thực tập tại trường chính trị tinh Ninh Bình gồm
10 sinh viên của 4 khoa: Triết học, Kinh tế, Xây dựng Đảng và chính quyền
nhà nước, Tâm lý – Giáo dục.
Thời gian thực tập là quá trình sinh viên được tiếp cận và thực hành hoạt
động giảng dạy trong thực tế. Đồng thời, nó là cơ hội quý báu để mỗi sinh
viên tự trau dồi kiến thức, kỹ năng ngề nghiệp...cho bản thân mình. Với tư
cách là một thành viên của đoàn thực tập, em đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ
trong quá trình thực tập theo yêu cầu của Học viện và yêu cầu của trường
chính trị tỉnh Ninh Bình. Sau thời gian thực tập, em đã học tập và rút ra được
những kết quả nhất định. Dưới đây, em xin được trình bày những kết quả
chính mà em đã tích lũy và rút ra được sau quá trình thực tập
NỘI DUNG

PHẦN I: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỈNH NINH BÌNH
I.1 Vị trí địa lý
2


Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam của Đồng bằng Bắc bộ, cách thủ đơ Hà
Nội 90Km về phía Nam. Ninh Bình nằm trong tọa độ địa lý: 19o 55’39’’ VĐB
đến 20o 26’ 25’’ VĐB và105o 32’ KĐĐ đến 106o 10’ 15’’ KĐĐ.
+ Phía Đơng và Đơng Bắc tiếp giáp với 2 tỉnh: Nam Định, Hà Nam;
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa;
+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hịa Bình;
+ Phía Đơng Nam giáp Vịnh Bắc Bộ.
Tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên khoảng 1.400 km2. Địa hình chia
thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, nằm ở phía Tây và Tây Bắc, gồm các
huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư và thị xã Tam Điệp. Nơi đây có rừng
nguyên sinh Cúc Phương, theo các nhà khảo cổ học thì ở đó có con người
sinh sống cách đây hàng vạn năm. Phía Đơng và Đơng Nam là vùng đồng
bằng ven biển, gồm 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng ấy là
vùng chiêm trũng chuyển tiếp.
I.2 Về dân cư và lịch sử văn hóa
Về dân cư, theo số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2009, Ninh Bình có
898.459 người, chủ yếu là dân tộc Kinh (98%), Mường ( 1,2 %), còn lại là các
dân tộc khác. Ninh Bình có hai tơn giáo lớn là Phật giáo và Thiên Chúa giáo,
trong đó Thiên Chúa giáo chiếm khoảng 15% tổng số dân ( số liệu năm 2004).
Về lịch sử văn hóa, Ninh Bình là vùng đất có bề dày truyền thống về lịch
sử văn hóa. Tồn tỉnh có 975 di tích lịch sử văn hóa, trong đó, có 125 di tích
đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Cố đô Hoa Lư là nơi định đô của 2 vương
triều Đinh – Tiền Lê. Nơi đây là nơi phát tích của nền văn hóa Tràng An. Ninh
Bình cịn là nơi phát sinh và còn lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật
truyền thống: Hát Chèo, hát Xẩm (ca trù, ả đào),...v.v. Hiện nay, Ninh Bình là

một trong những tỉnh trọng điểm về du lịch của Đồng bằng Sông Hồng cũng
như cả nước với hai loại hình du lịch là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa –
tâm linh với các điểm đến nổi tiếng: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc
3


Bích Động, chùa Bái Đính, cố đơ Hoa Lư, nhà thờ đá Phát Diệm....v.v là điểm
đến hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước.
I.3 Về nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh Ninh Bình có dãy núi đá vơi nằm trên 1.2 vạn ha, với trữ lượng hàng
chục tỷ m3 đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômit chất lượng tốt, là nguyên liệu
sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết là xi măng và một số hóa chất khác.
Đơlơmit có trữ lượng hàng chục triệu tấn, hàm lượng MgO 17-19%, dùng làm
nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác. Đất sét phân
bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc thị xã Tam Điệp, các huyện như Gia
Viễn, Yên Mô dùng để sản xuất gạch ngói và dùng làm nguyên liệu cho ngành
đúc. Ninh Bình có nguồn nước khống khá phong phú, nưới suối Kênh Gà (Gia
Viễn) có vị mặn, trữ lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53 – 54oC, có thể
khai thác đưa vào tắm ngâm chữa bệnh, kết hợp với du lịch. Nước khoáng Cúc
Phương dùng để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm chữa bệnh, có thành
phần Magiebicarbonat cao. Hiện thương hiệu nước khoáng Cúc Phương đã
được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận. Than bùn có trữ lượng rất nhỏ ( 2
triệu tấn), phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà ( Nho Quan), dùng để sản xuất phân vi
sinh phục vụ phát triển nền nông nghiệp sinh thái.
Ngồi ra, Ninh Bình cịn được thiên nhiên ưu ái nên có một nguồn tài
nguyên rất phong phú nữa đó là tài ngun du lịch. Ninh Bình có nhiều danh
lam, thắng cảnh như: vườn Quốc gia Cúc Phương, khu Tam Cốc – Bích Động,
khu Tràng An, khu ngập nước Vân Long... kết hợp với nhiều địa điểm du lịch
nổi tiếng khác của tỉnh Ninh Bình thì nguồn tài nguyên đặc biệt này sẽ đem
lại giá trị kinh tế rất lớn cho địa phương.


4


I.4 Về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
I.4.1 Về tình hình kinh tế
Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, mục tiêu và các
nhiệm vụ chủ yếu năm 2014 của UBND tỉnh Ninh Bình, dù cịn có những khó
khăn nhất định nhưng kinh tế Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan
trọng: “Kinh tế tăng trưởng đạt trên 10%; các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ
du lịch có bước phát triển; văn hóa xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội được
đảm bảo; công tác đối ngoại và hoạt động xúc tiến đầu tư được quan tâm đẩy
mạnh; quốc phịng được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã
hội được giữ vững; cơng tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có
tiến bộ” [dẫn theo 1, tr.1].
Về sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản và thu hút đầu tư. Giá trị sản
xuất cơng nghiệp đạt trên 15,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2012 và
đạt 95,7% kế hoạch cả năm. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2013 ước đạt gần
18.500 tỷ đồng, giảm 11,5% so với năm 2012 và đạt 102,7% kế hoạc năm.
Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước đạt 6.124 tỷ đồng, giảm 20,7% so với năm
2012; vốn tín dụng đạt 567,7 tỷ đồng, giảm 38%; vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đạt 1.294 tỷ đồng, giảm 35,7%; vốn trong dân cư, doanh nghiệp đạt
khoảng 11.072 tỷ đồng, giảm 0,7%.
Về sản xuất nơng nghiệp, gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của mưa
bão và các dịch bệnh trong vụ mùa. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 2.199 tỷ
đồng (theo giá cố định 1994), giảm 0,63% so với năm 2012. Tổng sản lượng
lương thực có hạt đạt trên 48,4 vạn tấn, giảm 5,3% so với năm 2012.
Về xây dựng nông thôn mới, đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tỉnh
đã hỗ trợ trên 65.000 tấn xi măng để xây dựng gần 500km đường giao thông
nông thôn. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất được đẩy

mạnh, nhiều cánh đồng mẫu lớn được hình thành. Ninh Bình được xếp trong
top 10 tỉnh thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng
thơn mới. Trong năm 2013, có 3 xã của huyện n Khánh hồn thành 19 tiêu
chí, được cơng nhận là xã nông thôn mới.
5


Về tài chính, thương mại và dịch vụ, năm 2013 thu ngân sách ước đạt
2.855 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Tổng chi ngân sách
Nhà nước ước đạt 6.309 tỷ đồng, vượt 26% dự toán và đã cơ bản đảm bảo
thực hiện tốt các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho sự nghiệp y tế,
giáo dục, an sinh xã hội. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh, kim ngạch xuất
khẩu ước đạt 581 triệu USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc,
giày dép và nơng sản thực phẩm.
I.4.2 Về tình hình văn hóa – xã hội
Về cơng tác giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, thơng tin tun truyền. Chất
lượng giáo dục được nâng cao, năm 2013, có 50 em học sinh đạt giải kỳ thi
học sinh giỏi Quốc gia lớp 12; kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng đứng thứ
hạng cao trong cả nước. Tính đến năm 2013, tổng số trường đạt chuẩn Quốc
gia đạt 72,3%. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao.
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao đạt được nhiều kết quả.
Về hoạt động khoa học công nghệ - môi trường, nhiều đề tài khoa học đã
được ứng dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả kinh doanh.
Về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội
được quan tâm và có những bước phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn
5,56%. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh.
I.4.3 Về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2014
Về tốc độ tăng trưởng GDP (giá cố định 2010) phấn đấu đạt 9,8%. Tốc
độ tăng GTSX sản xuất (giá cố định 2010) phấn đấu đạt mức như sau: Công

nghiệp – xây dựng 13,0%; nông – lâm – thủy sản 2%; dịch vụ 9,5%.
Về GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) phấn đấu đạt 37 triệu
đồng. Thu ngân sách Nhà nước đạt 2.760 tỷ đồng.
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống cịn dưới 5%. Nâng cáo chất lượng
chăm sóc sức khỏe nhân dân và phấn đấu tăng các trường đạt chuẩn quốc gia.

6


PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH BÌNH
2.1 Lịch sử hình thành
Trường chính trị tỉnh Ninh Bình có tiền thân là trường Đảng Trần Kiên,
được thành lập năm 1956. Qua 57 năm xây dựng và trưởng thành, tuy có
những nhiệm vụ cụ thể khác nhau trong từng thời kì cách mạng. Song, tập thể
nhà trường ln ln đoàn kết, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng,
bám sát chức năng, nhiệm vụ, không ngừng đổi mới, phát triển và hồn thành
tốt những nhiệm vụ chính trị. Điều đó được thể hiện tồn diện trong mọi mặt
hoạt động của nhà trường.
2.2 Về chức năng, nhiệm vụ của nhà trường
Căn cứ Quyết định số 184 – QĐ/TW của Ban chấp hành trung ương
Đảng ngày 03/9/2008 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của trường
chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chức năng, nhiệm vụ của
trường chính trị tỉnh Ninh Bình (như các trường chính trị tỉnh, thành phố
trong cả nước) như sau:
2.2.1 Về chức năng
“Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị
cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính;
đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính

quyền, Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp
luật và quản lý Nhà nước và một số lĩnh vực khác” [2 tr.1].
2.2.2 Về nhiệm vụ
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể
nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng,
phó phịng, ban, ngành, đồn thể cấp huyện và tương đương; trưởng phó
phịng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; cán bộ dự nguồn
các chức danh trên; cán bộ, công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về
7


chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước; về nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước
và một số lĩnh vực khác.
- Đào tạo trung cấp lý luận, chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý
của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương.
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho
các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của tổ
chức đảng, chính quyền, đồn thể nhân dân cấp cơ sở.
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã, cấp
huyện.
- Đào tạo tiền công vụ đối với công chức dự bị; bồi dưỡng chuyên viên và các
chức danh tương đương.
- Phối hợp với ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, hướng
dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên
của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoài các đối tượng đã nêu trên theo chỉ đạo
của cấp ủy, chính quyền địa phương.

2.3 Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên
Trải qua 58 năm phát triển, đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường khơng
ngừng được nâng cao, chuẩn hóa trình độ chun mơn, ngày càng đáp ứng u
cầu và nhiệm vụ giảng dạy trong giai đoạn cách mạng hiện tại. Hiện nay, nhà
trường có 54 cán bộ, giảng viên biên chế chính thức và 5 nhân viên hợp đồng,
trong đó có 17 đồng chí có trình độ thạc sỹ, cịn lại đều có trình độ đại học.

8


2.4 Về xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo cho đời sống cán bộ, công chức
Nhà trường đã được tỉnh đầu tư, xây dựng kiên cố, đáp ứng yêu cầu cho
công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Hệ thống cơ sở vật chất của nhà
trường khá hồn thiện, bao gồm: 3 nhà hai tầng, trong đó, có 1 nhà hành
chính, 1 nhà ăn, 1 nhà hội trường. Một nhà 3 tầng sử dụng làm phòng học và
1 nhà 5 tầng dùng làm nhà nghỉ của học viên ( gồm 72 phòng).
Với quan điểm tạo mọi điều kiện tốt nhất để cán bộ viên chức trong
trường phát huy tối đa năng lực của mình, những năm gần đây nhà trường đã
không ngừng chăm lo đời sống cho cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường.
Nhà trường thường xun phối hợp với tổ chức cơng đồn xem xét, điều
chỉnh các chế độ làm thêm giờ, vượt giờ, các chế độ phúc lợi, dịch vụ đời
sống … Hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể thao trong trường cũng thường
xuyên được tổ chức góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho cán bộ,
giảng viên và học viên của trường.
2.5 Về tổ chức, bộ máy nhân sự
Theo Quyết định số 184 – QĐ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng
ngày 03/9/2008 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của trường chính trị
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, bộ máy của trường chính trị
tỉnh Ninh Bình được tổ chức gồm có: Ban giám hiệu (lãnh đạo nhà trường),
có 4 khoa và 3 phịng như sau:

2.5.1 Ban giám hiệu
Ban giám hiệu của nhà trường gồm có 5 đồng chí:
-

Cơ Phạm Thị Thủy – Hiệu trưởng Nhà trường;

- Thầy Trần Xuân Kiều – Phó hiệu trưởng Nhà trường;
- Thầy Trần Ngọc Chỉnh – Phó hiệu trưởng Nhà trường;
- Thầy Quách Văn Trang – Phó hiệu trưởng Nhà trường;
- Thầy Vũ Văn Phong – Phó hiệu trưởng Nhà trường;

9


2.5.2 Các phòng chức năng
a. Phòng đào tạo
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu về công tác đào tạo, bồi
dưỡng; trực tiếp điều động, kiểm tra cơng tác giảng day, học tập; quản lí học
viên; thực hiện chế độ giảng dạy, học tập đối với giảng viên và học viên.
- Nhân sự: Gồm 07 đồng chí, đồng chí Trần Văn Hưng làm trưởng phịng.
b. Phịng Tổ chức – Hành chính – Quản trị
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo và
thực hiện công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, các chế độ, chính sách đối với
cán bộ, cơng chức theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước, phù hợp với quy định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và quy chế nội bộ
của trường; tổ chức giao dịch hành chính, trao đổi thơng tin với tổ chức, cá
nhân trong và ngoài trường; đảm bảo điều kiện cần thiết phục vụ cho giảng
dạy, học tập và làm việc của cơ quan; thực hiệ việc kiểm tra, giám sát công
tác sủa chữa, xây dựng cơ bản, xây dựng kế hoạch tài chính và cá mặt hoạt
động khác liên quan đến cơng tác Tổ chức - Hành chính - Quản trị.

- Nhân sự: Gồm 17 đồng chí (trong đó, có 05 đồng chí là nhân viên hợp đồng),
do đồng chí Đào làm trưởng phịng.
c. Phịng Khoa học – Thông tin – Tư liệu
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu thực hiện công tác quản
lý và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
ở địa phương; tổng hợp thông tin, tư liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập
và trực tiếp điều hành, tổ chức hoạt động thư viện của Trường.
- Nhân sự: Gồm 04 đồng chí, do đồng chí Mai làm trưởng phịng.
2.5.3 Các khoa chun mơn
a. Khoa lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy
các mơn học lí luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số môn học,
phần học khác theo sự phân công của giám hiệu.
10


- Nhân sự: Gồm 09 đồng chí, do Th.S Nguyên Thị Hoa Nhài làm trưởng khoa.
b. Khoa xây dựng Đảng
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy
các bộ môn học, phần học: Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng và một số môn học,
phần học khác theo sự phân công của Ban giám hiệu.
- Nhân sự: Gồm 06 đồng chí, do đồng chí Th.S Giang Thị Thoa làm trưởng
khoa.
c. Khoa Dân vận
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy
các môn học, phần học: Kĩ năng lãnh đạo, quản lí và nghiệp vụ cơng tác đồn
thể. Giảng dạy một số phần học theo sự phân công của Ban giám hiệu.
- Nhân sự: Gồm 07 đồng chí.
d. Khoa Nhà nước và pháp luật
- Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy

các môn học, phần học: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, các ngành
luật… cho các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của Trường.
- Nhân sự: Gồm 04 đồng chí.
2.6 Những danh hiệu tập thể Nhà trường đã đạt được
Ghi nhận q trình phát triển và những đóng góp của trường, Trường
chính trị tỉnh Ninh Bình đã vinh dự được Đảng, nhà nước, các ngành, các cấp
tặng nhiều danh hiệu cao quý: Năm 2012, nhà nước tặng huân chương lao
động hạng nhất.Từ năm 1990 - nay, Nhà trường liên tục được Chính phủ, Ủy
ban nhân dân tỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh,Trung ương đồn TNCSHCM, UBND tỉnh Ninh Bình tặng nhiều cờ thi
đua và bằng khen.
Đảng bộ nhà trường được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh ;
các đoàn thể trong trường ( cơng đồn, đồn thanh niên...) được cơng nhận là
tổ chức vững mạnh. Phát huy những kết quả đạt được trong 58 năm qua, cán
bộ giảng viên nhà trường ln nỗ lực để hồn thành những nhiệm vụ chính trị
11


của Đảng, nhà nước, tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho. Xứng đáng là cái nôi đào
tạo đội ngũ cán bộ, cơng chức cho hệ thống chính trị cơ sở của cả Tỉnh.

12


PHẦN III: KẾ HOẠCH THỰC TẬP
Căn cứ vào các Quyết định, chương trình, kế hoạch đào tạo năm 2013 –
2014 của Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền và căn cứ vào chương trình, kế
hoạch giảng dạy của trường Chính trị tỉnh Ninh Bình, đồn sinh viên thực tập
tại Trường đã xây dựng kế hoạch thực tập như sau:
Thời gian

TUẦN 1
(3/3 –7/3/2014)
Thứ 2
03/03/2014
Thứ ba
04/03/2014

Thứ tư
05/03/2014

Thứ năm
06/03/2014

Thứ 6
07/03/2014
TUẦN 2
(10/03

14/03/2014)

Đọc tài
liệu trên thư

Thư viện

13


Thứ 2


viện

10/03/2014
Thứ ba
11/03/2014

Thứ tư
12/03/2014

Thứ năm

- Sáng: Khoa Xây Dựng Đảng
dự giảng bài “Kỹ năng soạn
thảo văn bản của chính quyền
cơ sở”. Các khoa khác đọc tài
liệu trên thư viện
- Chiều: Tự nghiên cứu
- Sáng: Khoa Xây Dựng Đảng
dự giảng bài “KN điều hành
công sở UBND cơ sở”. Các
khoa khác đọc tài liệu trên thư
viện
- Chiều: Tự nghiên cứu
Đọc tài liệu trên thư viện

5

TCLLCT- HC Cô Hoa
K18A
TX Tam Điệp

và thư viện

5

TCLLCT- HC Cô Hoa
K18A
TX Tam Điệp
và thư viện

Thư viện

13/03/2014
Thứ sáu
14/03/2014

- Sáng: Đọc tài liệu trên thư
viện
- Chiều: Tự nghiên cứu

TUẦN 3
(17/03 – 21/03/2014)
Thứ 2
17/03/2014

14

Thư viện


Thứ ba

18/03/2014
Thứ 4
19/03/2014
Thứ năm
20/03/2014

Thứ 6
21/03/2014

15


TUẦN 4
24/03
– - Sáng: Soạn giáo án
28/03/2014 - Chiều: Khoa Xây Dựng 5
Đảng dự giảng bài “Đổi mới
phương thức lãnh đạo của
Thứ 2
24/03/2014 Đảng”. Khoa LLM- LN,
TTHCM tiếp tục soạn giáo
án.
Thứ 3

TCLLCT
HC K18C Thầy
Nho Quan
Khoản

25/ 03/2014 Soạn giáo án

Thứ tư
26/03/2014

Tham gia sinh hoạt với chi
đồn trường Chính Trị nhân
kỉ niệm ngày thành lập Đồn
thanh niên CS Hồ Chí Minh

Thứ năm
27/03/2014

Soạn giáo án

Thứ sáu
28/03/2014

Soạn giáo án

16

Trường
Chính
Trị
tỉnh
Ninh
Bình


TUẦN 5
(31/03

– Soạn và sửa giáo án dưới sự
04/04/2014 hướng dẫn của giáo viên tại
)
các khoa chuyên môn
Thứ hai
31/03/2014
Thứ ba
01/04/2014
Thứ tư
02/04/2014

Thứ năm
03/04/2014

Thứ sáu
04/04/2014

Soạn và sửa giáo án dưới sự
hướng dẫn của giáo viên tại
các khoa chuyên môn
Soạn và sửa giáo án dưới sự
hướng dẫn của giáo viên tại
các khoa chuyên môn
Soạn và sửa giáo án dưới sự
hướng dẫn của giáo viên tại
các khoa chuyên môn
Soạn và sửa giáo án dưới sự
hướng dẫn của giáo viên tại
các khoa chuyên môn


17


TUẦN 6
(07/04

11/04/2014 Tập giảng
Thứ hai

Phòng
giảng

tập

Tập giảng

Phòng
giảng

tập

Tập giảng

Phòng
giảng

tập

Tập giảng


Phòng
giảng

tập

Tập giảng

Phòng
giảng

tập

07/04/2014
Thứ ba
08/04/2014

Thứ tư
09/04/2014
Thứ năm
10/04/2014
Thứ sáu
11/04/2014

18


TUẦN 7
(14/04/2014

18/04/2014)


Tập giảng trước khoa
chun mơn

Phịng tập
giảng

Thứ 2
14/04/2014
Thứ ba
15/04/2014

Tập giảng trước khoa chuyên
môn

Thứ

16/04/2014
Tập giảng trước khoa chuyên
môn
Thứ năm
17/04/2014

Báo cáo kết quả thực tập

Thứ 6
18/04/2014

Báo cáo kết quả thực tập


19

Phòng tập
giảng


PHẦN IV: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC TẬP
Đoàn sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền về thực tập tại
trường chính trị tỉnh Ninh Bình được phân về 2 khoa: 08 sinh viên về khoa Lý
luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và 02 sinh viên được phân về khoa
Xây dựng Đảng. Nội dung chủ yếu của đợt thực tập này là sinh viên soạn giáo
án và tập giảng nhằm đạt được mục tiêu đào tạo mà Học Viện đề ra. Tuy
nhiên, để phục vụ cho mục đích đó, bên cạnh việc soạn giáo án và tập giảng
thì đồn sinh viên cịn tiến hành dự giờ giảng của các Thầy, Cơ tại trường
Chính trị để trau dồi kiến thức, học tập kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy
của các Thầy Cô nhằm bổ sung vào vốn tri thức của mình. Quá trình thực tập
gồm một số nội dung chủ yếu sau:
4.1 Tham gia dự giảng
Do sinh viên được phân về 2 khoa khác nhau và mỗi khoa lại có chun
mơn riêng. Vì vậy, việc dự giờ giảng của 2 nhóm sinh viên thuộc hai khoa
được lên kế hoạch cho phù hợp với chuyên môn và yêu cầu của từng khoa.
4.1.1 Khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Vì ngun nhân khách quan là trong thời gian đoàn sinh viên về thực tập
tại trường chính trị tỉnh Ninh Bình, các lớp bồi dưỡng cán bộ Nguồn cũng như
các lớp trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính đã học qua phần của bộ mơn
triết học Mác – Lê nin. Vì thế, đồn sinh viên thực tập tại Khoa chỉ dự giảng
được một số giờ của các Thầy, Cô ở bộ môn Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã
hội khoa học. Tuy vậy, có 06/08 sinh viên sẽ thực tập giảng dạy bộ mơn Kinh
tế chính trị Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học cho nên, việc dự giảng
cũng đem lại hiệu quả tương đối tồn diện. Nhóm sinh viên về Khoa dự giảng

03 bài sau:
- Bài 1: “Kỹ năng ra quyết định về phát triển kinh tế - xã hội ở xã”, tại lớp
đào tạo Cán bộ Nguồn chủ chốt cấp xã. Giảng viên là Thầy Trần Ngọc Chỉnh.
- Bài 2: “Vấn đề gia đình và bình đẳng giới ở Việt Nam”, tại lớp trung cấp
20


LLCT – HC K18G Gia Viễn. Giảng viên là Cô Đinh Thị Minh.
- Bài 3: “CNH – HĐH nền kinh tế quốc dân”, tại lớp trung cấp LLCT – HC
K18G Gia Viễn. Giảng viên là Cô Nguyễn Thị Hoa Nhài.
4.1.2 Khoa xây dựng Đảng
Mặc dù, chỉ có 02 sinh viên được phân về thực tập tại Khoa, nhưng các
lớp bồi dưỡng cán bộ và trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính đang học bộ
mơn xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước nên việc dự giảng của các sinh
viên tại Khoa đem lại hiệu quả cao. Nhóm sinh viên đã dự giảng 04 bài sau:
- Bài 1: “Kỹ năng soạn thảo văn bản của chính quyền cơ sở”, tại lớp trung
cấp LLCT – HC TX. Tam Điệp. Giảng viên là Cơ Phạm Bích Hoa.
- Bài 2: “KN điều hành công sở, UBND cơ sở”, tại lớp trung cấp LLCT – HC
TX. Tam Điệp. Giảng viên là Cô Phạm Bích Hoa.
- Bài 3: “Cơng tác kiểm tra, giám sát của TCCS Đảng”, tại lớp trung cấp
LLCT – HC K18C Nho Quan. Giảng viên là Thầy Trần Xuân Kiều.
- Bài 4: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, tại lớp trung cấp LLCT
– HC K18C Nho Quan. Giảng viên là Thầy Khoản.
4.2 Soạn giáo án và tập giảng
4.2.1 Thuận lợi
Đoàn sinh viên về các Khoa đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt
tình từ phía lãnh đạo Nhà trường, Ban chỉ đạo thực tập, lãnh đạo các Khoa,
Phòng và đặc biệt là nhận được sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình từ các
Thầy, Cơ giáo hướng dẫn. Đây là một thuận lợi cơ bản giúp đoàn sinh viên
thực tập có thể hồn thành được nhiệm vụ vủa mình. Ngồi ra, cịn có một số

thuận lợi cụ thể như sau:
- Ban chỉ đạo thực tập đã tạo điều kiện, cho phép sinh viên thực tập được chọn
phần mà sinh viên nắm chắc nhất và yêu thích để soạn giảng và báo cáo kết
quả thực tập trước hội đồng Nhà trường.;
- Lãnh đạo các Khoa đã phân công các giáo viên hướng dẫn cho từng sinh viên,
nhằm giúp sinh viên thực hiện tốt quá trình soạn giáo án và tập giảng;
21


- Lãnh đạo Nhà trường, Ban chỉ đạo thực tập, Phịng Tổ chức – Hành chính –
Quản trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên được mượn phòng học
và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy để phục vụ cho quá trình tập giảng;
- Lãnh đạo các Khoa chuyên môn đã dành thời gian để cho sinh viên thực hành
tập giảng trước Khoa để các Thầy, Cô trong Khoa đưa ra những đánh giá,
nhận xét, góp ý quý báu giúp cho sinh viên thực hiện tốt hơn phần báo cáo kết
quả thực tập trước hội đồng Nhà trường.
4.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi đã kể trên, đồn sinh viên đã gặp phải
một số khó khăn nhất định trong qúa trình soạn giáo án và tập giảng như sau:
- Trong quá trình học tập tại Học viện, sinh viên chủ yếu đóng vai giảng viên
tại các trường đại học và đối tượng học viên là sinh viên. Vì vậy, khi thực tập
tại các trường Chính trị tỉnh, thành phố, sinh viên thực tập gặp khó khăn trong
q trình giao tiếp cũng như sử dụng ngơn ngữ đối với học viên là cán bộ
trong quá trình lên lớp;
- Sinh viên chưa thành thạo trong việc kết hợp các phương pháp giảng dạy, cho
nên, vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu. Gây nên sự nhàm chán
cho người học;
- Sinh viên thực tập chưa kết hợp được nhuần nhuyễn phương pháp giảng
truyền thống (bảng, phấn) với việc sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy.
- Trong quá trình soạn giáo án, sinh viên thực tập còn lúng túng trong việc đặt

ra các câu hỏi cũng như cách diễn giải vấn đề cho người học;
- Do vốn kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn còn chưa
nhiều, nên khả năng liên hệ bài học với thực tiễn đời sống của em vẫn còn
nhiều hạn chế.
Mặc dù, cịn tồn tại nhiều khó khăn như vậy, nhưng đồn sinh viên cũng đã
có được những thuận lợi như đã nêu ở trên. Vì thế, về cơ bản, có thể khẳng định,
chúng em đã hồn thành tốt nhiệm vụ Học Viện đề ra trong đợt thực tập này.
22


4.3 Tham gia các hoạt động khác
Các đoàn sinh viên khi về cơ sở thực tập, đã tham gia sinh hoạt tại cơ
sở thực tập với tư cách như một thành viên tại các Khoa chuyên môn. Trong
thời gian thực tập tại trường Chính trị tỉnh Ninh Bình, đồn sinh viên đã tham
gia nhiều hoạt động của Trường, của Khoa. Đặc biệt, thời gian đoàn thực tập
tại Trường đúng vào dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh. Đây là một sự kiện chính trị đặc biệt của Đồn. Cho
nên, đồn sinh viên thực tập đã tham gia một chuỗi các sự kiện để chào mừng
ngày kỷ niệm này như: Lao động trồng cây trong khn viên của Nhà trường,
tham gia chương trình kỷ niệm do chi đoàn Trường tổ chức và đặc biệt, đoàn
sinh viên thực tập đã tham dự Đại hội lần thứ IX (2014 – 2017) của chi đồn
trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Ngồi ra, các nhóm sinh viên được tham gia sinh hoạt trong các sự kiện
diễn ra tại các Khoa chuyên môn.

23


PHẦN V: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG
CHÍNH TRỊ TỈNH NINH BÌNH VÀ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN

TRUYỀN
5.1 Kiến nghị và đề xuất đối với trường chính trị tỉnh Ninh Bình
Qua thời gian thực tập tại trường Chính trị tỉnh Ninh Bình, em nhận thấy
rằng, Nhà trường có độ ngũ giảng viên có trình độ cao, chuyên môn nghiệp vụ
tốt. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy của Nhà trường
tương đối đầy đủ và toàn diện. Tuy vậy, em cũng xin được đưa ra một số kiến
nghị và đề xuất với Nhà trường như sau:
Thứ nhất, Nhà trường nên bố trí xe đưa đón giảng viên xuống các lớp tại
các cơ sở. Trên thực tế, có rất nhiều cơ sở nằm ở xa Trường và việc đưa đón
giảng viên xuống cơ sở giúp cho quá trình giảng dạy hiệu quả cao hơn.
Thứ hai, Nhà trường nên tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên Nhà
trường và đoàn sinh viên thực tập (nếu có) được đi thực tế nhiều hơn taị cơ sở
nhằm nâng cao năng lực thực tiễn phục vụ cho quá trình giảng dạy.
Thứ ba, về hoạt động của đoàn sinh viên thực tập, em rất mong Nhà
trường tạo điều kiện hơn nữa để các sinh viên thực tập có thể tham gia nhiều
hơn vào các hoạt động của nhà trường (đặc biệt là hoạt động ngoại khóa).
Thứ tư, Nhà trường nên chú trọng phát huy các phương pháp giảng dạy
tích cực theo đúng hướng. Vì, hiện nay, nhiều Thầy Cô lãnh đạo Nhà trường
vẫn hiểu phương pháp giảng dạy tích cực (ví dụ như sử dụng máy chiếu...)
theo hướng lạm dụng nó.
5.2 Kiến nghị và đề xuất với Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Về phía Học viện, nhờ có sự phân cơng giảng viên phụ trách đoàn thực
tập nên đã được một kênh liên hệ trực tiếp và thường xuyên giữa đoàn sinh
24


viên và Nhà trường nhằm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc phát sinh
trong quá trình thực tập. Sau thời gian thực tập, em xin được kiến nghị và đề
xuất với Học Viện một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, về nhiệm vụ mà Học viện đề ra cho đoàn sinh viên thực

tập.Trong đợt thực tập này, Học viện yêu cầu mỗi sinh viên soạn và giảng 2
bài và không giảng dạy mơn học ngồi ngành đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế,
việc soạn và giảng cả 2 bài đối với sinh viên đi thực tập là một yêu cầu tương
đối cao. Vì 2 bài là một khối lượng kiến thức rất lớn. Hơn nữa, nếu yêu cầu
sinh viên soạn và giảng q nhiều thì sẽ khơng đảm bảo được chất lượng của
quá trình thực tập (nếu sinh viên mất nhiều thời gian, cơng sức vào q trình
soạn giảng sẽ ảnh hưởng đến việc tập giảng và rèn luyện, thực hành phương
pháp giảng dạy). Thực tế ở Trường Chính trị tỉnh cho thấy, những giảng viên
mới ở Trường sẽ mất khoẳng một năm hoặc nhiều hơn thế để làm công việc
soạn giảng và tập giảng. Vì vậy, yêu cầu mà Học viện đưa ra cho đoàn sinh
viên thực tập lần này là một yêu cầu tương đối cao.
Ngoài ra, Học viện u cầu sinh viên khơng được giảng dạy ngồi ngành
đào tạo của mình, nhưng trên thực tế, tại các trường Chính trị tỉnh, thành phố
khơng có đầy đủ các Khoa tương ứng với các ngành đào tạo như bên Học
viện. Ví dụ như: Ngành Giáo dục chính trị, ngành quản lý kinh tế...ở trường
Chính trị tỉnh, thành phố khơng có Khoa nào có đào tạo ngành tương ứng. Vì
vậy, sẽ có sinh viên phải soạn và giảng khơng đúng chuyên ngành đào tạo của
mình. Cho nên, em xin được đề xuất với Học viện: Một là, cho phép sinh viên
được giảng các ngành gần với ngành được đào tạo (nếu như cơ sở thực tập
khơng có ngành đào tạo tương ứng); Hai là, đưa sinh viên những ngành đó đi
thực tập tại các cơ sở đào tạo khác, các ban, ngành khác có chuyên ngành
tương ứng.

25


×