Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn viết chữ đẹp 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.08 KB, 10 trang )

I. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT
Chữ đẹp nào phải hoa tay
Ta chăm luyện tập hằng ngày đâu qn
Gắng cơng ra sức chí bền
Gian nan rèn luyện mới nên con người
Đúng vậy không phải con người khi sinh ra, lớn lên, đi học biết đọc, biết
viết là viết được chữ đẹp. Những người viết chữ đẹp cũng khơng phải là do có
hoa tay, mà muốn viết được chữ đẹp thì chúng ta phải ra sức rèn luyện để cho
nét chữ của mình ngày càng đẹp hơn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời
đã từng nói: ”Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết
đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận,
lịng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình”.
Tuy nhiên, tình hình thực tế hiện nay trong các trường Tiểu học không ít học
sinh viết chữ quá xấu, tốc độ viết quá chậm, gây khó khăn trong việc học tập của
các em. Bản thân tôi là một Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 tôi luôn trăn trở và mong
muốn học sinh của lớp mình khắc phục những nhược điểm về chữ viết để giúp
các em học tốt hơn. Vậy học sinh viết chữ đẹp để làm gì? Và viết như thế nào
cho đúng? Điều mong mỏi ấy đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn
chữ viết cho học sinh lớp 4”.
1. Nhiệm vụ cá nhân
- Tôi giúp học sinh hình thành biểu tượng về hình dáng, độ cao, khoảng
cách giữa các con chữ, nâng cao tính thẫm mĩ của chữ viết. Từ đó, học sinh có
thể viết đúng, nhanh và viết đẹp. Ngồi ra học sinh cịn nắm được tư thế ngồi
viết, cách cầm bút và để vở sao cho đúng cách.
- Tôi gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh qua cuộc họp đầu năm nhằm
giúp học sinh chọn vở, viết, mực sao cho phù hợp.
- Tôi nghiên cứu kĩ mẫu chữ viết theo quyết định số 31/2002/QĐ
BGD&ĐT kí ngày 14- 6- 2002 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ban hành về “Mẫu
chữ viết trong trường tiểu học”
2. Thực trạng
Đầu năm nhận lớp, tôi thấy học sinh lớp tôi đa số viết chữ quá cẩu thả, chữ


viết không đúng ô li, khoảng cách và các con chữ cái viết chưa đúng mẫu. Vì
vậy, tơi bắt tay vào việc kiểm tra tình hình viết chữ của học sinh lớp mình qua
bài tập đọc ”Truyện cổ nước mình” của tuần 3 và nhận xét theo các mức A, B,
C, D (phụ lục). Kết quả khảo sát như sau: Sĩ số lớp: 46/ 23
A:
B:
C:
D:

5
19
14
8

Tỉ lệ: 10,9%
Tỉ lệ: 41,3%
Tỉ lệ: 30,4%
Tỉ lệ: 17,4%

2.1. Thuận lợi
1


- Trong những năm trở lại đây, việc rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu
học được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là Ban giám
hiệu, các thầy cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì thế, ngồi việc
giảng dạy cho học sinh về kiến thức thì việc rèn chữ viết cho học sinh được đặt
lên hàng đầu.
- Một số học sinh có tinh thần học hỏi và say mê trong việc rèn chữ viết.
- Về cơ sở vật chất: nhà trường tổ chức cho học sinh ngồi bàn 2 chỗ ngồi

nên rất phù hợp với các em, tạo điều kiện cho các em viết được tốt hơn.
2.2. Khó khăn:
- Một số học sinh có hồn cảnh khó khăn khơng mua đầy đủ đồ dùng học
tập và khơng có tính kiên trì trong rèn chữ viết.
- Một số học sinh chuẩn bị chưa tốt đồ dùng học tập:
 Về viết máy: Còn một số học sinh khơng có viết máy phải viết bút bi.
 Về tập vở: Học sinh còn viết những loại vở bị lem và khơng có ơ li.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
1. Những điều kiện chuẩn bị cho việc rèn chữ viết
1.1. Tư thế ngồi viết
Học sinh tiểu học đang ở giai đoạn phát triển, học sinh ngồi viết không
đúng tư thế sẽ để lại những di chứng như cong vẹo cột sống, lệch vai hoặc cận
thị…Vì vậy giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh khi ngồi viết: Ngồi ngay ngắn,
lưng thẳng, khơng tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái, hai mắt cách
vở từ 25 cm đến 30 cm, hai tay để trên bàn: tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, hai
chân để song song thoải mái. Và lúc nào học sinh cầm viết lên là các em phải nhớ
câu: “Lưng thẳng, đầu hơi cúi, khơng tì ngực vào bàn.”
1. 2. Cách cầm bút và cách để vở
Cầm bút bằng ba ngón tay: Ngón tay giữa ở phía dưới, ngón trỏ ở trên và
ngón cái giữ bút ở phía ngồi sao cho ngón tay cái thẳng với cánh tay. Bút
nghiêng về phía cánh tay khoảng 45 độ so với mặt giấy và song song mép dọc
của trang vở. Ngòi bút úp xuống mặt bàn. Vở mở khơng gập đơi, để hồn toàn
trên mặt bàn, hơi nghiêng về bên trái khoảng 15- 30 độ so với cạnh bàn sao cho
mép vở song song với cánh tay.
1.3. Cách chọn vở, viết, mực
Vở, viết là phương tiện thực hành quan trọng của học sinh. Khi chọn vở
cần lưu ý học sinh chọn vở không được chọn vở lem, vở mỏng, vở khơng có ơ li.
Cịn đối với việc chọn viết có rất nhiều loại để học sinh chọn phục vụ cho việc rèn
viết: Viết của công ty Ánh Dương, Như Hảo, Thiên Long (FT02, FT03),... Nhưng dù
sử dụng loại nào cũng chú ý tới ngịi bút: ngịi bút phải gọn nét, khơng thanh q cũng

khơng đậm q, mực xuống đều, kích thước bút phải tương ứng với kích thước của
bàn tay học sinh. Mực viết khơng lỗng, khơng cặn, khơng nhạt q cũng khơng đậm
q (Ví dụ: Mực viết máy, FPI- 08/DO của cơng ty Thiên Long).

 Trong khi học sinh viết cần tránh một số thói quen sau:
2


 Đậy nắp bút lên trên cây bút. Như vậy sẽ làm cho cây bút nặng và khó
xê dịch từ đó khả năng rê bút bị hạn chế.
 Cầm bút bằng 5 ngón tay và cầm thẳng đứng, như vậy sẽ gây cho các em
viết chậm, chữ viết không đều.
 Ngồi tì ngực vào bàn, như vậy sẽ ảnh hưởng đến phổi của học sinh.
 Khi ngồi viết không được nằm sát dưới bàn và không để chân lên bàn.
 Khi học sinh đang viết tránh trường hợp các em nói chuyện với nhau để
đảm bảo việc phối hợp nhịp thở với chữ viết được tốt.
1.4. Kế hoạch rèn luyện cho học sinh
Do tôi là giáo viên chủ nhiệm thời gian thực hiện là mười lăm phút đầu giờ, tiết sinh
hoạt, lồng ghép vào các môn học khác, các em rèn thêm ở nhà hằng ngày tôi đều kiểm tra. Tôi
hướng dẫn học sinh mỗi ngày viết vài con chữ vào vở có ơ li và kiểm tra chấm theo thang
điểm đã đưa ra (phụ lục), có ghi nhận xét rõ ràng cho học sinh để học sinh có thể sửa sai. Khi
hướng dẫn học sinh tơi vừa nói, vừa viết lên bảng cho học sinh nắm và yêu cầu học sinh viết
lại. Sau khi học sinh nắm hết các con chữ vào tiết sinh hoạt ngày thứ sáu tôi yêu cầu học sinh
về nhà trong ngày thứ bảy và chủ nhật viết 1 đoạn của bài văn hay bài thơ vào quyển vở có ơ
li để khi vào lớp tôi kiểm tra và chỉ ra chỗ sai cho từng em để các em nắm kĩ hơn.
2. Chia ra từng nhóm chữ để thực hiện
Đối với học sinh tiểu học sự nhận biết của các em còn hạn chế. Nếu như chúng ta cho
các em viết kết hợp một lúc các chữ cái với nhau bằng một đoạn văn thì các em không thể
nắm vững được cấu tạo của từng chữ cái mặc dù ở lớp dưới các em đã học rồi. Cho nên căn
cứ vào cấu tạo, cách viết của các con chữ tơi chia thành các nhóm để rèn luyện như sau:


2.1. Nhóm chữ cái thường
Căn cứ vào sự đồng dạng tơi chia thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm chữ cái cấu tạo nét cong là nét cơ bản: o, ô, ơ, e, ê, c, x
được viết với chiều cao 1 đơn vị. Trọng tâm rèn trong nhóm này là nét cong
Trong nhóm chữ cái này tơi hướng dẫn các em viết chữ o trước để làm tiền
đề cho việc rèn các con chữ cái khác, bởi vì chữ o là chữ rất dễ viết mà đứa bé
nào khi mới lớn lên, biết nói, biết quan sát cũng có thể viết được chữ o, dù chữ
viết chưa trịn, chưa đẹp. Các chữ cái cịn lại trong nhóm tơi hướng dẫn qui trình
viết tương tự như chữ o. Khi viết chữ e, ê, x, c điểm dừng bút tại một phần tư con
chữ. Khi dạy học sinh viết từng chữ cái tôi nêu cấu tạo, cách viết của chữ cái
cho học sinh nắm.

1

Lưu ý: Chiều viết thuận của chữ
kim đồng hồ, có em viết từ trái sang
khơng đẹp.

viết là từ phải sang trái ngược chiều
phải làm cho chữ viết khơng trịn,

Nhóm 2: Nhóm chữ cái có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc hoặc nét
thẳng: a, ă, â, d, đ, q (a, ă, â được viết 1 ô li; d, đ, q 2 ô li). Trọng tâm rèn trong
nhóm này là nét cong phối hợp với nét móc hoặc nét thẳng, nét cong viết trước,
các nét móc hoặc nét thẳng viết sau.

3



Khi học sinh đã viết được chữ o thì các em đã làm quen với nét cong. Ở
nhóm 2 này, tơi hướng dẫn học sinh viết nét móc hoặc nét thẳng. Có nghĩa là
trong nhóm này, các em viết chữ o trước sau đó viết các nét cịn lại và dừng bút ở
một phần hai con chữ. Khi hướng dẫn giáo viên nêu cấu tạo và cách viết.
Ví dụ: Khi viết chữ a tôi yêu cầu các em viết chữ o trước sau đó mới viết
nét thẳng và cuối cùng là viết nét móc ngược phải.
o  a
Nếu như trường hợp nhóm
này chúng ta khơng hướng dẫn kĩ
cách viết thì có thể các em sẽ viết nét thẳng và nét móc trước sau đó các em mới
viết nét cong. Đó là điểm mà học sinh dễ mắc phải nhất. (học sinh dễ sai là viết
nét thẳng xuống rồi viết nét cong sau)
Nhóm này tơi lưu ý học sinh khi viết nên nhớ câu: ”o tròn, kéo xuống đá
lên” (tùy trường hợp con chữ có độ cao 1; 2; 2,5 ơ li mà đặt bút kéo cho đúng)
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là một nét móc hoặc nét móc
phối hợp với nét khác: i, t, u, ư, p, n, m. (i, u, ư, n, m được viết với chiều cao 1
đơn vị; t cao 1,5 đơn vị; p cao 2 đơn vị). Trong nhóm này trọng tâm rèn là nét
móc (nét móc ngược, nét móc xi và nét móc hai đầu)
Ở đây khi học sinh viết giáo viên lưu ý học sinh cách lia bút đối với chữ u,
ư, p, n, m và cách nhấc khi viết đối với chữ i, t. Kết thúc ở 1/2 con chữ. Nét đầu
tiên của chữ i, t, u, ư, p là nét hất thẳng; chữ n, m nét đầu tiên là nét cong

t

2


Ví dụ:

3

1

Viết nét hất (1) sau đó nhấc bút viết nét (2) kéo từ trên xuống, kết thúc nét
(2), nhấc bút viết nét (3) từ trái sang phải.
Nhóm 4: Nhóm chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét khuyết và nét khuyết
phối hợp với nét cong: l, h, b, k, y, g. (Các chữ cái này được viết với chiều cao
2,5 ô li). Trọng tâm rèn trong nhóm này là nét khuyết (nét khuyết trên và nét
khuyết dưới).
Trong nhóm chữ cái này, tơi bắt đầu hướng dẫn học sinh viết chữ l trước để
làm tiền đề cho các chữ cái còn lại. Khi viết chữ l, h, b, k đặt bút ở nửa ô,
viết nét khuyết trên sao cho bụng của nét khuyết trên khoảng 2/ 3 con chữ và kết
thúc con chữ là nửa ô. Chữ y, g khi viết nét khuyết dưới cũng có độ rộng như
chữ l. Lưu ý học sinh các nét khuyết khi viết kéo thẳng xuống, các em hay viết
nét thẳng thành nét gãy tại điểm giao nhau giữa nét hất và nét thẳng
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có cấu tạo bằng nét móc phối hợp với nét cong: r, s, v
Trong nhóm chữ cái này thì chữ cái r, s cao 1,25 đơn vị, chiều ngang hơn
một đơn vị. Khi viết các em hay nhầm lẫn với nhau nên khi hướng dẫn các chữ
cái này tôi hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét cấu tạo và cách viết để các

4


em tự rút ra chỗ giống nhau và chỗ khác nhau: chữ cái r đá ra, chữ cái s cong
vô. Chữ v là chữ có cấu tạo 2 nét ngược với chữ r
2. 2. Nhóm chữ cái hoa
Chữ cái hoa được viết với chiều cao 2,5 đơn vị, riêng chữ cái hoa Y, G
được viết với chiều cao 4 đơn vị. Căn cứ vào cấu tạo, cách viết gần giống nhau
của các chữ cái hoa, tôi chia chữ cái hoa ra thành 6 nhóm:
Nhóm 1: U, Ư, V (kiểu 2), Y, X: giống nhau ở nét 1 là nét móc
Nhóm 2: L, C, G, E, Ê, S, T: giống nhau ở nét 1 là nét cong dưới

hóm 3: I, H, V, K: giống nhau ở nét 1 là kết hợp 2 nét cong trái và lượn ngang
Nhóm 4: A, Ă, Â, N, M: giống nhau ở nét 1 là nét móc ngược trái nhưng
hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải
Nhóm 5: P, R, D, Đ, B: giống nhau ở nét 1 là nét móc ngược trái
Nhóm 6: O, Ô, Ơ, Q: giống nhau ở nét 1 là nét cong kín cuối nét uốn vào trong
Mỗi chữ cái hoa khi hướng dẫn cho học sinh viết, tôi thường cho các em
xem mẫu chữ hoa trong vở luyện và thi viết chữ đẹp mà đầu năm các em đã mua
để các em nhận xét về cấu tạo, kích thước và cách viết từng con chữ. Những chữ
trong cùng một nhóm, tơi cho các em so sánh và nhận ra những đặc điểm giống
nhau và khác nhau để các em dễ viết và dễ nhớ.
Ví dụ: Cách viết chữ A và chữ M gần giống nhau là chữ M gồm 2 chữ A
ghép lại, chữ M là viết chữ N và thêm 1 nét nữa.
2


2 4


A

M

13

1

3

2



N

M

2 4


1

1

3

3

Nét (1), nét (3) của chữ M giống nét (1) của chữ A, nét (2), (4) của chữ M
giống nét (2) của chữ A.
Thuận lợi của việc rèn chữ này là dễ viết vì các chữ cái nằm trong cùng
một khung chữ giống nhau: độ cao 2,5 li, độ rộng 2 li, riêng chữ M, N có độ
rộng 2,5 li. Một số học sinh chữ viết khá đẹp nhưng chưa chính xác theo mẫu, vì
vậy chúng ta phải rèn cho học sinh viết trong một khn mẫu đã qui định.
2.3. Nhóm chữ số
Bộ chữ số có cấu trúc đơn giản, cấu tạo là các nét thẳng và nét cong. Độ
cao là 2 đơn vị. Chiều ngang chữ số là 2 đơn vị riêng chữ số 1 là ½ đơn vị. Khi
viết chữ số, ta sử dụng kĩ thuật viết liền mạch, riêng chữ số 4, 7 sử dụng kĩ thuật
viết lia bút. Dựa vào cấu tạo cũng như cách viết, bộ chữ số được phân loại hệ
thống theo từng nhóm chữ số có cấu tạo nét tương đồng.
 Nhóm chữ số 1, 4, 7: trọng tâm rèn là nét thẳng.
Ví dụ:



2

1 3


4
5


Từ điểm đặt bút viết nét (1) thẳng chéo về bên trái, viết tiếp nét (2) thẳng
ngang rộng hơn 1 đơn vị, lia bút viết nét (3) thẳng đứng.
 Nhóm chữ số 2, 3, 5: trọng tâm rèn luyện là phối hợp nét cong và nét
thẳng.
 Nhóm chữ số 0, 6, 8, 9: trọng tâm rèn là nét cong.
* Nhiều học sinh có quan niệm rèn chữ viết là chỉ rèn nét chữ chứ khơng
cần rèn chữ số. Có em viết chữ đẹp nhưng viết chữ số thì rất xấu, học sinh chỉ
viết theo cảm tính nên khi rèn học sinh viết chữ địi hỏi tơi phải rèn cho học sinh
viết cả chữ số.
3. Hướng dẫn thao tác, kĩ thuật viết
Khi hướng dẫn học sinh viết giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện
những việc sau:
3.1. Viết liền mạch
Là thao tác lia ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới
điểm bắt đầu của nét tiếp theo sau.
Ví dụ: Minh
(Chữ viết sai khơng liền mạch)
Khi viết chữ Minh, cần nối liền nét cuối chữ M với nét đầu chữ i, nét
cuối chữ i với nét đầu của chữ n, nét cuối của chữ n với nét đầu của chữ h.

3.2. Kĩ thuật lia bút
Nét bút được thể hiện liên tục nhưng đầu ngịi bút khơng được chạm
vào mặt giấy để đảm bảo tốc độ viết trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối
các chữ cái với nhau. Thao tác đưa bút trên không gọi là “lia bút”
Ví dụ: Khi viết chữ Hải, sau khi kết thúc chữ H, đưa bút lên không đến
điểm đặt bút của chữ a và viết chữ a.
3.3. Kĩ thuật rê bút
Rê bút là thao viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở
đây xảy ra trường hợp đầu ngòi bút “chạy nhẹ” từ điểm kết thúc của nét đứng
trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
Ví dụ: Khi viết chữ n
Đoạn
viết từ (1) đến (2) là đoạn rê bút.
3.4. Kĩ thuật viết liên kết nét giữa các chữ cái
* Nét nối thuận lợi: Khi viết chữ cái trước rồi viết tiếp chữ cái sau khơng
cần nhấc bút lên.
Ví dụ: Khi viết chữ “an”, ta viết chữ a nối với chữ n
Lưu ý: Trường hợp này học sinh

an

dễ mắc phải là:

6


* Nét nối không thuận lợi: Nét nối các chữ cái mà vị trí liên kết khơng thể viết
nối từ điểm dừng bút chữ cái đứng trước với điểm đặt bút của chữ cái đứng sau.
Ví dụ: Khi viết chữ “quả” sau khi viết đến điểm dừng bút của chữ q, lia bút
đến điểm đặt bút của chữ u, kết thúc chữ u lia bút viết chữ a.


quaû

 Tuy nhiên muốn nối thuận lợi cần điều tiết một số chữ cái để nét nối
được đẹp hơn và dễ dàng hơn.
Ví dụ: ê  n  ên; u  ê 
xuống, kéo dài điểm kết thúc của chữ u)



(điểm bắt đầu của chữ ê đi thấp

3.5. Kĩ thuật viết dấu phụ chữ cái và dấu ghi thanh
Dấu mũ của chữ ô, ă, â, ê điểm cao nhất không quá 1/3 đơn vị, điểm thấp
nhất không chạm vào đầu các con chữ, viết từ trái sang phải, chiều ngang bằng 1/3
chữ. Dấu mũ ư, ơ cao không quá một phần hai ô. Các dấu ghi thanh độ dài bằng
một phần ba ô li. Nguyên tắc quy ước ghi dấu thanh: Dấu thanh đặt ở âm chính của
vần (lống, mùa, ẩm). Trường hợp trong các tiếng có cả dấu thanh và dấu phụ thì
dấu thanh viết như sau: â, ơ, ê thì dấu sắc, huyền, hỏi được viết hơi cao hơn và hơi
lệch về phía bên phải của dấu mũ (sấm, đồng, biển), dấu ngã được viết trên đầu các
dấu phụ (sẵn, lẫn), dấu nặng đặt phía dưới chữ ghi âm chính của vần (hiện nay),
dấu thanh được đặt phía trên của dấu mũ ă (nằm)
Lưu ý: Khi viết một chữ, tôi yêu cầu các em viết xong các nét rồi đặt
dấu từ trái sang phải: Ví dụ: Viết chữ “thường”
Khi
viết dấu câu,
lưu ý học sinh viết sát vào chữ đứng trước sau đó viết chữ đứng sau, sao cho
khoảng cách từ dấu câu đến chữ đứng sau bằng với khoảng cách 2 chữ viết là 1
ô li vuông.


Hôm nay, em quên mang bút. Bạn Lan cho em
mượn bút.
3. 6. Hướng dẫn viết liền nét chữ viết hoa với chữ viết thường
Khi viết bao giờ chữ viết hoa cũng đứng trước chữ viết thường
* Trường hợp nối thuận lợi: Người viết chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm
dừng bút của chữ hoa nối sang điểm đặt bút của chữ thường theo hướng dịch
chuyển của bút từ trái sang phải.
Ví dụ: A nối với n

An

* Trường hợp nối không thuận lợi: Ở vị trí liên kết khơng thể nối từ nét cuối
của chữ hoa với điểm bắt đầu của chữ viết thường
Ví dụ:

7


 Hướng dẫn kĩ thuật sửa sai từ chữ thường sang chữ hoa: Khi viết tên
riêng hay chữ đầu dòng, sau dấu chấm mà học sinh quên viết hoa thì giáo viên nhắc
nhở học sinh khơng nên tẩy xóa mà phải tìm cách sửa và phải tuân thủ viết đúng
theo quy trình mẫu chữ tránh để nét đã viết nhịa đi làm bài viết bị bẩn.
Ví dụ:

yên Bái

Yyên Bái

 Chữ “n” học sinh khơng viết hoa chữ Y thì khi sửa giáo viên chỉ việc
yêu cầu học sinh kéo dài nét trên của chữ Y lên 2 ô li rưỡi và khi viết không viết

chồng nét sẽ làm cho nét chữ to và xấu.

Ttiền
Giang
4. Hướng dẫn viết chữ nét
thanh, nét đậm, chữ nghiêng
tiền Giang

- Sau khi học sinh đã nắm vững cấu tạo con chữ, viết đúng mẫu. Tôi tiếp tục
hướng dẫn học sinh viết nét thanh, nét đậm. Để viết được chữ cái có nét thanh nét
đậm, học sinh phải ln ln ghi nhớ: “Lên nhẹ, xuống đậm”, có nghĩa là nét đưa
lên và nét ngang thì viết hơi nhẹ tay, nét kéo xuống viết hơi mạnh tay.

Mẫu chữ viết nét thanh, nét đậm

- Học sinh muốn viết nét nghiêng thì quy trình viết giống như chữ viết đứng
nhưng khi viết ta cho bút nghiêng về bên phải 1 góc 10 0. Để cho học sinh biết
nghiêng 100 là như thế nào, tôi cho học sinh viết trên giấy đã kẻ hàng nghiêng sẵn
của công ty Ánh Dương (phụ lục). Khi học sinh đã quen tay thì viết lại trên vở ơ li.

Mẫu chữ viết nghiêng

- Sau đó, học sinh viết kết hợp nét chữ thanh nét đậm và viết chữ nghiêng cho
bài viết được đẹp hơn.

Mẫu chữ viết nghiêng, nét thanh, nét
đậm
5. Bồi dưỡng tinh thần, say mê ham thích quyết tâm rèn luyện chữ viết

Để bồi dưỡng lịng say mê viết chữ đẹp của học sinh, tơi thường kể cho các

em nghe các tấm gương về “Văn hay chữ tốt” như ông Cao bá Quát, Nguyễn Văn
Siêu, …Ngồi ra tơi cịn cho các em xem những bài viết đẹp của các bạn cùng lớp,
của học sinh năm trước để các em học hỏi và làm theo. Tôi cũng thường khuyến
khích, động viên nhắc nhở học sinh phải biết chủ động rèn chữ viết một cách
kiên trì thì sẽ đạt được điều mong muốn như Bác Hồ đã từng nói:
“ Khơng có việc gì khó
Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
6. Đề cao sự gương mẫu của giáo viên
Chữ mẫu của giáo viên vơ cùng quan trọng trong q trình rèn chữ viết cho
học sinh vì hằng ngày các em đều nhìn vào chữ mà giáo viên viết trên bảng để nắm
được cách viết, cấu tạo của từng chữ viết, cách nối nét. Chữ của giáo viên khi chấm
8


bài hay nhận xét bài của học sinh cũng được học sinh quan sát như một chữ mẫu.
Do đó trong q trình rèn luyện chữ viết cho các em tơi khơng qn rèn luyện cho
chính bản thân mình. Tơi đặt ra kế hoạch rèn luyện cho bản thân từng ngày nhằm
tạo ra nét chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng cho học sinh noi theo
7. Tổ chức phong trào thi đua trong học sinh
Để các em hứng thú hơn trong việc rèn chữ viết của mình, tơi đã khuyến
khích các em bằng hình thức phát động phong trào thi đua. Hàng tuần, tôi kiểm
tra sự tiến bộ của học sinh nếu em nào viết có tiến bộ sẽ được tuyên dương và
được trình bày vở mình trên bảng cuối lớp. Ngồi ra các em sẽ được một phần
quà nho nhỏ nên các em rất thích rèn chữ viết.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Do nắm được vai trò quan trọng của việc rèn chữ viết, những việc làm trên
đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên. So với đầu năm, nhiều em cịn viết
ẩu, viết xấu, thậm chí cịn lệch dịng kẻ, sai cỡ chữ thì chữ viết của học sinh đã

thay đổi: nhiều học sinh viết đều, bài viết sạch đẹp, tốc độ viết nhanh hơn, tỉ lệ
viết đúng, viết đẹp cũng dần nâng lên.
 Kết quả khảo sát như sau: Tổng số học sinh: 46/ 23
Điểm
A
B
C
D

Đầu năm
5
19
14
8

Giữa học kì 1
9
21
11
5

Học kì 1
18
19
6
3

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ thực trạng và biện pháp tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải có sự tận tâm, nhiệt tình, u thương học sinh.

- Mỗi giáo viên phải thường xuyên tự rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn,
đẹp vì tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo thầy, cô giáo.
- Giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp với những giáo viên dạy bộ môn
thường xuyên nhắc nhở học sinh để học sinh phải luôn luôn nhớ khi đặt bút
xuống viết là phải viết cho đúng, cho đẹp
- Học sinh phải có sự say mê kết hợp với sự tác động kịp thời của giáo
viên. Giáo viên luôn tạo sự hứng thú cho các em bằng nhiều hình thức như: sưu
tầm mẫu chữ mà học sinh các năm trước đã đạt giải.
- Giáo viên nên tuyên dương, khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố
gắng và có tiến bộ trong việc “Rèn chữ viết”, đặc biệt là học sinh yếu
- Sau mỗi tháng, giáo viên chọn những bài chữ viết sạch, đẹp đúng mẫu
trưng bày ở cuối lớp.
- Giáo viên phải biết kết hợp với phụ huynh học sinh để nhắc nhở các em
rèn viết ở nhà. Vì thời gian các em rèn viết ở nhà có sự hỗ trợ của phụ huynh thì
các em sẽ chăm chỉ luyện tập hơn.
9


- Giáo viên phải có kế hoạch thực hiện vào đầu năm học. Vì đầu năm học là
thời gian thuận lợi nhất cho việc rèn chữ viết của học sinh.
- Học sinh muốn viết chữ đẹp đòi hỏi học sinh phải biết chọn vở, viết, mực
sao cho tốt.
- Giáo viên cần phát huy những thành tích, những hạt nhân phong trào viết
chữ đẹp của những năm trước (nếu có), đầu tư và kiên trì rèn luyện từng bước,
từng bước một đối với học sinh yếu kém, viết chữ xấu.

V. PHẦN KẾT LUẬN
Đề tài này đã góp phần khơng nhỏ vào q trình rèn chữ viết của tơi, khơng
những học sinh có thể viết tốt trong một năm lớp 4 mà trong những năm sau nếu
có sự tác động thêm của giáo viên các lớp tiếp theo để học sinh nhớ lại thì học

sinh cũng có thể viết tốt. Tơi tin rằng, nếu mỗi giáo viên ln có ý thức rèn luyện
và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn các em sẽ có những bài viết đẹp, sạch sẽ. Sau
này, các em sẽ trở thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, có óc thẫm
mĩ, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Xưa nay nét chữ nết người
Uốn cho thật dẻo nở mười hoa tay
Yêu người chữ đẹp thơ hay
Xứng danh tài đức dựng xây nước nhà.
Trên đây là một vài biện pháp mà tôi đã học hỏi, đúc kết được và đã thực
hiện thành công tại cơ sở. Tôi rất mong có sự bổ sung, đóng góp ý kiến của các
cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để những năm sau tơi có thể thực hiện phong trào
rèn chữ viết cho học sinh được tốt hơn. Bởi tôi tin rằng: “Thất bại là mẹ thành
cơng”, “Có chí thì nên”, “Có cơng mài sắc, có ngày nên kim”
Vĩnh Kim, ngày 28 tháng 4 năm 2021
Người viết

Phạm Thị Tố Tâm

10



×