Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cái mới trong quan niệm về con người thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX khảo sát qua tác phẩm “chinh phụ ngâm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.49 KB, 11 trang )

1

Đề bài: Cái mới trong quan niệm về con người thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX
khảo sát qua tác phẩm “Chinh phụ ngâm”
I. Khái quát chung:
Con người trong văn học trung đại Việt Nam rất phong phú. Nó khác biệt
với con người trong văn học dân gian. Mỗi thể loại có một cách quan niệm và biểu
hiện con người riêng nhưng vẫn có cái chung. Có thể nói đến giai đoạn này văn
học có những thay đổi lớn về tư tưởng, nhất là khi các nhà Nho có những tiến bộ
trong quá trình nhận thức và nhìn nhận thế giới khách quan. Các tác giả trung đại
quan niệm về con người một cách chân thực, gần gũi và tơn trọng tính bản ngã
hơn, đặc biệt là ở giai đoạn thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Một trong số những đối
tượng mà họ chú trọng đến là người phụ nữ cùng nội tâm cũng như sự đề cao giá
trị của nữ giới trong nền văn hóa xã hội cịn nhiều hà khắc. Điều này được thể hiện
hồn toàn rõ nét trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Cơn) – Đồn Thị
Điểm dịch. Có thể nói, đây là một trong số những hiện tượng điển hình cho bước
đột phá trong tư tưởng và quan niệm về con người trong dòng văn học giai đoạn
thế kỉ XVIII – đầu XIX.
II. Cái mới trong quan niệm về con người thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX
khảo sát qua tác phẩm “Chinh phụ ngâm”
1. Một số quan niệm về con người trong văn học thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ
XIX:
1.1. Con người vũ trụ
Thời trung đại, con người chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên thường dựa
vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để sống. Do đó, con người trung đại tin ở sự thống
nhất trong thế giới. Thiên nhiên là bạn tri âm tri kỷ của con người. Người phương
Đơng xưa cũng quan niệm: thiên nhiên có mối giao hòa, giao cảm với con người
bởi con người là một "tiểu vũ trụ" có quan hệ tương thơng tương cảm với "đại vũ
trụ"- thiên nhiên ngoại giới (Thiên nhân tương cảm, thiên nhân hợp nhất). Con
người là một yếu tố trong mơ hình vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân hợp thành "Tam Tài".
Con người sống trong vòng "Thiên phú địa tái" (Trời che, đất chở). Cho nên, quan


niệm “Thiên – Địa – Nhân” hay “Thiên Nhân tương cảm” cổ xưa ấy đã chi phối
nhiều đến sự biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật. Do đó thơ văn trung đại thường
chỉ xuất hiện một con người đứng trước trời đất. Chẳng hạn, thi đề quen thuộc của


2

thơ trữ tình trung đại chính là con người một mình đối diện, đàm tâm với thiên
nhiên vũ trụ. Người anh hùng được nhắc đến với tầm vóc sánh ngang vũ trụ:
“Trí chủ hữu hồi phù địa trục
Tẩy binh vơ lộ vãn thiên hà.”
(Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sơng kia khó vạch trời)
(Đăng Dung – Cảm Hồi)
Hay trong bài thơ Thuật hồi (Phạm Ngũ Lão), khơng gian nghệ thuật hiện
lên là một khơng gian vũ trụ khống đạt, rộng lớn và hồnh tráng, mà trong đó, con
người dù nhỏ bé song vẫn cố gắng vươn lên ngang tầm và có khát vọng làm chủ
trời đất, vũ trụ, chinh phục thiên nhiên. Tác giả đã phóng lớn ngọn giáo của mình
cho tương xứng với kích thước của đất nước, của vũ trụ:
“Hồnh sóc giang san cáp kỷ thu,
Tam qn tì hổ khí thơn Ngưu”
(Múa giáo non sơng trải mấy thu
Ba quân hùng dũng nuốt sao Ngưu)
Ở bài Tự tình nổi tiếng của nữa sĩ Hồ Xuân Hương, hình tượng con người vũ
trụ nổi bật rõ:
"Trơ cái hồng nhan với nước non".
Con người được đặt giữa không gian mênh mơng của vũ trụ nhưng khơng hịa
nhập vào khơng gian bao la rộng lớn ấy mà cô độc, lẻ loi một mình. Nữ sĩ đưa từ
“trơ” ra đầu câu như để nhấn mạnh sự đối lập của một cá thể đơn lẻ với cả vũ trụ
mênh mông, để gia tăng cảm giác cô đơn, quạnh vắng trong tâm hồn nhân vật trữ

tình. Khi bất đắc chí, đau đáu vì cuộc dun khơng trọn, con người tìm về với thiên
nhiên như trở về nguồn cội nhưng lại bắt gặp:
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Thiên nhiên và lòng người vốn tương ứng tương cảm và có sự đồng điệu. Thế
nên con người đang đau đáu vì cuộc dun khơng trọn vẹn thì vầng trăng kia cũng
chỉ có thể là vầng trăng khuyết giữa trời đang dần xế bóng.
Chính vì vậy, ở đây, con người không xuất hiện với tư cách cá nhân. Họ buồn
không phải một cá nhân buồn, mà cả vũ trụ cũng buồn theo, đúng như Nguyễn Du
đã từng nói:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 1243-1244)
Đó là “con người vũ trụ” sống trong quy tắc “hô, ứng”. Vui buồn của mỗi con
người buộc cả vũ trụ chuyển động.


3

“Vật mình, vẫy gió, tn mưa,
Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai.”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 2795-2796)
Sự miêu tả gián tiếp trong thơ trung đại chính là bị sự chi phối của quan niệm
vũ trụ đó. Con người không được miêu tả như một hiện tượng xã hội mà được như
là một bộ phận của thiên nhiên, của vũ trụ. Chẳng hạn như khi nói sự bình phục
của Kiều, thì Nguyễn Du viết:
“ Vừa tuần nguyệt sáng, gương trong”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 1191)
về tình yêu của từ Hải và Kiều, thì:
“ Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”

(Nguyễn Du - Truyện Kiều – Câu 2211,2212)
Ngoài ra, do quan niệm vũ trụ trong văn học ta bắt nguồn từ rất xa xơi, gắn
liền với những quan niệm thần bí, tướng số. Cho nên, đặc biệt đối với những nhân
vật xuất chúng, tác giả thường miêu tả thành những con người dị tướng, phi
thường, hun đúc một sức mạnh nào đó của vũ trụ. Đó là những con người “chịu
mệnh trời”. Từ Hải chính là nhân vật được Nguyễn Du xây dựng dựa trên quan
niệm này:
“Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tất rộng thân mười thước cao”.
(Câu 2168-2169)
Đây là con người mà chí khí và tài năng được đo bằng chiều kích của vũ trụ.
Bởi thế, nói đến Từ Hải, người đọc như thấy hiện rõ trước mắt mình một hình ảnh
cao rộng của trời đất và vũ trụ.
Như vậy, hình tượng con người vũ trụ trong dịng chảy văn học trung đại Việt
Nam đã cho chúng ta thấy được quan niệm về con người của các tác giả trung đại.
Con người đó là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn vũ trụ, thiên nhiên qua đất trời,
mây nước, cỏ cây, muông… với cái đạo vững bền, sâu thẳm của nó. Đây là nét khu
biệt khơng thể lẫn so với các kiểu con người trong các thời kì sau của văn học.
I.2. Con người đạo đức
Toàn bộ xã hội trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tơn giáo đạo đức.
Cho nên, con người ln được nhìn nhận ở phương diện đạo đức ln lí. Vì thế,
văn chương xưa chia xã hội thành hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu với mục đích,
chức năng nổi bật là giáo huấn:
“Trai thời trung hiếu làm đầu


4

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”
(Nguyễn Đình Chiểu – Lục Vân Tiên)

Chính vì vậy, con người sống theo ln lí đạo đức, theo lí trí thì được coi là
chân chính; cịn những người sống theo xúc cảm, theo những ln lí trần thế, nhân
bản thì bị coi thường, chê trách.
Bên cạnh đó, con người trong văn học trung đại còn là con người của tấm
lòng, con người của chí khí và việc tỏ lịng, tỏ chí khí là nét đặc trưng của họ. Bởi
vậy, cái có giá trị nhất của con người thuộc về tấm lòng, muốn đánh giá về một con
người là xem tấm lòng của họ như thế nào. Trong Truyện Kiều, để “tỏ lòng” hiếu
thảo, Kiều đã bán mình chuộc cha. Đó là một hành động phi thường, trên thực tế
nàng có thể vay tiền chuộc cha, nhưng như thế thì quá bình thường. Tương tự,
Kiều Nguyệt Nga cũng thể hiện tấm lòng trinh liệt của mình khi ơm bức chân dung
Vân Tiên nhảy xuống sơng tự vẫn.
Như vậy, sự “tỏ lịng” là rất quan trọng trong văn học trung đại. Chính nó đã
làm cho hệ thống sự kiện trở nên gay gắt, căng thẳng hơn chứ không hề xây dựng
được cốt truyện đơn thuần trên những việc bình thường hàng ngày.
Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, vào thế kỷ thứ XV, là một nhà quân sự thiên tài,
nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc. Trong tác phẩm Gia huấn
ca, ông đã đề cao đạo đức luân lí trong mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã
hội. Đạo hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy
Đừng tranh giành bên ấy, bên này
Cù Lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”
Còn phận làm con đối với cha mẹ thì:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm”.
Trong truyện Nơm, các nhân vật ln ln bày tỏ tấm lịng rất rõ rệt. Các
nhân vật tự trừu tượng hóa, đem tấm lịng ra đối diện với nhau. Trong Truyền kỳ
mạn lục hình tượng con người đạo đức cũng được xuất hiện, có thể kể đến nhân Tử

Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Với hình ảnh người trí thức Tử Văn
có tính tình cương trực, dũng cảm “thấy sự gian tà thì không chịu được” Nguyễn
Dữ hướng đến đề cao con người của cơng lý, chính nghĩa, đồng thời phê phán và
trừng trị những kẻ phi đạo đức, xảo quyệt, làm hại nhân dân.


5

Tóm lại, cùng với con người vũ trụ, hình tượng con người đạo đức cũng xuất
hiện nhiều trong các tác phẩm văn học trung đại. Qua đó góp phần làm phong phú
thêm hệ thộng nhân vật của một thời kỳ văn học.
I.3. Con người đấng bậc
Cùng với mơ hình con người vũ trụ và con người đạo đức là thái độ tơn xưng
với những con người tài tình, phân biệt với những người khác. Trong văn học trung
đại còn tồn tại một quan niệm khác về con người đó là quan niệm về con người
đấng bậc. Điều này được thể hiện rõ nét nhất là trong tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du. Cách miêu tả của Nguyễn Du chịu sự chi phối của quan niệm đấng
bậc về con người. Trong quan niệm của ông, những con người như Kim Trọng,
Thúy Kiều, Từ Hải là những “đấng”, những “bậc” đáng kính trọng. Họ là “đấng tài
hoa” (Đạm Tiên); “bậc tài danh” (Kim Trọng); “bậc bố kinh” (Thúy Kiều); “đấng
anh hùng” (Từ Hải)... Đối với những nhân vật ấy, tác giả dành cho những lời trang
trọng, tượng trưng. Còn bọn Tú Bà, Mã Giám Sinh là bọn vơ lồi, bọn chúng
khơng có mẫu mực gì cả, mỗi đứa một vẻ, đều là “tuồng” vơ lại. Bọn chúng được
miêu tả theo đặc tính thực tế về nghề nghiệp cá nhân theo kiểu “Thoắt trông nhờn
nhợt màu da”, hoặc: “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”… rất hiện thực.
Như vậy, con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du rất độc đáo, theo
kiểu phương Đông. Cách “quan niệm về con người” này chi phối một giai đoạn rất
dài của Văn học Việt Nam gần mười thế kỷ.
I.4. Con người có ý thức cá nhân
Con người cá nhân trong văn học chính là sự phản ánh cái tôi, là sự giãi bày,

diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nói cách khác, con người
cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư, tình cảm, ý chí của tác giả
được thể hiện thơng qua những tác phẩm mà họ sáng tác. Tùy theo từng giai đoạn,
thời kỳ văn học, mà con người cá nhân có những đặc điểm khác nhau.
Riêng đối với văn học trung đại con người cá nhân cũng được thể hiện ở mức độ
đậm nhạt và qua nhiều bình diện khác nhau. Cụ thể, ý thức về con người cá nhân
trong văn học trung đại Việt Nam trải qua hai giai đoạn với những hình thái khác
nhau. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII về cơ bản con người cá nhân được “khẳng định
trên bình diện tinh thần, như một thực thể tinh thần, siêu nghiệm dưới các hình
thức tu dưỡng, lựa chọn xuất xử, hoàn thiện nhân cách, tự hạn chế nhu cầu vật
chất, tự đối lập với thói tục. Con người cá nhân tự khẳng định mình bằng cách gắn


6

mình với đạo, với tự nhiên, với nghĩa vụ trong sự nghiệp chung của của cộng đồng.
Yếu tố quyền lợi cá nhân chưa được chú ý. Còn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX,
“con người trong văn học đã kêu to lên nhu cầu về quyền sống cá nhân, quyền
hưởng hạnh phúc cá nhân như một quyền tự nhiên”. Ví như, con người cá nhân
với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng (thơ Hồ Xuân Hương); con người với nhu
cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u uẩn (thơ Nôm Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm,...); con người thể hiện cảm hứng sống ẩn dật, hành lạc (thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng); con người với tình u lứa đơi, hạnh phúc, khát vọng
nhu cầu trần thế (Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái và Truyền kỳ mạn lục);
Con người cá nhân với niềm lo sợ tuổi trẻ chóng tàn (Chinh phụ ngâm), Con người
cá nhân cơng danh hưởng lạc ngồi khn khổ (thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá
Quát); Con người cá nhân giải thoát bằng hưởng lạc (thơ ca trù cuối thế kỉ XIX),
Con người cá nhân trống rỗng, mất hết ý nghĩa (thơ Nguyễn Khuyến,…
Qua q trình khảo sát ta có thể khẳng định rằng, con người cá nhân trong văn
học trung đại Việt Nam có một q trình tự ý thức chậm chạp, lâu dài nhưng mạnh

mẽ. Tuy qua từng thời kì lịch sử có chịu ảnh hưởng của ý thức hệ thống trị đương
thời nhưng khơng bao giờ đóng khung trong ý thức hệ đó, mà phản ánh q trình
vận động, giải phóng cá tính của con người trong thực tế đời sống.
2. Cái mới trong quan niệm về con người trong văn học giai đoạn thế kỷ XVIII
– đầu thế kỉ XIX:
Văn học là một dịng chảy khơng ngừng, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn đều
có những tư tưởng tiến bộ, những cá thể dị biệt khác thường so với hệ thống cũ.
Bên cạnh những tư tưởng mang tính mẫu số chung như trên thì văn học giai đoạn
này có những ý thức hệ mới xuất hiện như một cuộc quy hồi và chuyển giao. Trong
văn học trung đại Việt Nam, người phụ nữ chỉ chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn.
Hầu như chỉ tới giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX người ta
mới bắt đầu nghe thấy giọng nói của phái nữ cất lên, tuy không phải là quá đông
đảo nhưng cũng đủ hợp thành một khuynh hướng trong thơ ca. Và, thú vị hơn cả là
hầu hết những tác phẩm đó lại có tác quyền rõ ràng (hoặc khơng rõ ràng) thuộc về
nam giới. Một trong số những tác phẩm đi đầu cho xu trào này chính là Chinh phụ
ngâm của Đặng Trần Cơn. Trong đó, nhà thơ nam giới mượn giọng nhân vật nữ để
bày tỏ những ngụ ý phê phán chính trị và những quan điểm nhân sinh phi chính
thống chuyên chú ở con người cá nhân. Với những tác phẩm viết theo khuynh


7

hướng này, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện một bộ phận văn chương
nằm “ngoài lề” những vấn đề quốc gia đại sự, mục đích giáo huấn hoặc phơ diễn
đạo đức, và đặc biệt là được nói bằng giọng của người phụ nữ.
2.1. Quan niệm về con người và văn hóa giới:
2.1.1. Giới – biểu hiện đầu tiên của con người.
Giới được xem là biểu hiện đầu tiên của con người. Trong quan niệm văn
học, “giới” bao gồm 2 ý nghĩa: “sex” và “gender”. “Sex” (tính, mang tính chất tự
nhiên, bẩm sinh) là sự quy định của quy luật tiến hóa tự nhiên dựa trên thuyết tiến

hóa của Đác – uyn và lẽ tất yếu, nó khơng thể thay đổi trong suốt quá trình con
người tồn tại. Xét về mặt nghĩa này, giới chia ra làm 2 tính: nữ tính và nam tính.
Nữ tính (feminity) là những phẩm chất được xem là đặc trưng cho phụ nữ trong
một nền văn hóa của một giai đoạn lịch sử nào đó. Theo nghiên cứu của nhiều học
giả về giới trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, nữ tính thường được gắn với sự
tái sản sinh ra sự sống (sinh nở) và những phẩm chất thuộc về sự chăm sóc, ni
dưỡng như thiên chức làm mẹ, sinh đẻ, sự nhã nhặn, dịu dàng, trực giác nhạy bén,
tính sáng tạo, chu kỳ sinh học của cuộc sống. Nữ tính khơng xuất hiện và tồn tại
độc lập mà dựa trên tương quan với định nghĩa và quan niệm về nam tính
(masculinity). Nam tính được hiểu như một phản đề của nữ tính và ngược lại.
Nghĩa là, là một người đàn ơng thì khơng giống như là một người phụ nữ. Do đó,
nam tính được đánh giá dựa trên những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực xã
hội hơn là trong gia đình và chức năng sinh học như nữ tính.
Nghĩa thứ hai, giới là “Gender”, nói các khác là “giới tính”, hiểu theo nghĩa
này có nghĩa đã bao gồm màu sắc văn hóa xã hội. Điều này hồn tồn đồng tâm
với quan niệm “Người ta sinh ra không phải sẵn là người phụ nữ mà người ta trở
thành phụ nữ”. Một con người khi sinh ra đã mang sẵn yếu tố “sex” nhưng trong
quá trình tiếp nhận tri thức và phát triển về ý thức, văn hóa xã hội tác động hai
chiều và giúp con người điều chỉnh hành vi của mình. Cả nam tính và nữ tính đều
là những tập hợp các biểu hiện đặc trưng về giới được tạo dựng, phố biến, thể chế
hóa trong một nền văn hóa, một thời kỳ lịch sử nhất định. Trong cơ sở hình thành
nên nam tính và nữ tính, những yếu tố sinh học tuy cũng đóng một vai trị khơng
nhỏ nhưng quan trọng hơn cả là vị trí có tính tương quan của hai giới trong hệ
thống chính trị - xã hội - kinh tế - văn hóa. Vì thế, nam tính và nữ tính khơng phải


8

là những giá trị “nhất thành bất biến” mà có tính lịch sử, tính khu vực. Chúng vừa
là những qui ước xã hội về giới áp đặt lên cá nhân từ bên ngoài vừa là ý thức và

cách ứng xử theo giới của chính họ.
2.1.2: Quyền diễn ngơn của người phụ nữ.
Quan niệm giới là cơ sở hình thành một luồng quan niệm hồn tồn mới
trong q trình sáng tác văn học trung đại: “the male gaze” – nam giới thay mặt
diễn ngơn. Cái nhìn đàn ơng là một lý thuyết điện ảnh xuất phát từ lý thuyết về
“Cái nhìn” (gaze) vốn là thuật ngữ của phân tâm học được phổ biến rộng rãi bởi
Jacques Lacan. Lý thuyết này cho rằng khi người ta nhìn vào một đồ vật, người ta
khơng chỉ nhìn bản thân đồ vật đó mà cịn đang nhìn cả mối liên hệ giữa nó và
chính họ. Ví dụ như trong hội họa, người phụ nữ khoả thân luôn được vẽ trong tư
thế bất động, thường là đang nằm ngả người, hoặc thậm chí đơi khi cịn đang ngắm
nhìn và ngưỡng mộ hình ảnh của chính mình trong một tấm gương – tất cả những
chi tiết này đều nhằm nuôi dưỡng ý thức về bản ngã và quyền sở hữu của người
xem kiêm chủ sở hữu.Dựa trên lý thuyết về “cái nhìn”, Laura Mulvey đã đưa ra
khái niêṃ “Cái nhìn của đàn ơng” (male gaze) như là một đặc trưng về sự bất cân
xứng về quyền lực.
Thuật ngữ “ventriloquism” vốn có nghĩa là kĩ thuật nói giọng bụng, tức là
một người đang nói đánh lừa người nghe như thể tiếng nói của mình đang phát ra
từ một vật hay người khác, ví dụ như trong sân khấu kịch sử dụng các con rối
được điều khiển bằng các diễn viên đứng sau tấm màn sân khấu. Thuật ngữ này
được vay mượn bởi một số nhà lí luận văn học dùng để đặt tên cho hiện tượng tác
giả (thường là nam giới) mượn giọng nhân vật (người hoặc con/ đồ vật) để gián
tiếp nói ra những suy nghĩ, quan điểm của bản thân mình. Tuy nhiên, dù vơ tình
hay hữu ý, anh ta vẫn để lộ mình qua những phát ngôn của nhân vật thể hiện ý thức
của bản thân anh ta về sự phân biệt giới.Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này
chính là bởi sự áp đặt ý thức phân biệt về giới lên nam và nữ trong xã hội khiến các
nhà thơ nam giới phải giả trang thơng qua giọng nói nhân vật nữ nhằm đương đầu
với sự hạn hẹp của những ranh giới tù túng của những định nghĩa về giới tính.
Hiện tượng mượn giọng người phụ nữ để diễn ngơn dựa trên cái nhìn của
người đàn ông là một quan niệm mới mẻ mà trước đây chưa từng xuất hiện, hoặc
nếu có thì chỉ dừng lại ở mức mờ nhạt. Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều cuộc



9

chiến tranh nhưng tiếng nói than thở số phận người phụ nữ chờ đợi chồng rất hiếm
hoi. Xã hội Nho giáo hóa, người phụ nữ được văn hóa nhà Nho định hình theo
hướng cam chịu, im lặng và giấu kín tâm tư của mình, nhất là những ý nghĩ dục
tính thường bị bỏ qua, ngay cả đến những nhà thơ nữ thì khía cạnh này cũng rất ít
khi bộc lộ. Ngược lại, nam giới được quyền tự do diễn ngôn, vì vậy đến một thời
điểm lịch sử nào đó các nhà thơ nam phải giúp người phụ nữ nói lên “sự thật tâm
hồn”. Đây chính là q trình tất yếu của dòng chảy văn học, và cũng là kết quả
nhận thức của “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn). Với những nét mới mẻ và tiến
bộ đó mà hiện tượng này không chỉ khởi sắc, nở rộ trong nền văn học giai đoạn
này mà còn kéo dài sang cả văn học những năm đầu thế kỷ XX.
Để phát biểu những quan điểm mới, trái với những tín điều đạo đức của Nho
giáo chính thống, các tác giả nhà nho mới phải viện đến cách “ngụy trang” đã có
tiền lệ hiển nhiên từ trong văn học Trung Quốc. Việc mượn giọng nữ giới chính là
cơ hội để tác giả nam giới thốt ra khỏi những ranh giới gị bó về nam tính – nữ
tính mà xã hội áp đặt lên họ, để họ được bày tỏ những gì mà họ bị cấm với tư cách
là một người đàn ông. Đồng thời, cách làm đó lại làm cho hình ảnh người phụ nữ
với những đặc trưng nữ tính vừa truyền thống (nằm trong khn khổ “tàm tịng”,
“tứ đức”) vừa mới mẻ (có các yếu tố thường bị phê phán trong văn học giai đoạn
trước như “sắc”, “tình”) được ca ngợi và bênh vực cơng khai, tuy có bị biến dạng
bởi sự thiếu trải nghiệm nữ giới và ảnh hưởng của tư tưởng phụ quyền còn nặng nề
ở tác giả.
2.1.3. Quan niệm “trinh tiết” thể hiện đậm đặc xã hội nam quyền:
Vấn đề “trinh tiết” là một trong số những vấn đề cơ bản và chung nhất của
xã hội phương Đông, chỉ áp dụng đối với người phụ nữ. Đây là vấn đề thể hiện rõ
nhất sự bất bình đẳng về giới và văn hóa ứng xử với giới trong xã hội phong kiến.
Trong văn học trung đại Việt Nam có xu hướng bộc lộ quan niệm nghiệt ngã

của nhà Nho về trinh tiết. Nguyễn Trãi đã từng viết: “Sắc là giặc, đam làm chi”,
ơng hồn tồn lên án xu hướng, lối sống bng thả bản thân, đam mê sắc đẹp cũng
như đề cao mẫu hình người phụ nữ điển hình – ln đặt chữ “trinh” lên đầu. Tuy
nhiên, trải qua thời gian, văn học trung đại cũng có những nét chuyển biến mới và
cái nhìn của nhà Nho từng bước khách quan, tiến bộ. Nó thể hiện ở chỗ, vào thời
Nguyễn Dữ, vấn đề ham muốn bản năng tính dục của con người mà nhất là người


10

phụ nữ đã được đề cập đến một cách trực tiếp thơng qua “Truyền kì mạn lục”, tuy
nhiên mặc dù có sự tiến bộ trong tư tưởng và lối suy nghĩ về nữ giới nhưng những
nhân vật nữ dám chủ động trong chuyện “chăn gối” thường bị coi là ma quỷ,
khơng chính thuận (Chuyện cây gạo, Chuyện kì ngộ ở trại tây,...) Về điểm này, xét
đến giai đoạn đó, quan niệm về con người mà cụ thể là người phụ nữ đã có những
nét mới mẻ ở mức nhất định.
Bên cạnh những người phụ nữ khơng chính chun, các tác giả trung đại thế
kỉ XVIII thường xây dựng mơ típ nhân vật “liệt nữ” – hình tượng người phụ nữ có
thể hi sinh bản thân để bảo vệ trinh tiết. Một lần nữa, quan niệm về con người gần
như đồng tâm với những quan niệm trước đó, thể hiện sự bất bình đẳng sâu sắc về
giới trong văn học và trong xã hội đương thời. Một trong những tử số của mẫu số
chung của trường hợp này là “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ),
nhân vật Vũ Nương để bảo tồn trinh tiết đã gieo mình xuống sơng Hồng Giang.
Rõ ràng, đến giai đoạn này, mặc dù đã có những bước đầu manh nha quan niệm
mới về giới và cách ứng xử với giới của các nhà Nho nhưng nó vẫn dừng lại ở một
mức độ thấp.
Tuy vậy, vẫn có những “hiện tượng” điển hình đề cập đến tính giới, tính dục
trong các sáng tác của mình – Hồ Xuân Hương. Thơ Hồ Xuân Hương là sự kết hợp
khéo léo giữa nữ tính, dục tính và cũng là nhà thơ nữ hiếm hoi trực diện bày tỏ
quan điểm của bản thân về giới và tâm tư người phụ nữ. Có thể nói, Hồ Xuân

Hương là một “nguyên tố hiếm” của văn học giai đoạn này mà ít có cơ hội lịch sử
có thể lặp lại. Tuy nhiên, vì vấn đề diễn ngôn của người phụ nữ chưa thực sự phổ
biến nên quan niệm về giới cũng như văn hóa giới bộc lộ từ phía người phụ nữ
chưa trở thành một trào lưu sâu rộng mà chỉ có những đóng góp của Hồ Xn
Hương là điển hình. Như vậy, đến giai đoạn này, con người, nhất là người phụ nữ
đã được quan niệm về giới thực sự rõ ràng và chân thực.
Xét trong giai đoạn văn học cuối XIX – đầu XX mà điển hình là “Chinh phụ
ngâm”, vấn đề trinh tiết tuy vẫn cịn ẩn hiện nhưng nó khơng cịn chiếm “vị trí độc
tơn” trong một tác phẩm viết về người phụ nữ và những phẩm chất của họ. Tác giả
Đặng Trần Côn đưa ra một quan niệm mới: người phụ nữ khơng thể ln vì trinh
tiết mà qun sinh, họ có quyền bình đẳng như nhau với nam giới trong chuyện
“chăn gối” và có quyền bộc lộ những tâm tư, tình cảm đó! Điều đó hồn tồn đồng
nghĩa với việc, tác giả nhìn nhận, quan niệm rõ ràng về giới và có cách ứng xử


11

công bằng với cả nam giới cũng như nữ giới, tôn trọng những cảm xúc, khao khát
thuộc về bản năng, bản ngã của một con người.

2.2. Quan niệm về con người và văn hóa ứng xử với thân.
Tiêu biểu cho quan niệm này là chủ nghĩa nhân đạo – một hệ tư tưởng lấy
con người làm gốc, làm trung tâm và quan tâm đến những quyền cơ bản của họ.
Con người không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn uống mà cịn có nhu cầu dục tính. Điều
này trong Nho giáo đã được Mạnh Tử đề cập đến: “Thực, sắc, tính dã”. Thân thể
con người là sự tổng hịa của các yếu tố: vật chất, bản năng tính dục và sự sống
chết, văn học giai đoạn này vẫn dựa trên việc đề cập đến 3 khía cạnh đó khi nói về
văn hóa ứng xử với thân nhưng đã có những quan niệm hồn tồn mới.
2.2.1. Văn hóa ứng xử với vật chất:
Lực lượng sáng tác chính của văn học trung đại là thiền sư và nhà Nho, do

đó quan niệm về “thân” cũng dựa trên cách nhìn của hai tầng lớp này, diễn ngôn về
đời sống vật chất cũng là diễn ngơn của tầng lớp trên vì vậy xét đến cùng, bản chất
của nó cũng vẫn là sự đúc kết, chiêm nghiệm và cảm nhận từ cuộc sống của nhân
dân.
Nhìn từ góc độ Phật giáo, mọi vật chất đều khơng tồn tại vĩnh cửu, chỉ là hư
ảo – “khóa hư lục” (Trần Nhân Tơng). Do đó, tầng lớp thiền sư quan niệm thân là
nguồn gốc của mọi nỗi khổ, vật chất là nguyên nhân của nghiệp chướng, thân con
người đòi hỏi những nhu cầu vật chất, để đáp ứng nhu cầu đó con người phải chịu
khổ, phải đấu tranh trước cám dỗ vật chất, nếu không tự chủ được sẽ rơi vào vịng
lao lí. “Thân thị khổ bản/ Chất thị nghiệp thân”



×