Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Hoa đại hạ huyết áp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.52 KB, 4 trang )

Hoa đại hạ huyết áp

Thời xưa dân gian thường sử dụng cây hoa đại phơi khô để làm dùng thuốc
chữa ho, kiết lị và ỉa chảy. Tác dụng chữa cao huyết áp mới được phát hiện vài
chục năm gần đây.
Hoa đại hạ huyết áp nhưng không làm giãn mạch, không tác dụng đối với
tuần hoàn ngoại biên, mà tác dụng vào trung tâm, và cũng không phải do tác dụng
trên hệ phó giao cảm
Cây hoa đại hay còn gọi là bông sứ, ở Lào gọi là chămpa, đông y Trung
Quốc gọi là “miến chi tử”, “lôi chuỳ hoa”, “đại quý hoa” tên khoa học của cây là
Plumeria rubra L.var.acutiforia Bailey, thuốc họ Trúc Đào
Thời xưa dân gian thường sử dụng cây hoa đại phơi khô để làm dùng thuốc
chữa ho, kiết lị và ỉa chảy. Tác dụng chữa cao huyết áp mới được phát hiện vài
chục năm gần đây. Năm 1962, khoa Dược lý trường sỹ quan quân y Việt Nam đã
nghiên cứu tác dụng của hoa đại và đi đến một số kết luận sau đây:



Hoa đại có tác dụng hạ huyết áp. Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi.
Hoa đại hạ huyết áp nhưng không làm giãn mạch, không tác dụng đối với tuần
hoàn ngoại biên, mà tác dụng vào trung tâm, và cũng không phải do tác dụng trên
hệ phó giao cảm.
Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nhanh và tương đối bền vững. So với tác
dụng của rễ cây “ba gạc” (Rawolfia verticllata), thì ba gạc có tác dụng chậm hơn
hoa đại. Độ độc của hoa đại cũng thấp hơn của rễ ba gạc. Qua thí nghiệm liều
dùng cho người có thể tớ 60g một ngày
Từ vài chục năm gần đây, hoa đại được nhiều người sử dụng chữa cao
huyết áp. Cách dùng: Hàng ngày sử dụng 12-20g hoa đại khô, sắc lấy nước, uống
thay trà trong ngày




Ngoài dùng hoa, dân gian còn dùng vỏ thân hay vỏ rễ để làm thuốc tẩy
(thay cho vị thuốc đại hoàng) và chữa thũng nước. Cách thức: dùng 5-10g vỏ thân
hay vỏ rễ sắc lấy nước đặc, chia ra 3 lần uống trong ngày. Cũng có thể chế vỏ cây
thành cao đặc, và sử dụng với liều 0,2-0,5g/ngày, có thể tăng dần lên tới 1-
2g/ngày.
Để làm thuốc tẩy cũng có thể dùng nhựa mủ của thân cây với liều 0,5-
0,8g/ngày dưới dạng nhũ dịch. Nhựa còn có thể sử dụng chữa chai chân và vết
loét.
Dân gian còn dùng lá cây hoa đại chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Để
chữa bong gân: dùng một lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp
lên chỗ sưng.
Lại dùng một lá tươi khác, hơ lên lửa cho héo và đắp lên phía ngoài, rồi cố
định lại bằng băng hoặc bằng vải sạch. Ngày đắp 1-3 lần liên tục như vậy 1-2 ngày
tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ.
Để chữa đau nhức hay mụn nhọt cũng dùng lá tươi giã nhuyễn, đắp vào
những nơi bị bệnh.

×