Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM một số biện pháp để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.12 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………………………….
1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo viên dạy tiểu học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1.Tình trạng giải pháp đã biết
Trong thời đại hiện nay, việc đào tạo thế hệ trở thành những người lao
động có ích cho xã hội là việc làm cần thiết, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã
hội. Do đó, địi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo
đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy học sinh. Trong đó giáo dục
đóng vai trị quan trọng trong mọi hình thức, hành vi phẩm chất đạo đức được
hình thành ở nhà trường đặc biệt là cấp tiểu học. Hơn nữa giáo viên Tiểu học là
người đại diện cho nhà trường trực tiếp giảng dạy vào giáo dục các em học sinh,
ngoài việc cung cấp kiến thức, văn hóa cịn dạy các em về nề nếp, cách sống,
cách làm người, vì thế người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trị quan trọng:
vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn
tốt nhất của các em, quản lý tốt thì dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt
động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn.
Tạo sự đồn kết một lịng trong tập thể học sinh. Vì vậy, để làm tốt cơng tác giáo
dục chúng ta cần thật kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải chịu tốn nhiều thời
gian, cơng sức để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh và đặc biệt là phải
có tấm lịng u thương nhân ái của người thầy.
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi an tâm công tác.
- Đa số học sinh lớp tôi nhà gần trường, các em ngoan ngỗn, lễ phép với
thầy cơ, thực hiện tốt nội quy nhà trường. Đi học đều, vào lớp chăm chú nghe
giảng bài khơng nói chuyện riêng trong giờ học.



- Trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy tương đối đầy đủ nên giờ học
rất sinh động.
- Đội ngũ giáo viên trong tổ ln đồn kết, có tinh thần trách nhiệm cao,
thường xuyên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.
- Chi hội trưởng phụ huynh học sinh của lớp, rất nhiệt tình gắn bó với các
hoạt động của nhà trường về mọi mặt, quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia
đình học sinh.
- Đa số học sinh chăm ngoan được phụ huynh quan tâm mua sắm đủ đồ
dùng học tập.
* Khó khăn
Cịn một số ích phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em,
học sinh con nông dân hằng ngày cha mẹ phải đi làm mướn, các em thiếu sự
quan tâm nhắc nhở của cha mẹ. Có những em học sinh rất ngoan, hồn cảnh gia
đình kinh tế lại khó khăn, khơng có thời gian quan tâm đến việc học tập nên kết
quả đạt được khơng cao.
Cịn có vài phụ huynh học sinh có tư tưởng khốn trắng cho nhà trường và
thầy cô trong việc giáo dục con em mình.
3.2. Nội dung giải pháp để đề nghị cơng nhận sáng kiến.
a. Mục đích của giải pháp.
- Trong thời gian qua việc rèn luyện nề nếp cho học sinh trong lớp chủ
nhiệm, tôi đã rút được kinh nghiệm phát huy những ưu điểm, khắc phục những
hạn chế để làm tốt cơng tác chủ nhiệm.
- Trong giờ học ngồi việc giảng dạy kiến thức cho các em tôi thường
xuyên giáo dục các em về đạo đức, nề nếp học tập, quản lý tốt.
b. Những khác biệt, tính mới của giải pháp.
- Tơi đã tìm ra một số biện pháp giúp các em biết tự quản lớp tốt. Biết
được tư duy sáng tạo của từng học sinh trong lớp, thông qua nề nếp tự học, tự
quản, tự sinh hoạt…
c. Các giải pháp đã thực hiện.

- Khi bắt đầu năm học, tôi tiến hành ngay việc điều tra lý lịch từng học
sinh trong lớp. từ cơ sở đó có biện pháp giáo dục như sau: đối với những học
sinh có hồn cảnh khó khăn tơi ln kết hợp với gia đình, hội cha mẹ học sinh


các ban ngành đoàn thể tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em về vật chất cũng như
về tinh thần.
- Qua việc tìm hiểu trên có thể giúp tơi lựa chọn các phương pháp giáo
dục phù hợp đối với từng học sinh. Đặc biệt, sau khi tìm hiểu được hồn cảnh
của các em, tôi nhận thấy rằng muốn các em thật sự tin u và gắn bó với mình
thì bản thân tơi phải đến với các em bằng tấm lịng của người thầy, vì trẻ em
khơng phải em nào cũng có tính cách giống nhau. Có em khi sai phạm ta phải
hết sức nghiêm khác, nhưng cũng có em thì tơi dùng các hình thức để uốn nắn,
sữa chữa mà ta lại phải mềm mỏng, nhẹ nhàng phân tích lỗi lầm của các em mới
nhận ra.
- Với học sinh, sau ba tháng nghỉ hè, các em quên đi kiến thức cũ, tơi phải
tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp nhất đối với sự tiếp thu của từng học sinh
như: tôi đã gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm năm học lớp 2, giáo viên bộ môn, xem
lại kết quả học tập của các em qua sổ chủ nhiệm, đặc biệt là phần nhận xét của
giáo viên trong việc theo dõi q trình học tập, nhằm có kế hoạch rèn luyện cho
các em đạt kết quả cao hơn.
- Kết hợp ngay trong tuần ổn định, tôi kiểm tra phần đọc và viết của các
em như: đọc chính tả cho các em viết, cho các em đọc đoạn văn. Qua đó tơi thấy
chữ viết của các em phần lớn rất xấu, sai chính tả, nhiều em đọc bài rất chậm, tơi
tiếp tục kiểm tra kiến thức về toán học, dựa vào chương trình mà các em đã học
ở lớp 2 để nắm rõ tình hình học tập của các em như thế nào? Kết hợp với kết quả
khảo sát chất lượng đầu năm, biết được đặc điểm tính cách, sức học của từng
em, tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp, một em học kém, mắt yêu
ngồi ở phía trên gần bảng hơn những bạn khác. Những em thấp nhỏ ngồi trước,
những em cao lớn ngồi phía sau. Tơi sắp xen kẽ giữa những học sinh khá, giỏi là

những học sinh trung bình, yếu. Đặc biệt là những em nghịch được tơi bố trì
ngồi ở chỗ tơi dễ quan sát và ngồi cạnh những em hiền ngoan, lễ phép, chăm học
để những em này có cơ hội học ở bạn những điều mình chưa có.
- Sau khi đã điều tra đối tượng học sinh, sắp xếp chỗ ngồi xong, tơi bắt
đầu xây dựng cho mình một kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp.
* Tổ chức các hoạt động trên lớp
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.


- Việc tổ chức bình chọn được thực hiện cơng khai bằng cách cho các em
bỏ phiếu tính nhiệm. Sau khi có trong tay danh sách ban cán sự lớp, tôi tiến hành
họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em theo đúng năng lực của mình.
- Lớp trưởng chịu trách nhiệm bao quát chung các hoạt động của lớp, điều
khiển chung toàn lớp trong giờ tập trung sinh hoạt.
- Lớp phó học tập nắm tình hình chung chuẩn bị bài, truy bài đầu giờ của
các tổ hằng ngày ghi nhận vào sổ theo dõi, tổng kết điểm thi đua trong tuần.
- Lớp phó kỉ luật quản lý việc thực hiện nội quy lớp, trường, ý thức kỉ luật
của học sinh.
- Lớp phó văn thể mĩ chịu trách nhiệm giờ hát của lớp, cùng các bạn tham
gia các tiết mục văn nghệ, tham gia các phong trào của lớp, của trường….
- Lớp phó lao động chịu trách nhiệm về việc vệ sinh, lao động.
- Tổ trưởng kiểm diện hằng ngày, theo dõi quá trình học tập, chuẩn bị bài
của tổ mình ghi nhận vào sổ theo dõi, tổng kết điểm thi đua trong tuần và có
trách nhiệm hướng dẫn điều hành các hoạt động nhóm trong từng giờ học.
- Là những thành viên có học lực và năng lực quản lý tốt nhất trong tổ của
mình, sau đó hằng ngày, hàng tuần, hàng buổi họp ban cán sự lớp sẽ tiến hành
thực hiện tốt công việc như sau:
- Đầu giờ các em đến lớp sớm để truy bài, kiểm tra những việc như sau: đi
học đúng giờ soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học
tập…

- Tổ trưởng chấm điểm thi đua trong tuần theo quy định như sau: vi phạm
một nội dung trừ 5 điểm, làm được việc tốt cộng 5 điểm thưởng.
- Ví dụ: trong giờ học: theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu
xây dựng bài tốt được cơ khen, thì được cộng 5 điểm/lần, nói chuyện trong giờ
học hoặc vi phạm nội qui nhà trường đã quy định thì bị trừ 5 điểm/lần….
- Tơi duy trì buổi sinh hoạt cuối tuần đều đặn các em rất ham thích
- Trong giờ sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trị cố vấn cho
các em, chỉnh đốn cho các em hoạt động, cùng các em tháo gỡ những vướn mắt
khi các em thực hiện công việc.
- Tổng kết thi đua cuối tuần bình chọn tổ xuất sắc, cá nhân xuất sắc biểu
dương


- Tổ nào điểm thi đua thấp sẽ làm nhiệm vụ trực nhật trong tuần, cá nhân
vi phạm nội qui tôi động viên nhắc nhở em khắc phục.
* Xây dựng nề nếp học tập
Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng
nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm, như
truy bài đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra
bài tập về nhà của các bạn trong tổ… Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp
một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế ngay từ đầu
năm học giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách cho cả lớp học nội quy lớp
học, nội quy của nhà trường và mọi quy định của giáo viên.
- Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh
hoạt đầu giờ.
- Mỗi ngày tôi đều đến lớp sớm (15 phút) dành thời gian để quan tâm tới
các em, tạo cho các em sự tin cậy, hướng dẫn các em truy bài. Khi tơi gần gũi
với các em thì các em khơng cịn e dè, các em ham thích học tập hơn.
- Giao quyền tự quản cho ban cán sự lớp trong những hoạt động mà các
em đã được hướng dẫn để phát huy tính năng động cho lớp học mình.

- Tuyên dương, nhắc nhỡ kịp thời với những cá nhân tiến bộ và chưa tiến
bộ trong việc thực hiện nề nếp chung của lớp.
Ví dụ: Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép. Các em đi học mặc đồng
phục, vệ sinh cá nhân sạch sẽ… từ đó tạo cho các em sự tự giác biết tự lo cho
bản thân, tự giác học tập, thi đua để tạo thành tích giữa các thành viên trong lớp
và thi đua giữa các khối lớp trong toàn trường.
- Khi kết hợp chặt chẽ những hoạt động trên thì nề nếp lớp học sẽ đi vào
khn khổ và điều đó sẽ là một phần quan trọng giúp giáo viên tiến hành các
hoạt động học tập dễ dàng hơn.
- Nề nếp này phải được tiến hành thường xuyên theo từng buổi học mà
cần được duy trì suốt năm học.
- Ghi thời khóa biểu dán ngay góc học tập ở nhà.
- Sách vở để ngay ngắn không vứt lung tung. Bao và ghi nhãn vở đầy đủ,
không để quăn mép…
- Nhắc các em tối học bài xong phải chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập
cho ngày mai. Tránh sáng dậy trễ các em lúng túng nên soạn không đầy đủ.


- Vào đầu các buổi học các tổ trưởng kiểm tra lại các em có thói quen
chuẩn bị sách vớ đúng theo quy định, các em cảm thấy thoải mái khơng cịn lo
sợ khi đến lớp mà qn mang sách, vở, đồ dùng học tập…
* Xây dựng nề nếp học tập
- Tôi yêu cầu các em viết cụ thể thời gian biểu ở nhà của mình.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh qua việc kiểm tra bài cũ.
- Hướng dẫn cha mẹ học sinh quản lý học sinh học tập ở nhà (có góc học
tập ở nhà và thời gian biểu cho học sinh).
- Tôi ln tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng
học sinh mình phụ trách, để tăng cường tính tự học của học sinh, thường xuyên
sử dụng tranh ảnh, đồ dùng học mang tính minh họa cao để tạo hứng thú học tập
cho các em.

- Tạo cho học sinh có thói quen tự lực khơng dựa dẫm vào bạn khi vào
làm bài ở lớp cũng như kiểm tra.
-Tơi phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng.
* Đối với học sinh yếu
- Các em chán học do mất căn bản ở lớp dưới. Học sinh cảm thấy việc học
rất nặng nề.
- Qua tìm hiểu theo dõi trong q trình giảng dạy tơi nắm được những
kiến thức do học sinh bị hỏng. Trong giảng dạy tôi đã đưa ra bài tập dễ, sử dụng
câu hỏi nhỏ, đơn giản, phù hợp với sức học của mỗi em, gọi các em trả lời hoặc
làm bài tập, đồng thời tuyên dương kịp thời cũng như động viên giúp đỡ các em
trong quá trình thực hiện các bài tập. Từ các bài tập dễ đến nâng cao dần theo sự
tiến bộ của học sinh, tơi tích cực phụ đạo để củng cố kiến thức cho các em. Bên
cạnh đó tơi thành lập các đơi bạn cùng tiến để giúp đỡ các em cùng tiến bộ.
- Qua một thời gian tôi thấy các em tiến bộ hẳn lên.
- Tôi thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm để bổ sung phương pháp
phụ đạo và bồi dưỡng cho bản thân nhằm nâng cao hiệu qủa bồi dưỡng và phụ
đạo mà mình đã đặt ra.
- Tơi cố gắng xây dựng ở các em những động cơ học tập, khích lệ các em
vượt mọi trở ngại bằng sự quan tâm nhắc nhở và có sự khen thưởng kịp thời.
d. Hình thành nhân cách thông qua giờ học đạo đức.


- Thông qua các giờ học tập trên lớp cho học sinh xử lý các tình huống
như trị chơi đóng vai… từ đó học sinh biết nhận thức hành vi đúng, sai đoàn kết
giúp đỡ nhau.
- Giáo dục học sinh chấp hành nội quy nhà trường, lớp, nghỉ học phải xin
phép thực hiện trong các giờ sinh hoạt lớp phối hợp sinh hoạt dưới cờ.
- Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ trong tháng, trong năm, có
thái độ lễ phép với thầy cô, người lớn, gần gũi yêu mến bạn bè.
- Xây dựng một tập thể đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè lớp khi gặp khó

khăn.
- Giáo dục học sinh thăm hỏi bạn bè trong lớp, trong trường khi gặp khó
khăn hoạn nạn.
- Vận động học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện như: giúp
đỡ người khuyết tật, mua tăm tre ủng hộ người mù…
- Quan tâm giúp đỡ đến thành phần học sinh trong lớp đặc biệt là đối
tượng học sinh ích được gia đình quan tâm, học sinh có hồn cảnh khó khăn.
- Tơi ln theo dõi, động viên kịp thời để các em phấn đấu vươn lên.
- Giáo viên phải là tấm gương sáng để các em noi theo, giáo viên chủ
nhiệm còn phải biết phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp, phụ huynh học sinh,
các ban ngành đồn thể… để giáo dục các em có kết quả tốt hơn.
* Hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Giáo dục học sinh thực hiện tốt an tồn giao thơng, đội mũ bảo hiểm ghi
đi xe gắn máy;
- Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp”
thường xuyên chăm sóc cây xanh trong trường;
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện thể dục, thể thao như tập thể dục
mỗi buổi sáng, thể dục giữa giờ ở trường;
- Tham gia các hoạt động y tế để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh sốt
xuyết huyết, cúm, khám sức khỏe định kì… giáo dục học sinh giữ vệ sinh thân
thể, trang phục đến lớp luôn gọn gàng sạch sẽ.
- Động viên các em tham gia các hoạt động đoàn thể, phong trào do
trường tổ chức để rèn luyện thêm sự nhanh nhẹn, bạo dạng như: thi làm lồng
đèn, thi viết chữ đẹp, thi văn nghệ, vẽ tranh, kể chuyện, thi giải toán trên
internet…


- Giáo dục học sinh khuyến khích các em tích cực học tập và làm theo
năm điều Bác Hồ dạy.
- Hằng ngày lên lớp, tơi ln có sự trao đổi các giáo viên bộ môn, giáo

viên của các năm học trước để tạo thành một tập thể sư phạm có tác dụng đồng
bộ với từng học sinh và tập thể học sinh. Tôi luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến
của giáo viên bộ mơn về tình hình của lớp, đặc biệt là những học sinh có hồn
cảnh khó khăn, những em còn rụt rè trong giờ học cũng như những học sinh
chưa quen trong giờ học bộ môn.
- Trong các tiết học hoạt động ngồi giờ lên lớp, tơi thường xuyên cho
những tiết mục văn nghệ xen kẽ để tạo cho các em sự tự tin trong môn học Âm
nhạc.
* Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh
- Thường xuyên thông báo kịp thời từng tháng từng đợt thi đua cho phu
huynh an tâm.
- Bằng những biện pháp trên được phối hợp trong suốt năm học.
- Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh cá biệt, học sinh có hồn cảnh
khó khăn để kịp thời động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cho các em đến lớp đều
đặn.
- Để sĩ số không bị giảm tôi thường xuyên động viên các em đến lớp đều,
nếu thấy em nào vắng mặt 2 đến 3 ngày là tơi tìm đến nhà tìm hiểu nguyên nhân
động viên em ra lớp, thường xuyên tạo khơng khí vui vẻ, hịa nhập cho các em
trong giờ học.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến này tôi đã áp dụng cho học sinh, giáo viên tổ khối Ba làm cơng
tác chủ nhiệm có hiệu quả.
3.4 Hiệu quả lợi ích thu được
* Hiệu quả
- Sau khi áp dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp như
trên, tơi nhận thấy lớp học có học sinh biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong
học tập, lớp chủ nhiệm có những chuyển biến tích cực, duy trì được nề nếp sinh
hoạt cuối tuần, nề nếp tự quản trong và ngoài lớp tốt, hạnh kiểm được đánh giá
thực hiện đầy đủ và đặc biệt khơng có học sinh bỏ học.



- Thực tế năm qua lớp tơi qua các kì kiểm tra đầu năm, cuối năm học sinh
khá giỏi tăng dần lên rõ rệt. Cuối năm khơng có học sinh yếu.
- Chất lượng cụ thể học sinh lớp 34 năm học: 2015 – 2016 như sau:
- Duy trì sĩ số: 100%
- Học sinh hồn thành chương trình lớp học đạt 100%
- Học sinh được Hiệu trưởng tặng giấy khen và phần thưởng:7 em học
sinh, đạt tỉ lệ 54%
- Học sinh được Hiệu trưởng tặng giấy khen vì đã có thành tích có tiến bộ
vượt bậc trong học tập 3 em đạt tỉ lệ: 23%
- Vận động học sinh tham gia BHYT, BHTN đạt 100%
- Chất lượng học sinh năng khiếu
- Kết quả các hội thi
- Cấp trường: thi vở sạch chữ đẹp đạt 1 giải nhất, thi tiếng hát học sinh đạt
1 giải nhất, chạy xa đạt 1 giải nhất, cờ vua đạt 1 giải nhất, thi vẽ tranh đạt 1 giải
nhì, 1 giải 3.
Trải qua thời gian áp dụng có hiệu quả, tơi đã đem kinh nghiệm của mình
chia sẻ cùng giáo viên trong tổ, được các bạn đồng tình thực hiện. Vì thế chất
lượng học tập khối Ba từng bước nâng dần lên rõ rệt.
Trên đây là một số biện pháp về công tác chủ nhiệm, tôi đã áp dụng trong
cơng tác chủ nhiệm lớp đã có hiệu quả. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các
cấp lãnh đạo, để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hồn thiện hơn. Tơi chân
thành cảm ơn.
Mỏ Cày Nam, ngày 14 tháng10 năm 2015



×