Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm và dạy học lớp 5 theo mô hình VNEN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.44 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phường 4, ngày 25 tháng 3 năm 2015

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Họ và tên : Hà Thanh Hải
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Văn Lang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm và dạy học lớp 5
theo mô hình VNEN”.
2. Sự cần thiết ( Lý do nghiên cứu):
Chúng ta có câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”. Vâng! Đây là câu tục ngữ
đúng với đạo lý trong giáo dục của dân tộc ta từ xưa đến nay. Vì mỗi con người chúng
ta ngoài sự chăm sóc, dạy dỗ của gia đình để trở thành người công dân có ích cho xã
hội thì bên cạnh đó còn có người thầy đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục
nhân cách, tri thức, hành vi của mỗi người. Mặt khác để đáp ứng nhu cầu nước ta
ngày càng phát triển và hội nhập với các nước khác trên thế giới thì giáo dục là một
trong những lĩnh vực phải gắn liền với sự phát triển đó. Vì giáo dục hình thành những
con người có tri thức, có trình độ khoa học nhất định để phục vụ cho đất nước. Mà
trong hệ thống giáo dục bậc Tiểu học là một nền tảng quang trọng vì sự thành công
của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các
bậc học tiếp theo. Đây là bậc học tạo nền móng cho sự phát triển của một Quốc gia.
Mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện nay: “ Hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, định hướng
con người biết tự học, tự sáng tạo ra những sản phẩm mới để phục vụ cho xã hội.
Từ đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và nhu cầu cần thiết của xã hội thì
Bộ Giáo dục đã và đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo định
hướng mô hình VNEN. Một số trường trong các tỉnh thành ở nước ta đang thực hiện
dạy thử nghiệm mô hình trường học mới. Bắt đầu từ năm học 2012 – 2013 đến nay,
trường tôi được chọn dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới (VNEN). Bản
thân tôi được trực tiếp giảng dạy lớp 5B. Đây là năm thứ ba thực hiện đổi mới phương


pháp và hình thức tổ chức dạy học, mọi cái vẫn còn bỡ ngỡ vì thế người giáo viên tiểu
học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, hình
thành phương pháp tự học, hình thành nhân cách cho học sinh. Nhưng làm được điều
đó không phải là dễ và đây là điều tôi luôn trăn trở trong quá trinh thực hiện dạy học
theo mô hình VNEN trong năm học này.
1


Xuất phát từ nhận thức trên, là một giáo viên chủ nhiệm trực tiếp dạy lớp 5, bản
thân tôi luôn nghiên cứu, tìm ra những phương pháp trong công tác chủ nhiệm và dạy
học đạt hiệu quả góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến
kinh nghiệm “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm và dạy học lớp 5 theo mô
hình VNEN ” để nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thử nghiệm sáng kiến:
- Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo nhà trường và cấp trên
cùng sự quan tâm các bậc phụ huynh học sinh đến chương trình dạy học theo mô hình
VNEN.
+ Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép và các em được trang bị đầy đủ sách
hướng dẫn học tập.
+ Phần đông phụ huynh và học sinh quan tâm đến mô hình dạy học này.
+ Sách hướng dẫn học VNEN được thiết kế 3 trong 1 ( tức là sách giáo khoa,
sách giáo viên, vở bài tập cùng trong một quyển, điều đó rất thuận tiện cho giáo viên
và học sinh trong việc dạy và học, bên cạnh đó còn giảm bớt chi phí cho phụ huynh
học sinh để mua sách tài liệu cho con em mình, giảm bớt phần nào cho việc gánh nặng
của những phụ huynh gặp khó khăn trong cuộc sống).
+ Mô hình dạy học của VNEN trên cơ bản là chuyển từ hoạt động của giáo viên
trước đây sang hoạt động của học sinh. Tức là chuyển từ dạy học truyền thống sang
dạy học tích cực của học sinh.

+ Bản thân tôi cùng các giáo viên ở trường ham thích dạy theo mô hình VNEN
vì nó mang lại hiệu quả tích cực và thuận lợi trong việc dạy và học.
- Khó khăn:
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong công
tác chủ nhiệm và dạy học theo mô hình VNEN như sau:
+ Về cơ sở vật chất phòng học và bàn ghế chưa phù hợp với mô hình học
VNEN ( Vì phòng học nhỏ hơn so với số lượng học sinh, bàn ghế di chuyển chưa
thuận lợi trong việc thảo luận nhóm).
+ Đa số các em chưa phát huy được Hội đồng tự quản của lớp.
+ Các trưởng Ban ở các lớp dưới lên hoạt động chưa mạnh dạn.
+ Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải giúp đỡ gia đình nên không
có thời gian học tập; một số em thì do ảnh một số vấn đề về môi trường xung quanh
như: Tình trạng chốn học chơi điện tử, một số em thiếu sự quan tâm của phụ huynh
2


nên các em đi học không đều, học lực yếu, thiếu dụng cụ học tập khi đến lớp hay đến
lớp không thuộc bài, chưa làm làm bài tập…
+ Dạy học theo mô hình này đòi hỏi giáo viên phải có một trình độ nhất định
nào đó và mặc dù không yêu cầu soạn giáo án nhưng giáo viên phải xem nội dung bài
trước để giải đáp những thắc mắc của các nhóm gặp khó khăn trong lúc thảo luận. ( Vì
tài liệu này không có sách hướng dẫn) và đặc biệt là khâu hình thành các nhóm và
hướng dẫn cho các em thành một thói quen tự học, tự chiếm lĩnh những kiến thức mới
thông qua thảo luận nhóm và liên hệ thực tế hàng ngày cùng với sự gợi ý của giáo
viên.
+ Một số em chưa quen với việc tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cho mình. ( Vì
trước đây các em đã quen với phương pháp học theo sự giảng giải của giáo viên các
em nghe sau đó thực hành theo, hoặc đôi lúc thảo luận nhóm nhưng cũng chỉ với hình
thức chứ chưa thật sự học sinh chủ động trong việc học nhóm); một số em không tích
cực học tập mà còn trông chờ vào những bạn học giỏi trong nhóm không chịu hoạt

động hay nhúc nhát, không mạnh dạn trước đông người để trình bày ý kiến của mình.
+ Ngoài ra, một số em giỏi thì lại ganh đua quá mức không chịu thống nhất hay
lắng nghe ý kiến của người khác.
2. Các giải pháp:
Ngay từ đầu năm học 2014 - 2015 tôi được phân công chủ nhiệm và dạy lớp 5 theo
chương trình VNEN ( qua thời gian đã học hỏi bạn bè đồng nghiệp ở những lớp đã áp
dụng dạy chương trình VNEN trước đây 2 năm) và qua thời gian áp dụng thực tế tôi
áp dụng một số biện pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn trên như sau:
2.1: Hình thành Hội đồng tự quản của lớp: ( Ngay đầu năm học )
Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển
về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động
thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh. Đối
với dạy mô hình VNEN công tác chủ nhiệm đầu năm rất quan trọng. Vì bộ máy hội
đồng tự quản hoạt động tốt thì các tiết học mới có hiệu quả tốt.
Cách thực hiện thành lập hội đồng tự quản như sau:
Bước 1: Cho học sinh tự ứng cử vào hội đồng tự quản hoặc thông qua danh sách đề
cử của các học sinh trong lớp, ( có thể là phụ huynh của các em giới thiệu)
Bước 2: Tranh cử ( bằng cách các thành viên tự giới thiệu về năng lực học tập hay
năng khiếu của mình).
Bước 3: Bỏ phiếu kín bầu theo danh sách ứng cử, hoặc đề cử vào hội đồng tự quản
của lớp. ( Bầu ra chủ tịch, 2 phó chủ tịch).
Bước 4: Kiểm phiếu ( lấy số phiếu từ cao xuống thấp công khai trước lớp)
3


Bước 5: Những em trúng cử vào hội đồng tự quản ra mắt và hứa hẹn.
Cách lập hội đồng tự quản của học sinh theo sơ đồ sau:

HĐTQHS
CHỦ TỊCH HĐTQ


PHÓ CT HĐTQ

PHÓ CT HĐTQ

BAN
HỌC TÂP

BAN
THƯ VIỆN

BAN
QUYỀN LỢI
HỌC SINH

BAN
ĐỐI NGOẠI

BAN
SỨC KHỎE
VỆ SINH

BAN
VĂN NGHỆ
TDTT

Sau khi bầ u ra Hộ i đồ ng tự quả n củ a lớ p thì tiế p theo bầ u cá c trưở ng
nhó m. Bỏ phiếu bầu các trưởng nhóm giống như bầu chủ tịch và phó chủ tịch.
Sự thay đổi của tổ chức lớp học theo mô hình VNEN với Hội đồng tự
quản học sinh có thể thay đổi nếu như cá c thà nh viên trong hộ i đồ ng hoạ t

độ ng không hiệ u quả . Nhóm là một bộ phận gắn kết cơ bản xuyên suốt cả
quá trình dạy và học nó tạo điều kiện để rèn luyện các kĩ năng và hợp tác
của nhóm.
2.2.Trang trí lớp học :
Mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường
yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự
sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh nó tạo cho các em nhận thức về cái
đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp, góp thêm cho lớp học một
luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh. Vì vậy, tôi đã kết hợp với phụ huynh và học sinh để tổ chức
trang trí lớp học. Tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh và học sinh dùng các tờ giấy bìa để
gấp các phong bì thư, các ngôi nhà nhỏ xinh xắn sau đó cùng trang trí lên tờ giấy A 0
để làm “Hộp thư bè bạn”, “Ngôi nhà yêu thương lớp 5B” :
- Hộp thư bè bạn”, “Ngôi nhà yêu thương lớp 5B”: Đây là nơi hội tụ những cảm
xúc của các thành viên trong lớp. Ngay lập tức, góc nhỏ đáng yêu ấy tạo nên hiệu ứng
sôi nổi tới các bạn học sinh. Mỗi buổi sáng, những lá thư với dòng chữ còn hơi nguệch
ngoạc nhưng chất chứa bao tình cảm sâu lắng, những mảnh giấy nhỏ bé, rồi cả hình vẽ
ngộ nghĩnh đáng yêu về bạn bè trong lớp, những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của lớp
lần lượt xuất hiện trên tường ngôi nhà.
- Hộp thư điều em muốn nói: Mục đích nhằm giúp cho học sinh có cơ hội bày tỏ ý
kiến, những điều em không tiện nói trước lớp, những ý kiến, những chia sẽ về cuộc
4


sống, hoàn cảnh gia đình, về tâm sinh lý….Giúp cho học sinh bày tỏ tất cả những
vướng mắc trong cuộc sống và trong học tập, các em viết một bức thư nhỏ và gửi vào
hòm thư của lớp. Cuối mỗi tuần GV sẽ mở hòm thư phân loại và có cách xử lý cho
từng vấn đề học sinh đặt ra, có thể phối hợp với gia đình, nhà trường, địa phương để
có cách giải quyết tế nhị và có hiệu quả nhất.
- Góc cộng đồng: Giáo viên và học sinh sưu tầm, giới thiệu về văn hóa lịch sử của địa

phương, dân tộc, các tác phẩm thơ ca hò vè, trò chơi dân gian….Các sản phẩm của địa
phương làm ra. Chính hoạt động này kích thích các em hứng thú tìm tòi, sưu tầm, giới
thiệu và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa, lịch sử truyền thống một cách
tự nhiên, bền vững.
Ví dụ: Ở vùng đất Cà Mau: Thì truyền thống về nghề dệt chiếu ở Tân Thành thuộc
thành phố Cà Mau, nghề chài, lưới, nuôi tôm, lấy ong, làm đủa đước,… ở các huyện
như Năm Căn, Đầm Dơi, U Minh,…
- Góc thư viện : Là tủ sách thân thiện có sự đóng góp của phụ huynh, học sinh , giáo
viên, có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương tạo điều kiện cho các em ham đọc
sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đưọc cho các em. Rèn kĩ năng sống có
trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp.
Ngoài việc đọc sách tăng thêm vốn tri thức, học sinh còn tham gia các hoạt động giới thiệu
quyển sách của em do giáo viên phụ trách lớp hướng dẫn, giúp các em tự tin hơn, diễn đạt tốt
hơn. Đây là một trong những kĩ năng sống rất cần thiết cho học sinh sau này.
- Góc sáng tạo: Giúp học sinh trưng bày những sản phẩm thực hành, thí nghiệm đạt hiệu quả
tốt, hay những bài toán khó, bài văn hay các em đính lên đó để các bạn khác tham khảo, hay
quan sát học tập và nêu gương theo.
Ví dụ: Các em sáng tạo dòng điện dùng sức nước ở môn khoa học, hay những quy luật, công
thức tính trong toán học, … các em đính vào góc sáng tạo để các bạn quan sát và học tập theo.
- Góc môi trường: Thông qua góc môi trường giúp các em có ý thức gìn giữ môi trường
xung quanh và chăm sóc cây xanh, yêu thích thiên nhiên.
Ví dụ: Vào đầu giờ của mỗi buổi học các em thay nhau phân công để trực tưới cây, hoa cho
góc môi trường thêm xanh tươi và đẹp.
2.3 Xây dựng phong trào học tập:
a. Phát huy vai trò của nhóm trưởng:
Học theo mô hình VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho học sinh ngồi đối diện nhau.
HS tự thảo luận, tự tìm vướng mắc và tự đưa ra phương án giải quyết.
Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét trong học nhóm theo
mô hình VNEN, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm
trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do giáo viên yêu

cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi
5


chơi. Tuy nhiên để tiết học dạy theo mô hình VNEN thành công hay không thì phụ
thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Và công việc chính của nhóm trưởng đó là: thay
giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động
nhóm. Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các thành viên trong nhóm.
Ví dụ: Trước khi vào học nội dung của bài thì nhóm trưởng phải điều hành các thành
viên trong nhóm đọc mục tiêu, sau đó phân công các thành viên trong nhóm hoạt động
theo yêu cầu của giáo viên hay theo sách hướng dẫn học ( theo lô go).
- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào đọc
xong thì giơ tay lên)
- Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất
- Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai….
(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để giáo viên
biết đến kiểm tra).
Chẳng hạn: Giờ học Kỹ thuật: Bài Lắp ghép chiếc cần cẩu: Sau khi đọc mục tiêu xong
thì nhóm trưởng phân công các thành viên trong trong nhóm đều phải hoạt động và
mỗi người một việc một cách lôgíc không một người nào ở không. Hay chuẩn bị cho
một tiết học môn Khoa học: Cây con mộc lên từ hạt. Đối với bài này thì nhóm trưởng
phân công cụ thể các thành viên trong nhóm mỗi người phải chuẩn bị ít nhất 1 cây để
thực hành ( có thể phân công mỗi người một cây khác nhau, theo sự thống nhất trong
nhóm)
Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy
động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo
ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết
cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử
dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và
quản lí công việc. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi

không tự giải quyết được công việc. Nếu nhóm nào thực hiện nhanh có nhiều học sinh
giỏi thì giáo viên có thể thêm một lượng bài tập hoặc câu hỏi nâng cao để phát huy
khả năng học sinh giỏi càng ngày tiến bộ hơn; bên cạnh đó cũng động viên và nhắc
nhỡ những nhóm học tập còn chậm hay giao nhiệm vụ một số nhóm thực hiện tốt hỗ
trợ cho nhóm thực hiện còn chậm.
b. Thi đua học tập giữa các nhóm:
Để phát huy thi đua học tập của các nhóm thì sau mỗi tiết học đều nhận xét và tuyên
dương những cá nhân hay nhóm thực hiện tốt.
Ví dụ: Bình chọn những nhóm thảo luận hay thực hành tốt. ( Cho các nhóm bình
chọn lẫn nhau có thể bằng cách vỗ tay hay thưởng một bông hoa cho nhóm thực hiện
tốt rồi đính lên góc thi đua học tập để cuối tuần tổng kết xem nhóm nào nhiều bông
hoa hơn,... )
6


Đầu tháng tôi đều bám theo chủ điểm của tháng đó để lên kế hoạch cho các em thi
đua cùng nhau học tập có tiến bộ.
Ví dụ: Chủ điểm “ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11” phát động thi đua
lập thành tích thi đua cá nhân hoặc nhóm học có tiến bộ để khen thưởng. Ngoài ra,
còn lồng ghép giáo dục đạo đức cho các em vào các môn học như: Đạo đức lối sống,
Tập đọc , Lịch sử,…
Mỗi ngày đều thực hiện công tác chủ nhiệm 15 phút đầu giờ để nhắc nhở các em
như xem lại bài, vệ sinh lớp học, các nhóm trưởng báo cáo việc kiểm tra dụng cụ học
tập, chuẩn bị đồ dùng học tập của các thành viên trong nhóm mình …
Mỗi tuần trong giờ sinh hoạt lớp đều đánh giá và nhận xét trong tuần. Có thể đóng
góp ý kiến của các thành viên trong lớp rồi tổng kết lại từng nhóm xem nhóm nào học
tập, vệ sinh, nền nếp đạt hiệu quả cao nhất ( có thể khen thưởng) rút kinh nghiệm
những nhóm còn hạn chế. Tìm ra nguyên nhân khắc phục để tiến bộ hơn.
Kết thúc tháng đều nhận xét và đánh giá những mặt thực hiện tốt, những mặt còn
hạn chế. Từ đó đưa ra phương hướng và kế hoạch cho tháng tiếp theo thực hiện tốt

hơn.
Ngoài ra còn kết hợp giáo viên bộ môn xem lực học của từng em trong tuần hoặc
trong tháng có tiến bộ hay không? hay có vi phạm gì trong học tập không? Từ đó nhắc
nhở kịp thời từng em, đặc biệt chú ý những em học yếu hay học sinh cá biệt.
c. Phát huy tác dụng của các góc:
Trong các tiết học có thể phát huy các góc học tập có hiệu quả.
Chẳng han:
Môn Toán: Bài hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Yêu cầu học sinh nêu một
số ví dụ đồ vật có dạng hình hộp chũ nhật và hình lập phương trong thực tế hàng ngày
thì học sinh có thể áp dụng ngay: “Hộp thư những điều em muốn nói” ( ở góc học tập).
Hay một không nhớ công thức tính một số hình có thể xem “góc sáng tao” các em học
sinh giỏi đã trình bày các công thức hay bài toán khó ở góc sáng tạo có sẵng.
Môn Tiếng Việt: Giải nghĩa một số từ như: Lưới, chài, lú,… Học sinh có thể quan
sát những vật thật ở “góc cộng đồng”.
Môn Khoa học: Như bài Trồng cây con từ hạt, từ thân,… Học sinh có thể trưng bài
xung quanh “góc môi trường”.
Môn Địa Lý, Lịch Sử: Học sinh có thể đến “góc học tập” và “góc thư viện” nhận
một số hình ảnh có liên quan đến bài học, bản đồ, hay quả địa cầu,…
d. Phát huy năng lực của các trưởng Ban:
Trưởng ban văn nghệ: Khi đầu giờ mỗi buổi hoc, hay thời gian nghỉ giải lao thì
Trưởng Ban Văn Nghệ có nhiệm vụ điều hành lớp văn nghệ, hay cho các bạn chơi trò
chơi phù hợp với lứa tuổi và thời gian điều kiện của lớp. Trưởng Ban Văn nghệ cũng
có thể hướng dẫn các bạn tham gia các phong trào văn nghệ của trường.
Ví dụ: Tập các bài hát theo từng chủ đề.
Chẳng han: Chủ đề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Qua các bài hát: Biết ơn thầy
cô, Ơn thầy, Bụi phấn…
7


Trưởng ban học tập: Đầu giờ trước khi vào học trưởng ban học tập có thể kiểm

tra hay nhắc nhỡ các nhóm trưởng kiểm tra tập vở, các bài tập ở các nhóm và trong
các giờ học trưởng ban học tập có thể giúp các nhóm khó khăn trong việc thảo luận
nhóm.
Trưởng ban thể dục thể thao: Kết hợp với giáo viên thể dục, Tổng phụ trách đội
hướng dẫn cho các bạn tập luyện thường xuyên.
Ví dụ: Rèn đội tuyển bóng đá, chạy xa, ném bóng, tập nghi thức Đội,..
Trưởng ban quyền lợi học sinh: Trưởng ban này có thể thắc mắc những vấn đề
thiếu sót trong việc nhận xét đánh giá giữa các bạn học sinh với nhau, hay nhận xét
đánh giá của giáo viên với học sinh. Ví dụ trong các giờ sinh hoạt lớp hay cuối các tiết
học các nhóm bình chọn nhận xét với nhau không chính xác thì trưởng ban này có thể
thắc mắc hay kiến nghị với giáo viên xem xét lại…
Trưởng ban sức khỏe, vệ sinh: Trưởng ban này có nhiệm vụ nhắc nhỡ, kiểm tra
việc trực nhật của các nhóm đầu giờ, hay việc giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá
nhân.
Trưởng ban đối ngoại: Có nhiệm vụ trong các giờ như: cắm trại, hay giao lưu với
các lớp khác trong trường hay trường khác thì trưởng ban này có thể liên hệ, làm quen
để tạo điều kiện cho lớp giao lưu, vui chơi, học tập.
2.4. Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa:
Ngoài việc phát huy các hoạt động của các nhóm, các ban thì các hoạt động của
nhà trường, hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt tập thể cũng không kém phần quan
trọng. Vì đây cũng là các hoạt động nhằm động viên các em tích cực tham gia các
phong trào của trường, của lớp:
Ví dụ : Do nhà trường phát động: Viết văn hay chữ tốt, văn nghệ, TDTT, viết báo
tường, vẽ tranh theo chủ đề,…
Sinh hoạt ngoại khóa: Tổ chức cho các em vui chơi, tham quan, sinh hoạt phong
trào văn nghệ, thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng,
thăm viếng một số di tích lịch sử ở địa phương. Phù hợp điều kiện học tập của nhà
trường tổ chức.
Ví dụ: Thăm viếng Phủ thờ Bác ở Phường 1, nghĩa trang Mười Người ở Phường
9, Chùa Phật Tổ Phường 4,…

Ngoài ra còn tổ chức cho các em chơi các trò chơi lành mạnh trong giờ ra chơi
hay các buổi sinh hoạt Đội. Giúp cho các em thêm thoải mái hơn về tinh thần trong
học tập. Cũng nhằm đúng với cuộc vận động phong trào thi đua: “ Xây dựng trường
học thân thiện. Học sinh tích cực.”
Qua đó các em thấy được cái hay cái đẹp, những việc cần làm những việc không
nên làm. Các em thêm yêu con người, quê hương đất nước. Nhớ những công ơn
những người đi trước đã hi sinh vì quê hương tổ quốc, ngày nay thế hệ trẻ phải ra
công học tập, lao động sống có ích cho xã hội. Đây cũng là một trong những động cơ
học tập của các em.
Qua từng phong trào nêu cụ thể cho các em thấy rõ ý nghĩa thiết thực của mỗi
phong trào. Từ đó các em có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao khi tham gia
lao động, Biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
8


2.5 Giáo dục học sinh cá biệt:
Đối với các em học sinh cá biệt tôi luôn quan tâm giúp đỡ nhiều hơn vì những em
này thường do những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nhưng có chung một đặc
điểm thường là học sinh “yếu, nghỉ học nhiều, vi phạm nội quy nhà trường…”. Cho
nên phải chú ý tìm hiểu từng em, hướng dẫn và giúp đỡ các em đó tiến bộ trong học
tập như: kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, gia đình và xã hội.
Ví dụ : Đề xuất nhà trường khen thưởng những em có thành tích trong các phong
trào, học sinh khá, giỏi, năng khiếu và học sinh cá biệt khi các em có hướng phấn đấu
tốt.
Mặt khác lồng ghép giáo dục các em vào những buổi sinh hoạt Đội.
Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt Đội có thể lên kế hoạch và giao cụ thể cho những Chi
đội kèm cặp những em học lực còn yếu, những em vi phạm nội quy nhà trường. Giúp
đỡ những bạn trong lớp cùng tiến bộ. Chẳng hạn bạn thường đi học trễ giờ thì có thể
giao cho bạn đó kiểm tra giờ giấc đi học của các bạn khác trong lớp để bạn đó có trách
nhiệm và không mất lỗi đi học trễ nữa.

Động viên ửng hộ những bạn gặp khó khăn trong học tập.
* Ngoài các biện pháp trên giáo viên phải mẫu mực trước học sinh và một tấm
gướng sáng cho các em noi theo đúng với cuộc vận động phong trào thi đua: “ Xây
dựng trường học thân thiện. Học sinh tích cực.”
III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Tính mới: Đối với sáng kiến này có những tính mới như sau:
- Công tác chủ nhiệm lớp và dạy học theo chương trình VNEN khác với cách tổ
chức và chủ nhiệm lớp ở chương trình hiện hành là: Tổ chức và dạy học theo chương
trình VNEN giáo viên chủ nhiệm cơ bản là người định hướng, tổ chức cho mọi hoạt
động nhóm và cá nhân thực hiện nhẹ nhàng, như khâu tổ chức Hội đồng tự quản, các
góc học tập có thể kết hợp sự tham gia đóng góp ý kiên và ủng hộ của các phụ huynh.
Vì đây là chương trình mang tính chất cộng đồng và xã hội cùng tham gia xây dựng.
- Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN khác phương pháp dạy
học hiện hành: Đây là mô hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp học, về
trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động
dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học
sinh được tham gia vào quá trình học tập giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp
học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về
phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận
dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây
dựng bài học. Phương pháp học theo nhóm luôn hiện hữu, cố định, xuyên suốt cả quá
trình tham gia học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được học tập
thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên
các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập. Phương pháp dạy học
theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo
trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác, kĩ năng học
9



nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện.
2. Tính hiệu quả và khả thi:
Trên đây là những giải pháp mà bản thân tôi đã đúc rút và vận dụng trong quá
trình thực hiện chủ nhiệm và dạy học theo mô hình trường học kiểu mới và đã đạt
được những kết quả đáng mừng. Các phụ huynh đã quan tâm và có nhận thức đúng
đắn về việc học tập của con em mình. Học sinh đều có ý thức tự học và học theo
nhóm có hiệu quả cao, đặc biệt hầu hết các em đều có ý thức tự quản và tự giác trong
mọi hoạt động, các em đoàn kết nhau cùng tiến bộ trong học tập. Qua đó chất lượng học
sinh ngày càng tiến bộ hơn trong học tập cũng như nề nếp lớp học.
* Đầu năm học: 2014 – 2015 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B với 39 học
sinh , kết quả đầu năm học khảo sát như sau:
TỔNG
SỐ HS

39/11
nữ

Điểm
MÔN

9-10

7-8

5-6

Dưới 5

SL


TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

TIẾNG VIẾT

4

10,3

5

12,8

19

48,7

11


28,2

TOÁN

6

15,4

10

25,6

13

33,4

10

25,6

* Được sự thống nhất của lãnh đạo nhà trường và tổ chuyên môn, tôi đã áp
dụng những kinh nghiệm trên vào thực tế, kết quả đạt được sau gần một năm
học lớp do tôi chủ nhiệm có tiến bộ rõ rệt như sau:
TỔNG
SỐ HS

39/11

Điểm

MÔN

9-10

7-8

5-6

Dưới 5

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

TIẾNG VIẾT

17


43,6

18

46,1

4

10,3

/

/

TOÁN

20

51,2

15

38,5

4

10,3

/


/

KHOA HỌC

30

76,9

9

23,1

/

/

/

/

LS VÀ ĐL

25

64,1

11

28,2


3

7,7

/

/

ANH VĂN

19

48,7

18

46,1

2

5,2

/

/

Nhìn chung sau khi thực hiện những biện pháp trên, các em biết tự điều hành trong
nhóm hoạt động và học tập với nhau rất tốt. Đặc biệt không có tình trạng học sinh bỏ
học hay vi phạm nội quy nhà trường. Ngoài ra các em tham gia các phong trào của
nhà trường, địa phương hay cấp trên đạt hiệu kết quả rất cao như :

-

Số học sinh thi văn nghệ vòng trường đạt: 3 tiết mục.
10


-

Kể chuyện về Bác Hồ vòng trường đạt : 1 em.
Thi nghi thức Đội ở trường đạt giải nhất toàn trường. Lớp được chọn làm chi
Đội mẫu.

-

Thi bóng đá mi ni vòng trường đạt giải nhất.

-

Phong trào mũi nhọn đat :
+ 3 em đạt giải toán bằng tiếng Anh trên internet cấp tành phố.
+ 1 em đạt giải toán bằng tiếng Việt trên internet cấp thành phố
+ 1 em đạt giải toán bằng tiếng Anh trên internet cấp tỉnh.

- Nhiều lần lớp được biểu dương trước buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ở trường
như : Vệ sinh lớp sạch sẽ, thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường, một vụ việc
mà cả trường đều ghi nhớ hình ảnh của một em học sinh nhặt được một cái ví gồm: 1
chiếc điện thoại di động và hơn 500.000 nghìn đồng trả lại cho người bị mất.
-

Lớp được công nhận lớp tiên tiến xuất sắc.


-

Duy trì sĩ số lớp học: 100 %

-

Về vở sạch chữ đẹp: Loại A: 30 em chiếm 76,9 %.
Loại B: 09 em chiếm. 23,1 %.

-

Học sinh “Hoàn thành xuất sắc” đat: 17 em chiếm 43,6 %

-

Học sinh “ Hoàn thành tốt” đạt: 18 em chiếm 46,2%

Đặc biệt đã giúp đỡ được1em học sinh khuyết tật hoà nhập tiến bộ. Các em đã mạnh
dạn, tự giác trong các hoạt động vui chơi cũng như học tập.
3. Phạm vi áp dụng:
Đề tài nghiên cứu về “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm và dạy
học theo mô hình VNEN”. Nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác
chủ nhiệm và dạy học nhóm ở lớp 5B và các lớp học theo mô hình
VNEN ở Trường Tiểu học Văn Lang thuộc thành phố Cà Mau năm học
2014 – 2015.
IV. KẾT LUẬN:
- Học nhóm theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính

tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp

các em phát huy tốt các kĩ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh
giá lẫn nhau trong giờ học.
- Giáo viên chủ nhiệm chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học
sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn
của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài, rèn cho các
em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân các em
trong mõi tiết học, phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh.
Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ của
học sinh thông qua các hoạt động học tập.
11


- Để có được kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên nói chung và
giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn
luyện.
- Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học.
- Nắm vững các cách chia nhóm và tổ chức nhóm.
- Khai thác hiệu quả các góc: Góc học tập, góc sáng tạo, hợp thư bè bạn, góc môi
trường,..
- Phát huy nguồn lực các trưởng nhóm, các trưởng ban một cách có hiệu quả.
- Rèn luyện cách chia nhóm thông qua các tiết học một cách thường xuyên.
- Chuẩn bị tốt cho mình bộ đồ dùng phục vụ cho việc học nhóm của HS.
- Hoạt động nhóm có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các khối lớp ở
cấp Tiểu học, đặc biệt là mô hình trường học mới VNEN.
- Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm dạy chương trình VNEN phải tích hợp nhiều hoạt
động trong công tác giáo dục học sinh và tổ chức dạy học.
Ý kiến đề xuất:
Trong quá trình sáng kiến kinh nghiệm cũng gặp những mặt thuận lợi và khó
khăn. Từ đó tôi xinh trình bày một số kiến nghị và đề xuất như sau:
- Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường với các trường dạy thí điểm

VNEN để tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập lẫn nhau.
- Cơ sở vật chất như: phòng học, bàn ghế thiết kế phù hợp với điều kiện lớp học
VNEN để tạo điều kiện cho các em học tập tốt.
- Tài liệu hướng dẫn học ( sách giáo khoa) cung cấp kịp thời và đầy đủ các môn học
để các em có đủ sách học một cách tốt nhất.
* Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong thời gian qua đã mang lại thành
công trong công tác chủ nhiệm của cá nhân nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng
của nhà trường nói chung. Được giảng dạy lớp 5 nhưng với kinh nghiệm dạy theo
chương trình VNEN chưa phải là nhiều, tôi chỉ xin trình bày những điều mình thực
hiện khá thành công trong công tác chủ nhiệm dạy theo mô hình VNEN. Vì trình độ lý
luận và thời gian nghiên cứu có hạn nên sáng kiến này không tránh khỏi thiếu sót nhất
định. Kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp của hội đồng khoa học để sáng
kiến này được hoàn chỉnh hơn. Được áp dụng toàn trường hoặc cho cả địa phương
trong thời gian tới tốt hơn. Tôi xin chân thành cám ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP
…………………………………………….
…………………………………………….
…………………………………………….
….………………………………………....

Người báo cáo

Hà Thanh Hải

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
12



Phường 4, ngày 25 tháng 03 năm 2015

BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm và dạy học lớp 5 theo mô
hình VNEN”.
- Tên cá nhân thực hiện: Hà Thanh Hải
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/08/2014 đến: 25 /05/2015
1 .Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Để đáp ứng nhu cầu nước ta ngày càng phát triển và hội nhập với các nước khác
trên thế giới thì giáo dục là một trong những lĩnh vực phải gắn liền với sự phát triển
đó. Vì giáo dục hình thành những con người có tri thức, có trình độ khoa học nhất
định để phục vụ cho đất nước. Sự thành công của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn
đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Đây là bậc học tạo nền
móng cho sự phát triển của một Quốc gia, mà mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện
nay: Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, định hướng con người biết tự học, tự sáng tạo ra những
sản phẩm mới để phục vụ cho xã hội. Xuất phát từ những nhận thức đó nên tôi chọn
sáng kiến kinh nghiêm: “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm và dạy học lớp 5 theo mô
hình VNEN”.

2. Mô tả sáng kiến ( nội dung sáng kiến)

- Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện sáng kiến.
- Các giải pháp:
2.1 Hình thành Hội đồng tự quản của lớp:
2.2 Trang trí lớp học:
2.3 Xây dựng phong trào học tập:
a. Phát huy vai trò của nhóm trưởng

b. Thi đua học tập giữa các nhóm
c. Phát huy tác dụng của các góc
d. Phát huy năng lực của các trưởng Ban
2.4. Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa:
2.5 Giáo dục học sinh cá biệt:
3. Đánh giá về tính mới của sáng kiến:
Công tác chủ nhiệm lớp và dạy học theo chương trình VNEN khác với cách tổ
chức và chủ nhiệm lớp ở chương trình hiện hành là: Tổ chức và dạy học theo chương
trình VNEN giáo viên chủ nhiệm cơ bản là người định hướng, tổ chức cho mọi hoạt
động nhóm và cá nhân thực hiện nhẹ nhàng, như khâu tổ chức Hội đồng tự quản, các
góc học tập, thi đua học tập giữa các nhóm. Nếu nhóm nào thực hiện tốt thì các thành
viên trong nhóm đó phải thực hiện tốt. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm có thể kết hợp
sự tham gia đóng góp ý kiên và ủng hộ của các phụ huynh. Vì đây là chương trình
mang tính chất cộng đồng và xã hội cùng tham gia xây dựng.
Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN khác phương pháp dạy
học hiện hành: Đây là mô hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp học, về
trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
4. Đánh giá về tính hiệu quả và khả thi của sáng kiến:
13


Được sự thống nhất của lãnh đạo nhà trường và tổ chuyên môn, tôi đã áp dụng
những kinh nghiệm trên vào thực tế, kết quả đạt được sau gần một năm học lớp do tôi
chủ nghiệm có tiến bộ rõ rệt như sau:
Điểm
TỔNG
MÔN
9 - 10
7-8

5-6
Dưới 5
SỐ HS
SL TL SL TL
SL
TL
SL
TL
TIẾNG VIẾT 17 43,6 18 46,1
4
10,3
/
/
TOÁN
20 51,2 15 38,5
4
10,3
/
/
39/11
KHOA HỌC
30 76,9 9 23,1
/
/
/
/
LS VÀ ĐL
25 64,1 11 28,2
3
7,7

/
/
ANH VĂN
19 48,7 18 46,1
2
5,2
/
/
- Số học sinh thi văn nghệ vòng trường đạt: 3 tiết mục.
-

Kể chuyện về Bác Hồ vòng trường đạt : 1 em.
Thi nghi thức Đội ở trường đạt giải nhất toàn trường. Lớp được chọn làm chi
Đội mẫu.
Thi bóng đá mi ni vòng trường đạt giải nhất.
- Phong trào mũi nhọn đat :
+ 3 em đạt giải toán bằng tiếng Anh trên internet cấp tành phố.
+ 1 em đạt giải toán bằng tiếng Việt trên internet cấp thành phố
+ 1 em đạt giải toán bằng tiếng Anh trên internet cấp tỉnh.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Đề tài nghiên cứu về “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm và dạy
học theo mô hình VNEN”. Nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác
chủ nhiệm và dạy học nhóm ở lớp 5B và các lớp học theo mô hình
VNEN ở Trường Tiểu học Văn Lang thuộc thành phố Cà Mau năm học
2014 – 2015.
6. Kiến nghị, đề xuất:
- Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường với các trường dạy thí điểm
VNEN để tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập lẫn nhau.
- Cơ sở vật chất như: phòng học, bàn ghế thiết kế phù hợp với điều kiện lớp học
VNEN để tạo điều kiện cho các em học tập tốt.

- Tài liệu hướng dẫn học (sách giáo khoa) cung cấp kịp thời và đầy đủ các môn học
để các em có đủ sách học một cách tốt nhất.
Ý kiến xác nhận
của Thủ trưởng đơn vị

Ngày 25 tháng 3 năm 2015
Người báo cáo

Hà Thanh Hải

14



×