Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Qui tắc Trời nắng 16 (Sunny 16 rule) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.63 KB, 5 trang )

Qui tắc Trời nắng 16 (Sunny 16 rule)

Trong nhiều trường hợp, do những lý do này khác, bạn sẽ cần điều
chỉnh phơi sáng thủ công (manual). Một qui tắc hữu dụng giúp bạn điều
chỉnh phơi sáng (exposure) hiệu quả là qui tắc Trời nắng 16 (Sunny 16 rule).
Qui tắc này rất đơn giản: Trong môi trường sáng trời nắng to, đặt khẩu độ
mở (apature/ f-stop) bằng f/16 và điều chỉnh tốc độ chụp (shutter speed) bằng với
chỉ số ISO (hoặc giá trị gần nhất).
Ví dụ: Trời nắng (xác định bằng cách quan sát bóng nắng đậm nét) > khẩu
độ mở (KĐM) = 16; ISO = 100; tốc độ cửa chập = 100
Mở rộng qui tắc này cho các trường hợp khác
Trời nắng (bóng nắng đậm rõ nét) - Sunny: f/16
Trời hơi có mây (bóng nắng nhạt, nét mờ) - Slightly overcast: f/11 (KĐM
nhỏ hơn 1 bước so với f/16)
Trời nhiều mây (hơi có bóng nắng rất mờ) - Overcast: f/8 (KĐM nhỏ hơn
2 bước so với f/16)
Trời rất nhiều mây (không có bóng) - Heavy overcast: f/5.6 (KĐM nhỏ
hơn 3 bước so với f/16)
Trong bóng râm ngoài trời - Open shade (không có bóng): f/4 (KĐM nhỏ
hơn 4 bước so với f/16)
Ngược sáng - Backlighting: f/11 (KĐM nhỏ hơn 1 bước so với f/16)
Kết hợp với độ nhạy ISO, ta sẽ được các giá trị phơi sáng (exposure value)
tương ứng. Trong các bảng đối chiếu dưới đây, các giá trị phơi sáng trong cùng
một bảng có giá trị như nhau, ví dụ 1/50 + f/22 = 1/100 + f/16.
Trong chụp phong cảnh thường sử dụng ISO 200 và theo kinh nghiệm của
các nhiếp ảnh gia kỳ cựu, thì để tốc độ cửa chập ở 1/800 và khẩu độ mở f/8 cho
phơi sáng tối ưu với ISO 200. Bạn nên ghi nhớ kết hợp này để làm thông số tham
chiếu hiệu quả.







Qui tắc Một phần ba (rule of thirds)
trong nhiếp ảnh
Qui tắc Một phần ba là một qui tắc vàng cho thiết kế bố cục trong nghệ
thuật nhiếp ảnh và các lĩnh vực nghệ thuật khác như hội họa và thiết kế mỹ
thuật. Theo qui tắc này, khuôn hình được chia làm chín phần đều nhau bởi
hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc. Bốn điểm giao cắt của các đường
ngang và dọc này được sử dụng để tạo bố cục trong nhiếp ảnh.
Qui tắc này cho rằng bố trí chủ thể của hình ảnh tại bốn điểm này sẽ tạo sự
chú ý của người xem và làm nổi bật chủ thể hơn là bố trí chủ thể vào giữa khuôn
hình. Đây là lý do tại sao trên nhiều máy ảnh có chức năng hiện đường phân chia -
trong ống ngắm hoặc trên màn LCD - thành chín phần để người chụp dễ tạo bố
cục theo nguyên tắc Một phần ba hơn.
Cũng với qui tắc này, trong khuôn hình của một bức ảnh, các mảng đối
tượng chụp khác nhau được bố trí lệch một phần ba - theo chiều ngang hoặc dọc -
trên bức ảnh. Ví dụ, trong bức ảnh có trời và biển, thì đường chân trời sẽ được bố
trí theo đường chia ngang thứ nhất (một phần ba bên dưới) hoặc đường chia ngang
thứ hai (một phần ba phía trên). Nếu trong ảnh có một đối tượng thẳng đứng như
một cái cậy hay một người, đối tượng đó sẽ được bố trí dọc theo đường chia dọc
thứ nhất (bên trái) hoặc đường chia dọc thứ hai (bên phải) chứ không nên bố trí
vào trung tâm của bức ảnh.
Qui tắc Một phần
ba được nhiều nhiếp ảnh gia ứng dụng để tạo thêm tính nghệ thuật cho bức ảnh.
Qui tắc này đầu tiên xuất hiện vào năm 1797 trong nghệ thuật hội họa phong cảnh.
Tuy nhiên, mặc dù công nhận qui tắc này giúp cho nhiếp ảnh gia và họa sĩ
tạo bố cục tốt hơn cho ảnh hay tranh của mình, nhiều chuyên gia hội họa và nhiếp
ảnh cũng cho rằng đây chỉ là một qui tắc mang tính tham khảo và không nên lúc
nào cũng đem ra áp dụng bởi mỗi bức ảnh hay tranh hội họa đều cần sự sáng tạo

với những bố cục độc đáo của người sáng tác. Điều này hoàn toàn đáng quan tâm
bởi mọi qui tắc đều chỉ có thể áp dụng ở một chừng mực nhất định và những tác
phẩm tuyệt tác luôn tìm tòi, khám phá những nét “phá cách” để đem đến cho
người xem những góc nhìn mới mẻ trong nghệ thuật.

×