Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MÔN HỌC TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.38 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH
DƯƠNG KHOA LUẬT HỌC

MƠN HỌC: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGỒI HỢP ĐỒNG

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Phan Nguyễn Bảo Ngọc
Sinh viên thực hiện
: Trần Lâm Phương Trinh
MSSV
: 17140065
SĐT
: 0799823205


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... 3
I.

NHẬN THỨC VỀ MÔN HỌC......................................................................... 4
1.1. Chương 1: Các Quy Định Chung Về Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại
Ngoài Hợp Đồng................................................................................................... 4
1.2. Chương 2: Các Trường Hợp Bồi Thường Thiệt Hại Cụ Thể.......................... 5
1.3. Chương 3: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Nhà Nước....................6

II. THỰC TIỄN...................................................................................................... 9
Một số ví dụ minh họa....................................................................................... 9
III. BẤT CẬP PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN................................12
Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín


...........................................................................................................................12

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan là tác giả của bài thu hoạch này. Từ khâu ý tưởng cho đến dàn bài
và triển khai làm bài không vay mượn, sao chép của bất kì cá nhân hay tổ chức
nào. Tơi cam đoan là chủ sở hữu của bài thu hoạch này và tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm về nội dung được đề cập trong bài.


I.

NHẬN THỨC VỀ MÔN HỌC
1.1.

Chương 1: Các Quy Định Chung Về Trách Nhiệm Bồi Thường
Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng
- Khái Niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó khơng
có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi
của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng
đã ký kết.
1.1.1. Xác Định Thiệt Hại
- Thiệt Hại Về Tài Sản (quy định tại Điều 589 BLDS 2015)
+ Thiệt hại về vật chất:
 Tài sản bị mất, bị hủy hoặc bị hư hỏng
 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và
khắc phụ thiệt hại

 Lơi ích gắn liền với việc sử dụng, khai
thác tài sản bị mất, bị giảm sút
- Thiệt Hại Do Sức Khỏe Bị Xâm Phạm
+ Thiệt hại về vật chất:
 Trước khi chết:
- Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng, phục hồi..
- Thu nhập thực tế bị giảm sút của người
bị thiệt hại
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực thế
bị mất của người chăm sóc người bị thiệt
hại...
- Thiệt hại khác do luật quy định
 Sau khi chết:
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà
người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
+ Tổn thất về tinh thần
- Thiệt Hại Do Danh Dự, Nhân Phẩm, Uy Tín Bị Xâm Phạm
+ Khái niệm và các các trường hợp gây thiệt hại:
 Danh dự (lịng tự trọng – uy tín – nhân
phẩm) là sự đánh giá của xã hội đối với
một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm
chất chính trị và năng lực của người đó.
 Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá
trị tinh thần của một cá nhân với tính cách
là một con người.


+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

bao gồm thiệt hại về vật chất, chi phí hợp lý để hạn chế
khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm.
- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585
BLDS2015
1.1.2. Điều Kiện Làm Phát Sinh Trách Nhiệm Và Nguyên Tắc Bồi
Thường
- Có thiệt hại thực tế xảy ra (vật chất và tinh thần)
- Có hành vi trái pháp luật (hành động hoặc khơng hành
động)
+ Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp
của chủ thể vào đối tượng thông qua công cự, phương
tiện gây thiệt hại, chẳng hạn: trộm cắp tài sản của người
khác, hành vi đi vào đường cấm..
 VD: xâm phạm trực tiếp đến mồ mả: đào
bới mồ mả, khai quật mồ mả không đúng
quy định của pháp luât...
+ Hành động không gây thiệt hại: là một hình thức của
hành vi gây thiệt hại làm biến đổi tình trạng bình thường
của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng
việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắt
buộc phải làm trong khi bản thân chủ thể có đầy đủ điều
kiện để làm việc đó.
 VD: vi phạm các quy định về chức năng
nghề nghiệp; bác sĩ phải có nghĩa vụ cứu
chữa cho bệnh nhân...
- Có quan hệ nhân quả giữa hành vị và hậu quả
- Người vi phạm có lỗi ( suy đốn người gây thiệt hại có
lỗi. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)
+ Khái niệm Lỗi: là thái độ tâm lý của người gây thiệt

hại, thể hiện nhận thức và mong muốn của mình đối với
hành vi gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi đó gây ra.
+ Hình thức lỗi: Lỗi cố ý & lỗi vơ ý (Điều 308 BLDS
2005; khoản 2 Điều 364 BLDS 2015).
*Một số trường hợp phải bồi thường dù khơng có lỗi:
- Khoản 2, Điều 586; Điều 602; Khoản 3, Điều 603.
1.2.

Chương 2: Các Trường Hợp Bồi Thường Thiệt Hại Cụ Thể
1.2.1. BTTH do vượt quá giới hạn PVCĐ (Điều 594)
1.2.2. BTTH trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết (Điều 595)
1.2.3. BTTH do người dùng chất kích thích gây ra (Điều 596)


- Xét trường hợp người dùng chất kích gây có chủ động
dùng hay không chủ động dùng.


1.2.4. BTTH do người của pháp nhân (Điều 618)
1.2.5. BTTH do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực
hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh
viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý.
1.2.6. BTTH do người làm công, người học nghề gây ra (Điều 600)
- VD: A thuê B vận chuyển tài sản cho mình, trên đường
vận chuyển, B điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt
ẩu và gây thiệt hại về sức khỏe cho C => phát sinh
TNBTTH do người làm công gây ra.
1.2.7. BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601)
1.2.8. BTTH do gây ô nhiễm môi trường (Điều 602)

1.2.9. BTTH do súc vật gây ra (Điều 603)
- VD: TT48/2009 BNNVPTNN hướng dẫn các biện pháp
phòng chống bệnh dại ở động vật. ( Khi ni chó phải đăng
ký và UBNN cấp cơ sở cấp sổ quản ly. Chấp hành việc
phòng). Nghĩa là ni chó trong nhà phải xích, chó ra ngồi
phải xích, có người dắt và phải có rọ mõm..phải chịu trách
nhiệm nếu để chó cắn người hoặc cản trở phương tiện giao
thông.
1.2.10. BTTH do cây cối gây ra (Điều 604)
1.2.11.BTTH do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra (Điều
605)
1.2.12. BTTH do xâm phạm thi thể (Điều 606)
1.2.13. BTTH do xâm phạm mồ mả (Điều
607) 1.2.14. BTTH do người tiêu dùng (Điều
630)
1.3.

Chương 3: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Nhà Nước
1.3.1. Quy định chung
- Khái niệm người thi hành công vụ: là người được cơ quan
nhà nước giao nhiệm vụ trong hoạt động quản lý hành
chính, tố tụng (dân sự, hình sự, hành chính..), thi hành án.
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
+ Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định có hành vi vi phạm.
+ Hành vi vi phạm đó thuộc phạm vi bồi thường của
luật TNBTCNN
+ Trong lĩnh vực tố tụng có bản án, quyết định của cơ
quan có thẩm quyền về việc người tham gia tố tụng bị
thiệt hại, bị oan do không vi phạm pháp luật không

phạm tội.
=> Cơ quan bồi thường là cơ quan quản lý người thi hành
công vụ gây thiệt hại.
 Chú ý: Nhà nước không bồi thường trong
các trường hợp sau:
- Do lỗi của người bị thiệt hại,


- Người bị thiệt hại cung cấp chứng cứ sai
sự thật, che giấu chứng cứ.
- Do bất khả kháng, tình thế cấp thiệt.
- Trách nhiệm của cơ quan phải bồi thường.
+ Tiếp nhận, thụ lý đơn khi có yêu cầu.
+ Xác minh thiệt hại, thương lại, quy định giải quyết bồi
thường.
+ Tham gia tố tụng tại tòa án.
+ Thực hiện việc bồi thường.
+ Yêu cầu người thi hành công vụ hoàn trả.
+ Giải quyết khiếu nạo tố cáo liên quan đến bồi thường.
+ Khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại.
+ Bác cáo kết quả giải quyết theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Bồi thường trong quản lý hành chính
- Các trường hợp bồi thường
+ Ban hành quyết định xử phạt hành chính.
+ Áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm.
+ Áp dụng biện pháp cưỡng chế, tháo dỡ...
+ Áp dụng biện pháp đưa người vào trường giáo dưỡng,
cơ sở chữa bệnh..
+ Cấp, thu hồi giấy phép đầu tư, kinh doanh..
+ Áp dụng thuế, phí, lệ phí thu thuế, phí...

+ Áp dụng thủ tục hải quan
+ Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp thu hồi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
+ Cấp, đình chỉ, hủy văn bằng bảo hộ SHCN.
+ Không cấp giấy chứng nhận đầu tư, kinh doanh.
+ Các trường hợp khác do luật pháp quy định.
- Thủ tục bồi thường
+ Yêu cầu xác định hành vi trái pháp luật của người thi
hành công vụ.
+ Để được bồi thường chủ thể phải nộp đơn.
+ Thẩm quyền giải quyết là TAND cấp huyện
- Yêu cầu bồi thường trong q trình khởi kiện vụ án hành
chính
+ Chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu BTTH trong vụ
án hành chính.
+ Phải gửi đơn yêu cầu BT.
1.3.3. Trách nhiệm BTTH nhà nước trong hoạt động tố tụng
- Phạm vi BT trong tố tụng hình sự Điều 26:
+ Người bị tạm giữ có QĐ hủy bỏ vì khơng VPPL.
+ Người bị tạm giam, phạt tù, tự hình mà có BA,
QĐ của cơ quan quan có TQ là khơng phạm tội.


+ Người bị khởi tố, truy tố xét xử thi hành án mà không
bị tạm giữ, giam, thi hành án có thời hạn có BA, QĐ của
cơ quan có TQ không phạm tội
+ Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong
cùng một vụ án đã chấp hành hình phạt tù, nhưng sau đó
có BA, QĐ của cơ quan nhà nước có TQ xác định người

đó khơng phạm một hoặc một số tội và hình phạt của
những tội cịn lại ít hơn thời gian bị tạm giam, thi hành
án phạt tù thì được BT.
+ Thời gian bị tạm giam, thi hành án phạt tù vượt quá
được bồi thường.

-

- BTTH do người tiến hành TTDS, HC gây ra
+ Tự mình áp dụng bp khẩn cấp tạm thời.
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái với biện
pháp mà cá nhân tổ chức yêu cầu.
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá với yêu
cầu biện pháp mà cá nhân tổ chức yêu cầu.
+ Ra BA, QĐ mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm
sai lệch hồ sơ vụ án.
Cơ quan bồi thường:
+ Cơ quan điều tra
+ Cơ quan VKS
+ Trách nhiệm bồi thường của tòa án trong TTHS
+ Trách nhiệm bồi thường của cơ quan thi hành án
1.3.4. Thiệt hại
- Về Vật Chất
- Về Tinh Thần (Khôi phục danh dự)


II.
THỰC TIỄN
Một số ví dụ minh họa:
1. BTTH trong trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng

(Đ594)
- VD: A vay của B 50 triệu đồng, do làm ăn thua lỗ nên A khơng
có khả năng trả cho B. B th 1 nhóm gồm 5,6 người đến nhà A
địi nợ. A xin khất sẽ trả sau nhưng nhóm người đó khơng đồng ý
và đã lao vào đấm, đá A, do bị đánh hội đồng nên A vớ được ngay
con dao và quơ đi quơ lại để tự vệ, không may đã gây thương tích
cho một người với tỷ lệ thương tích là 50%.
- Nhận định về tình huống trên: Ở trường hợp của trên thì việc A
bị 5,6 người cùng xông vào đánh, đấm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội vì họ đang xâm phạm trực tiếp đến tính mang, sức khỏe của
A. Và A có quyền phịng vệ chính đáng, tuy nhiên để chống trả lại
hành vi nguy hiểm đó A đã dùng dao chống trả lại quá mức cần
thiết gây tổn hại sức khỏe một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là
50%. Vì vậy, căn cứ tại Khoản 1 Điều 136 BLHS 2015 hiện hành,
A đã thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác do vượt q giới hạn phịng vệ chính
đáng và A phải chịu trách nhiêm bồi thường thiệt hại đối với người
bị thiệt hại.
2. BTTH trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
(Đ595)
- VD: Nhà C bị cháy, D dỡ nhà E liền kề với nhà C để tạo khoảng
trống, tránh cháy lan. Nhưng do có mâu thuẫn với G từ trước nên
D dỡ luôn nhà của G (cạnh nhà C).
- Nhận định về tình huống trên: ban đầu D có hành vi gây ra một
thiệt hại nhỏ hơn để tránh nguy cơ đám lửa cháy lan là dỡ nhà của
E, nhưng sau đó hành vi dỡ ln nhà của G do có mâu thuẫn với G
từ trước là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thế, vì chỉ cần dỡ nhà
của E thơi cũng đủ để tránh cháy lan, do đó thì D phải bồi thường
thiệt hại cho G, và cơ quan chức năng cần tìm ra nguyên nhân của
đám cháy để xác định rõ hơn thiệt hại cũng như người đứng ra

chịu trách nhiệm cho vụ cháy này.
3. BTTH trong trường hợp do người dùng chất kích thích gây ra
(Đ596)
- VD: Q và P là bạn thân thời đi học, sau mấy chục năm không
gặp. P kéo Q vào quán nhậu, vừa uống rượu vừa trị chuyện. Q
khơng uống được rượu nhưng vì P ép quá, nể bạn, Q cố uống vài
chén cho P vui lòng. Lúc đứng dậy ra về, Q thấy đầu chống váng,
đi được vài bước, Q xơ vào một chiếc bàn trong quán, làm đổ nồi
lẩu đang sôi vào hai vị khách đang ăn khiến họ bị bỏng nặng.


- Nhận định về tình huống trên: Q phải là người bồi thường do 2 vị
khách đó vì theo khoản 1, Điều 596 thì người do uống rượu hoặc
do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng
nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì
phải bồi thường.
4. BTTH trong trường hợp do người của pháp nhân gây ra (Đ597)
- VD: anh A lái xe cho công ty cổ phần vận tải B, trong quá trình
làm nhiệm vụ anh A đã phóng nhanh vượt ẩu gây thiệt hại cho chị
C (đi đúng luật giao thông) khiến chị C bị tổn thương về sức khỏe
là 40%.
- Nhận định về tình huống trên: Do anh A đã gây ra tai nạn trong
lúc làm nhiệm vụ nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về công
ty cổ phần vận tải B để đảm bảo tính tồn bộ và kịp thời, bảo vệ
quyền và lợi ích của người bị hại. Sau đó cơng ty vận tải B sẽ có
quyền u cầu anh A hồn trả lại một khoản tiền căn cứ vào mức
độ lỗi, mức thiệt hại cũng như hoàn cảnh của anh A.
5. BTTH trong trường hợp do người dưới 15 tuổi, người mất năng
lực hành vi dân sự gây ra trong trong gian trường học, bệnh viện,
pháp nhân khác trực tiếp quản lý (Đ599)

- VD: Trường trung học cơ sở H tổ chức cho các em học sinh lớp 7
đi tham quan và cắm trại tại khu du lịch Thủy Châu. S (12 tuổi) cố
tình trêu đùa, đã đẩy L – một bạn gái cùng lớp ngã xuống suối,
không ngờ L đập đầu vào đá dẫn đến chấn thương não. L phải đi
cấp cứu và nằm điều trị trong bệnh viện nhiều ngày. Bố mẹ L đã
đâm đơn kiện S ra tòa và cho rằng nhà trường cũng phải có trách
nhiệm đối với vụ việc này.
- Nhận định về tình huống trên: trường hợp trên thì S đã gây thiệt
hại trong thời gian thuộc sự quản lý của nhà trường, vì nhà trường
tổ chức cho học sinh đi tham quan, vì vậy trách nhiệm bồi thường
thiệt hại thuộc về nhà trường trung học cơ sở H. Nếu trường chứng
minh được mình khơng có lỗi trong việc quản lý (ví dụ S khơng
chấp hành quy định chung, lén chạy ra suối chơi và gây thiệt hại)
thì bố mẹ S phải chịu trách nhiệm bồi thường.
6. BTTH trong trường hợp do người làm công, học nghề gây ra
(Đ600)
- VD: anh N đang học tại một tiệm sửa xe mô tô do ông H làm
chủ, cách đây vài ngày anh N được giao sửa một chiếc xe của
khách hàng, sau khi sửa xong nhưng thấy khách chưa đến lấy nên
anh N lấy xe của khách chạy đi công việc cá nhân, nhưng do bất
cẩn anh N đã lao vào cột điện làm móp đầu xe của khách. Sau đó
khách hàng sửa xe đã yêu cầu bồi thường.


- Nhận định về tình huống trên: Đối với thiệt hại gây ra chiếc xe
máy do khách hàng giao cho tiệm ơng H sửa chữa, khách hàng có
quyền u cầu ông H bồi thường thiệt hại vì ông H là chủ tiệm có
nghĩa vụ trơng giữ, bảo quản khi thực hiện việc sửa xe, sau đó ơng
H có quyền u cầu anh N hồn trả lại cho ơng H một khoản tiền
theo quy định vì anh N đã có lỗi tự ý lấy xe và bất cẩn làm hư xe.

7. BTTH trong trường hợp do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Đ601)
- VD: T và X là hàng xóm với nhau, một hơm do có việc gấp nên
X đã mượn xe gắn máy của T để đi công việc, X là người chưa có
bằng lái xe, T biết vậy nhưng vẫn cho X mượn vì X đã nài nỉ hết
sức và hứa rằng sẽ khơng làm hư hại gì, sau đó khi đang tham gia
giao thơng vì tay nghề lái xe chưa đủ vững nên X đã lỡ tông trúng
đít xe của chị B khiến chị B ngã ra đường và bị thương còn chiếc
xe của chi B bị trầy. Chị B yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Nhận định về tình huống trên: T vốn là chủ sở hữu của chiếc xe,
rõ ràng T biết X chưa có bằng lái mà vẫn giao xe cho X sử dụng
thì T phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường theo khoản 2 Điều
601 BLDS 2015 sau đó thì người được sử dụng xe là X sẽ hoàn trả
lại cho T số tiền đã bồi thường vì đây là lỗi của X.
8. BTTH trong trường hợp gây vô nhiễm môi trường (Đ602)
- Đây là trường hợp mà ngay cả khi chủ thể không làm ô nhiễm
môi trường vẫn phải bồi thường dù khơng có lỗi.
- VD: cơng ty A đã có các biện pháp xử lý nước thải nhưng không
ngăn chặn được hậu quả xảy ra, nguồn nước thải tiếp tục rị rỉ thì
cơng ty A vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
9. BTTH trong trường hợp do súc vật gây ra (Đ603)
- VD: ơng P có một con trâu, giao cho Y (13 tuổi - là con gái ông)
chăn dắt. Khi chị V đang gieo mạ trên đồng đã bị con trâu húc té
ngửa, dẫn đến rạn xương vai. Chị V yêu cầu ông P phải bồi thường
thiệt hại vì con trâu của ơng đã gây ra thiệt hại cho chị. Nhưng ông
P cho rằng, chị V cũng có lỗi trong việc này, do chị V cầm bó mạ
đứng hua hua trên bờ khiến con trâu lầm tưởng rằng chị muốn cho
nó ăn nên nó đã chạy lại giành bó mạ, và chị cố tình giằng lại bó
mạ nên con trâu đã húc chị.
- Nhận định về tình huống trên: Ơng P phải đứng ra chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị V vì ơng là chủ sở hữu con

trâu, là người có lỗi đối với thiệt hại mà con trâu gây ra. Chị V
hoàn toàn khơng có lỗi trong vụ việc trên vì hành động giành lại
bó mạ là bảo vệ tài sản của mình chứ khơng hề khiêu khích con
trâu.


III.

BẤT CẬP PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
*Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín.
- Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân
phẩm, uy tín:
+ Có thiệt hại thực tế xảy ra: thiệt hại về vật chất hoặc tổn thất tinh
thần của người bị xâm hại do hành vi trái pháp luật gây ra và người bị
thiệt hại do xâm phạm, danh dự, uy tín phải chứng minh được thiệt hại
thực tế xảy ra mới có quyền u cầu địi bồi thường thiệt hại vì nếu khơng
có thiệt hại thì sẽ khơng phát sinh trách nhiệm bồi thường.
+ Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật: hành vi mà pháp
luật cấm. Bởi quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể
là quyền được pháp luật bảo hộ, bất khả xâm phạm. Vì vậy, mọi hành vi
xâm phạm đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng như xâm phạm bí
mật đời tư, vu khống, làm nhục người khác đều được xem là hành vi trái
pháp luật, nếu có thiệt hại xảy ra phải bồi thường thiệt hại theo luật định.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
thực tế xảy ra.
+ Lỗi
- Xác định thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín: quy định tại khoản 1,
Điều 592 BLDS 2015. Tuy nhiên sự thiệt hại về tinh thần, cụ thể ở đây là
tổn thất tinh thần thì việc xác định thiệt hại là rất khó và phức tạp và

những căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cũng
chưa được pháp luật quy định rõ dù theo khoản 2 Điều 592 BLDS các
nhà làm luật đã trao quyền tự thỏa thuận mức bồi thường tổn thất tinh
thần cho các bên đương sự, trường hợp khơng thỏa thuận được thì Tịa án
sẽ quyết định số tiền bồi thường không quá 10 lần mức lương cơ sở.
+ Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình
thức xâm phạm (bằng lời nói...). hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền
thơng tin xúc phạm. Nhưng, để xác định mức bồi thường này là rất khó vì
quy định pháp luật cịn chung chung, chưa có bất kì căn cứ định lượng
nào có thể dựa vào mà quy định mức bồi thường cho từng trường hợp cụ
thể.
- Trên thực tế, ngày nay với sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội,
hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm trở nên cực kì phổ
biến, việc sử dụng những ngơn từ khơng phù hợp nhằm cơng kích người
khác đã để lại những hậu quả nặng nề, gây ra những chấn động tâm lý to
lớn cho người bị xâm hại, một số người không chịu nổi sự xâm hại này
dẫn đến trầm cảm, tâm thần hoặc thậm chí lựa chọn việc tự sát. Vì thế,
những chi phí để điều trị về sức khỏe tâm lý, phục hồi chấn thương về
mặt tinh thần vẫn được xem là những thiệt hại trực tiếp từ hành vi vi
phạm gây ra, Tòa án vẫn cần chấp nhận.
- 2 bản án minh họa về việc xác định mức bồi thường thiệt hại về danh
dự, nhân phẩm, uy tín:
+ Bản án số 1: Bản án số 80/2019/DS_PT ngày 11/4/2019 của Tòa án
nhân tỉnh Tây Ninh. Anh N khởi kiện yêu cầu chị O bồi thường do chị P
có hành vi đăng thông tin xúc phạm anh N trên mạng xã hội. Từ những


thông tin sai sự thật chị O đã đăng lên mạng xã hội facebook, đã làm cho
các anh em trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và khách hàng có những
suy nghĩ tiêu cực, hiểu nhầm về anh N. Một số người khơng hiểu chuyện

đã có những bình luận mang tính chất xúc phạm và cố ý chia sẻ tràn lan
trên mạng xã hội. Anh N yêu cầu chị O gỡ bỏ nhưng chị không thực hiện.
Anh N yêu cầu chị O bồi thường tổn thất tinh thần là 13.000.000 đồng
(10 tháng lương tối thiểu), Tòa án cấp sở thẩm và phúc thẩm đều chấp
nhận mức bồi thường tối đa này mà khơng đưa ra bất kỳ lập luận gì về
mức này là phù hợp.
+ Bản án số 2: Bản án số 130/2019/DS-PT ngày 04/11/2019 của Tòa
án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Bà L và bà Đ khởi kiện bà P yêu cầu bồi
thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm với mức bồi thường tổn
thương tinh thần là 5.000.000 đồng/người do bà P có tranh chấp đất đai
với bà L và bà Đ nên bà P đã viết thư vu khống xúc phạm là L và bà Đ
gửi đến các ban, ngành và thông gia của bà Đ, ngồi ra, bà P cịn dán
thơng tin này lên cột điện. Xét thấy hành vi của bà P đã xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà L và bà P nên Tòa án các cấp đều xác
định có thiệt hại tinh thần và mức bồi thường là 03 tháng lương cơ sở tại
thời điểm xét xử tương đương là 4.470.000 đồng.
=> Từ 2 bản án trên, ta có thể thấy về mức bồi thường tổn thất tinh thần
do xâm phạm đến danh dự ,nhân phẩm, uy tín là rất khó để xác định là
bao nhiêu cho hợp lý. Hai vụ việc trên Tòa án đã quyết định mức bồi
thường nhưng không đưa ra lý do để xác định như thế là hợp lý, ở bản án
thứ nhất chấp nhận mức bồi thường là 10 tháng lương cơ sở nhưng bản án
số 2 thì giảm xuống còn 03 tháng lương cơ sở mặc dù đối với bản án đầu
tiên thì hành vi xâm phạm được thực hiện bằng nhiều phương thức hơn
như dán giấy ở cột điện, gửi thư cho thông gia. Dường như, việc ấn định
mức bồi thường thiệt hại mang tính cảm tính, chủ quan của hội đồng xét
xử, dẫn đến sự thiếu thống trong việc xử lý giữa những Tòa án khác nhau.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu quyết định của Tịa án về mức bồi thường
thiệt hại như trên có đảm bảo sự công bằng đối với người bị thiệt hại hay
chưa?
- Do vậy, ngoài các điều luật đã ban hành cũng như nghị quyết hướng dẫn

trong vấn đề xác định mức bồi thường tổn thất tinh thần do xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín các nhà làm luật cần ban hành thêm văn bản
hướng dẫn xác định mức bồi thường rõ ràng hơn, cần có những căn cứ
định lượng rõ ràng hơn để việc áp dụng pháp luật được thống nhất hơn.



×