CẢM NHẬN VẺ ĐẸP RỪNG U MINH
TRONG “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” CỦA ĐỒN GIỎI
TỪ GĨC NHÌN SINH THÁI
Tóm tắt
Bài viết nói về vẻ đẹp của rừng U Minh trong tiểu thuyết đất rừng phương Nam
của Đồn Giỏi từ góc nhìn sinh thái học. Người đọc sẽ phát hiện vẻ đẹp của rừng tràm
U Minh thuở mới khai phá. Tuy hoang sơ nhưng thiên nhiên lại vô cùng phong phú đa
dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Bên cạnh đó nét hoang sơ lại hài hoà cùng với
vẻ trù phú và giàu có của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nó gắn sự giàu có của sản vật
tự nhiên với sự dồi dào của mơi trường.
Từ khóa: Cảm nhận vẻ đẹp rừng U Minh từ góc nhìn sinh thái học, Đoàn Giỏi,
Đất rừng phương Nam.
Abstract
The article talks about the beauty of U Minh forest in Doan Gioi's novel
Southern forest land from an ecological point of view. Readers will discover the
beauty of U MinhMelaleuca forest when it was newly discovered. Although wild,
nature is extremely rich in diversity of mangrove ecosystems. Besides, the wild
features are in harmony with the richness and richness of the mangrove ecosystem.
It links the wealth of natural products with the abundance of the environment.
Key words: Feeling the beauty of U Minh orest from an ecological perspective,
Doan Gioi, Southern forest land.
1. MỞ ĐẦU
Đất rừng phương Nam là tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Đoàn
Giỏi viết về vùng đất và con người Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp. Đến với
Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi đã mở trước mắt chúng ta khung cảnh về thiên nhiên
và con người vùng nông thôn Nam Bộ từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên
Giang - Rạch Giá, rồi xuống tận rừng U Minh, Năm Căn. Với những cảm nhận riêng
về vẻ đẹp của rừng U Minh từ góc nhìn sinh thái, Đất rừng phương Nam cịn mở ra
trước mắt chúng ta một cánh rừng U Minh đầy huyền bí và hoang sơ với hệ sinh thái
vơ cùng phong phú và đa dạng.
2. NỘI DUNG
2.1. Sinh thái học, phê bình sinh thái học là gì?
Sinh thái học là ngành khoa học sinh thái nghiên cứu về mối tương quan giữa
động vật với các thành phần môi trường vô sinh ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật
học người Đức E. Herkel đề xuất. Trải qua hàng trăm năm nghiên cứu và phát triển
sinh thái học có rất nhiều định nghĩa, nhưng nhìn chung vẫn là học thuyết nghiên cứu
về nơi sinh sống, mối tương tác giữa sinh vật và môi trường. Ngày nay, sinh thái học
không chỉ tồn tại trong sinh học mà còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác. Trong văn
học, với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hố văn học, phê bình sinh thái
học hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX tại Mỹ. Hiểu đơn giản, phê bình sinh
thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên. Phê bình sinh thái
mở ra và đặt vấn đề quan hệ giữa tự nhiên, văn hoá, đặt biệt là sự tạo tác văn hố của
ngơn ngữ và văn học. Từ góc nhìn sinh thái trong sinh học và khuynh hướng phê bình
sinh thái học, vẻ đẹp rừng U Minh trong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi hiện lên
trong sự hoang sơ kì bí của hệ sinh thái rừng tràm đa dạng và phong phú. Đồng thời
mối qua hệ sinh thái trong rừng U Minh đã tạo nên vẻ hài hoà và độc đáo của cánh rừng
nơi đất mũi.
2.2. Sự hoang sơ.
Đoàn Giỏi đã làm sống lại thiên nhiên rừng U Minh trong Đất rừng Phương Nam
thuở mới khai bằng ngòi bút điêu luyện của mình. Ở đó chúng ta đã nhìn thấy được
dấu tích hoang sơ của đất rừng phương Nam ngày trước. Thiên nhiên phương Nam
hoang dã hiện dần lên qua từng trang viết, khiến người đọc phải kinh ngạc. Đồn Giỏi
gửi vào tác phẩm của mình khung cảnh hiện ra rõ ràng từng chi tiết một, đậm chất
hoang sơ để người đọc tự cảm nhận bức tranh về vẻ hoang sơ của rừng U Minh:
“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ
của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời
chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt
ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương
lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim khơng ngớt vang ca vọng mãi lên cao
xanh thẳm khôn cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc
theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của
hàng nghìn loại cơn trùng có cánh khơng ngớt bay đi, bay lại trên những bông hoa
nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tan nhanh trong nắng”.
Vẻ hoang sơ đơi khi cịn khiến con người phải hoảng hốt và giật mình bởi nó gắn
liền với trí tưởng tượng của nhà văn. “Bờ tràm khơ đứng im lìm dưới ánh sao xanh
biếc. Cành cây trắng như đám bạch xà ngóc cổ lên trời hứng uống mù sương trong
chuyện đời xưa. Dòng sơng đen ngịm, ghê rợn. Cây cối hiện hình ma quái, ẩn ẩn hiện
hiện trong lớp sương giăng bàng bạc. Cây đọt chiếc trịn trịn như ngơi mộ. Cây tràm
quấn dây tơ hồng như người đàn bà bồng con đứng xõa tóc, tay vẫy vẫy. Cây dừa nước,
lá nhọn hoắt như hai hàng gươm giắt dài theo sống lá tua tủa, chĩa mũi nhọn lên đe
dọa trời. Ban ngày, trông chẳng ra làm sao. Đêm tối, nhìn cái gì cũng đâm ra sờ sợ.
Muỗi vu vu từ bờ bay ra đuổi theo xuồng như những đám mây”. “Rừng khuya im ắng
quá. Tiếng côn trùng tỉ tê tận những chỗ mông lung nào, lâu lâu hốt nhiên im bặt đi
một lúc, càng làm cho bầu khơng khí vắng vẻ trở nên im lặng một cách đáng sợ.” Dù
chỉ đọc và hình dung qua con chữ nhưng tác phẩm đã mở ra trước mắt chúng ta vẻ
hoang sơ kì bí của rừng U Minh.
2.1. Hệ sinh thái đa dạng và phong phú.
Ngoài nét đẹp hoang sơ, ta cịn tìm thấy sức hút của thiên nhiên mà Đoàn Giỏi đã
vẽ nên trong tác phẩm của mình sự giàu có trù phú mà tạo hóa đã ban tặng cho v ù n g
U M i n h . Chúng ta có thể cảm nhận vẻ đẹp của một khu rừng tràm với hệ sinh thái
rừng ngập mặn vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là sự đa dạng sinh học về các lồi
thực vật mà Đoàn Giỏi đã thể hiện trong tác phẩm. Sự trù phú ấy khiến rừng U Minh
mang vẻ đẹp nao lịng. “Rừng đước mênh mơng. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào
cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Trên thì trời xanh, dưới nước thì xanh, chung
quanh mình chỉ tồn một sắc xanh cây lá”. Vì là vùng đất ngập mặn, nên nơi đây là
xứ sở của các loại cây đước, mắm, tràm, vẹt…
Sự đa dạng về hệ sinh thái còn được thể hiện qua lượng sản vật dồi dào, bởi rừng
tràm là nơi trú ngụ nuôi dưỡng của nhiều loài động vật hoang dã. Sản vật ở rừng U
Minh nhiều vô số kể: rùa, rắn, thú rừng, mật ong… Đoàn Giỏi đã miêu tả sự phong
phú của những đặc sản tự nhiên được đem ra bày bán trong một phiên chợ nhỏ ở một
vùng quê: “Một con ba ba to gần bằng cái nong, đặt lật ngửa, cứ ngọ nguậy bơi bơi
bốn chân trước ông cụ già ngồi lim dim đôi mắt. Những con rùa vàng to gần bằng cái
tô, đều tăm tắp như đổ cùng một khuôn ra, nằm rụt cổ trong mấy chiếc giỏ cần xé.
Đây là một con nai người ta vừa xẻ thịt ra bán, cái thủcòn nguyên chưa lột da bày
giữa đống thịt đỏ hỏn trên một tấm lá chầm. Cua biển cũng có, ếch cũng có nghêu sị
cũng có. Cịn cá tơm thì nhiều lắm, đủ các loại tơm, khơng kể xiết. Tôi bước thêm mấy
bước, qua những đống trái khóm chín vàng tỏa thơm mùi mật, thấy hai con trút nằm
khoanh, vảy xếp lại như những đồng hào lấp lánh…Một chú khỉ con cứ nhảy qua
nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngơ”.
Nếu nói đến sự phong phú của hệ sinh thái rừng U Minh không thể bỏ qua sự đa
dạng của các lồi chim. “Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên,
giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngịm lên da trời. Càng đến
gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đơi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên
giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín
trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sơng, cuốn theo sau những
luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cảmắt…Chim đậu chen nhau trắng xóa trên
những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ
vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim
già đây, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụtcổ nhìn xuống chân.
Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. Một con điêng
điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất
đầu lên. Khi thuyền chúng tơi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã
lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tơm xanh gần bằng cổ tay cịn đang vung râu
cựa quậy.” Chắc hẳn An đã vô cùng ngỡ ngàng trước sự chứng kiến tận mắt của mình.
Quá nhiều thú rừng và thủy sản, chúng vô cùng phong phú đúng như câu nói rừng
vàng biển bạc. Một nguồn tài nguyên hết sức dồi dào mà thiên nhiên dành tặng cho
con người.
2.3. Mối quan hệ sinh thái tạo nên vẻ đẹp hài hoà và độc đáo.
Khung cảnh rừng U Minh mang đậm nét hoang sơ của buổi đầu khai phá, tuy vậy
sự hoang sơ ấy khơng hề là cõi đìu hiu vắng lặng. Trái lại nét hoang sơ lại hài hồ cùng
với vẻ trù phú và giàu có của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nó gắn sự giàu có của sản
vật tự nhiên với sự dồi dào của môi trường. Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. “Trời
không gió, nhưng khơng khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sơng ngịi,
mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. ánh sáng trong
vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì
cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.” “Gió cũng bắt đầu thổi rao rao
theo với khối mặt trời trịn đang tn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi
nhè nhẹ tỏa lên phủ mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan dần theo hơi ấm mặt trời.
Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến mất. Chim hót. líu lo. Nắng bốc hương
hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy
con kỳ nhơng nằm ươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng ln ln biến
đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh...”
Chính sự tồn tại của các loài trong tự nhiên một cách tự do với số lượng nhiều tạo
nên chất tự nhiên, tính chất sẵn có. “Bốn mặt chân trời, sắc cỏ nối liền với sắc trời
xanh biếc. Loài cỏ cao xứ nhiệt đới cao lấp mất đầu người, mọc lưu niên trên những
đầm lầy, bất cứ mùa nào cũng vươn thẳng ngọn xanh reo hát dưới mặt trời. Lâu lâu,
gió từ hướng biển thổi vào lướt chạy vi vu trên đầm cỏ; gió chạy đến đâu, cỏ rạp mình
cúi xuống đến đó, làm cho cánh đồng cứ gợn lên như sóng nổi. Trên mặt biển cỏ xanh
rờn ấy, những đàn cò trắng chấp chới bay, không biết cơ man nào mà kể xiết.” Tất cả
những điều ấy càng khơi nguồn âm điệu dạt dào cho tác phẩm Đất rừng phương Nam
của Đoàn Giỏi thêm giàu chất trữ tình, đậm màu thi vị.
3. KẾT LUẬN
Đất rừng phương Nam không những mang đến cho người đọc nhiều thú vị về bối
cảnh, con người, tập tục văn hóa của vùng nông thôn Nam Bộ những ngày đầu phát
triển mà còn đưa người đọc khám phá vẻ đẹp sinh thái của rừng U Minh, mảnh đất
xa xôi nơi tận cùng Tổ Quốc. Nguyễn Quân đã nhận xét “Cuốn sách còn như một di
sản về cảnh vật Nam Bộ, khi thời đại cơng nghiệp hóa và thay đổi mơi trường khiến
cho những cánh rừng teo nhỏ, những lũ tôm cá dần biến mất, đọc cuốn sách để nhớ về
một vùng đất đã từng trù phú đến dường ấy”. Đất rừng phương Nam mang đến những
vẻ đẹp tưởng chừng như giản dị nhưng dưới ngòi bút đầy sáng tạo, sắc nét của nhà văn
Đoàn Giỏi đã trở thành một tuyệt tác không thể nào chối cãi. Cuốn tiểu thuyết sẽ mãi
là một bức tranh về sự sống ở đất rừng phương nam đầy màu sắc, mn hình vạn trạng,
biến đổi kỳ ảo đến không ngờ. Khiến cho mỗi người đọc chúng ta như được truyền vào
trong tim mình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước và con người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lương Nguyễn Xuân An, “Đất Rừng Phương Nam” – Đoàn Giỏi – Cây Bút
Nam Bộ Về Thiên Nhiên, ;
[2] Đoàn Giỏi, Đất Rừng Phương Nam, NXB Văn Học 2015;
[3] Thảo Nguyên, />[4] Trần Thị Ánh Nguyệt, Phê bình sinh thái – vài nét phát thảo,
/>
6
HVTH: Đoàn Hồng Gấm
Lớp: Cao học VHVN k5