Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Chóng mặt ở người cao tuổi: Nguyên nhân của nhiều tai nạn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.4 KB, 6 trang )

Chóng mặt ở người cao tuổi:
Nguyên nhân của nhiều tai nạn



“Chóng mặt ở người cao tuổi (NCT) không khác gì nhiều
so với hiện tượng chóng mặt ở các lứa tuổi khác. Đó là sự
xuất hiện của các triệu chứng mơ hồ, cảm giác thấy đồ vật
chung quanh hay bản thân quay cuồng, chuyển động. Tuy
nhiên, chóng mặt ở NCT lại thường là nguyên nhân của
nhiều tai nạn gây chấn thương về xương khớp và sọ não” -
BS. Phan Hữu Phước, Thạc sĩ Lão học, Trường Đại học Y
khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết trong một buổi tư vấn về
chóng mặt ở NCT tại TP. HCM.

Hàng trăm dạng chóng mặt ở NCT

Cô Lưu Thị Bích Lan (Q. 3, TP. HCM) 50 tuổi thắc mắc,
không hiểu tại sao mỗi khi cô ngồi lâu mà đứng dậy thì bị
mất thăng bằng, đi đứng không vững. Nhiều lần đã té ngã,
ngất xỉu phải vào bệnh viện cấp cứu, truyền nước. Cô cho
biết bản thân đang phải điều trị cao huyết áp kéo dài.

Tương tự, cô Nguyễn Hoàng Oanh 68 tuổi (ngụ Q. Bình
Thạnh) cũng “than” thường xuyên bị chóng mặt, xây xẩm,
quay cuồng kéo dài đã 2 năm nay. Thậm chí có những lần
bị chóng mặt nên nôn ói nhiều và gần đây khi đang xuống
cầu thang, cô đã té gãy tay, chấn thương đầu phải vào điều
trị và theo dõi tại BV. Nhân dân Gia Định hơn 10 ngày. Bà
Nguyễn Thị Bé, 90 tuổi thì thường xuyên bị chóng mặt mỗi
lần đổi tư thế khi nằm trên giường. Người nhà đã cho bà


tập đi lùi vào buổi sáng theo hướng dẫn của một người bạn
nhưng không bớt.

BS. Phước cho biết, tất cả các biểu hiện chóng mặt trên đều
là triệu chứng chung của chóng mặt kịch phát lành tính, rất
thường gặp ở NCT có thể kèm các bệnh về tim mạch, huyết
áp. Ngoài dạng này cũng có cơn chóng mặt kịch phát kéo
dài do ảnh hưởng của cao huyết áp, là dạng chóng mặt
nguy hiểm.

Có nhiều NCT xuất hiện cơn chóng mặt rất “lạ”. Cô
Nguyễn Thị Thu Hoài, 56 tuổi (Q. 11) cho biết, trước đây,
khi còn là giáo viên dạy hóa học, cô thường xuyên phải dạy
quá nhiều tiết, soạn giáo án, dạy thêm… nên bỗng dưng
xuất hiện triệu trứng chóng mặt từ đó và kéo dài đến tận
bây giờ, khi cô đã nghỉ hưu. Thậm chí, bây giờ chỉ cần
nghe ai nói đến từ chóng mặt hay nhìn thấy chữ chóng mặt
trên sách báo là cô đã… chóng mặt rồi. Lý giải điều này,
BS. Phước cho biết, đúng là có khá nhiều người cũng gặp
“bệnh” chóng mặt kiểu này. Đó là do căng thẳng, stress gây
nên, sau đó, yếu tố tâm lý đã “điều khiển” NCT khi nghe
hoặc nhìn thấy những hình ảnh gây chóng mặt.

Làm gì khi bị chóng mặt?

Chóng mặt nói chung và cơn chóng mặt kịch phát lành tính
ở NCT phần lớn không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 50 -
70%. Những nguyên nhân như say tàu xe hoặc có những
nguyên nhân thứ phát do các bệnh lý của hệ thống thần
kinh trung ương, bệnh về tai, các rối loạn về mắt (như đục

thủy tinh thể, tật song thị, khúc xạ…), các bệnh chuyển hóa
như: đái tháo đường, hạ đường huyết, nhiễm độc hoặc
nhiễm virus toàn thân, nhiễm khuẩn gây viêm tai giữa,
viêm xoang hay viêm màng não. Theo BS. Phước, chóng
mặt loại nào, dù là quay cuồng, xây xẩm, mất thăng bằng
hay đầu choáng váng thì đều làm tăng nguy cơ té ngã gây
gãy xương đùi, chấn thương sọ não ở NCT và làm tăng khả
năng tai nạn khi lái xe, vận động.

Chóng mặt ở NCT là một trong những tình trạng thường
gặp nhất, có thể lành tính nhưng cũng có thể do nhiều
nguyên nhân nguy hiểm gây ra. Vì vậy, người bệnh khi bị
chóng mặt cần đi khám để được chẩn đoán đúng nguyên
nhân và điều trị phù hợp. Ngoài việc điều trị khi đã xác
định nguyên nhân, chóng mặt còn có thể điều trị bằng các
loại thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc chống nôn, an
thần - giải lo âu. Hướng điều trị không dùng thuốc được tập
trung hướng vào cách tập vận động làm tăng khả năng bù
trừ của não.

BS. Phước khuyến cáo tình trạng nguy hiểm ở NCT khi
thường xuyên có các cơn chóng mặt kèm các dấu hiệu nhức
nửa đầu hay cả đầu, tê yếu tay chân, mắt mờ và đặc biệt là
mất nhận thức về thời gian và không gian, mất định hướng
và khả năng nhận thức. Khi đó cần đưa bệnh nhân đi khám
ngay tại cơ sở y tế.

Chóng mặt có thể phòng ngừa bằng luyện tập thích nghi
cho “hệ thống giữ thăng bằng” của cơ thể bằng các trò chơi
như chơi xích đu, đu quay… khi bệnh nhân ở giai đoạn ổn

định hay chóng mặt nhẹ (áp dụng cho tuổi trung niên).
NCT cũng cần hạn chế độ cao, tránh thay đổi tư thế đột
ngột.

Trường hợp khi đang ở nhà mà xuất hiện cơn chóng mặt,
bệnh nhân ngay lập tức phải nằm nghỉ, không vận động và
đi lại để tránh té ngã. Còn nếu đang đi trên đường, cũng cần
tấp ngay vào lề đường, xuống xe và ngồi nghỉ cho “bệnh”
ổn định hẳn hoặc nếu thấy quá mệt thì phải báo cho người
nhà đến đón chứ không nên tiếp tục đi xe về nhà, BS.
Phước căn dặn.

×