Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.2 KB, 4 trang )
Mỏi mắt ở người cao tuổi
Ở người cao tuổi, nhiều lúc thấy cơ thể mệt mỏi,
dù vẫn ăn, ngủ đều, không có bệnh gì cả. Có lúc
chẳng làm việc gì cũng thấy người hơi mệt.
Người ta thường quen gọi đó là sự mệt mỏi vô
cớ.
Người tuổi 60 trở ra, thủy tinh thể thường kém trong.
Và ai đến tuổi 70, thủy tinh thể cũng ít nhiều có đục.
Nhìn qua chiếc thủy tinh thể như thế, phân tích thị
giác kém đi, khó hơn, do đó mắt mệt. Hơn nữa, các tế
bào thị giác của võng mạc cũng thoái hóa bớt, mắt
phân tích hình ảnh kém, cũng gây mệt cho mắt.
Từ tuổi 45 trở đi, thủy tinh thể bắt đầu xơ cứng. Thực
ra thì mắt không điều tiết nổi nữa để nhìn gần (đọc,
viết, khâu vá, nhặt sạn gạo...). Không điều tiết nổi do
thủy tinh thể xơ cứng, không phồng lên được để tăng
công suất hội tụ khi nhìn gần. Thế nhưng nhóm hoạt
động điều tiết vẫn cứ phải làm việc (mắt nheo nheo,
hai nhãn cầu quy vào phía gốc mũi, các cơ điều tiết ở
thể mi giật giật). Tất cả các hoạt động đó đều tiêu tốn
năng lượng, gây mệt cho mắt.
Người 55-60 tuổi trở đi, kích thước nhãn cầu nhỏ lại,
trục trước sau có thể ngắn lại trên dưới 1 ly. Nên có
thể mắt bị cả viễn thị trục mà người viễn thị nhìn vật
xa cũng phải điều tiết, gây mệt cho mắt.
Sự mệt mỏi ở mắt dễ kéo theo mệt mỏi cơ thể. Các
nhà lão học Mỹ còn nhận thấy: nếu phòng ở hoặc
phòng làm việc thiếu ánh sáng mà lại quét tường