Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

Thu nhập của hộ nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 283 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH ĐẠT HÙNG

THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
TRONG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH ĐẠT HÙNG

THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRONG
PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 62.31.01.01
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hồng Nga
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vinh
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN VĂN HIẾN
2. TS. TRẦN ĐÌNH LÂM
Phản biện độc lập 1: PGS.TS. Nguyễn Minh Đức


Phản biện độc lập 2: TS. Nguyễn Trọng Uyên
Phản biện độc lập 3:
TP. Hồ Chí Minh, năm 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cơ, Lãnh đạo Khoa Kinh tế, Thầy Hiệu
trưởng, Phịng Sau đại học và Quản lý Khoa học - Trường Đại học Kinh tế Luật đã
tận tình giảng dạy, tạo nhiều điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt những năm
theo học nghiên cứu sinh.
Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn khoa
học thứ nhất, TS. Nguyễn Văn Hiến, Thầy đã động viên tơi rất nhiều, tận tình hướng
dẫn, hỗ trợ tơi về mặt phương pháp nghiên cứu, trao đổi thông tin và tư liệu có ích,
giúp tơi bổ sung, chỉnh sửa nội dung và bố cục của luận án để đề tài được hồn thiện.
Tơi đã học được ở Thầy rất nhiều về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghiên
cứu khoa học kinh tế cũng như cách trình bày một luận án. Nhờ sự giúp đỡ quý báu
này của Thầy, tơi đã vượt qua nhiều khó khăn để thực hiện tốt cơng việc nghiên cứu.
Bên cạnh đó, góp một cơng sức rất lớn cho tơi để luận án được hồn thành,
cần phải kể đến sự tận tình hỗ trợ của Thầy hướng dẫn khoa học thứ hai, TS. Trần
Đình Lâm. Thầy đã tạo nhiều thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh những tài liệu q giá, tơi cịn được tham dự nhiều buổi hội thảo cấp quốc
tế do Thầy tổ chức, có cơ hội tiếp cận được nhiều chuyên gia nông nghiệp của Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v. Qua đó, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và kiến
thức có ý nghĩa cho đề tài nghiên cứu. Nhờ Thầy mà tôi am hiểu rất sâu sắc về thực
tiễn sản xuất nông nghiệp của nhiều nước khác, về phương pháp nghiên cứu khoa học
để thực hiện luận án.
Thêm lần nữa, xin biết ơn hai Thầy hướng dẫn bằng tất cả lịng chân thành của
tơi, xin biết ơn Thầy Hiệu trưởng, Phòng Sau đại học và Quản lý Khoa học, Lãnh đạo

Khoa Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Luật đã tiếp sức cho tôi trong suốt q trình
nghiên cứu để luận án được hồn thành.
Xin trân trọng cảm ơn
Tác giả luận án

HUỲNH ĐẠT HÙNG


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận án này là công trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các số liệu thu
thập và những kết quả phân tích trong luận án là hồn tồn trung thực. Luận án
khơng trùng lắp với bất kỳ cơng trình nào khác. Các tư liệu, số liệu tham khảo từ các
nghiên cứu trước đều được ghi trích dẫn tham khảo đầy đủ theo đúng qui định. Nội
dung và kết quả nghiên cứu chính của luận án đã được tác giả cơng bố trên tạp chí
Khoa học và Công nghệ của Đại học Đà Nẵng và tạp chí Kinh tế và Dự báo của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ sở đào tạo về
tính trung thực của luận án.
Tác giả luận án

HUỲNH ĐẠT HÙNG


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................ 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 3
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUỒN DỮ LIỆU PHÂN TÍCH ........................ 4
3.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
3.2. Nguồn dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu.................................................... 5
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 7
5. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ................................................................... 8
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .................. 9
6.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 9


iv

6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 10
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ................................................................... 10
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
..................................................................................................................... 11
1.1. Các nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân trong bối cảnh đô thị hóa

và cơng nghiệp hóa ..................................................................................... 11
1.2. Các nghiên cứu về thu nhập của hộ nơng dân trong tình hình hiện đại
hóa nơng nghiệp ......................................................................................... 15
1.3. Các nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân trong mối liên hệ với
phát triển nông nghiệp bền vững ............................................................... 21
1.4. Đánh giá chung các nghiên cứu trước có liên quan và khoảng trống
nghiên cứu................................................................................................... 24
1.4.1. Đánh giá chung các nghiên cứu trước ................................................. 24
1.4.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu................................................. 28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................. 30
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG
DÂN TRONG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG.................. 31
2.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................. 31
2.1.1. Khái niệm hộ nông dân và hộ nông dân đô thị .................................... 31
2.1.2. Khái niệm thu nhập của hộ nông dân .................................................. 32
2.1.3. Khái niệm các mơ hình canh tác bền vững.......................................... 34


v

2.2. Phương pháp tiếp cận các nguồn thu nhập của hộ nông dân............ 35
2.2.1. Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững (Sustainable livelihood approach)
..................................................................................................................... 35
2.2.2. Phương pháp tiếp cận dựa trên mơ hình kinh tế nơng hộ, phân tích hành
vi đa dạng hóa thu nhập của hộ nơng dân ..................................................... 38
2.3. Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân
..................................................................................................................... 41
2.3.1. Các nhân tố bên ngồi mơi trường ...................................................... 41
2.3.2. Các nhân tố bên trong của hộ nông dân .............................................. 48

2.4. Phát triển nông nghiệp bền vững và mối liên hệ với thu nhập của hộ
nông dân ..................................................................................................... 53
2.4.1. Phát triển nơng nghiệp bền vững và các tiêu chí đo lường .................. 53
2.4.2. Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp bền vững và thu nhập của hộ
nông dân....................................................................................................... 61
2.5. Bài học thực tiễn tăng thu nhập của nông dân đối với TPHCM ....... 65
2.5.1. Bài học thực tiễn tăng thu nhập của hộ nông dân ở một số nước......... 65
2.5.2. Những bài học kinh nghiệm về tăng thu nhập của hộ nơng dân rút ra cho
thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 69
2.6. Tóm tắt các nghiên cứu trước, cơ sở để thiết lập khung phân tích... 70
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 74
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 75
3.1. Quy trình nghiên cứu tổng quát và phương pháp phân tích dữ liệu 75


vi

3.1.1. Quy trình nghiên cứu tổng quát .......................................................... 75
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 76
3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính ............................................................. 77
3.2.1. Thảo luận nhóm tập trung ................................................................... 77
3.2.2. Phỏng vấn chuyên gia ......................................................................... 78
3.2.3. Giá trị thực tiễn rút ra từ kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên
gia ................................................................................................................ 80
3.2.4. Nghiên cứu so sánh đối chiếu thu nhập ............................................... 84
3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng .......................................................... 87
3.3.1. Tiến trình nghiên cứu định lượng ....................................................... 87
3.3.2. Kỹ thuật phân tích định lượng ............................................................ 88
3.4. Quy trình đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu..... 97

3.4.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu tổng qt ............................................... 97
3.4.2. Đề xuất mơ hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu
................................................................................................................... 102
3.4.3. Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu chính thức ....................... 110
3.5. Nguồn dữ liệu sử dụng cho phân tích ............................................... 113
3.5.1. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................. 113
3.5.2. Dữ liệu sơ cấp và phương pháp điều tra chọn mẫu............................ 114
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................... 124
CHƯƠNG 4


vii

THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRONG PHÁT
TRIỂN NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
................................................................................................................... 125
4.1. Thực trạng thu nhập của hộ nông dân trong giai đoạn chuyển đổi từ
nông nghiệp nông thôn sang nông nghiệp đô thị .................................... 125
4.1.1. Chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng theo hướng nông nghiệp giá trị cao ... 125
4.1.2. Chuyển đổi phương thức canh tác theo hướng nông nghiệp sạch và gia
tăng hàm lượng công nghệ ......................................................................... 125
4.1.3. Chuyển đổi tổ chức sản xuất hướng đến các mơ hình kinh tế hợp tác 127
4.1.4. Thực trạng thu nhập của hộ nông dân trong giai đoạn chuyển đổi từ nông
nghiệp nông thôn sang nông nghiệp đô thị ................................................. 128
4.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh
và ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân ......................................... 130
4.2.1. Phát triển nông nghiệp bền vững về trụ cột kinh tế và những ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ nông dân .................................................................... 130
4.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững về trụ cột xã hội và những ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ nông dân .................................................................... 137

4.2.3. Phát triển nông nghiệp bền vững về trụ cột môi trường và những ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ nông dân ......................................................... 140
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................... 143
CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG
DÂN TRONG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................... 144
5.1. Kết quả thống kê mẫu khảo sát ........................................................ 144


viii

5.1.1. Cấu trúc của mẫu khảo sát ................................................................ 144
5.1.2. Thống kê các biến thể hiện nguồn lực sinh kế của hộ nông dân ........ 145
5.1.3. Thống kê các biến thể hiện chiến lược sinh kế của hộ nông dân ....... 148
5.1.4. Thống kê thu nhập của hộ nông dân ................................................. 155
5.2. Kết quả phân tích, thảo luận mơ hình nghiên cứu và xác nhận các giả
thuyết ........................................................................................................ 162
5.2.1. Kết quả phân tích mơ hình Logit và thảo luận về khả năng hộ nông dân
thực hiện các chiến lược sinh kế để tăng thu nhập ...................................... 162
5.2.2. Kết quả phân tích mơ hình OLS, đo lường tác động của các nhân tố đến
thu nhập của hộ nông dân ........................................................................... 168
5.2.3. Thảo luận về tác động của các nhân tố đến thu nhập của hộ nông dân và
kết luận về các giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 174
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................... 181
CHƯƠNG 6
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRONG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ........................................................................................................ 183
6.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp tăng thu nhập của hộ nông dân .......... 183

6.1.1. Dựa trên kết quả nghiên cứu thu nhập của hộ nông dân .................... 183
6.1.2. Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn các giải pháp tăng thu nhập của HND
................................................................................................................... 185
6.1.3. Dựa trên định hướng phát triển nông nghiệp thành phố đến năm 2025
................................................................................................................... 186
6.2. Quan điểm của luận án về tăng thu nhập của hộ nông dân ............ 187


ix

6.3. Những giải pháp được gợi ý .............................................................. 188
6.3.1. Các giải pháp tổng thể ...................................................................... 188
6.3.2. Các giải pháp cụ thể và tác động đến chiến lược sinh kế bền vững ... 189
TÓM TẮT CHƯƠNG 6 ........................................................................... 194
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


x

DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

Bộ NN và PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CGIAR

Consultative Group on International Agricultural Research –

Tổ chức Quốc tế Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp

CLSK

Chiến lược sinh kế

CG

Chuyên gia

DN

Doanh nghiệp nông nghiệp

ĐTH

Đơ thị hóa

ĐDH

Đa dạng hóa

EU

European Union – Khối Liên hiệp Châu Âu

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations – Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc


FAOSTAT

FAO Statistics, Food and Agriculture Organization of the
United Nations – Cơ quan Thống kê của FAO

HND

Hộ nông dân

HTX

Hợp tác xã

IISD

International Institut for Sustainable Development – Viện
Quốc tế về Phát triển Bền vững

LĐNN

Lao động nơng nghiệp

MHNC

Mơ hình nghiên cứu

NNBV

Nơng nghiệp bền vững


NNĐT

Nơng nghiệp đô thị

NNNT

Nông nghiệp nông thôn

NNHC

Nông nghiệp hữu cơ

NNST

Nông nghiệp sinh thái

NNƯDCNC

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

OECD

Organisation for Economic Co-operation and Development –
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế


xi
OLS


Ordinary Least Squares – Phương pháp bình phương bé nhất
bình thường

PTBV

Phát triển bền vững

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

SKBV

Sinh kế bền vững

SDC

Swiss Agency for Development and Cooperation – Cơ quan
Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ

TCTK

Tổng cục Thống kê

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TLN


Thảo luận nhóm

TNĐT

Thu nhập đơ thị

TNNT

Thu nhập nơng thơn

TSFP

Total Social Factor Productivity - tổng nhân tố năng suất và xã
hội

TFP

Total Factor Productivity – Tổng nhân tố năng suất

UBND TPHCM

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

UN

United Nations – Liên Hiệp Quốc

USDA

United States Department of Agriculture - Bộ Nông nghiệp

Hoa Kỳ

VHLSS

Vietnam Household Living Standards Survey – Điều tra mức
sống hộ gia đình Việt Nam

VietGap

Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt ở Việt Nam

WB

World Bank – Ngân hàng Thế giới

WCED

United Nations World Commission on Environment and
Development - Ủy ban Thế giới của Liên Hiệp Quốc về Môi
trường và Phát triển


xii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Suy luận bền vững theo xu hướng đầu vào đầu ra nông trại ......... 58
Bảng 2.2: Bộ chỉ tiêu đo lường phát triển nông nghiệp bền vững ................. 59
Bảng 2.3: Tóm tắt một số nghiên cứu làm cơ sở xây dựng khung phân tích . 70
Bảng 3.1: Mơ tả tóm tắt các kiểm định trước và sau khi hồi quy .................. 93

Bảng 3.2: Các nhân tố tiêu biểu, biến tương ứng và cơ sở khoa học đề xuất mơ
hình nghiên cứu tổng qt ............................................................................ 98
Bảng 3.3: Các biến trong mơ hình OLS, phân tích thu nhập của HND ....... 110
Bảng 3.4: Các biến trong mơ hình Logit, phân tích các chiến lược sinh kế của
hộ nơng dân ................................................................................................ 112
Bảng 4.1: Gia tăng các mơ hình cơng nghệ từ 2010 đến 2018 .................... 126
Bảng 4.2: Hợp tác trong SXNN giai đoạn 2000 – 2018 .............................. 127
Bảng 4.3: Doanh thu theo giá thực tế của HND TPHCM, từ 2000 – 2017 .. 129
Bảng 4.4: So sánh doanh thu một số cây – con với lúa, cùng quy mô 1.000m2
................................................................................................................... 132
Bảng 4.5: Thu nhập đầu người ở nông thôn và đô thị của TPHCM theo giá thực
tế, giai đoạn 2000 – 2018 ........................................................................... 133
Bảng 4.6: Tỷ suất thu nhập/vốn theo giá thực tế từ năm 2000 – 2018 ......... 133
Bảng 4.7: Thu nhập hộ đô thị, hộ nông thôn ở TPHCM theo giá thực tế, giai
đoạn 2000 – 2018 ....................................................................................... 138
Bảng 5.1: Phân bổ số HND được khảo sát theo quy mô tổng thể ................ 144
Bảng 5.2: Tuổi –Văn hóa – Nhận thức của chủ hộ gia đình HND............... 145
Bảng 5.3: Văn hóa – Tuổi – Thu nhập – Nghề nghiệp của chủ hộ nông dân147
Bảng 5.4: Quy mô đất canh tác của HND từ 1995 – 2018 .......................... 148


xiii

Bảng 5.5: Các mơ hình canh tác của hộ nơng dân....................................... 149
Bảng 5.6: Tình hình tổ chức SXNN của hộ nơng dân ................................. 150
Bảng 5.7: Tình hình đa dạng hóa các hoạt động nông nghiệp ..................... 151
Bảng 5.8: Các hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân........................ 152
Bảng 5.9: Các nguồn vay vốn tín dụng của hộ nơng dân ............................ 153
Bảng 5.10: Mức vay tín dụng và quy mơ đất thế chấp của hộ nông dân ..... 154
Bảng 5.11: Khoảng cách từ nông trại đến đường lớn .................................. 154

Bảng 5.12: Thu nhập hộ chuyên chăn nuôi ................................................. 155
Bảng 5.13: Thu nhập hộ chuyên trồng trọt.................................................. 156
Bảng 5.14: Thu nhập hộ nuôi tôm và cá kiểng ............................................ 157
Bảng 5.15: Thu nhập của hộ nuôi – trồng ................................................... 157
Bảng 5.16: Thu nhập phi nông nghiệp của hộ nông dân ............................. 158
Bảng 5.17: Thu nhập nông nghiệp theo địa phương.................................... 159
Bảng 5.18: Thu nhập phi nông nghiệp theo địa phương.............................. 160
Bảng 5.19: Thu nhập của hộ nơng dân theo 5 nhóm và theo địa phương .... 161
Bảng 5.20: Thu nhập của HND theo các chiến lược sinh kế ....................... 162
Bảng 5.21: Tổ hợp các chiến lược sinh kế của hộ nông dân........................ 163
Bảng 5.22: Kết quả mơ hình Logit đa thức - Phân tích tác động của các nhân tố
đến chiến lược sinh kế ................................................................................ 164
Bảng 5.23: Thống kê và kiểm định Jarque-Bera các biến nghiên cứu ......... 170
Bàng 5.24: Kết quả OLS, phân tích thu nhập của HND .............................. 171
Bảng 5.25: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi .................................... 172


xiv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Xu hướng chuyển chuyển đổi từ nông nghiệp nông thôn sang nông
nghiệp đô thị trên thế giới............................................................................. 28
Hình 2.1: Các nguồn thu nhập của hộ nơng dân theo lĩnh vực hoạt động. ..... 33
Hình 2.2: Khung sinh kế bền vững của hộ nơng dân..................................... 36
Hình 2.3: Tác động của công nghệ đến năng suất lao động. ......................... 44
Hình 2.4: Ba trụ cột của phát triển nơng nghiệp bền vững. ........................... 57
Hình 2.5: Quan hệ hai chiều giữa thu nhập của HND với phát triển NNBV. 64
Hình 2.6: Khung phân tích của luận án. ........................................................ 73
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu tổng quát của luận án. ................................. 75
Hình 3.2: Phương pháp phân tích dữ liệu của luận án. .................................. 76

Hình 3.3: Quy trình đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. . 97
Hình 3.4: Mơ hình nghiên cứu tổng qt của luận án.................................. 102
Hình 3.5: Mơ hình nghiên cứu chính thức của luận án................................ 110
Hình 3.6: Cách khai thác các nguồn dữ liệu và hướng sử dụng trong nghiên
cứu. ............................................................................................................ 115
Hình 3.7: Các bước tiến hành khảo sát mẫu................................................ 123
Hình 4.1: Tăng trưởng GDP nơng nghiệp và GTSXBQ của TPHCM và cả
nước. .......................................................................................................... 131
Hình 4.2: Tăng trưởng nội bộ ngành nông nghiệp và GTSXNN BQ........... 131
Hình 4.3: Đánh giá phát triển NNBV về trụ cột kinh tế và ảnh hưởng đến thu
nhập HND ở TPHCM. ................................................................................ 136
Hình 4.4: Đánh giá phát triển NNBV trụ cột xã hội ở nông thôn TPHCM. 139


xv

Hình 4.5: Đánh giá phát triển NNBV trụ cột mơi trường ở nơng thơn TPHCM.
................................................................................................................... 142
Hình 5: Thống kê mơ tả và biểu đồ Histogram của phần dư. ...................... 173
Hình 6.1: Quan hệ tương hỗ giữa các nguồn lực và chiến lược sinh kế....... 183
Hình 6.2: Các giải pháp tổng thể và cơ sở đề xuất. ..................................... 189
Hình 6.3: Các giải pháp cụ thể và hiệu quả tác động. ................................. 193


xvi

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách chuyên gia, các sự kiện phỏng vấn và bảng câu hỏi thảo
luận
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát thu nhập của hộ nông dân

Phụ lục 3: Số liệu thu thập và kết quả phân tích
Phụ lục 4: Danh sách 530 hộ nông dân được phỏng vấn trong mẫu khảo sát
Phụ lục 5: Kết quả nghiên cứu so sánh đối chiếu thu nhập và các kiểm định
Phụ lục 6: Kết quả hồi quy và kiểm định các mơ hình


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, 2001) đã nhận
định, nông dân làm ra lương thực nhưng họ là những người nghèo nhất và thường
xuyên đói kém. Trong Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB, 2002), James
D.Wolfensohn nhận xét: ‘‘70% dân số toàn cầu chỉ kiếm được 20% thu nhập của thế
giới, đa số họ sống ở nông thơn. Khoảng 800 triệu người trong số đó là nơng dân, họ
để bụng đói đi ngủ mỗi đêm’’. Liên quan đến Việt Nam, WB (2010) đánh giá, từ năm
1990 đến 2010, thành tích giảm nghèo đánh dấu một ấn tượng mạnh. Tuy vậy, thu
nhập của nông dân vẫn thấp. Riêng thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), câu hỏi được
chính quyền thành phố đặt ra vào đầu năm 2018 phản ánh một hiện thực từ nhiều năm
qua cho đến nay: ‘‘Tại sao năng suất cao mà thu nhập của nông dân thấp?’’.
Theo Cục Thống kê TPHCM (Cục TK TPHCM, 2017), mặc dù tỷ trọng đóng
góp chưa đến 1% trong giá trị tổng sản phẩm của Thành phố, nông nghiệp vẫn giữ
một vai trị quan trọng vì là sinh kế của 272 ngàn hộ gia đình nơng thơn, với hơn 1,6
triệu cư dân và chiếm 19,2% dân số thành phố. Bên cạnh những thành cơng bước đầu
của chương trình nơng thơn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng nơng nghiệp đơ thị, TPHCM vẫn khó tránh khỏi một số điểm tồn tại ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ nông dân (HND) quy mô nhỏ.
Thứ nhất, dữ liệu của Cục TK TPHCM (2017) cho thấy, tốc độ đô thị hóa
(ĐTH) và cơng nghiệp hóa (CNH) tăng nhanh kể từ năm 1995 khiến cho đất nông
nghiệp ngày càng bị giảm mạnh, bình quân mỗi năm mất đi 1.300 hec-ta. Đất đai vốn

là nguồn sống lâu đời của nông dân, họ khơng có tài sản khác và thường cũng khơng
trang bị nghề nào ngồi việc ni trồng. Mất hay bị thu hẹp đất canh tác trở thành
một biến cố bất ngờ và rất nặng nề đối với nhiều HND. Họ phải chuyển đổi nghề
nghiệp mà khơng kịp tương thích, dẫn đến tình trạng thất nghiệp hay chuyển sang
những việc làm khơng ổn định, thu nhập thấp kém, sinh kế trở nên bấp bênh.
Thứ hai, đa số HND thiếu vốn đầu tư, canh tác với quy mô nhỏ, manh mún,
sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu đầu vào làm cho chi phí cao, năng suất lại
thấp nên hiệu quả kinh tế còn bất ổn. Mặt khác, họ chưa thể tiếp cận với vật tư, phân


2
bón, thuốc bảo vệ thực vật với giá chuẩn. Do thiếu vốn, phải mua trước trả sau với
giá cao hơn và khơng kiểm sốt được chất lượng nên góp phần làm tăng chi phí.
Thứ ba, cơng nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa tạo nhiều cơ
hội cho các hoạt động phi nơng nghiệp để có thể cải thiện thu nhập của HND, chưa
thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.
Thứ tư, chậm đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp nên sức cạnh tranh còn
thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hố
quy mơ lớn. Theo báo cáo của Sở Nơng nghiệp TPHCM (2018), có đến 65% HND
vẫn sản xuất cá thể, là một nguyên nhân làm cho thu nhập của họ vẫn chưa cao.
Thứ năm, trong sản xuất, việc ứng dụng và phát triển các mơ hình cơng nghệ
mới cịn rời rạc, chắp vá, thiếu tính đồng bộ và rất hạn chế ở nông hộ quy mô nhỏ.
Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh về mặt chất lượng nông sản khi tham gia thị
trường quốc tế trong xu hướng hội nhập và phát triển nông nghiệp bền vững.
Và sau hết, HND thường xuyên thất bại khâu tiêu thụ sản phẩm, tình trạng
‘‘được mùa mất giá’’ ln luẩn quẩn ở khâu đầu ra. Do sản xuất nhỏ lẻ và hàm lượng
công nghệ không cao nên chất lượng sản phẩm không đều, làm cho sức cạnh tranh
thấp, chỉ tiêu thụ lẻ tẻ ở thị trường dễ tính. Thương lái và các khâu trung gian ép giá
ngày càng phổ biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế nên việc tiêu thụ
càng khó khăn. Nhiều trường hợp, HND sản xuất nhưng không bán được, hoặc phải

bán với giá rất thấp. Cho nên, thu nhập của họ đã thấp lại thường xuyên bị đe dọa
Những điểm hạn chế này có tác động xấu đến thu nhập của HND. Việc cải
thiện và hướng tới tăng cao bền vững thu nhập của HND trước tình hình ĐTH, CNH
và trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững (NNBV) đã thực sự trở thành điều
cấp bách. Giải quyết được điều này sẽ giúp cho kinh tế nông hộ được vững chắc, thúc
đẩy phát triển kinh tế nơng thơn, đóng góp vào phát triển kinh tế thành phố. Trước
những trăn trở này, nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng vẫn chưa được trả lời thỏa đáng:
Những nhân tố nào tác động và tác động như thế nào đến thu nhập của HND trong
bối cảnh phát triển NNBV? Thực trạng phát triển NNBV có ảnh hưởng như thế nào
đến thu nhập của HND? Làm thế nào để thu nhập của HND được ổn định và tăng
cao, để đời sống vật chất và tinh thần của họ giữ được thăng bằng trong những biến


3
chuyển quá lớn đang diễn ra từng ngày. Những bức xúc đó đã thơi thúc khơng ít các
nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đang thu hút và đón nhận nhiều
sự quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào được thực hiện
một cách thấu đáo về thu nhập của HND trong bối cảnh phát triển NNBV ở TPHCM.
Đặc biệt là kể từ năm 2015, khi Việt Nam và cả thế giới đang chung sức, quyết liệt
thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc đề xướng. Trong đó,
thu nhập của HND và phát triển kinh tế nơng thôn đã được lồng ghép vào rất nhiều
mục tiêu, càng cho thấy chủ đề này đáng được nghiên cứu.
Vì lẽ đó, để có căn cứ gợi ý các giải pháp khả thi cho việc ổn định và nâng cao
thu nhập của HND trong bối cảnh phát triển NNBV ở TPHCM, cần phải thực hiện
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Đây chính là lý do đề tài ‘‘Thu nhập của hộ
nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh’’ được
tác giả chọn để làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế học.

2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến
thu nhập của hộ nông dân TPHCM; đồng thời xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện các chiến lược sinh kế có tiềm năng nâng cao thu nhập của họ trong
bối cảnh phát triển NNBV.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, phân tích thực trạng thu nhập của HND TPHCM trong phát triển
nông nghiệp đô thị và trong xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững;
Thứ hai, phân tích định lượng tác động của các nhân tố đến thu nhập của HND
trong phát triển nông nghiệp bền vững ở TP HCM;
Thứ ba, khuyến nghị các giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập của hộ
nông dân TPHCM đến năm 2025.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, có 3 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:


4
Câu hỏi 1: Thực trạng thu nhập của HND TPHCM như thế nào trong phát
triển nông nghiệp đô thị và trong xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững?
Câu hỏi 2: Có những yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng ra sao đến thu nhập
bền vững của HND TPHCM?
Câu hỏi 3: Cần khuyến nghị những giải pháp gì để ổn định và nâng cao thu
nhập của HND trong phát triển nông nghiệp bền vững ở TPHCM?

3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUỒN DỮ LIỆU PHÂN TÍCH
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu
định lượng.
Nghiên cứu định tính bao gồm:

Thứ nhất, tìm hiểu, chọn lọc, tổng hợp, phân tích và tóm tắt những tài liệu có
liên quan đến thu nhập của HND để thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ
thống hóa các kiến thức thành cơ sở lý luận và đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Thứ hai, sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập
trung theo từng chủ đề liên quan trực tiếp đến thu nhập của HND. Qua đó để thăm
dị, tìm hiểu, khám phá, đúc kết lời giải thích xác đáng về sự tồn tại và thay đổi trong
các hoạt động sinh kế của HND ở TPHCM. Đồng thời, đánh giá tầm quan trọng của
từng nhân tố tác động đến thu nhập để chọn lọc những biến đặc trưng trong bối cảnh
phát triển NNBV, đưa vào mơ hình nghiên cứu chính thức của luận án.
Thứ ba, nghiên cứu so sánh đối chiếu các khoản chi phí sản xuất, thu nhập
trước và sau khi HND thay đổi chiến lược sinh kế để khám phá những khác biệt về
hiệu quả kinh tế của những chiến lược này so với phương thức truyền thống. Qua đó,
tìm ra bằng chứng thực tiễn hỗ trợ phân tích thực trạng và nghiên cứu định lượng tác
động của các nhân tố đến thu nhập của HND. Bao gồm 4 nghiên cứu nhằm tìm hiểu:
(1). Hiệu quả hoạt động hợp tác SXNN và thực hành canh tác bền vững.
(2). Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.
(3) Nhận thức của HND đối với phát triển NNBV và mối liên hệ với các biện
pháp thực hành canh tác bền vững.


5
(4) Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sự tổn thất thu nhập của HND.
Kết quả từ nghiên cứu này sẽ góp phần tìm ra một khía cạnh tác động tiêu cực của
phát triển nông nghiệp không bền vững đến thu nhập của HND TPHCM.
Thứ tư, phương pháp thống kê mô tả dựa vào dữ liệu của Cục TK TPHCM từ
năm 1995 đến 2018, được sử dụng trong hai trường hợp.
(1). Phân tích thực trạng thu nhập của HND trong phát triển nơng nghiệp đơ
thị (NNĐT).
(2). Phân tích thực trạng phát triển NNBV ở 3 trụ cột, kinh tế, xã hội và mơi
trường. Qua đó, chỉ ra những thành tựu và tồn tại của từng trụ cột, tìm ra lời giải thích

về mối liên hệ giữa phát triển NNBV với thu nhập của HND.
Nghiên cứu định lượng được kết hợp với nghiên cứu định tính nhằm tìm ra
các bằng chứng thực tiễn dựa trên kết quả phân tích mơ hình nghiên cứu, hỗ trợ để
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và khuyến nghị giải pháp. Bao gồm:
Thứ nhất, điều tra khảo sát mẫu, dữ liệu thu được dùng để phân tích hồi quy
và nghiên cứu so sánh đối chiếu thu nhập trong những trường hợp HND có thay đổi
chiến lược sinh kế.
Thứ hai, luận án sử dụng mô hình Logit đa thức (Logit multinomial model) để
phân tích tác động của các nhân tố đến khả năng HND thực hiện các chiến lược sinh
kế. Kết quả phân tích sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm để kết luận về các
giả thuyết nghiên cứu và khuyến nghị giải pháp.
Thứ ba, bằng kỹ thuật hồi quy mơ hình OLS, số liệu khảo sát mẫu được sử
dụng để ước lượng và phân tích mức độ cùng với chiều hướng tác động của các nhân
tố đến thu nhập của HND trong bối cảnh phát triển NNBV. Kết quả phân tích mơ
hình OLS sẽ hỗ trợ để kết luận về các giả thuyết nghiên cứu và khuyến nghị giải pháp.
3.2. Nguồn dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu
Bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
- Dữ liệu thứ cấp chủ yếu của Cục TK TPHCM, số liệu báo cáo của Sở Nông
nghiệp TPHCM và số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam VHLSS năm
2014, 2016 của TCTK. Nội dung của các dữ liệu này liên quan đến các hoạt động tạo
thu nhập của HND và các khía cạnh phát triển NNBV. Sử dụng thống kê mô tả để


6
phân tích, giải thích xu hướng biến động về quy mô và cơ cấu thu nhập của HND
trong phát triển NNĐT. Đồng thời, đo lường và đánh giá các chỉ tiêu phát triển NNBV
ở TPHCM, tìm ra mối liên hệ giữa thu nhập của HND với phát triển NNBV.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2017 và 2018, gồm 2 nguồn:
Thứ nhất, từ thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia. Qua đó, nhận diện các
biến cụ thể để đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Thứ hai, từ khảo sát thực tế 530 HND tại các huyện ngoại thành của TPHCM.
Dữ liệu này sử dụng để phân tích hồi quy; mặt khác, để khám phá sự khác biệt về thu
nhập qua hành vi chọn lựa hoạt động sinh kế của HND cùng với những tổn thất thu
nhập do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu thu nhập từ hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp và
các hoạt động khác của hộ nông dân trong bối cảnh phát triển NNBV ở TPHCM, bao
gồm việc thực hiện các vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận thành khung nghiên cứu, làm cơ sở khoa
học để phân tích thu nhập của HND trong phát triển NNBV.
Thứ hai, sử dụng mơ hình OLS để phân tích, đánh giá tác động của các nhân
tố ngoại sinh và nội sinh đến các nguồn thu nhập của HND. Đồng thời, sử dụng mơ
hình Logit đa thức để phân tích khả năng HND thực hiện các chiến lược sinh kế, là
các hoạt động có tiềm năng làm tăng ổn định thu nhập. Cụ thể là khả năng áp dụng
công nghệ mới, hợp tác SXNN với hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp nông nghiệp
(DN), vay vốn tín dụng và đa dạng hóa thu nhập.
Thứ ba, đánh giá những thành tựu và tồn tại trong phát triển NNBV ở TPHCM
từ năm 1995 đến 2018, tìm ra ảnh hưởng của nó đến thu nhập của HND.
Thứ tư, luận án đề xuất quan điểm và khuyến nghị những giải pháp tác động
tích cực đến thu nhập của HND.
Đối tượng khảo sát là HND quy mơ nhỏ ở TPHCM, có ít nhất 3 năm hoạt động
SXNN tính đến thời điểm khảo sát để đảm bảo họ có đủ am hiểu về các hoạt động
sinh kế tại vùng nông thôn, qua đó cung cấp những thơng tin đáng tin cậy.


7
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại vùng nông thôn của TPHCM,

bao gồm các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.
Về thời gian: Số liệu thứ cấp các năm từ 1995 đến 2018; số liệu sơ cấp thu
thập trong năm 2017và 2018.
Về nội dung: Giới hạn nghiên cứu của đề tài là thu nhập của những HND quy
mô nhỏ, trồng cây nông nghiệp, chăn nuôi gia cầm gia súc và nuôi trồng thủy sản.
Theo Cục TK TPHCM (2016), Thành phố có đến 95% hộ nơng dân nhỏ, cịn lại là
những hộ trang trại, không phải là đối tượng nghiên cứu của luận án. Nguyên nhân là
do có những khác biệt quá lớn về: thu nhập, vốn tài nguyên, vốn tài chính, nhân lực,
cơng nghệ, tổ chức SXNN, cơ hội tiếp cận thị trường, v.v. Để tìm hiểu rõ thu nhập
của hộ trang trại, cần phải thực hiện những nghiên cứu độc lập và chun sâu.
Trong mơ hình OLS phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của HND,
với các nhân tố bên ngồi mơi trường, luận án tập trung vào cơ sở hạ tầng nông thôn
và môi trường cơng nghệ. Riêng mơi trường chính sách, luận án chỉ nghiên cứu hai
biểu hiện có thể đo lường được gồm vốn vay tín dụng và hợp tác SXNN. Các chính
sách liên quan đến hỗ trợ sản xuất và quyền sở hữu đất canh tác chỉ được nghiên cứu
để vận dụng vào khuyến nghị các giải pháp. Do đây là những vấn đề phức tạp, bị chi
phối bởi nhiều hiện tượng xã hội nên hạn chế khả năng thu thập thông tin.
Đối với các nhân tố bên trong, luận án đề cập đến vốn đất đai và vốn con người
bao gồm số năm đi học, tuổi và nhận thức về phát triển NNBV của chủ hộ, là ba biến
thể hiện chất lượng nguồn nhân lực. Vốn xã hội không đưa trực tiếp vào mơ hình do
hạn chế khả năng thu thập thơng tin chính xác, luận án lồng ghép vào tín dụng và hợp
tác SXNN, vì đây là những biểu hiện của vốn xã hội khi nó được phát huy tác dụng.
Mặt khác, số liệu của mẫu khảo sát còn chỉ ra mối tương quan cùng chiều khá
chặt chẽ giữa ba biến: vốn tài chính, vốn vật chất và vốn vay tín dụng. Kết quả thảo
luận nhóm thừa nhận, HND có vốn tài chính thường là do vay tín dụng, nhờ vậy, họ
tăng cường đầu tư vào vốn vật chất. Vậy nên vốn vay tín dụng có tư cách đại diện
cho vốn tài chính và vốn vật chất, nó được chọn cho mơ hình nghiên cứu.



×