Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp; ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.66 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu …………………………………………………………………………………1
Nội dung ……………………………………………………………………………………2
I – Khái quát chung về thuế TNDN ………………………………………………………2
1. Khái niệm ……………………………………………………………………………2
2. Vai trò ………………………………………………………………………………..2
II - Các quy định về đối tượng nộp thuế TNDN
theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008…………………………………...3
1. Đối tượng nộp thuế TNDN theo
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008……………………………………………3
2. Nhận xét, đánh giá các quy định về đối tượng nộp thuế TNDN
theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 ………………………………….….7
III - Một số ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế TNDN …………………10
1. Thực trạng áp dụng thuế TNDN ở nước ta ……………………………………...10
2. Một số ý kiến nhằm thực thi tốt pháp luật thuế TNDN ………………………...12
Kết luận …………………………………………………………………………………..14
Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………………………15
1
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với mỗi quốc gia, thuế một vai trò hết sức quan trọng, vừa là công cụ kinh tế hỗ
trợ cho sự tồn tại của nhà nước vừa được nhà nước sử dụng như một công cụ để thực hiện
những nhiệm vụ, mục tiêu nhất định. Trong hệ thống thuế nước ta, thuế thu nhập doanh
nghiệp xuất hiện từ rất sớm và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm ổn định
nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập.
Tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp chính là thuế lợi tức, một loại thuế đánh
vào thu nhập của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đã được áp dụng từ trước năm 1990 và
được cụ thể hóa thành Luật thuế lợi tức vào năm 1990. Đến ngày 10/5/1997, Quốc hội nước
ta đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho Luật thuế lợi tức (Luật này
được thay thế bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, ban hành ngày 17/6/2003).
Tiếp đó đến ngày 3/6/2008, Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2008 (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành). Có thể thấy Luật thuế thu nhập doanh


nghiệp 2008 đã có nhiều thay đổi so với Luật cũ đặc biệt là trong các quy định về đối tượng
nộp thuế. Tuy nhiên trong thực tiến áp dụng, Luật vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần
phải xem xét và sửa đổi, bổ sung. Để làm rõ những điểm mới trong quy định của Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp 2008 về đối tượng nộp thuế và giải pháp để thực thi tốt pháp luật
thuế thu nhập doanh nghiệp em xin chọn đề tài “Bình luận các quy định về đối tượng nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp; ý kiến pháp lý nhằm
thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp”.
2
NỘI DUNG
I – Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Khái niệm
Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) có thể hiểu như sau:
“Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các loại
hình doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm đảm
bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có
thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển”.
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc điểm của TNDN:
- Thuế TNDN là loại thuế trực thu: bởi đối tượng nộp thuế TNDN đồng thời cũng là
đối tượng chịu thuế
- Thuế TNDN đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó là phần thu nhập hợp pháp từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng, hóa, dịch vụ và các hoạt động khác của doanh
nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý.
- Thuế TNDN đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp nên nó phụ thuộc vào kết quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và thường gắn với chính sách kinh tế-xã
hội của đất nước trong từng thời kỳ do đó thuế TNDN có tính ổn định không cao và
khá phức tạp.
2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ nhất, thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Điều này thể
hiện bởi phạm vi áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, bao gồm tất cả các tổ chức

hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của
luật thuế TNDN. Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, quy mô của
hoạt động sản xuất, kinh doanh được mở rộng thì lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ngày càng nhiều. Từ đó tạo nguồn thu lớn cho ngân sách
quốc gia.
3
Thứ hai, thuế TNDN là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong việc
điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Thông qua hệ thống
thuế suất ưu đãi và các chế độ miễn giảm thuế nhà nước định hướng cho các nhà đầu tư
trong nhiều ngành, lĩnh vực mà nhà nước cần khuyến khích đầu tư để đảm bảo cơ cấu kinh
tế hợp lý theo ngành và theo lãnh thổ. Từ đó góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh phát triển theo những chiến lược, kế hoạch mà nhà nước đề ra.
Thứ ba, thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái phân
phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp
tự do sản xuất, kinh doanh, tự do cạnh tranh dẫn đến sự phân hóa giữa một bên là các doanh
nghiệp có năng lực tài chính mạng, lao động có tay nghê, điều kiện kinh doanh tốt, tạo ra
nguồn thu nhập lớn, một bên là các doanh nghiệp bị hạn chế về năng lực tài chính, trình độ
có thu nhập thấp. Để đảm bảo công bằng xã hội, nhà nước sử dụng thuế TNDN như một
công cụ để điều tiết thu nhập giữa các doanh nghiệp.
II – Các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp năm 2008.
1. Đối tượng nộp thuê thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
2008.
* Đối tượng nộp thuế TNDN được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN
2008 như sau:
“1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh
nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là

doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại
Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.”
4
a/ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 nghị định 124/2008/NĐ-CP thì doanh
nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp
được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh
bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và quy định tại các văn bản
pháp luật khác dưới các hình thức: công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty
hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; công ty Nhà nước; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh
doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí,
công ty điều hành chung.
Đối với các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp
thuế đối với phần thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh
ngoài Việt Nam (điểm a khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNDN)
b/ Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt
Nam.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế TNDN thì Cơ sở thường trú của doanh
nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp
nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
mang lại thu nhập, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm
mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay
một tổ chức, cá nhân khác;

- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng
đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa
hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
5
Tuy nhiên, trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy
định của Hiệp định đó (khoản 1 Điều 1 thông tư 130/2008/TT-BTC).
Doanh nghiệp nước ngoài nộp thuế TNDN như sau:
- Đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam:
• Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế
phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
• Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập
này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.
- Đối với doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
c/ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế
phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
d/Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các
đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu
nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 nghị định 124/2008/NĐ-CP. Đơn vị sự nghiệp
được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng phải nộp thuế đối với toàn bô
phần thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
e/Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Là các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và có thu nhập
chịu thuế ngoài các đối tượng đã nêu ở trên.
* Đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế:
Để khuyến khích tổng thể nên kinh tế, đảm bảo công bằng, thu hút đầu tư vào các địa

bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và một số ngành, lĩnh vực quan trọng
theo chính sách phát triển của nhà nước, Luật thuế TNDN 2008 quy định về ưu đãi thuế
TNDN về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế đối với các đối tượng:
6

×