THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------Số: 324/QĐ-TTg
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH THAM GIA XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn;
Căn cứ Nghị quyết số 45/2009/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới”;
Xét đề nghị của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nơng thơn
mới giai đoạn 2013 - 2020 với các nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức cho thanh thiếu nhi về chủ trương xây dựng nông thơn
mới; phát huy mạnh mẽ vai trị xung kích, tình nguyện của thanh niên trong tham gia thực hiện
các tiêu chí tại cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng
và Nhà nước.
Thông qua hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới, tiếp tục tạo sự chuyển biến về chất
lượng tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trên địa bàn nông thôn; tăng tỷ lệ tập
hợp và đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế, chăm lo cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần cho thanh thiếu nhi ở nông thôn.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu đến năm 2015:
+ 100% tổ chức Đoàn các cấp thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn
mới.
+ 100% thanh niên nông thôn được tuyên truyền, tư vấn về học nghề và việc làm.
+ 100% cơ sở Đồn có hoạt động, hoặc cơng trình, phần việc xây dựng nơng thơn mới hàng năm.
+ 100% Đồn xã tổ chức lực lượng đóng góp ngày cơng tham gia xóa nhà tạm, nhà dột nát trên
địa bàn.
+ Mỗi năm, tổ chức Đoàn hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng được tối thiểu 01 mơ hình phát triển kinh tế
của thanh niên có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên/năm/xã.
+ 100% Đồn xã có đội hình thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện bảo vệ mơi trường
nơng thơn. 100% chi đồn ở nơng thơn đăng ký và đảm nhận “Đoạn đường thanh niên tự quản”.
+ Hàng năm, 100% Đoàn xã đạt từ khá trở lên.
- Mục tiêu đến năm 2020:
+ Đến năm 2020, khơng có hộ đói do thanh niên làm chủ hộ và giúp 20.000 hộ thanh niên nghèo
thốt nghèo bền vững.
+ Mỗi năm, các cơ sở Đồn tham gia sửa chữa, bảo dưỡng được tối thiểu 5.000 km đường giao
thông nông thôn; 2.000 km thủy lợi nội đồng.
+ Đến năm 2020, xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả 5.000 tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên,
5.000 tổ tiết kiệm tại các xã.
2. Các giải pháp thực hiện
a) Về thông tin, tuyên truyền:
- Tổ chức các diễn đàn Tuổi trẻ chung tay xây dựng nơng thơn mới, phát huy vai trị xung kích
của thanh niên trong việc đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp tham gia xây dựng nông thôn
mới.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về hoạt động của đồn viên, thanh niên tham gia xây
dựng nơng thơn mới trên các báo của Đoàn, Hội ở Trung ương và địa phương.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên trẻ về xây dựng nông thôn mới.
- Biên tập và phát hành các tài liệu hướng dẫn tổ chức Đoàn và thanh niên tham gia xây dựng
nơng thơn mới dưới hình thức sổ tay, cẩm nang.
- Xây dựng các đội kịch tương tác, biểu diễn các tiểu phẩm tuyên truyền về xây dựng nông thôn
mới; thành lập và duy trì hoạt động của các Đội tuyên truyền ca khúc cách mạng lồng ghép với
tuyên truyền về các mặt đời sống xã hội ở nông thôn; tổ chức Hội thi “Thanh niên với xây dựng
nông thôn mới”.
- Định kỳ tổ chức hoạt động tuyên dương, vinh danh các điển hình thanh niên nơng thơn vượt
khó làm giàu thông qua trao các giải thưởng, liên hoan thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi.
b) Về tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nơng thơn:
- Tổ chức đồn viên, thanh niên tham gia thiết kế, thi cơng các cơng trình hạ tầng nơng thơn; xây
dựng đường trục thơn - xóm; đường ngõ - xóm, đường trục chính nội đồng, hệ thống kênh
mương do xã quản lý và các cơng trình phúc lợi khác; vận động các hộ gia đình trẻ đi đầu trong
cải tạo nhà cửa, vườn, ao, chuồng trại, làm đẹp hệ thống hàng rào, cổng nhà...
- Tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, vận động thanh thiếu nhi tích cực tham gia trồng
cây, trồng rừng, bảo vệ rừng, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom, xử lý rác thải. Triển
khai có hiệu quả Chương trình bảo vệ dịng sơng q hương; vận động nhân dân thay đổi thói
quen, sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, xóa bỏ cầu tiêu trên sơng, ao, hồ.
- Tổ chức cho đồn viên, thanh niên xung kích bảo vệ môi trường nông thôn, đảm nhận các đoạn
đường thanh niên tự quản, bến đị an tồn - sạch - đẹp, nhà tiêu hợp vệ sinh, làng xã xanh - sạch đẹp; thành lập các tổ hợp tác thanh niên bảo vệ mơi trường, đội tình nguyện xanh, lực lượng tình
nguyện viên thu gom rác ở nông thôn.
c) Về tham gia phát triển kinh tế nông thôn:
- Tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ thông
tin, môi trường, chế biến nơng sản, thực phẩm, vật liệu mới cho đồn viên, thanh niên.
- Phối hợp đào tạo nghề, tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên; hỗ trợ
thanh niên xây dựng và phát triển các mơ hình liên kết phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương, phát huy tính năng động, sáng tạo của thanh niên để xây dựng những mơ
hình phát triển kinh tế.
- Phối hợp hướng dẫn thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu quả hoạt
động các tổ, đội, nhóm trợ vốn giúp nhau lập nghiệp trong thanh niên, phát huy nội lực và đẩy
mạnh phong trào tiết kiệm, tích lũy trong đồn viên, thanh niên, động viên đông đảo thanh niên
nông thôn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức các hình thức giúp các hộ gia đình thanh niên vươn lên thốt nghèo, xóa hộ đói do
thanh niên làm chủ hộ và hàng năm tiến hành giúp đỡ các hộ thanh niên nghèo thoát nghèo bền
vững.
d) Về xây dựng đời sống văn hóa nơng thơn:
- Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong thanh thiếu nhi. Phối hợp khai
thác và sử dụng có hiệu quả các điểm bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng
đồng, khu vui chơi ở cơ sở. Hỗ trợ các em học sinh có hồn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học.
- Phát triển các loại hình câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ tiền hơn nhân, câu lạc bộ kỹ năng xã
hội và các câu lạc bộ sở thích, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho thanh thiếu nhi
ở nơng thơn; thành lập và duy trì hoạt động của các Đội tuyên truyền ca khúc cách mạng ở các
địa phương.
- Tăng cường hỗ trợ cơ sở Đồn ở nơng thơn thành lập các tổ, trung tâm tư vấn pháp lý cung cấp
kiến thức, thơng tin về pháp luật, tình u, hơn nhân, gia đình, tệ nạn xã hội và cách phịng tránh
trong thanh niên nông thôn.
- Tổ chức cho thanh niên đi đầu trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ các hủ
tục lạc hậu; khơi phục các làn điệu dân ca đang có nguy cơ mai một ở các địa phương, định kỳ tổ
chức Hội thi “Thanh niên hát dân ca”.
đ) Xung kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nơng thơn:
- Hỗ trợ thanh niên chậm tiến, thanh niên hoàn lương về nghề nghiệp, việc làm và các hoạt động
hòa nhập với cộng đồng. Mỗi năm, các Đồn xã có kế hoạch giúp đỡ thanh niên chậm tiến trở
nên tiến bộ.
- Xây dựng các đội hình thanh niên làm nịng cốt trong cơng tác giữ gìn an ninh, trật tự trên địa
bàn nơng thơn.
- Vận động đồn viên, thanh niên ký cam kết không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; thường
xun nêu gương đồn viên, thanh niên có thành tích tiêu biểu trong việc tham gia giữ gìn an
ninh, trật tự, phát trên đài truyền thanh thôn, xã.
e) Tổ chức các Đội trí thức trẻ tình nguyện xây dựng nông thôn mới:
- Khảo sát, nắm bắt số lượng sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học, cao đẳng có nhu cầu về cơng
tác tại địa phương tham gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền
núi và hải đảo có điều kiện kinh tế khó khăn.
- Tổ chức Đồn tham mưu với cấp ủy, chính quyền xác định nhu cầu của các xã để tham mưu bố
trí cơng tác phù hợp, nhằm phát huy cao nhất sự đóng góp của đội ngũ trí thức trẻ cho q trình
xây dựng nơng thơn của các địa phương.
- Kết thúc thời gian cơng tác tình nguyện của đội ngũ trí thức trẻ, tổ chức Đồn chủ động tham
mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương có cơ chế, chính sách hỗ trợ và đãi ngộ phù
hợp.
g) Xây dựng tổ chức Đồn, Hội vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền ở
nơng thơn:
- Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho đội ngũ bí thư chi đồn;
thực hiện tốt cơng tác phát triển đồn viên mới và quản lý đồn viên trên địa bàn.
- Xây dựng các hình thức câu lạc bộ, đội, nhóm ở các xã để tập hợp thanh thiếu nhi; có cơ chế
quy định đồn viên đang học tập trong các nhà trường, công tác trong các cơ quan về sinh hoạt
và tham gia hoạt động của Đồn trên địa bàn nơng thơn.
- Lựa chọn, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để giới thiệu phát triển đảng. Tích cực tun truyền, vận
động đồn viên, thanh niên xung kích đi đầu thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương; tham gia
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và giám sát hoạt động của chính quyền trên các lĩnh vực
kinh tế - xã hội - quốc phịng, an ninh.
3. Kinh phí thực hiện đề án
- Kinh phí thực hiện Đề án: Từ nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới, nguồn kinh phí của Trung ương Đồn, nguồn lồng ghép các chương trình, dự án,
ngân sách địa phương, huy động xã hội hóa.
Căn cứ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và các
mục tiêu, giải pháp của Đề án, Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn xây dựng nhiệm vụ và dự tốn thực hiện Đề án từng
năm, trình duyệt theo quy định; Ban Thường vụ các Tỉnh, Thành đồn phối hợp với Sở Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nhiệm vụ và dự toán thực hiện Đề án hàng năm, gửi Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để lồng ghép các nguồn vốn, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân phê duyệt.
4. Tổ chức thực hiện
a) Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc tổ chức triển khai Đề án.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nhiệm vụ và dự tốn thực hiện
Đề án từng năm, để trình duyệt theo quy định.
- Báo cáo Thủ tướng các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai; kiến nghị về những thay đổi,
điều chỉnh cần thiết phù hợp với thực tế của từng thời kỳ; hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính
phủ kết quả thực hiện; 2 năm sơ kết 01 lần và tổng kết Đề án khi kết thúc.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc xây dựng chương
trình, kế hoạch và nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án theo cơ chế quản lý của Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới để trình duyệt theo quy định.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí kinh phí ngân sách nhà nước được duyệt cho Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để thực hiện Đề án theo quy định.
d) Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
tổ chức các hoạt động cụ thể nêu trong Đề án theo thẩm quyền được phân công.
đ) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội
phối hợp với Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện các
nội dung của Đề án.
e) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Hàng năm bố trí kinh phí nguồn ngân sách của tỉnh, thành phố cho các Tỉnh, Thành đoàn thực
hiện Đề án.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp của địa phương phối hợp triển khai thực
hiện Đề án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phịng Tổng Bí thư;
- Văn phịng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm tốn Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đồn thể;
- Văn phịng Điều phối TW Chương trình MTQG
xây dựng nơng thơn mới;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ,
Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).
Vũ Văn Ninh