Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Hết môn Mác LêNin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.15 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI
KHOA VĂN THƯ LƯU TRỮ

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN:CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

GIẢNG VIÊN : Nguyễn Hồng Tĩnh
SINH VIÊN
LỚP

Điểm
(Bằng số)

: Nguyễn Huy Trường Giang
: Trung cấp văn thư lưu trữ

Điểm
(Bằng chữ)

HÀ NỘI , 2022

GV chấm thi
(Ký và ghi rõ họ tên)


Đề số: 02 ( Đề chẵn )
Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Từ đó rút
ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn của bản
thân.
Câu 2: Trình bày quy luật chuyển hố từ những sự thay đổi về lượng thành
sự thay đổi về chất và ngược lại. Đồng chí đã vận dụng quy luật này như thế nào


để có kết quả tốt trong học tập và rèn luyện?
Câu 3: Phân tích những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác- Lênin. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
Lưu ý:
1. Bài làm không được giống nhau. Nếu ai copy, làm giống nhau, cả 2 sẽ thi lại.
2. Có 2 đề, những ai mã số theo địa chỉ mail cuối là số lẻ làm đề lẻ. những ai mã
số chẵn làm đề chẵn. Ví dụ:
6071 làm đề lẻ
6072 làm đề chẵn
3. Thời gian nộp : 2 h chiều ngày 17/3/2022 ( lớp trưởng tập hợp lại theo 2 file :
1 đề chẵn và 1 đề lẻ ) rồi gửi về mail: hongtinhntqdgmail.com
HẾT

1


BÀI LÀM
Câu 1 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Từ đó
rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn của
bản thân.
Trước tiên phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
thì trước tiên ta phải hiểu được thế nào là vật chất và ý thức .
Vật chất:
Theo Lê Nin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Ý thức :
Là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc
người là cơ quan vật chất của ý thức cịn ý thức là chức năng của bộ óc con người
vì vậy khơng thể tách rời ý thức ra khỏi bộ óc.

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức có quan hệ hai chiều và tác động quan lại lẫn nhau . Mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức được thế hiện :
Một là , vật chất có vai trị quyết đinh ý thức
Do sự tồn tại khách quan nên vật chất là có cái trước và mang tính thứ nhất.
Ý thức là sự phản hành lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai . Nếu
khơng có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ khơng có ý thức
nên ý thức là thuộc tính , là sản phẩm của vật chất , chịu sự chi phối , quyết định
của vật chất . Bên cạnh đó , ý thức có tính sáng tạo , năng động nhưng những điều
này có từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất .
Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức . Điều này có
ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể . Những thơng
tin này có thể đúng hoặc sai , đủ hoặc thiếu , sự biểu hiện khác nhau đề do mức độ
tác động của vật chất lên bộ óc con người .
Hai là , ý thức tác động trở lại vật chất
2


Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức khơng thụ động mà nó sẽ tác
động trở lại các chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người . Ý thức sau
khi sinh ra sẽ không bị vật chất gị bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với
khách quan . Qua hoạt động của con người , ý thức có thể thay đổi , cải tạo hiện
thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người . Và mức độ tác động phụ
vào nhiều yếu tố như nhu cầu , ý chí , điều kiện , mơi trường và nếu được tổ chức
tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất
Ý thức khơng thể thốt ly hiện thực khách quan , sức mạnh của ý thức được
chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch ,
xác đinh mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật
chất . Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và

ngược lại , nếu nhận thức không đúng , ý thức sẽ kìm hãm lịch sử
Ví dụ :
VD1 . Trước khi thực hiện một trận đánh chúng ta thường làm một quyết
tâm thư về thực hiện tự phê bình và phê bình để rýt ra các nhược điểm để tiến bộ
và khắc phục những mặt tiêu cực . Thực hiện giáo dục nhân thức thông qua các
phong trào , thực tiễn và tư tưởng cục bộ , đạo đức giả .
VD2 . Có câu “ Có thực mới vực được đạo “ đây là câu tục ngữ dùng để nói
lên tầm quan trọng của việc ăn uống trong đời sống hàng ngày , con người cần phải
ăn uống đầy đủ để có sức khỏe thật tốt đã , có sức khỏe mới có thể đi theo đạo
được .
Ý nghĩa phương pháp luận
Một là phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
Trong quá trình nhận thức , học tập , nghiên cứu , con người phải bắt đầu từ
việc quan sát , xem xét , phân tích đối tượng vật chất . Qua việc tác động vào
chúng ta sẽ bắt đối tượng vật chất phải bộc lộ những thuộc tính , quy luật của nó .
Khi đó , ta sẽ thu nhận được tri thức.

3


Để sản xuất vật chất , cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của
mình , con người phải căn cứ vào hiện thức khách quan để đánh giá tình hình , từ
đó xác định phương hướng , biện pháp , lộ trình , kế hoạch .
Muốn thành công , con người cần phải tuân theo những quy luật khách quan
vốn có của sự vật , hiện tượng . Phải ln đặt mình , cơ quan , cơng ty trong những
hoàn cảnh , điều kiện thực tế , nhất là về vật chất , kinh tế .
Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan , duy trì ý chí trong cuộc sống . Đó là
việc tránh xa thói quen chỉ căn cứ và nhu cầu , ước muốn , niềm tin của mình để
hành động và khơng nghiên cứu , đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật chất.
Hai là phát huy tính năng động , sáng tạo , sức mạnh to lớn của yếu tố con

người .
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn , con người phải luôn chủ động ,
phát huy hết trí thơng minh , khả năng suy nghĩ của mình . Phải ln tìm tịi , sáng
tạo ra cái mới trên cơ sở tích lũy , kế thừa cái cũ phù hợp . Có như vậy con người
mới ngày càng tài năng và xã hội ngày càng phát triển.
Con người phải không ngừng rèn luyện , tu dưỡng , nâng cao thế lực , trí lực
để nâng cao năng lực nhận thức và lao động của mình . Phải kiên trì , nỗ lực vượt
qua khó khăn , khơng bỏ cuộc giữa chừng.
Tuyệt đối không được thụ động , trông chờ , ỷ lại trong mọi tình huống.Điều
này cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ , lười lao động .
Khơng được tuyệt đối hóa vai trị của các điều kiện vật chất trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn . Vật chất có vai trị quyết định , chi phối nhưng khơng có
nghĩa là những thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người thất bại trong việc
tìm ra giải phảp khả thi
Liên hệ thực tiễn

4


Câu 2 :Trình bày quy luật chuyển hố từ những sự thay đổi về lượng thành
sự thay đổi về chất và ngược lại. Đồng chí đã vận dụng quy luật này như thế nào
để có kết quả tốt trong học tập và rèn luyện?
Khái niệm về chất
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính khách quan vốn có
của các sự vật , hiện tượng , là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho nó
là nó chứ khơng phải là cái khác .
Ví dụ : Thuộc tính của đường là ngọt , thuộc tính của muối là mặn
Khái niệm về lượng
Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quyết định vốn có của sự vật ,
hiện tượng được biểu thị về mặt số lượng quy mơ , tình độ , nhịp điệu , của sự vận

động và phát triển của sự vật cũng như thuộc tính của nó .
Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những
trường hợp trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác
lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Chất và lượng tồn tại khách quan, phổ
biến, đa dạng và tương đối. Chúng thống nhất với nhau trong độ.
Ví dụ : Một toàn nhà 70 tầng , cao 80 m, diện tích tịa nhà là 5000m2
Quy luậy chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về
chất và ngược lại .
Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng là sự thay đổi thổng nhất giữa mặt chất và
mặt lượng .Chúng tác động qua lại với nhau .Trong sự vật , quy định về lượng
Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển , sự
thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật hiện tượng đã tích lũy nhưng thay đổi về
lượng đến một ngưỡng nhất định
Quy luật này cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển , cho thấy
sự thay đổi về lượng của sự vật hiện tượng diễn ra từng bước và kết hợp với sự
5


thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật hiện tượng vừa có những bước tiến tuần
tự , vừa có những bước tính đột phá .
Một là chất và lượng có mối quan hệ thống nhất với nhau
Chất và lượng không tách rời nhau mà tác động lẫn nhân một cách biện
chứng bởi vì mỗi sự vật hiện tượng đều phải có tình quy định về chất lại vừa có
tính quy định về lượng nên khơng có chất thiếu lượng và ngược lại .
Tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay
đổi về chất . Ở một giới hạn nhất định , sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay
đổi về chất . Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi nó được gọi
là Độ : độ chỉ tính quy định , mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng , là khoảng
giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự
vật , hiện tượng . Vì vật , trong giới hạn của độ , sự vật , hiện tưởng vẫn cịn là nó ,

chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác
Ví dụ : Theo kỷ lục thế giới ghi nhận người sống lâu nhất trên thế giới ghi
nhận có tuổi thọ là 118 tuổi . Như vậy giới hạn từ 0 tuổi đến 118 tuổi được gọi là
“độ” đây là do con người chúng ta xét về mặt tuổi tác
Hai là , lượng thay đổi dẫn đến sụ thay đổi về chất
Sự vận động , biến đổi sự vật , hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng . Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yêu dẫn đến những sự
thay đổi về chất , giới hạn đó được gọi là Điểm nút .
Sự thay đổi về lượng khi đạt đến điểm nút , với những điều kiện nhất định
tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới . Đây chính là bước nhảy trong quá trình
vận động và phát triển của sự vật , hiện tượng .
Ví dụ : 0oC , 1000C , 5000m là điểm nút
Bước nhảy : là phạm trù triết học dùng để sự chuyển hóa tất yếu trong quá
trình phát triển của sự vật , hiện tượng . Sự thây đổi vể chất diễn ra với nhiều hình
thức bước nhảy khác nhau , được quyết định bởi mâu thuẫn , tính chất và điều kiện
của mỗi sự vật . Đó là các bước nhảy : nhanh và chậm , lớn và nhỏ , cục bộ và toàn
bộ , tự giác và phát giác , … Bước nhảy là sự kết thúc của một gian đoạn vận
6


động , phát triển , đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới , là
sự gián đoạn trong quá trình vẫn động , phát triển liên tục của sự vật , hiện tượng
Ví dụ : Sự chuyển hóa từ nước ở dạng lỏng thành hơi nước là một bước
nhảy. Có bước nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến
100oC
Ba là lượng tác động ngược trở lại chất
Khi chất mới ra đời lại tác động trở lại lượng của sự vật . Chất mới tác động
tới lượng của sự vật , hiện tượng trên nhiều phương diện , làm thay đổi kết cấu ,
quy mơ , trình độ , nhịp điệu của sự vận động , phát triển của sự vật , hiện tượng
Ví dụ : Nếu học sinh tăng thời gian tự học ở nhà , và giảm thời gian chơi

Game thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn , và làm bài sẽ được nhiều điêm
cao hơn .
Qua đó chúng ta có thể kết luận : Mọi sự vật (hiện tượng, q trình) đều có
liên hệ lẫn nhau và luôn vận động, phát triển . Mọi sự vật nằm trong quá trình vận
động, phát triển đều được đặc trưng bằng chất và lượng; Chất và lượng thống nhất
với nhau trong độ.
Sự vật bắt đầu vận động, phát triển bằng sự thay đổi về lượng (liên tục hoặc
tiệm tiến), lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới
điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo ra sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự
vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động ngược
lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó vượt quá độ tồn
tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất. Cứ như
vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát
triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng. Vận động, phát triển xảy ra trong
thế giới vật chất vừa mang tính liên tục, vừa mang tính gián đoạn.
Vận dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất và ngược lại vào quá trình học tập và rèn luyện
Về học tập :

7


Là một học viên của Trường Đại học văn hóa nghệ thuật Quân đội tôi nhận
thức rất rõ về sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách
tích lũy dần về lượng đến một giới hạn nhất định , thực hiện bước nhảy để chuyển
về chất và việc học tập của chúng tôi cng khơng nằm ngồi điều đó . Để đủ điều
kiện tốt nghiệp lớp trung cấp văn thư lưu trữ tôi cần phải tích lũy đủ số lượng các
học phần và để có một kết quả tốt tơi cần phải tích lũy đủ số lượng đơn vị học trình
của các mơn học .Như vậy có thể coi thời gian học sẽ là độ , quá trình học tập trau
dồi kiến thức sẽ là q trình tích lũy về lượng , các kỳ thi là các điểm nút và kết

quả cuối của kì thi đạt yêu cầu hoặc giỏi , sẽ là bước nhảy , bởi kết quả kì thi tốt do
đó bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lũy tri thức trong quá trình học tập
và rèn luyện của tơi . Do đó ngay từ đâu tơi nhận thức rất rõ hoạt động học tập của
mình , ln tích cự tập trung , nghiên cứu thự hiện từng bước tích lũy về lượng để
làm biến đổi về chất theo quy luật :
Có thể thấy học tập là một q trình tích lũy kiến thức lâu dài . Thơng qua
các bấc học khác nhau , kiến thức của chúng ta sẽ được tích lũy dần , đây chính là
sự biến đổi về lượng .
Dễ hiểu hơn chúng ta có thể hiểu q trình học tập phổ thơng sẽ là nền móng
để xây dựng trình độ học vấn và là cơ sở để thiếp lập một nền giáo dục Đại học .
Vì mục tiêu và yêu cầu đào tạo ở mỗi cấp khác nhau nên nhiệm vụ học tập của học
sinh phổ thơng và sinh viên Đại học cũng có sự khác biệt . Sự chuyển đổi từ việc
học phổ thông lên Đại học không chỉ là sự thay đổi về mặt hình thức mà có sự
khác nhau về bản chất nên có thể coi đây là giống như qua trình biến đổi từ lượng
và chất
Cụ thể nếu muốn trở thành một sinh viên , trước đó mọi người đểu phải trải
qua quá trình học tập , rèn luyện , trau dồi kiến thức một cách có hệ thống và liên
tục trong suốt 12 năm . Q trình đó sẽ diễn ra sự biến đổi về lượng , tăng dần
đều , trong mọi mặt , cả trí tuệ lẫn tư cách , đạo đức , lối sống . Quãng thời gian
này có thể xem là độ , kì thi đại học là điểm nút , là thời điểm học sinh thực hiện

8


bước nhảy , nếu quá trình học tập đủ để học sinh có kết quả thi cao , để thực hiện
sự biến đổi về chất từ là học sinh trở thành một tân sinh viên đại học .
Qua đó tơi có thể thấy rõ : là một quân nhân và cũng là một học viên của
Trường Đại học văn hóa nghệ thuật Quân đội tôi nhận thức rất rõ nhiệm vụ là phải
học tập , rèn luyện tu dưỡng và phấn đấu là người Đảng viên tốt , học tập tốt và là
một qn nhân ln phấn đấu hồn thành nhiệm vụ góp phần xây dựng và bảo về

đất nước , muốn làm trịn nhiệm vụ ấy tơi ln qn triệt sâu sắc quan điểm giáo
dục của Đảng và về công tác đào tạo cán bộ , hiểu rõ mục tiêu đào tạo của trường ,
có như vậy bản thân mới xây dựng được phong cách và phương pháp học tập ràn
luyện hợp lí .
Về rèn luyện :
Bên cạnh việc học , tơi cần cịn có một nhiệm vụ quan trọng đó là rèn kỹ
năng cá nhân , kĩ năng giao tiếp cũng như tham gia các hoạt động xã hội nhằm xây
dựng đạo đức , lối sống và giúp ích cho xã hội . Các học viện , nhà trường thường
đưa ra những quy định cụ thể về các hoạt động rèn luyện cho cán bộ , chiến sĩ , học
viên . Các hoạt động rèn luyện gồm các hoạt động như : tham gia sinh hoạt đoàn ,
các đợt kiểm tra thể lực , chạy 3000m , bơi vũ trang , hội thao cấp nhà trường và
cao hơn nữa là cấp Bộ quốc phịng .
Ta có thể thấy mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất , sự thay
đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dần đến sự thay đổi
về chất của sự vật thông qua bức nhảy , chất mới ra đời tác động ngượi trở lại sự
thay đổi của lượng mới . Đặc biệt là khi tôi tham gia vào các cuộc thi về kĩ năng ,
như cán bộ đồn giói thì lượng là các kĩ năng được tích lũy học hỏi trao đổi qua
thời gian , điểm nút là các vòng thi và kết quả thi sẽ là bước nhảy , qua đó bản thân
tơi sẽ nhận được thành tích , sẽ trưởng thành hơn trong hoạt động , nâng cao thêm
lượng kiến thức , kỹ năng cho bản thân .
Trong các hoạt động của các học viện , nhà trường . của cán bộ , học viên ,
chiến sĩ đôi lúc cũng phát sinh những vấn đề chủ quan , nóng vội như chưa rèn
luyện cho mình đầy đủ kỹ năng đã vội thực hiện các kể hoạch lớn , khi gặp vấn đề
9


phát sinh lại không tham khảo ý kiến của đồng chí đồng đồi mình đã tự mình quyết
định gây ra sự mất đoàn kết . Một số cán bộ , học viên sẽ có thể mắc các sai lầm
như bảo thủ , khơng nghe góp ý từ tổ chức , khơng thực hiên các thay đổi khi cần
thiết.

Chúng ta có thể kết luận : Quy luật “ Chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại “ là một trong ba quy luật của
phép biện chứng duy vật , cho ta biết phương thức của sự vận động và phát triển
của sự vật .Khi chúng ta xem xét các sự vật , hiện tượng , cần nhận thức được ý
nghĩa của quy luật này trong thực tiễn .
Trong hoạt động thực tiễn để đạt được hiệu quả phải hiểu rõ phương thức
vận động phát triển của sự vật , cần sử dụng cơng cụ , phương tiện , biện pháp
thích hợp , đúng lúc , đúng chỗ , đúng mức độ vào tiến chình vận động , phát triển ,
đưa sự vật đi đúng quy luật và hợp lợi ích của con người . Muốn có sự thay đổi về
chất phải kiên trì tích lũy sự thay đổi về lượng , ngược lại muốn duy trì sự ổn định
của chất phải giữ được sự thay đổi về lượng trong phạm vi giới hạn độ , khi lượng
thay đổi chưa đạt đến mức giới hạn độ không nên vội vàng thực hiện bước nhảy ,
nhưng khi lượng thay đổi đã đạt giới hạn của độ thì phải kiên quyết thực hiện bước
nhảy .
Câu 3 : Phân tích những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lê Nin . Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
Quan điểm của Mác - Lê Nin :
Chủ nghĩa xã hội là phong trào thực tiễn , phong trào đấu tranh của nhân dân
lao động chống lại áp bức , bóc lột , bất công , và chống lại giai cấp thống trị .
Là trào lưu tư tưởng , lý luận phẩn ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao
động khỏi áp bức , bóc lột , bất cơng
Là một khoa học , chủ nghĩa xã hội , khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân
Là chế độ xã hội tốt đẹp , giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội .

10


Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và thực tiễn xây
dựng chủ nghĩa xã hội , chúng ta có thể thấy những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa

xã hội gồm :
Một là cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất đại cơng nghiệp
hiện đại
Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng xuất lao động lên
cao , tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội , đảm bảo đáp ứng những
nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân , không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội
cho tồn dân . Nền cơng nghiệp hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản
xuất đã phát triển cao ở những nước thực hiện sự quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa và đi lên chủ nghĩa xã hội , trong đó có Việt Nam thi đương nhiên phai rcos
q trình cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội .
Hai là chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tự hữu tư bản chủ nghĩa , thiết lập
chế độ công hưu về tư liệu sản xuất chủ yếu .
Thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất , tổng quát nhất về thực chất
của công cuộc cải cách cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp cơng nhân , tuy
nhiên khơng phải xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư bản chủ
nghĩa
Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ
sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bao gồm : sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể . Chế độ này được củng cố , hoàn thiện , bảo đảm thích ứng với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , mở đường cho lực lượng sản xuất phát
triển , xóa bỏ dần những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội , làm cho mọi thành
viên trong xã hội gắn bó với nhau vì lợi ích căn bản .
Ba là chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là
một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động , vì lợi ích của đa
số nhân dân . Chính bản chất và mục đích đó cần phải tổ chức lao động và kỉ luật
11



mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động , đồng thời khắc phục những
tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ .
Bốn là chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động
Chủ nghĩa xã hội bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động
, sáng tạo và hưởng thụ . Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được
hưởng thù lao theo nguyên tắc “ làm theo năng lực hưởng theo lao động “ đó là
một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này .
Năm là nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới , thể hiện sâu sắc
bản chất giai cấp cơng nhân , đại biểu cho lợi ích , quyền hạn và ý chí của nhân
dân lao động
Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo , thơng qua nhà nước
Đảng lãnh đạo tồn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực
và lợi ích của mình trong mọi mặt xã hội . Nhân dân lao động tham gia nhiều vào
công việc nhà nước , đây là một “ nhà nước nửa nhà nước “ với tính tự giác tự
quản của nhân dân rất cao , thể hiện các quyền dân chủ , làm chủ và lợi ích của
chính mình ngày càng rõ hơn
Sáu là chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức , bóc lột , thể hiện
sự bình đẳng xã hội , tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện .
Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi
ách áp bức về kinh tế và nô dịch về tinh tần , bảo đảm sự phát triển toàn diện cá
nhân , hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa , nhờ xóa bỏ chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp , xóa bỏ tình trạng
người bóc lột người , tình trạng nơ dịch và áp bức dân tộc , thực hiện được sự cơng
bằng và bình đẳng xã hội .
Qua sáu đặc trưng trên ta có thể thấy những đặc trưng trên phản ánh bản chất
của chủ nghĩa xã hội nói lên tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội do đó chủ nghĩa xã
hội là một xã hội tốt đẹp lý tưởng và là ước mơ của tồn thể nhân loại , những đặc
trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau . Do đó trong q trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội cần phải quan tâm tất cả những đặc trưng này .
12



Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và những đặc trưng của chủ nghĩa
xã hội và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nien , trong “ cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội “ , Đảng ta đã xác định
những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà chúng ta sẽ xây dựng gồm :
Một là do nhân dân lao động làm chủ
Hai là dân giàu , nước mạnh , dân chủ công bằng , xã hội văn minh
Ba là có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu .
Bốn là có một nền văn hóa tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc
Năm là con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột , bất công , làm theo
năng lực hưởng theo lao động , có cuộc sống ấm no , tự do hạnh phúc , có điều
kiện phát triển tồn diện cá nhân .
Sáu là có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân , do nhân
dân , vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo
Bảy là các dân tộc trong nước bình đẳng , đồn kết và giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ
Tám là có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế
giới
Ta có thể thấy những đặc trưng trên đều mang tính dự báo , với sự phát triển
về kinh tế và xã hội của đất nước , thời đại , những đặc trưng sẽ được tiếp tục bổ
sung phát triển trong tiến trình phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt
nam.

13




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×