Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.62 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------  -------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NĂM
NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ QUẢNG
NINH

Nhóm

: 14

Mơn

: Kỹ năng phát triển nghề nghiệp

Khoa

: Kinh doanh quốc tế

Khóa

: K60

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Trần Sĩ Lâm


Quảng Ninh, ngày 21 tháng 12 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Ngày…tháng…năm…
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)

2


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình chúng em bắt đầu theo học tại trường Đại học Ngoại thương
cho đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các
thầy cơ và phía nhà trường để có thể giúp chúng em hồn thành bài tiểu luận này
một cách tốt nhất.

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cô trường Đại học Ngoại
thương, các thầy cô đồng giảng dạy bộ môn Kỹ năng phát triển nghề nghiệp. Và
chung em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất đến giảng viên đã hướng dẫn chúng em
PGS.TS. Trần Sĩ Lâm đã quan tâm, giúp đỡ, cũng như hỗ trợ chúng em tận tình
trong q trình làm bài tiểu luận kết thúc mơn lần này.
Trong q trình làm tiểu luận, chúng em có những sai sót khơng thể tránh khỏi, rất
mong thầy bỏ qua và góp ý kiến để em có thêm kinh nghiệm và hoàn thành tốt
hơn trong những bài tiểu luận sắp tới.
Chúng em xin trân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày 21 tháng 12 năm 2021
Nhóm sinh viên thực hiện
Nhóm 14


MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.........................................1
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................2
MỤC LỤC........................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................7
1. Tính cần thiết của việc nghiên cứu........................................................ 7
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện mức độ về kỹ năng giải quyết các vấn
đề của sinh viên.........................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................8
3.2.1. Về phạm vi địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Ngoại thương- cơ sở
Quảng Ninh........................................................................................... 8
3.2.2. Về phạm vi đối tượng nghiên cứu: 87 sinh viên năm nhất chuyên
ngành Kinh doanh quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương- cơ sở

Quảng Ninh........................................................................................... 8
NỘI DUNG.......................................................................................................9
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP, KỸ NĂNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................................. 9
1. TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGIỆP.......................................9
1.1. Kỹ năng là gì?............................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm kỹ năng...................................................................9
1.1.2. Các loại kĩ năng...................................................................... 9


1.2. Kỹ năng nghề nghiệp là gì?......................................................... 9
1.2.1. Khái niệm kỹ năng nghề nghiệp.............................................. 9
1.2.2. Các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho cơng việc sau này...10
2. TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................10
2.1. Tổng quan về giải quyết vấn đề.................................................10
2.1.1. Vấn đề là gì?......................................................................... 10
2.1.2. Nguyên nhân vì sao vấn đề khơng được giải quyết...............10
2.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?............................................... 11
2.2.1. Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề.................................... 11
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề......11
2.2.3. Quy trình để giải quyết vấn đề hiệu quả............................... 12
2.3. Cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề................................ 12
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ
SỞ QUẢNG NINH.................................................................................... 14
1. KHẢO SÁT SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ
QUẢNG NINH VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................14
1.1. Số liệu khảo sát........................................................................... 14
1.2. Nhận xét về khảo sát.................................................................. 14
2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CHO CÁC

BẠN SINH VIÊN CƠ SỞ QUẢNG NINH..........................................15
2.1. Xác định vấn đề trong kĩ năng giải quyết vấn đề....................15
2.1.1. Thừa nhận các vấn đề đang gặp phải.................................... 15
2.1.2. Phân loại vấn đề rõ ràng....................................................... 15


2.1.3. Nhìn nhận vấn đề bằng cái nhìn đa chiều..............................15
2.1.4. Nghiên cứu lí do phủ nhận vấn đề......................................... 16
2.1.5. Đặt ra các câu hỏi xung quanh vấn đề.................................. 16

2.2. Xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề.................................... 16
2.2.1. Tập hợp dữ liệu dẫn đến vấn đề đang gặp phải.....................16
2.2.2. .Xác định phạm vi tầm ảnh hưởng và sự phức tạp của vấn đề16
2.2.3. Xem xét các hạn chế của các giải pháp chuẩn bị đưa ra.......17
2.2.4. Sử dụng kỹ thuật phân tích vấn đề để đưa ra kết quả

cuối cùng. 17
2.3. Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề dựa trên các yếu tố.........18
2.3.1. Mục tiêu của vấn đề............................................................... 18
2.3.2. Yếu tố ưu tiên trong quán trình giải quyết............................. 18
2.3.3. Nguồn lực đang có và có thể huy động..................................19
2.3.4. Mục tiêu tối thiểu có thể đạt được......................................... 19

2.4. Lựa chọn phương án tối ưu.......................................................19
2.4.1. Phương án tối ưu nhất........................................................... 19
2.4.2. Phương án phù hợp nguồn lực và có thể huy động................19
2.4.3. Xem xét các kĩ năng vào thực hiện giải quyết........................20
2.4.4. Thời gian thực hiện tối ưu......................................................20
2.4.5. Các rào cản gặp phải.............................................................20
2.4.6. Những rủi ro khi thực hiện.....................................................20

2.4.7. Phương án phù hợp lợi ích của hai bên giải quyết................21
2.4.8. Phương án phù hợp Pháp Luật và có khả năng khả thi nhất.21


CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO
SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ
QUẢNG NINH...........................................................................................22
1. NHỮNG ĐIỀU NÊN ỨNG DỤNG TRONG KỸ NĂNG GIẢI

QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................. 22
1.1. Trong đời sống, xã hội................................................................22
1.2. Trong học tập..............................................................................22
1.3. Trong công việc làm thêm..........................................................23
1.4. Trong các hoạt động giao lưu.................................................... 23
2. NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIẢI

QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................. 24
2.1. Trong đời sống, xã hội................................................................24
2.2. Trong học tập..............................................................................24
2.3. Trong công việc làm thêm..........................................................25
2.4. Trong các hoạt động giao lưu.................................................... 25
KẾT LUẬN.................................................................................................... 26
Tài liệu tham khảo.........................................................................................28


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của việc nghiên cứu
Việc làm quen một môi trường mới đối với các tân sinh viên năm nhất không
phải là một điều dễ dàng. Khi cịn học Trung học phổ thơng, chúng em rất ít có
cơ hội để tiếp cận cũng như mở mang được tầm hiểu biết của bản thân trong việc

tiếp cận các vấn đề thực tế bởi chủ yếu nhà trường chỉ dạy mỗi kiến thức học tập
mà không chú trọng tới việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Vậy nên khi
bước chân vào một mơi trường cần có sự tự lập cao thì đa số các bạn sinh viên
đều gặp phải rất nhiều trở ngại và khó khăn trong việc sử dụng những kỹ năng
mềm một cách thành thạo và hiệu quả, ứng dụng những kỹ năng mềm ấy trong
mọi lĩnh vực trong cuộc sống, xã hội, trong việc giao lưu chứ khơng riêng gì
trong học tập.
Là một sinh viên trường Đại học Ngoại thương- một ngôi trường khơng chỉ ln
đi đầu về học tập mà cịn dẫn đầu với đông đảo sinh viên luôn năng nổ, sáng tạo,
nhiệt huyết, tìm tịi và nghiên cứu các lĩnh vực trong cuộc sống. Từ những năm
đầu, các bạn đã không ngừng cải thiện việc rèn luyện cho bản thân những kỹ
năng cơ bản nhất mà mỗi sinh viên cần phải có. Nhưng bên cạnh đó, cũng cịn
những bạn vẫn cịn tự ti và chưa dám tiếp cận nhiều vì các bạn chưa từng gặp
những vấn đề như vậy trước đấy bao giờ. Đây cũng là một trong những trường
họp mà các bạn sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại thương cơ sở Quảng
Ninh đang gặp phải. Và càng khó khăn hơn khi tình hình dịch bệnh đang diễn ra
vơ cùng căng thẳng và các bạn chưa thể nào lên được trường, đây cũng chính là
lý do vì sao mà các bạn càng không thể tạo được cơ hội cho bản thân mình được
ứng dụng kỹ năng, nhất là kỹ năng giải quyết các vấn đề- một trong những kỹ
năng vơ cùng quan trọng và có quyết định tới mọi lĩnh vực mà chúng ta cần phải
xử lí trong mọi trường hợp trong cuộc sống.
Và như đã đề cập ở trên, ta có thể thấy, được tầm quan trọng của việc giải quyết
các vấn đề. Bởi giải quyết các vấn đề khơng phải là một điều dễ dàng. Có những
vấn đề mà chúng ta thấy bế tắc và không thể nào tìm được hướng giải quyết ra
sao, hay chưa hiểu rõ được vấn đề ấy một cách rõ ràng. Từ sự cấp thiết của vấn


đề này, đây là lý do vì sao nhóm chúng em chọn đề tài: “Phương pháp xây dựng
kế hoạch rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên năm nhất trường
Đại học Ngoại thương cơ sở Quảng Ninh”.

2. Mục đích nghiên cứu
Việc chọn đề tài nghiên cứu về lần này, nhóm chúng em dựa trên những khảo sát
thực tế về thực trạng mà sinh viên năm nhất cơ sở Quảng Ninh đang gặp phải
trong việc giải quyết các vấn đề. Vậy nên mục đích của việc nghiên cứu của
nhóm là chỉ ra những tình huống mà các bạn đang gặp phải, và đưa ra những
phương pháp để có thể giúp các bạn giải quyết những khó khăn khi cần phải xử
lí một việc gì đó. Bên cạnh đó, nhóm chúng em cịn muốn khai thác và đi sâu vào
nghiên cứu gốc rễ của các vấn đề trong từng lĩnh vực và triển khai các phương
hướng giải quyết thật phù hợp đối với các bạn sinh viên, gỡ bỏ những khúc mắc
mà các bạn đang gặp phải.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện mức độ về kỹ năng giải quyết các vấn đề của
sinh viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về phạm vi địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Ngoại thương- cơ sở
Quảng Ninh
3.2.2. Về phạm vi đối tượng nghiên cứu: 87 sinh viên năm nhất chuyên ngành Kinh
doanh quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương- cơ sở Quảng Ninh


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP, KỸ NĂNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGIỆP
1.1. Kỹ năng là gì?
1.1.1.

Khái niệm kỹ năng

Kỹ năng được hiểu chung là khả năng vận dụng kiến thức và hiểu biết của con

người để hồn thành các cơng việc cụ thể nhằm tạo kết quả mong đợi.
1.1.2.

Các loại kĩ năng

Theo lời tác giả Tô Thanh Hiếu (2021), ta có thể phân loại kỹ năng thành:
-

“Kỹ năng cứng: chính là tập hợp các kỹ năng và khả năng để một người
có thể hồn thành một loại tác vụ nghề nghiệp chuyên môn, và thường
được dạy tại các trường học

-

Kỹ năng mềm (hay còn được gọi là Kỹ năng sống): liên quan đến tính
cách con người, khơng mang tính chun mơn, được xem như khả năng
hịa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng tập thể.”

Ta có thể thấy được rằng kỹ năng là yếu tố vô cùng cần thiết và có tầm quan
trọng đối với mỗi người, và hơn hết để có được thành cơng trong cuộc sống
ta cần chuẩn bị tốt những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản nhất mà mỗi người
chúng ta cần phải có để ứng dụng được vào trong từng cơng việc, lĩnh vực cụ
thể.
Chính vì vậy, ta hãy cùng đi tìm hiểu về kỹ năng nghề nghiệp.
1.2. Kỹ năng nghề nghiệp là gì?
1.2.1.

Khái niệm kỹ năng nghề nghiệp

“Professional skills- kỹ năng nghề nghiệp được dùng để chỉ những khả năng,

năng lực hoàn thành một công việc trong một lĩnh vực cụ thể. Kỹ năng nghề
nghiệp gồm có kỹ năng chun mơn (kỹ năng nghiệp vụ) và kỹ năng chung
(hay còn gọi là kỹ năng mềm). Kỹ năng nghề nghiệp càng được trau dồi, hoàn


thiện thì chất lượng và hiệu quả của cơng việc sẽ càng nâng cao.” –Trích từ
blog TopCV (2021).


1.2.2.

Các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho công việc sau này

Tương lai để có một việc làm ổn định hay có thể gắn bó lâu dài thì chính bản
thân mình cần có những kỹ năng cần thiết cho cơng việc đó. Kỹ năng có rất
nhiều, nhưng việc ứng dụng những kỹ năng nào là quan trọng thì chúng ta cần
phải ưu tiên trau dồi và rèn luyện để có thể sớm đạt đến thành công. Sau đây là
một vài kỹ năng chúng em cho là thực sự không thể thiếu đối với một sinh
viên, đặc biệt là đối với “người Ngoại thương”:
- Kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng làm việc nhóm một cách hiệu quả
- Kỹ năng đưa ra những đánh giá và ra quyết định của bản thân
- Kỹ năng quản lý về mọi lĩnh vực
2. TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Tổng quan về giải quyết vấn đề
2.1.1.

Vấn đề là gì?


“Vấn đề được mơ tả là những tình huống khơng chắc chắn hoặc khó hiểu, một
cái gì đó khó kiểm sốt và gây gián đoạn sự tiến triển bình thường, một câu
đố hoặc một điều bí ẩn, một nhiệm vụ khó thực thi.”
2.1.2.

Ngun nhân vì sao vấn đề khơng được giải quyết

“Chúng ta thường xuyên có xu hướng giải quyết vấn đề có xu hướng giải
quyết vấn đề không hiệu quả bởi rất nhiều ngun nhân khác nhau, ví dụ như:
-

Khơng có phương pháp mà chỉ giải quyết vấn đề một cách ngẫu nhiên

-

Thiếu sự cam kết trong giải quyết vấn đề

-

Khơng có khả năng phân tích và sáng tạo

-

Thiếu kiến thức và kỹ thuật cho quy trình giải quyết vấn đề, hiểu sai vấn
đề hoặc sử dụng phương pháp sai trong một vấn đề.”, dựa trên kết luận của
Nguyễn Đông Triều (2021).


Cịn đối với cá nhân, quan điểm của nhóm chúng em cùng đưa ra và tổng hợp
lại các ý, ngoài các nguyên nhân đã chỉ ra ở trên, thì một ngun nhân nữa vấn

đề khơng được giải quyết đó chính là ở bản thân chúng ta vẫn còn thụ động
trong việc suy nghĩ. Khơng hẳn khơng có điểm mạnh mà là chúng ta chưa khai
thác được điểm mạnh ấy ở chúng ta. Trước giờ chúng ta chưa từng được tiếp
cận với những tình huống thực tế, nên khi gặp những tình huống ấy thì chúng
ta thường có xu hướng đùn đẩy, né tránh và không muốn làm. Chúng ta càng
làm như vậy, chúng ta càng khiến cho bản thân mình thu hẹp lại khả năng của
bản thân, những tiềm năng dường như không được khai phá ra, và càng ngày
ta càng trở nên lười biếng suy nghĩ, không muốn giải quyết vấn đề mà chỉ
ln tìm cách làm sao để trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh vấn đề. Theo
chúng em, đó chính là ngun nhân lớn nhất quyết định tới việc chúng ta có
muốn hồn thiện kỹ năng này hay khơng hay hồn thiện bản thân mình hay
khơng.
2.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
2.2.1.

Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là tập hợp những khả năng phân tích, xử lý và đưa
ra quyết định, hướng giải quyết khi gặp những tính huống ngồi ý muốn,
khơng có trong dự tính của bản thân mình.
2.2.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề

Ngồi việc bản thân chúng ta cần phải có kỹ năng chính là kỹ năng giải quyết
vấn đề, chúng ta cịn cần tích hợp thêm một vài kỹ năng khác có liên quan đến
vấn đề để được giải quyết triệt để như sau:
-

Kỹ năng nghiên cứu: thu nhập thông tin hay tìm tịi, khám phá những ý

kiến liên quan đến vấn đề. Kỹ năng này sẽ giúp cho ta tìm hiểu và đi
sâu vào khai thác, tập trung vào vấn đề mình cần nghiên cứu.

-

Kỹ năng phân tích: ta có thể phân tích các khả năng có thể xảy ra, dự trù
những khả năng nằm ngồi tính tốn của vấn đề đó để sắp xếp q tình
giải quyết. Ta có thể dự đốn được những trường hợp nằm ngồi dự kiến
có thể xảy ra và ta biết nắm bắt được việc mình cần phải xử lý sao cho
hiệu quả đạt mức cao nhất.


-

Kỹ năng đưa ra quyết định: Cá nhân hay cả một tập thể phải cùng thống
nhất ý kiến tối ưu cho vấn đề. Việc quyết định của cá nhân hya một tập thể
trong công việc hay trong bất kỳ lĩnh vực nào sẽ rèn cho chúng ta sự kiên
định khi phải trong một trường hợp mang tính quyết định cao.
2.2.3. Quy trình để giải quyết vấn đề hiệu quả
Từ việc tìm hiểu thế nào là kỹ năng giải quyết vấn đề và những yếu tố ảnh
hưởng tác động đến kỹ năng giải quyết vấn đề, ta thấy được tầm quan trọng
của việc giải quyết vấn đề trong mọi lĩnh vực trong đời sống mà mỗi ngày
ta đều phải đối mặt. Nhưng để giải quyết được mọi vấn đề, ta cần phải đưa
ra một quy trình cụ thể với các bước theo một trình tự nhất định như sau:
-

Bước 1: Xác định vấn đề

-


Bước 2: Truy tìm nguyên nhân

-

Bước 3: Thiết lập mục tiêu cần giải quyết

-

Bước 4: Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp tối ưu

-

Bước 5: Xây dựng kế hoạch và thực hiện

Ngoài phương pháp đã khá là quen thuộc và phổ biến như đã đề cập ở phía
trên, thì cịn một mơ hình phương pháp xây dựng kế hoạch giải quyết vấn
đề nữa mà chúng ta nên học tập. Đó chính là Biểu đồ xương cá (Fishbone
Diagram) hay cịn có một tên gọi khác là “Ishikawa Diagram” hoặc
“cause- and-effect diagram”. Đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả
mà các doanh nghiệp lớn đều sử dụng, và càng hiệu quả hơn khi ứng dụng
vào trong công việc của chúng ta sau này.
2.3. Cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
-

Trước hết, ta cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề, tìm hiểu kỹ lưỡng
về vấn đề và đặt ra những câu hỏi xung quanh vấn đề ấy, bởi chỉ khi hiểu rõ
nó ta mới dễ dàng tìm ra những gốc rễ của vấn đề.

-


Tiếp đến, tạo ra các cơ hội đặt bản thân mình vào vấn đề để suy nghĩ tìm giải
pháp. Một số vấn đề được giải quyết một cách thông minh là khi ta hiểu
được bản chất của vấn đề mình gặp phải là gì, biết vấn đề ấy khúc mắc ở
điểm nào và mình cần suy nghĩ, đưa ra hướng giải quyết nhue thế nào cho
hợp lí, đi


đúng vào trọng tâm vấn đề, tránh trường hợp xử lí một cách lan man, dài
dịng.
-

Bên cạnh đó, ta phải luôn tận dụng cơ hội mọi lúc, mọi nơi, mọi trường hợp
để thực hành giải quyết các vấn đề dù lớn hay nhỏ để từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho bản thân.

-

Cuối cùng, ta phải biết học cách quan sát từ những người xung quanh
trong cách mà học giải quyết vấn đề để từ đó học hỏi, thấy được những
thiếu sót của bản thân trong việc xử lí giải quyết các vấn đề của minh.


CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ
QUẢNG NINH
1. KHẢO SÁT SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ QUẢNG NINH VỀ

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.1. Số liệu khảo sát


Theo biểu mức khảo sát sinh viên đại học Ngoại thương cơ sở Quảng Ninh
về kỹ năng giải quyết vấn đề, nhóm chúng em có kết luận được rằng:
- Về mức độ tự tin trong việc giải quyết vấn đề: Có tới 55% tên tổng số sinh
viên bình chọn “Không hẳn tự tin” và 35% trên tổng số sinh viên bình chọn
“Khơng tự tin”. Đây là một con số lớn, cho thấy được độ chắc chắn về việc
không tự tin trong việc giải quyết vấn đề của sinh viên là một điều đáng lo
lắng.
- Về biểu mức đặt ra cho câu hỏi: “Bạn gặp khó khăn gì trong việc giải quyết
các vấn đề?”, thì có tới 60% sinh viện lựa chọn phương án “giải quyết một
cách lan man, không trọng tâm” và 55% sinh viên chọn phương án: “Không
biết bắt đầu từ đâu”.
- Về biểu mức đặt ra cho câu hỏi: “Bạn đã lập kế hoạch giải quyết vấn đề ra
sao, và phương án nhận lại được là 65% trên tổng số các bạn lựa chọn
phương án “Làm theo cảm tính”.
1.2. Nhận xét về khảo sát
Dựa vào khảo sát trên, chúng em có thể kết luận được rằng: Việc kỹ năng giải
quyết vấn đề hiện tại đối với các bạn sinh viên đang là một vấn đề mà các bạn vơ
cùng thiếu sót và các bạn cần có một sự rèn luyện cũng như cần có những
phương pháp thích hợp để có thể cải thiện được kỹ năng giải quyết vấn đề một
cách tốt nhất.


2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CHO CÁC
BẠN SINH VIÊN CƠ SỞ QUẢNG NINH
2.1. Xác định vấn đề trong kĩ năng giải quyết vấn đề
2.1.1.

Thừa nhận các vấn đề đang gặp phải


Tuy nghe rất đơn giản nhưng đây là điều mà cả sinh năm nhất và mọi người
không muốn làm. Khi đối diện với vấn đề, chúng ta thường có hai thái độ: Một
là thừa nhận, hai là bác bỏ chúng. Có rất ít người dũng cảm đứng ra thừa nhận
rằng mình đang có những vấn đề khúc mắc mà họ không thể giải quyết được.
Nếu chúng ta biết chấp nhận rằng bản thân khơng hồn hảo thì sẽ khiến chúng
ta dễ đón nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan nhất.
2.1.2.

Phân loại vấn đề rõ ràng

Vấn đề được chia làm rất nhiều loại nhưng thơng thường có hai loại:
- Đầu tiên là vấn đề sai lệch. Đây là vấn đề xuất hiện trong trường hợp một cá
nhân hay một tập thể cần được tháo gỡ do sự biểu hiện khơng bình thường. Nó
thường xuất hiện khi các lớp học có tỉ lệ nghỉ học cao của sinh viên trong
cùng một ngày, hệ thống đường điện bị hỏng dẫn đến mất điện hoặc nhiều vấn
đề ngoài dự kiến khác nữa.
- Tiếp theo là vấn đề hồn thiện. Đó là vấn đề cần phải cải thiện để đạt được
mục tiêu đo lường được như là giảm cân, được A hoặc B các học phần, và vô
vàn các vấn đề khác nữa.
Ngồi ra cịn có các loại vấn đề khác như vấn đề trước mắt – vấn đề cần được
giải quyết ngay lập tức, vấn đề dự báo – vấn đề có khó khăn dự kiến dựa trên
tình hình hiện tại và vấn đề suy diễn – giả định có thể xảy ra trong tương lai
nếu hiện tại thay đổi. Việc xác định chính xác các loại vấn đề sẽ giúp khả năng
gải quyết vấn đề nhanh và chính xác hơn rất nhiều.
2.1.3. Nhìn nhận vấn đề bằng cái nhìn đa chiều
Đây cũng là điều khó nhằn vì thế giới quan của mỗi người mỗi khác và trải
nghiệm của mỗi người là không giống nhau nên rất khó để chúng ta đưa ra cái


nhìn đa chiều về vấn đề. Nhiều khi chúng ta ln mãi bó hẹp vấn đề trong một

góc nhìn và mãi khơng tìm ra cách giải quyết. Nếu có thể hãy đặt câu hỏi cho
mình, cho người khác hoặc thậm chí là nhờ sự giúp đỡ của Google. “Với vấn
đề này thì mẹ mình sẽ làm gì, các Shark sẽ làm gì”.
2.1.4.

Nghiên cứu lí do phủ nhận vấn đề

Khi đã có cái nhìn đa chiều nhưng chúng ta lại phủ nhận nó bằng những
phản ứng tiêu cực như phản đối, dừng việc giải quyết vấn đề. Đây chính là lúc
chúng ta cần bình tĩnh nhìn nhận lại và tìm ra lí do. Có thể là lí do khách quan
như là nhà xa trường nên đến muộn, giờ vào lớp quá sớm nên không kịp mang
đồ dùng học tập. Nhưng cũng có thể là lí do chủ quan khi cho rằng trường gần
nhà mà nên dậy muộn cũng không sao, bài này ngắn mà để mai làm, và vô vàn
những lý do né tránh khác nữa.
2.1.5.

Đặt ra các câu hỏi xung quanh vấn đề

Để hiểu được vấn đề một cách dễ dàng nhất, đó chính là đặt câu hỏi và trả
lời. Với bộ câu hỏi “5W – 2H” bao gồm: Why (tại sao), What (làm cái gì),
Who (cùng ai), When (thời điểm), Where (ở đâu), How (làm như thế nào) và
How much (sự cống hiến bao nhiêu) sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về vấn
đề đó.
2.2. Xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề
2.2.1.

Tập hợp dữ liệu dẫn đến vấn đề đang gặp phải

Sau khi xác định và hiểu rõ được vấn đề thì chúng ta nên tìm kiếm thơng tin
liên quan đến vấn đề đó. Càng biết càng hiểu sẽ làm cho quá trình giải quyết

vấn đề rút lại một bước. Ngày nay khơng khó để có thể tìm ra tư liệu nhờ có
sự phát triển vượt bậc của mạng Internet. Tuy nhiên ngày nay có những tin tức
khơng chính thống với những tiêu đề giật tít khơng có thật khiến cho việc tìm
dữ liệu trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy chúng ta cần tỉnh táo hơn và
tìm những trang lớn uy tín tránh “ngộ độc thông tin”.


2.2.2.

Xác định phạm vi tầm ảnh hưởng và sự phức tạp của vấn đề

Hãy luôn cẩn thận với mọi hành động, bước đi vì “sai một li là đi một dặm”.
Mọi vấn đề đều có sự phức tạp của riêng nó. Một hành động nhỏ có thể để lại
một hậu quả lớn nên trước khi nói hoặc làm chúng ta hãy xem xét về tầm ảnh
hưởng. Đó có thể là tiêu cực, cũng có thể là tích cực; có thể là khơng gây ảnh
hưởng đến ai, cũng có thể thay đổi cả tương lai. Vì vậy xác định phạm vi tầm
ảnh hưởng là rất quan trọng.
2.2.3.

Xem xét các hạn chế của các giải pháp chuẩn bị đưa ra

Mọi thứ trên đời khơng có gì là hồn hảo hết cả, bao gồm cả những giải pháp
của chúng ta cũng vậy. Tùy vào bản thân các bạn sẽ đưa nhiều hay ít những
hạn chế dựa vào điều kiện, tính cách, phong tục tập quán. Hãy nhìn vấn đề với
cái nhìn khách quan để đưa ra những hạn chế nhiều chiều nhất. Đặt lên bàn
cân và so sánh hạn chế của các phương án chuẩn bị đưa ra.
2.2.4.

Sử dụng kỹ thuật phân tích vấn đề để đưa ra kết quả cuối cùng.


Kĩ thuật phân tích vấn đề ln được ứng dụng rất nhiều kể cả trong học tập,
công việc, đời sống và kết quả mang lại vơ cùng tích cực. Để sử dụng kĩ thuật
phân tích, chúng ta hãy làm quen với SWOT, đây là viết tắt chữ cái đầu tiên
của các từ sau:
- Strengths: Các điểm mạnh
- Weaknesses: Các điểm yếu
- Opportunities: Các cơ hội
- Threats: Các mối đe dọa, hiểm nguy
Cách sử dụng vô cùng đơn giản, chúng ta sẽ chia 4 phần trên một tờ giấy
hoặc bảng và phân thành 4 mục S, W, O, T. Sau đó suy nghĩ và ghi lại các ý
kiến chủ quan của bản thân vào khu vực tương ứng. Để nâng cao kĩ năng phân
tích vấn đề, chúng ta hãy đọc, đọc càng nhiều sách càng tốt để tích lũy các
kiến thức và tư duy theo cách hoàn toàn mới. Nhờ khả năng quan sát và đặt
câu hỏi, bạn sẽ phát hiện được ra nhiều điều thú vị, cố gắng ghi nhớ và ghi lại


chúng ngay sau đó. Các trị chơi địi hỏi tư duy cao cũng là một cách để rèn
luyện phân tích logic, cải thiện trí óc nhưng lại vơ cùng giải trí như là Suduku,
cờ vua, truy tìm kho báu, và vô số các hoạt động khác.
2.3. Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề dựa trên các yếu tố
2.3.1.

Mục tiêu của vấn đề

Xác định mục tiêu hướng đến để tránh gây xao nhãng trong q trình giải
quyết. Các tiêu chí để xác định mục tiêu bao gồm:
- Mốc thời gian, khơng gian thực hiện rõ ràng.
- Có thể đo lường, đánh giá kết quả đạt được.
- Có tính thách thức và trong khả năng đề ra.
Sau khi xác định được, hãy viết mục tiêu ra giấy. Mục tiêu càng rõ ràng, càng

cụ thể thì kết quả đạt được càng cao. Vì vậy đây chính là bước đi tiền đề cho
các giải pháp sắp tới.
2.3.2.

Yếu tố ưu tiên trong quán trình giải quyết

Chúng ta có thể sử dụng phương pháp Eisenhower để xác định được thứ tự ưu
tiên cần để giải quyết vấn đề. Tùy vào các bạn sẽ tự phân ra thành các mục
khác nhau. Dựa vào phương pháp Eisenhower chúng ta định hướng nên giải
quyết vấn đề nào trước tránh tạo áp lực và lãng phí thời gian.
Quan trọng và khẩn cấp 15-20%
Ví dụ: Bài tiểu luận ngày mai nộp

Quan trọng nhưng khơng khẩn cấp
60-65%
Ví dụ: Hạn viết bài cho câu lạc bộ là
tuần sau

Không quan trọng những khẩn cấp 10- Khơng quan trọng và khơng khẩn
15%
cấp <5%
Ví dụ: Cuộc họp chốt cơng việc

Ví dụ: Chơi điện thoại

Trình tự các bước thực hiện phương pháp Eisenhower:
“1) Do first- First focus on important tasks to be done the same day.
2) Schedule- Important, but not-so-urgent stuff should be scheduled.
3) Delegate- What’s urgent, but less important, delegate to others.



4) Don’t do- What’s neither urgent nor important, don’t do at all.”
2.3.3.

Nguồn lực đang có và có thể huy động

Trong binh pháp Tôn Tử, dựa trên ý của ông mà chúng ta có “Biết mình biết
người, trăm trận trăm thắng”. Đây chính là kinh nghiệm sống mà người xưa
đúc kết và truyền lại đến ngày nay. “Biết mình biết người” giúp ta hiểu được
hiện thực và tránh đặt ra kết quả xa vời thực tế. trong kĩ năng giải quyết vấn đề
được hiểu là nguồn lực, nhân lực, kinh phí. Ngồi các nguồn lực hiện có, ta có
thể huy động các nguồn lực từ bên ngoài như bạn bè, gia đình, cơng ty. Đây là
một cách vừa kết nối mối quan hệ vừa giải quyết vấn đề thiếu nguồn lực.
2.3.4.

Mục tiêu tối thiểu có thể đạt được

Chúng ta ln suy nghĩ về mục tiêu tối đa mà mình có thể làm được hay thậm
chí vượt qua ngồi mong đợi. Nhưng ít ai nghĩ về mục tiêu tối thiểu mà mình
phải đạt được để tránh gây thất vọng và áp lực quá nhiều cho bản thân và đội
nhóm. Dựa vào mong muốn của từng cá nhân mà đặt ra mục tiêu tối thiểu để
hướng đến.
2.4. Lựa chọn phương án tối ưu
2.4.1.

Phương án tối ưu nhất

Nhiều người hay nói: “Hãy đưa ra phương án tối ưu nhất”. Vậy thì câu hỏi cần
đặt ra:” Phương án tối ưu là gì?”. Phương án là những giải pháp, cách giải
quyết cho một vấn đề nào đó. Tối ưu là tốt, phù hợp, thuận lợi ở mức độ cao

nhất. Vì vậy phương án tối ưu nhất là giải pháp tốt nhất, phù hợp với các tiêu
chí dưới đây.
2.4.2.

Phương án phù hợp nguồn lực và có thể huy động

Như đã nói ở trên, phương án mà chúng ta hiểu rõ có thể làm đến đâu, kinh
phí, nguồn lực như thế nào là phương án nào xác thực nhất. Bởi lẽ chấp nhận
hiện thực cũng chính là chấp nhận những khuyết điểm và sẽ tìm ra được
hướng đi tốt nhất cho phương án đó. Trong trường hợp đó, chúng tơi khun
bạn hãy đi huy động hoặc tìm sự trợ giúp từ bên ngoài.


2.4.3.

Xem xét các kĩ năng vào thực hiện giải quyết

Kĩ năng giải quyết vấn đề vốn là một trong những kĩ năng khó nhằn vì địi hỏi
cần có sự khéo léo, tư duy, nên việc vận dụng các kĩ năng khác cũng rất cần
thiết. Điều đó sẽ giúp giải quyết vấn đề trở nên nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn
rất nhiều. Các bạn hãy trau dồi thêm các kĩ năng dưới đây để vừa vận dụng
vào giải quyết vấn đề vừa giúp bạn trong các công việc sau này.
- Kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày
- Kĩ năng quản lí tài chính
- Tư duy sáng tạo
Và cịn vô số các kỹ năng khác mà chúng ta cần phải trau dồi và rèn luyện.
2.4.4.

Thời gian thực hiện tối ưu


Việc đặt ra thời gian thực hiện giúp chúng ta kỉ luật hơn và tránh việc chúng ta
cảm thấy chán nản với mục tiêu đề ra. Với sự phát triển của công nghệ 4.0,
cuộc sống ngày nay đã trở nên dễ dàng hơn bao gồm cả việc lên kế hoạch.
Chúng ta có thể sử dụng các app Any.do, Evernote, hay Notion. Bạn cần chia
nhỏ mục tiêu cho các ngày và app sẽ nhắc nhở bạn làm điều đó. Hãy viết ra kế
hoạch cho các vấn đề cần giải quyết về lâu về dài và bạn có thể cài đặt thời
gian để chúng nhắc nhở bạn làm. Từ đó bạn khơng cần lo quên việc hay mục
tiêu mà bạn đề ra nữa.
2.4.5.

Các rào cản gặp phải

Các phương án cho dù có hồn hảo đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ gặp những
rào cản, khó khăn nhất định. Đó có thể là chi phí, tình bạn, gia đình. Bạn có
thể chấp nhận điều đó hoặc sẽ lựa chọn những phương án khác, điều đó là
thuộc về quyết định của bạn.
2.4.6.

Những rủi ro khi thực hiện

Ngồi rào cản thì rủi ro cũng là điều mà không một sinh viên hay người giải
quyết vấn đề nào mong muốn. Nhờ xem xét các rủi ro khi thực hiện, ta tránh
được sự thất vọng, ngạc nhiên, tự hỏi: “Tại sao lại ra nông nỗi này?”. Từ đó


tìm được phương án mạng lại ít rủi ro nhất, rủi ro không ảnh hưởng quá nhiều
đến bản thân và những người xung quanh.
2.4.7.

Phương án phù hợp lợi ích của hai bên giải quyết


Phương án tốt nhất là phương án mang lại lợi ích cho cả hai bên. Phương án
mà bản thân được lợi mà đối phương khơng có sẽ gây hiệu quả ngược làm mất
mối quan hệ, sự tin tưởng từ những người xung quanh. Ngược lại, phương án
mà đối phương được lợi mà bản thân rơi vào thế bất lợi cũng sẽ khiến bạn cảm
thấy tự ti và cũng sẽ mất tin tưởng vào chính bản thân bạn. Vì vậy đề xuất
phương án mà cả hai cùng có lợi và nhận được sự chấp thuận từ hai bên sẽ tạo
sự tự tin, sự công nhận từ những người xung quanh với bạn.
2.4.8.

Phương án phù hợp Pháp Luật và có khả năng khả thi nhất

Cuối cùng nhưng quan trọng nhất mà rất ít sinh viên để ý tới. Có thể phương
án của bạn đã đáp ứng tất cả các yêu cầu trên nhưng bạn quên mất rằng tính
khả thi và phù hợp Pháp Luật mới là điều quyết định phương án của bạn có
thành cơng khơng. Vì vậy trước khi thơng qua phương án đó hãy tìm hiểu luật
về vấn đề đó cũng như tính khả thi.


CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO
SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ
QUẢNG NINH
1. NHỮNG ĐIỀU NÊN ỨNG DỤNG TRONG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN

ĐỀ
1.1. Trong đời sống, xã hội
- Một trong những vấn đề mà sinh viên năm nhất cần phải rèn luyện đó là tính tự
lập. Đối với sinh viên năm nhất, cuộc sống xa nhà không hề đơn giản. Điều đó sẽ
khiến bạn cảm thấy đã tới lúc phải tự mình lo liệu mọi thứ mà khơng có gia đình
bên cạnh, bạn phải tự mình đối mặt với mọi thứ, buồn phiền hay lo lắng đều phải

tự mình gánh chịu. Nó cũng sẽ khiến cho bạn chấp nhận một điều rằng cuộc
sống ngồi xã hội sẽ khơng tươi đẹp, đơn giản như bạn nghĩ. Vì vậy bạn phải tự
tìm kiếm cho mình những kỹ năng nhất định và hợp lí nhất để áp dụng vào đời
sống.
- Và để giải quyết điều mà như chúng em đã đề cập ở phía trên, trước hết bạn
rèn luyện tính tự tin, biết cách giao tiếp, biết ứng xử, xử lí mọi chuyện sao cho
hợp tình, hợp lí, trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn pha đơi chút hóm hỉnh sẽ khiến
bạn thú vị hơn trong mắt mọi người. Bên cạnh đó, bạn phải ln tỉnh táo trong
mọi việc, thận trọng trong các mối quan hệ mới quen biết và đối nhân xử thế sao
cho phải phép. Và cuối cùng, bạn cần tập cho bản thân mình sự kiên định trước
mọi vấn đề cần phải đối mặt, suy nghĩ cẩn trọng trước khi đưa ra phương án giải
quyết vấn đề một cách trơn tru, hiểu quả cao nhất.
1.2. Trong học tập
- Một vấn đề mà hầu hết các bạn sinh viên năm nhất đều gặp phải khi bắt đầu
bước chân vào môi trường Đại học đó là sự làm quen, thích nghi với một ngơi
trường mới, một cách học mới khác xa với 12 năm học bạn đã từng học qua các
cấp học. Các bạn tân sinh viên sẽ không qua khỏi những bỡ ngỡ, bối rối và ngại
ngùng. Nhiều bạn sẽ khó làm quen được mà thụt lùi hơn với mọi người. Điều
đó sẽ khiến bạn trở nên thấp kém hơn. Điều bạn nên làm là cần cố gắng bắt kịp
với


các bạn, làm quen được ngôi trường mới, nắm bắt và hiểu rõ những nội quy và
những hoạt động của trường học.
- Tuy nhiên việc học vẫn là việc quan trọng và thiết yếu nhất, cần phải ưu tiên
hàng đầu. Hướng giải quyết trong việc học cần phải thiết lập cho mình một kế
hoạch thật cụ thể về những năm tháng học tại trường Đại học. Ngay từ năm đầu
các bạn phải cố gắng học thật chăm chỉ, nỗ lực và cố gắng không ngừng. Cách
truyền đạt và cách học ở nền giáo dục Đại học và Phổ thông khác nhau rất nhiều
nên công suất bạn phải bỏ ra nhiều hơn. Bạn phải chăm chú lắng nghe những bài

học giảng viên truyền đạt, học hỏi cả những người bạn, biết chọn lọc những ý
chính, những ý cần thiết. Năm nhất sẽ là năm học về những mảng lí thuyết, vì
thế các bạn sẽ cần phải tìm hiểu những điều mới lạ để bản thân bắt kịp được với
ngôi trường mới. Hơn nữa việc bồi dưỡng ngôn ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh bây
giờ là rất quan trọng, bạn có thể học thêm về mảng máy tính, tin học văn phịng.
Đây là những điều vơ cùng có ích đối với những năm học tiếp sau của bạn nữa
và cuối cùng, bạn phải nhất định phải cố gắng hết sức trong các kỳ thi.
1.3. Trong công việc làm thêm
- Ở việc này không nhất thiết các bạn đều phải thực hiện, nhưng các bạn nên có
một cơng việc làm thêm nhỏ để thử trải nghiệm. Các bạn có thể làm gia sư, phục
vụ quán ăn, quán cafe hoặc bạn may mắn tìm được những công việc thiên về
mảng chuyên ngành... Nhưng tất cả những việc này phải đều phủ hợp với lứa
tuổi, sức khỏe, thời gian và không ảnh hưởng đến việc học tập. Nhưng nếu các
bạn muốn trải nghiệm một cách đúng nhất thì các bạn nên tìm một cơng việc về
lao động chân tay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về xã hội bên ngoài, giúp các bạn
trưởng thành và nhanh nhẹn hơn.
1.4. Trong các hoạt động giao lưu
- Khơng phải chỉ có việc học mới là quan trọng, các bạn phải khiến bản thân trở
thành người hoàn hảo nhất có thể. Bạn nên kết giao và giao lưu với nhiều mối
quan hệ khác, gặp gỡ, làm quen với những cơng việc làm việc nhóm. Bản thân
phải ln thân thiện, nhanh nhẹn, hòa đồng và cởi mở với các bạn. Bạn có thể kết
bạn với những người ở cơng việc làm thêm hay những người ở ngoài xã hội.


×