Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHUYÊN ĐỀ TIẾT DẠY SÁNG TẠO ĐỊA LÍ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.77 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ TIẾT DẠY SÁNG TẠO BÀI THIÊN NHIÊN CHÂU PHI


2
NĂM HỌC: 2021 - 2022

Phần 1: Cách dạy thường thấy
Môn học Địa lí là một mơn học được đánh giá là “khó nuốt”, khơng có nhiều
hứng thú với học sinh. Địa lí là mơn học khơ khan, học sinh thường cảm thấy nhàm
chán, hay buồn ngủ trong các tiết học địa lí. Và cách dạy thường thấy trong các tiết
học Địa lí:
1. Hoạt động mở đầu
Thường là hoạt động kiểm tra bài cũ: giáo viên nêu câu hỏi và gọi 1 đến 2 học
sinh lên bảng trả lời và nhận xét, cho điểm. Cách kiểm tra này tạo cho học sinh áp lực
về điểm số và học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, khô khan, không tạo được sự hứng
thú cho học sinh
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
* Tìm hiểu về vị trí địa lí
- Thơng thường trong phần này giáo viên sẽ sử dụng cách dạy truyền thống:
giáo viên treo lược đồ tự nhiên Châu Phi hoặc chiếu lược đồ, yêu cầu học sinh quan
sát và xác định vị trí trên lược đồ, và trả lời các câu hỏi in nghiêng ở trong sách giáo
khoa. Về cơ bản thì có thể hiểu, phương pháp này lấy trung tâm là giáo viên. Giáo
viên sẽ là người thuyết trình, diễn giải kho tàng tri thức còn học sinh sẽ là lắng nghe,
ghi chép và học thuộc. Giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi, học sinh sẽ trả lời.
+ Trong cách dạy này, giáo viên chính là tâm điểm cịn học sinh là khách thể, là
quỹ đạo xung quanh. Giáo án dạy chương trình cũng được thiết kế theo một đường
thẳng từ trên xuống. Nội dung giảng dạy theo tính truyền thống và mang đặc điểm về
sự logic cao.
+ Nhược điểm của cách dạy này là học sinh dễ tiếp thu kiến thức một cách thụ
động, giờ học cũng buồn tẻ và kiến thức chỉ thiên về lý thuyết. Bởi vì khơng có nhiều
cơ hội thực hành, nên học sinh khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực


tiễn.
* Tìm hiểu về địa hình và khống sản
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đơi, hoặc
theo nhóm nhỏ, nhóm lớn.
+ Đối với cách dạy này có thể giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng hợp tác,
tuy nhiên chúng ta thường thấy việc hoạt động nhóm ở trong các tiết học thường
khơng có hiệu quả, khi giáo viên giao nhiệm vụ, Chỉ một số học sinh tham gia thảo
luận, cịn số học sinh cịn lại thì thường sẽ ngồi chơi hoặc làm việc riêng. Do giáo
viên có tâm lí sợ khơng đủ thời gian hoặc theo thói quen sẽ chỉ gọi một số học sinh
khá giỏi trả lời hoặc trình bày kết quả. Điều đó đã tạo cho các học sinh yếu, kém,
trung bình một thói quen ỷ lại hoặc khơng quan tâm vì thầy cơ sẽ khơng gọi mình.
3.Hoạt động dặn dị
- Giáo viên thường dặn dị học sinh về nhà làm bài tập ở phần bài tập hoặc ở
trong sách bài tập, tập bản đồ... xem trước nội dung bài mới


3
+ Nhược điểm của hoạt động này là học sinh thường chỉ nghe và không thực
hiện, đặc biệt đối với việc sau tiết học học sinh về nhà tự hoàn thành bài tập đã quá
quen thuộc và như một thói quen của học sinh ngay cả khi giáo viên không nhắc.
+ Đối với việc dặn dò học sinh xem trước bài mới: Thường sẽ có rất ít học sinh
thực hiện hoạt động này ở nhà, đặc biệt ở đây giáo viên chỉ yêu cầu chung chung nên
học sinh sẽ khó thực hiện hoạt động này và có thực hiện thì hiệu quả cũng rất thấp.


4

Phần 2: Đề xuất cách dạy mới
Đối với chuyên đề này tơi sẽ tổ chức ở khơng gian ngồi lớp học (Sân trường) và tiến
hành các hoạt động như sau:

1. Hoạt động mở đầu
- Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh tham gia 1 trị chơi có tên “Cướp cờ”
+ Lớp sẽ được chia ra làm 3 đội, mỗi đội cử 1 thành viên tham gia cướp cờ để
giành quyền trả lời câu hỏi.Đội nào dành được cờ sẽ có quyền trả lời câu hỏi đó.
+ Các câu hỏi giáo viên đưa ra nhằm vừa kiểm tra nội dung bài cũ vừa giới
thiệu nội dung bài mới.
- Với hoạt động này sẽ tạo cho học sinh tâm thế thoải mái, không áp lực với
hoạt động kiểm tra bài cũ, cũng như tạo cho lớp học một khơng khí vui tươi, học sinh
cảm thấy hứng khởi và hứng thú hơn với tiết học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Tổ chức cho học sinh tham gia chương trình ngoại khóa với chủ đề “Cùng em
khám phá thiên nhiên Châu Phi”
- Người dẫn chương trình (điều hành các hoạt động): 2 học sinh
- Thành phần tham gia: 3 đội chơi (mỗi đội có 9-10 học sinh)
- Ban giám khảo: 3 học sinh
- Thư kí tổng hợp kết quả: 1 học sinh
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí
- Thành phần tham gia: Toàn đội
- Ở nội dung của bài học trước giáo viên đã u cầu các nhóm tìm hiểu về vị trí
địa lí của Châu Phi và hồn thành phần tìm hiểu của nhóm mình bằng các hình thức
như: bài powpoint, bảng nhóm, video, hình ảnh....
- Ở hoạt động này người dẫn chương trình sẽ mời các đội trình bày sản phẩm đã
được chuẩn bị của nhóm mình, mỗi đội tự cử thành viên lên trình bày. Sau đó ban
giám khảo sẽ chấm và cho điểm dựa vào các tiêu chí mà giáo viên đưa ra (bao gồm:
Nội dung, hình thức, ngơn ngữ trình bày)
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu địa hình, khống sản
- Thành phần tham gia: Tồn đội
- Các đội sẽ tham gia trị chơi “ai nhanh ai đúng”
+ Người dẫn chương trình sẽ đọc các câu hỏi trắc nghiệm, các đội chơi sẽ được
xếp thành một hàng dọc, sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, thành viên

đầu tiên của 3 đội (đứng đầu hàng) sẽ di chuyển vượt qua chướng ngại vật và đến viết
câu trả lời vào phần bảng đã chuẩn bị sẵn của đội mình, sau đó di chuyển về cuối
hàng, và các thành viên còn lại sẽ di chuyển lần lượt theo vị trí và câu hỏi. Kết thúc
phần thi đội nào có nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ dành chiến thắng.
=> Với hình thức thực hiện hai hoạt động trên sẽ khắc phục được các nhược
điểm của cách dạy thông thường:


5
+ Rèn luyện cho học sinh năng lực hợp tác, tính tự giác cao hơn
+ Bắt buộc học sinh phải tự tìm hiểu kiến thức bài trước khi tham gia tiết học
+ Học sinh là trung tâm, tự tìm tịi và chiếm lĩnh tri thức thay vì giáo viên là
trung tâm như cách dạy thông thường.
+ Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn với tiết học và yêu thích mơn học hơn
+ Việc hoạt động nhóm của học sinh cũng hiệu quả hơn và khơng mang tính đối
phó như cách dạy thường thấy.
- Sau khi tiến hành xong mỗi hoạt động ban giám khảo sẽ tổng hợp kết quả, và
trong thời gian chờ kết quả người dẫn sẽ tổ chức cho các học sinh còn lại của các đội
trả lời các câu hỏi nhanh, mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà
- Kết thúc hai hoạt động GV sẽ nhận xét và chốt phần kiến thức học sinh nắm
và tuyên dương, trao thưởng cho đội có kết quả cao nhất.
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
- Thành phần tham gia: Toàn đội
- Đối với hoạt động này giáo viên yêu cầu các đội vẽ bản đồ Châu Phi bằng cát
trắng trong thời gian quy định (từ 10-15 phút)
- Đội nào hoàn thành trước và đúng nhất sẽ dành chiến thắng.
- Với hình thức này sẽ giúp học sinh khắc sâu được kiến thức, học sinh sẽ ghi
nhớ tốt hơn về Châu Phi, vừa rèn được tính tỉ mĩ, khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến
thức cho học sinh.
4. Hoạt động dặn dò

- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức tiết học vào vở ghi
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung bài tiếp theo, giáo viên đưa ra các câu hỏi
hay nội dung cụ thể mà học sinh cần tìm hiểu.
- Với hoạt động này đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu, tìm hiểu kĩ nội dung bài
mới ở nhà, và khi vào tiết học sau việc truyền tải kiến thức cho học sinh sẽ dể dàng
hơn vì học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu bài ở nhà.


6
Phần 3: Thiết kế giáo án sáng tạo
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
Tiết 20
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mơ tả được vị trí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ thế giới.
- Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khống sản châu
Phi.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: kĩ năng làm việc nhóm
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí
+ Xác định được vị trí của châu Phi trên lược đồ.
+ Phân tích thơng tin từ biểu đồ Địa Lí, rèn luyện tư duy tổng hợp.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Yêu nước: có ý thức yêu quê hương đất nước, bảo vệ tài nguyên tự nhiên của
Việt Nam; Đồng cảm với những trẻ em sống trong điều kiện khắc nghiệt của châu
Phi.
II.Thiết bị dạy học và học liệu

1.Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Tài liệu liên quan đến bài học: Hình ảnh, âm thanh,câu hỏi trắc nghiệm...
- Các đồ dùng phục vụ cho các trò chơi: cờ, các chướng ngại vật, phấn, bút dạ...
- Các tiêu chi chấm điểm ở các phần thi
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tìm hiểu các nội dung giáo viên đã yêu cầu từ tiết học trước
- Sách, vở ghi, bút
- Bảng kết quả hoạt động nhóm
- Cát trắng
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
A.Mở đầu ( 3 phút)
- Giao nhiệm vụ:
+ GV:Chia lớp thành 3 đội và tổ chức cho học
sinh chơi trò chơi “Cướp cờ”
Luật chơi: Mỗi đội cử 1 thành viên tham gia
nhiệm vụ cướp cờ, khi giáo viên đọc xong câu
hỏi và có hiệu lệnh bắt đầu, 3 thành viên được cử
làm nhiệm vụ cướp cờ của 3 đội sẽ tiến hành di


7
chuyển đến vị trí lá cờ đã được cắm sẵn, đội nào
dành được lá cờ sẽ dành được quyền trả lời câu
hỏi. Nếu đội dành được quyền trả lời sai thì
quyền trả lời sẽ dành cho hai đội cịn lại.
Câu hỏi: GV đưa ra 4 bức ảnh, yêu cầu Học sinh
nêu nội dung các bức ảnh. Những hình ảnh trên

khiến các em liên tưởng đến Châu Lục nào?

Hình 1:Các châu lục trên TG

Hình 3:Người da đen

Hình 2:Kim tự tháp (Ai Cập)

Hình 4:Sa mạc Xahara

+ HS: Lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: Quan sát, suy nghĩ và thực hiện theo yêu
cầu
+ GV: Hỗ trợ, khích lệ học sinh thực hiện nhiệm
vụ
- Báo cáo, thảo luận
+ GV: Mời đội dành được quyền trả lời chia sẽ
kết quả
+ HS: Chia sẽ ý kiến của đội mình
- Kết luận, nhận định
+ GV: Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh,
dẫn vào bài.
Các em vừa được quan sát các hình ảnh nổi bật
về Châu Phi, vậy thực tế Châu Phi như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiết đầu tiên của
chủ đề “Thiên nhiên Châu Phi”
+ GV mời 2 học sinh dẫn chương trình lên điều
hành các bạn tham gia các hoạt động.
B. Hình thành kiến thức mới

1.Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí địa lí (15 phút)
1. Vị trí địa lí
- Giao nhiệm vụ
+ Người dẫn chương trình: Chào mừng quý thầy
- Tọa độ:


8
cơ và các bạn đến với chương trình ngoại khóa
mơn địa lí lớp 7 chủ đề “Cùng em khám phá
thiên nhiên Châu Phi”
Để tìm hiểu nội dung đầu tiên “Vị trí địa lí”
ba đội chơi (3 nhóm học sinh đã được chia để
hoạt động nhóm từ các tiết học trước) có thời
gian 2 phút hồn thành phần kiến thức GV đã
giao ở tiết học trước “Hiểu biết của em về vị trí
địa lí Châu Phi” và có 3 phút để trình bày sản
phẩm.
Đại diện 3 đội sẽ lên bốc thăm thức tự trình
bày.
Mời ban giám khảo vào vị trí làm việc
+ Các đội chơi: Lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các đội chơi: Hoàn thành phần chuẩn bị của
đội mình và cử thành viên lên bốc thăm thứ tự
trình bày.
+ GV: theo dõi, quan sát hoạt động của HS
- Báo cáo, thảo luận:
+ Người dẫn chương trình: Mời các đội lên trình
bày kết quả hoạt động của đội mình theo thứ tự

đã bốc thăm.
+ Các đội chơi: Cử đại diện lên trình bày sản
phẩm
- Kết luận, nhận định:
+ Người dẫn chương trình: Yêu cầu ban giam
khảo chấm điểm cho các phần trình bày và đưa
kết quả cho thư kí tổng hợp và kết thúc phần thi
thứ nhất.
+ Các đội chơi: Quan sát, lắng nghe kết quả
2.Nội dung 2: Tìm hiểu địa hình và khống sản
(13 phút)
- Giao nhiệm vụ
+ Người dẫn chương trình: nêu luật chơi
Mỗi đội sẽ xếp thành 1 hàng dọc, sau khi
nghe người dẫn đọc xong câu hỏi và có hiệu lệnh
bắt đầu, thành viên đứng đầu hàng của 3 đội sẽ di
chuyển vượt qua các chướng ngại vật đến vị trí
bảng của đội mình và ghi kết quả vào bảng, sau
đó trở về vị trí cuối hàng, và cứ lặp lại như vậy
cho đến khi người dẫn chương trình kết thúc các

+ Nằm trong khoảng 340B-340N
- Tiếp giáp:
+ Bắc : Địa Trung Hải
+ Tây : Đại Tây Dương
+ Đông Bắc: biển Đỏ và Châu
Á
+ Đơng Nam: Ấn Độ Dương.
- Xích đạo chạy qua chính giữa
châu lục.

- Phần lớn lãnh thổ thuộc mơi
trường đới nóng.
- Bờ biển ít bị cắt xẻ, ít đảo, ít
vịnh => biển ít lấn sâu vào đất
liền.

2. Địa hình và khống sản
a. Địa hình
- Lục địa châu Phi là một khối
cao nguyên khổng lồ có các bồn
địa xen kẽ các sơn nguyên.
- Độ cao trung bình 750m
- Hướng nghiêng chính: Thấp
dần từ Đơng Nam -Tây Bắc.
- Đồng bằng thấp tập trung ven
biển.
- Ít núi cao


9
câu hỏi
Câu 1: Dạng địa hình chủ yếu ở Châu Phi là:
A. Bồn địa và Sơn nguyên
B. Sơn nguyên và núi cao
C. Núi cao và đồng bằng
D. Đồng bằng và bồn địa
Câu 2: Châu Phi có những loại khống sản chủ
yếu nào?
A.Dầu mỏ, khí đốt,đồng, vàng,kim cương.
B.Vàng,Kim cương,Uranium,săt,đồng, phốt phát

C.Vàng,kim cương, chì, đồng, sắt,apatit
D.Dầu mỏ, vàng, đồng, kim cương, apatit và sắt
Câu 3: Kim cương tập trung chủ yếu ở:
A.Bắc Phi
B.Trung Phi
C.Nam Phi
D.Khắp Châu Phi
Câu 4:Hướng nghiêng chính của địa hình Châu
Phi là gì?
A.Thấp dần từ Tây Bắc – Đơng Nam
B. Cao dần từ Tây Bắc – Đông Nam
C.Thấp dần từ Đông Nam – Tây Bắc
D.Cao dần từ Đông Nam – Tây Bắc
Câu 5: Các đồng bằng của Châu Phi phân bố
chủ yếu ở đâu:
A.Ở phía Bắc Châu Phi
B. Ở phía Nam Châu Phi
C. Ở ven biển
D. Ở phía Đơng Nam Châu Phi
Câu 6: Lục địa Châu Phi có độ cao trung bình:
A.600m
B.650m C.700m
D.750m
Câu 7: Hai bán đảo lớn nhất của Châu Phi là:
A.Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li
B. Ma-đa-ga-xca và Trung Ấn
C.Xô-ma-li và Xca-đi-na-vi
D.Xca-đi-na-vi và Ban Căng
Câu 8: Châu Phi có nguồn tài ngun nào giàu
có?

A.Nhiều đồng bằng
B.Nhiều sơng lớn
C.Nhiều khống sản
D. Nhiều tôm cá
Câu 9: Sông dài nhất Châu Phi là:
A.Nin B.Ni-giê C.Dăm-be-di D.Công-gô
Câu 10: Vàng tập trung chủ yếu ở:
A.Bắc Phi
B.Trung Phi

- Sông phân bố không đều, sông
Nin dài nhất thế giới với
6671km.
b. Khống sản
- Châu Phi có khống sản
phong phú đặc biệt là kim loại
quý hiếm.


10
C.Nam Phi
D.Khắp Châu Phi
+ Các đội chơi: Lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các đội chơi: Sắp xếp vị trí đứng theo yêu cầu
và hội ý phương án để có thể vượt qua các
chướng ngại vật nhanh nhất và có câu trả lời
chính xác nhất.
+ Người dẫn chương trình: Quan sát và yêu cầu
các đội chơi đứng đúng vị trí của đội mình

- Báo cáo, thảo luận:
+ Người dẫn chương trình: Đọc câu hỏi và hiệu
lệnh bắt đầu
+ Các đội chơi: Tham gia chơi đúng luật
- Kết luận, nhận định:
+ Người dẫn chương trình: Đưa ra kết quả của
từng câu hỏi, yêu cầu ban giám khảo chấm kết
quả của các đội chơi và đưa thư kí tổng hợp
+ Các đội chơi: Quan sát, lắng nghe kết quả
+ GV: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của
các đội.
C. Luyện tập, vận dụng (13 phút)
- Giao nhiệm vụ
+ GV: Mỗi đội sẽ sử dụng cát mà đội mình đã
chuẩn bị sẵn để vẽ bản đồ Châu Phi trên phần sân
dành cho đội mình trong thời gian 12 phút
+ Các đội chơi: Lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các đội chơi: Phân cơng nhiệm vụ cho các
thành viên để có thể hồn thành sản phẩm nhanh
nhất.
+ GV: Quan sát, hỗ trợ các đội chơi thực hiện
nhiệm vụ
- Báo cáo, thảo luận:
+ Các đội chơi: Hoàn thành sản phẩm theo yêu
cầu và dừng thao tác khi thời gian kết thúc
- Kết luận, nhận định:
+ GV: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của
các đội.
* Củng cố, dặn dò (2 phút)

- Yêu cầu HS hoàn thành nội dung bài học vào vở
và làm các bài tập ở sách bài tập
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài mới:


11
+ Hoạt động nhóm tìm hiểu đặc điểm khí hậu
Châu Phi
+ Giải thích tại sao Châu Phi được gọi là châu lục
nóng
+ Kể tên và nhận xét về sự phân bố các môi
trường tự nhiên ở Châu Phi.


12



×