Tải bản đầy đủ (.docx) (147 trang)

Luận văn thạc sỹ - Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 147 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỖ TRỌNG QUYẾT

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VINATRANS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH
DOANH


Hà Nội, năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỖ TRỌNG QUYẾT

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VINATRANS)
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH
DOANH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LỤC MẠNH HIỂN



Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân mình về nội dung chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ logistics của
Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans), giai đoạn
năm 2020 ~ 2025.
Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở từ những định hướng,
nhiệm vụ và mục tiêu của ban lãnh đạo Công ty Vinatrans, qua tham khảo một số tài
liệu, định hướng, chính sách của Nhà nước, các báo cáo, nghiên cứu đã được công
bố liên quan đến lĩnh vực logistics tại Việt Nam và kiến thức của bản thân về lý
thuyết chiến lược kinh doanh. Các số liệu và các kết quả trong luận văn này là trung
thực, các phân tích, kiến nghị đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu.


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến TS.Lục Mạnh Hiển – Trường
đại học Lao động – Xã hội, người đã tận tình hướng dẫn, chia sẻ nhiều kiến thức
quý giá cũng như cung cấp những tài liệu tham khảo hữu ích. Nhờ những tài liệu và
hướng dẫn này của thầy mà tác giả đã hiểu thêm nhiều về chiến lược kinh doanh.
Tác giả cũng xin được cảm ơn đến Viện đào tạo sau đại học trường Đại học
Kinh tế quốc dân về chương trình giáo dục tốt nhất mà tác giả đã được học. Chương
trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại trường đã trang bị cho tác giả thêm nhiều kiến
thức, lý thuyết và thực tế rất hữu ích về quản lý, kinh doanh cùng cộng đồng học
viên đầy nhiệt huyết và thân thiện tại đây.
Tác giả cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần Giao nhận
Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans) và những người đã hướng dẫn, cung

cấp tài liệu hữu ích, chia sẻ thơng tin và kinh nghiệm q giá giúp tác giả có thể
hồn thành nghiên cứu của mình.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ..........................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP..........................................................................................8
1.1Khái niệm, đặc trưng, vai trò của chiến lược kinh doanh...............................8
1.1.1Khái niệm chiến lược và chiến lược kinh doanh.......................................8
1.1.2Đặc trưng của chiến lược kinh doanh........................................................9
1.1.3Vai trò của chiến lược kinh doanh...........................................................10
1.1.4Các cấp chiến lược và các loại chiến lược...............................................10
1.2Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh....................................................13
1.2.1 Xác định mục tiêu và nhiệm vụ..............................................................13
1.2.2 Phân tích mơi trường bên ngồi.............................................................15
1.2.3 Phân tích mơi trường nội bộ...................................................................23
1.2.4 Hình thành các phương án chiến lược....................................................27
1.2.5 Lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp..................................................30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VINATRANS)...............................................................32
2.1Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương

Việt Nam (Vinatrans)............................................................................................32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển..........................................................32
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.................................................33


2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua......................38
2.2Phân tích cơ sở hình thành chiến lược của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho
vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans).............................................................41
2.2.1 Phân tích nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược...............................................41
2.2.2 Phân tích mơi trường kinh doanh bên ngồi...........................................41
2.2.3 Phân tích mơi trường nội bộ...................................................................69
2.2.4 Hình thành ma trận SWOT định hướng chiến lược cho công ty............89
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN
KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VINATRANS) – GIAI ĐOẠN
2020~2025............................................................................................................... 94
3.1Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại
thương Việt Nam đến năm 2025...........................................................................94
3.1.1 Xu hướng phát triển ngành dịch vụ Logistics........................................94
3.1.2 Định hướng phát triển của Vinatrans đến năm 2025..............................96
3.2Định hướng chiến lược kinh doanh của Vinatrans giai đoạn 2020~2025.....97
3.2.1 Các phương án chiến lược từ ma trận SWOT........................................97
3.2.2 Các căn cứ để lựa chọn chiến lược.........................................................97
3.2.3 Gợi ý lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Vinatrans giai đoạn 2020~2025. 101
3.2.4 Thảo luận, phân tích và một số đề xuất với Công ty Cổ phần Giao nhận
Kho vận Ngoại thương Việt Nam..................................................................102
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mơ hìnhcủa ma trận SWOT....................................................................29
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu từ BH&DV năm 2019................................................39
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Vinatrans 2015~2019....................39
Bảng 2.3: Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và cổ tức giai đoạn 2020~2024.............41
Bảng 2.4: Top 8 Công ty Logistics hàng đầu nước ngoài tại Việt Nam năm 2019...59
Bảng 2.5: Top 10 Cơng ty uy tín ngành vận tải và Logistics tại Việt Nam năm 2019.....60
Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Vinatrans (Ma trận CPM)....................62
Bảng 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Vinatrans (Ma trận EFE)......68
Bảng 2.8: Tình hình cơng nợ của Vinatrans 2015~2019..........................................75
Bảng 2.9: Tình hình nguồn tiền và đầu tư tài chính của Vinatrans 2015~2019........75
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Vinatrans 2015~2019.................76
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của một số Công ty năm 2018 và 2019..77
Bảng 2.12: Doanh thu, đầu tư và lợi nhuận của Vinatrans 2015~2019....................80
Bảng 2.13: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Vinatrans (Ma trận IFE).....88
Bảng 2.14: Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của Vinatrans. 89
Bảng 2.15: Ma trận SWOT/ Tổng hợp các phương án chiến lược khả thi của Vinatrans.....93
Bảng 3.1: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vinatrans 6 tháng
đầu năm 2020......................................................................................100


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.2: Các cấp độ mơi trường kinh doanh của Doanh nghiệp............................17
Hình 1.3: Chu kỳ tăng trưởng kinh tế......................................................................20
Hình 1.4: Vịng đời phát triển của ngành.................................................................23
Hình 1.5: Mơ hình năm lực lượng cạnh tranh của M. Porter...................................24
Hình 2.1: Mơ hình cơ cấu bộ máy quản lý của Vinatrans........................................40
Hình 2.2: Cơ cấu doanh thu 2019............................................................................43
Hình 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2015~2019.......................44
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2009~2019.................48

Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam quý II và 6 tháng đầu năm 2016~2020. . .50
Hình 2.6: Kim ngạch xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam 2012~2019.......52
Hình 2.7: Mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đối với DN Logistics Quý I/2020. . .54
Hình 2.8: Tổng chi phí kho vận/GDP của một số quốc gia năm 2016.....................54
Hình 2.9: Các thành phần chi phí logistics Việt Nam năm 2014..............................55
Hình 2.10: Các yếu tố chính quyết định sự thành cơng của doanh nghiệp logistics 67
Hình 2.11: Cơ cấu doanh thu, đầu tư và lợi nhuận các năm 2015~2019..................88
Hình 3.1: Kết quả giao dịch cổ phiếu của Vinatrans năm 2018, 2019và 9 tháng đầu
năm năm 2020......................................................................................109


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Vinatrans:

Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam.

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội.

NCIF:

Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia .

ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

FDI:


Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

FTA:

Hiệp định thương mại tự do.

CPTPP:

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

EVFTA:

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu.

SBU:

Cấp đơn vị kinh doanh.

EFE:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi.

CPM:

Ma trận hình ảnh cạnh tranh.

IFE:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.


CEO:

Tổng giám đốc điều hành.

ICD:

Cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa.

VLA:

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam.

ICT:

Công nghệ thông tin và truyền thông.

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.

CTCP:

Công ty Cổ phần.

VNSTEEL: Tổng Công ty thép Việt Nam.
CNTT:

Công nghệ thông tin.

XNK:


Xuất nhập khẩu.

WB:

Ngân hàng thế giới.

IMF:

Quỹ tiền tệ Quốc tế.

ADB:

Ngân hàng phát triển Châu Á.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỖ TRỌNG QUYẾT

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VINATRANS)
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 8340101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, năm 2020



1

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài
Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans)
tiền thân là Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương miền Nam Việt Nam, được
thành lập ngày 14/07/1975, một Cơng ty có tiếng, truyền thống và kinh nghiệm lâu
năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics. Mặc dù mục tiêu chính
của cơng ty là “Khẳng định thương hiệu Vinatrans, là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu ngành logistics Việt Nam, phát triển vững mạnh và bền vững”và
nhiệm vụ của Công ty đặt ra vẫn là “Phát triển mảng dịch vụ logistics, đầu tư kho
bãi”,(Theo báo cáo thường niên của Công ty năm 2019). Nhưng trong những năm
gần đây doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics của Cơng ty đang có
xu hướng giảm dần qua các năm. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
Công ty qua các năm 2016, 2017, 2018 và 2019 lần lượt là: 246,31 tỷ, 213,46 tỷ,
193,67 tỷ và 170,18 tỷ (Số liệu theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty).
Thực tế Công ty có nguồn lực về tài chính rất tốt, nhưng lại dùng hơn nửa nguồn
vốn để đầu tư vào lĩnh vực tài chính bao gồm đầu tư ngắn hạn gửi ngân hàng 129,56
tỷ và đầu tư dài hạn vào một số Công ty liên danh, liên kết và gửi ngân hàng dài hạn
271,85 tỷ (Số liệu được tổng hợp từ bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày
31/12/2019).
Câu hỏi cấp thiết đặt ra để đi tìm giải pháp là: Tại sao trong lĩnh vực
logistics, Cơng ty vốn có nội lực về kinh nghiệm, uy tín thương hiệu, cơ sở vật chất,
nguồn lực tài chính tốt như vậy cùng với sự tăng trưởng ổn định của kinh tế vĩ mơ
nói chung, cơ hội và tiềm năng ngành kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam nói
riêng mà thực trạng những năm gần đây Công ty không những không thể đạt được
mục tiêu, nhiệm vụ đề ra mà còn mất dần thị phần của mình. Nguyên nhân đầu tiên
dễ dàng nhận ra là do q trình tồn cầu hóa và kinh tế hội nhập, sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt giữa các đối thủ đang hoạt động trong ngành để dành thị phần, ngoài

việc cạnh tranh với hơn 3.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước đang kinh doanh
dịch vụ logistics thì Cơng ty còn phải đối mặt với trên 25 doanh nghiệp logistics đa
quốc gia có tên tuổi đang hoạt động tại Việt Nam. Nhưng một nguyên nhân khác
quan trọng mà khó để nhận ra hơn là do Công ty chưa quan tâm đến việc hoạch định


2

chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực cạnh tranh của mìnhđể làm kim chỉ nam
cho mọi hoạt động. Nếu khơng có một nghiên cứu để tìm ra những chiến lược kinh
doanh phù hợp, kịp thời thay đổi và cải thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ hiện tại,
rất có thể Cơng ty sẽ bị mất dần thị phần cịn lại của mình trên chiếc bánh cho các đối
thủ cạnh tranh, tệ hơn nữa có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của Công ty trong lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ logistics.
Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc phải nghiên cứu để
xây dựng cho Công ty Vinatrans một chiến lược kinh doanh phù hợp nên đề tài:
“Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương
Việt Nam (Vinatrans)” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này.
Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng ma trận EFE, IFE, SWOT nhằm phân tích mơi trường kinh doanhvà
tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và nguy cơ và định hướng chiến lược cho
doanh nghiệp.
Dữ liệu của công ty Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt
Nam (Vinatrans).
Giai đoạn 2015~2019 và định hướng 2020-2025.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu luận văn gồm 03 chương:

-

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

-

Chương 2: Phân tích cơ sở hình thành chiến lược kinh doanh của Cơng

ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans).
-

Chương 3: Thảo luận và đề xuấtlựa chọn phương án chiến lược kinh

doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam
(Vinatrans) – Giai đoạn 2020~2025.
-

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Khái niệm chiến lược và chiến lược kinh doanh


3

Chiến lược của doanh nghiệp là tổng thể các quyết định và hoạt động liên quan
đến việc chọn lựa các phương tiện và phân bổ nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu.
Trong mơi trường cạnh tranh thì mục tiêu quan trọng của công ty là đạt vị thế chiến
lược tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để đạt được điều này, công ty phải tạo ra sự phù
hợp của tồn bộ hoạt động nhằm tạo dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh trong lâu
dài.

Đặc trưng của chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh xác định rõ những mục tiêu cơ bản, phương hướng
kinh doanh cần đạt được trong đúng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh
vực hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động của
doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên cơ sở các lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tận dụng tối đa, kết hợp và sử dụng tốt các
nguồn lực của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ
bước xây dựng chiến lược đến các bước tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và
điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
- Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong
cạnh tranh.
- Để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định mang tình dài hạn, bí mật
thơng tin trong kinh doanh, nhóm quản trị viên cấp cao của doanh nghiệp sẽ là
người đưa ra các quyết định quan trọng về chiến lược từ bước xây dựng, tổ chức
thực hiện đến kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
Vai trò của chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp biết rõ mục đích hướng đi của
mình trong tương lai, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng được
các cơ hội kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, tài sản hữu hình và vơ hình), tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm


4

bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, liên tục phát triển và bền vững.

- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp có những căn cứ đúng đắn để các
nhà quản lý đề ra các quyết định phù hợp nhất trong môi trường kinh doanh đầy biến
động.
Các cấp chiến lược và các loại chiến lược: Các cấp chiến lược; Các loại
chiến lược cấp doanh nghiệp
Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh: Xác định mục tiêu và nhiệm
vụ; Phân tích mơi trường bên ngồi; Phân tích mơi trường nội bộ; Hình thành các
phương án chiến lược; Lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VINATRANS)
Quá trình hình thành và phát triển
Tên dao dịch: Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam.
Tên viết tắt: Vinatrans.

Mã cổ phiếu: VIN

Vốn điều lệ: 255.000.000.000 Vnđ.
Ngày trở thành Công ty đại chúng: Tháng 07/2010.
Trụ sở chính: Số 406 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP. Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
Văn phòng đại diện: Vũng Tàu.
Các chi nhánh: Vinatrans Hà Nội, Vinatrans Hải Phòng, Vinatrans Quảng
Ninh, Vinatrans Cần Thơ, Dung Quất – Quảng Ngãi.
Ngành nghề kinh doanh: Giao nhận và vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu; Đại
lý tàu biển; Đại lý và tổng đại lý cho các hãng hàng không các dịch vụ vận tải hàng
hóa và hàng khách; …..
Cơng ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans)
tiền thân là Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương Miền Nam được thành lập

theo quyết định số 411 BKTTC/QĐTC vào ngày 14/7/1975 bởi Bộ Kinh tế Tài
chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hịa Miền Nam Việt Nam, có trụ sở
chính đặt tại 406 Trịnh Minh Thế (nay là đường Nguyễn Tất Thành) quận 4, TP. Hồ


5

Chí Minh.
Năm 1996, Cơng ty đã hồn thành xong thủ tục đăng ký thành lập lại doanh
nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 388/NĐ-CP của Chính phủ và được xếp hạng
Doanh nghiệp hạng 1 theo quyết định của Bộ Thương mại.


6

Năm 2010, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của
Chính phủ, Cơng ty đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức Cơng ty cổ phần với
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh
cấp ngày 16/03/2010.
Ngày 04/09/2014, chính thức giao dịch cổ phiếu của Cơng ty Cổ phần Giao
nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam trên thị trường UPCOM tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội, mã cổ phiếu là “VIN”.
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
- Hoạt động, dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải:
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê.
- Kho bãi, lưu trữ và bốc xếp hàng hóa.
- Dịch vụ tư vấn về giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan,
thông tin thị trường theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
- Kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh.

- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, hội nghị, hội
thảo.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, ven biển
và viễn dương.
- Hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy.
Cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Ban kiểm sốt, Ban giám đốc cơng ty, các phịng ban chức năng và các chi nhánh ….
Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua
Cơ cấu doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vinatrans năm 2019,
nhận thấy trong năm 2019 dịch vụ giao nhận có vai trị chính trong đóng góp vào
tổng doanh thu từ sản phẩm dịch vụ của Công ty chiếm đến 64.98%, tiếp đó là dịch
vụ vận tải hàng hóa đóng góp 30%, các dịch vụ khác như dịch vụ kho bãi, dịch vụ
đại lý hải quan và dịch vụ chuyển phát nhanh có doanh thu khơng đáng kể. Đây
cũng chính là tình trạng chung của các cơng ty giao nhận trên thị trường. Tuy nhiên,
sự chênh lệch về tỷ trọng quá lớn cho thấy công ty chưa khai thác tốt nhu cầu của
thị trường và chưa đầu tư đúng mức để có thể kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cộng


7

thêm ngồi dịch vụ giao nhận và vận tải.
Tình hình hoạt động kinh doanh.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Vinatrans được tổng hợp từ báo cáo tài
chính hợp nhất của Cơng ty qua các năm có thể thấy rằng. Tổng tài sản của cơng ty
qua các năm có xu hướng tăng, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
giảm dần, nguồn tiền đầu tư vào lĩnh vực tài chính gồm ngắn hạn và dài hạn tăng,
lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng giảm.
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty qua các năm
đều giảm. Tuy nhiên lợi nhuận gộp từ bán hàng của Công ty năm 2019 (17,61 tỷ) lại

tăng so với năm 2018 (16,14 tỷ) tăng 9.13%, điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh
từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 của Công ty tốt hơn năm
2018. Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn là 17,61 tỷ/152,57 tỷ = 11,55%.
Tổng cộng doanh thu từ hoạt động tài chính và phần lãi trong công ty liên
danh, liên kết là 27,49 tỷ+13,22 tỷ = 40,71 tỷ lại lớn hơn lợi nhuận gộp từ hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch vụ, đó là điều dễ hiểu vì Cơng ty đã dành phần lớn
nguồn vốn của mình để tập trung vào hoạt động đầu tư tài chính 401,42 tỷ bao gồm:
Gửi ngân hàng có kỳ hạn: 200,56 tỷ; đầu tư vào các cơng ty liên danh liên kết và
công ty khác: 200,85 tỷ. Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn từ hoạt động đầu tư tài
chính là 40,71 tỷ/401,41 tỷ = 10,14%.
Phân tích cơ sở hình thành chiến lược của Cơng ty Cổ phần Giao nhận
Kho vận Ngoại thương Việt Nam (Vinatrans)
Phân tích nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chính: Bảo vệ lợi ích của các cổ đơng, khẳng định thương hiệu
Vinatrans, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành logistics Việt Nam,
phát triển vững mạnh và bền vững.
Mục tiêu phát triển trung và dài hạn: Phát triển mảng dịch vụ logistics, đầu
tư kho bãi, trung tâm logistics.
Phân tích mơi trường kinh doanh bên ngồi
Phân tích mơi trường vĩ mơ
a. Nhân tố chính trị, luật pháp (Political)
Việt Nam là một trong những quốc gia được biết đến với mơi trường chính
trị ổn định ở khu vực Đơng Nam Á. Các chính sách về kinh tế, quy định của pháp


8

luật ln nhất qn và phù hợp với hồn cảnh, từng thời kỳ phát triển của đất nước.
b. Nhân tố kinh tế (Economics)
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

chính phủ vẫn đóng vai trị lớn trong hoạch định và điều hành. Sau cuộc khủng
hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, chính phủ đã tập trung phát triển kinh tế với
những chính sách tiền tệ ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
- Tăng trưởng kinh tế (GDP)
- Tăng trưởng xuất nhập khẩu
- Tăng trưởng đầu tư vốn nước ngoài FDI
- Tăng trưởng ngành dịch vụ logistics
c. Nhân tố văn hóa, xã hội (Social)
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, vào thời điểm 0 giờ ngày
01/04/2019 tổng dân số của Việt Nam là: 96.208.984 người, trong đó tỷ lệ nam
chiếm 49.8% và tỷ lệ nữ chiếm 50.2%, số người trong độ tuổi lao động tính đến quý
I năm 2019 là 55.4 triệu. Đây được coi là thời kỳ dân số vàng của Việt Nam, cung
cấp nguồn lao động dồi dào cho các doanh nghiệp.
d. Nhân tố khoa học, công nghệ (Technology)
Ở Việt Nam việc ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành dịch vụ logistics
đặc biệt trong hoạt động giao nhận, xử lý đơn hàng, kê khải hải quan,… đã mang lại
nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp logistics cũng như lợi ích cho khách hàng.
Tuy nhiên, sự quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động
logistics của các công ty logistics Việt Nam vẫn cịn hạn chế, ở trình độ thấp, chủ yếu
là sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử, công nghệ định vị xe, email và internet
cơ bản.
e. Nhân tố tự nhiên (Nature)
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất
thuận lợi để phát triển ngành logistics với địa hình trải dài từ Bắc vào Nam, đất
nước có đường bờ biển dài hơn 3000 km, có nhiều cảng biển nước sâu, sân bay
quốc tế. Việt Nam đang trở thành nơi trung chuyển hàng hóa từ các nước đến Lào,
Campuchia, … qua các cảng biển quốc tế, điều đó sẽ mở ra cơ hội lớn cho các
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp ngành logistics thu lợi từ các dịch
vụ liên quan.
Phân tích mơi trường ngành



9

a. Sức mạnh của khách hàng
Khách hàng của Vinatrans hiện nay phần lớn là một số công ty thuộc Tổng công
ty thép Việt Nam – CTCP (VNSTEEL) như Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Công
ty CP Tôn mạ VNSteel Thăng Long,... một số công ty liên kết Công ty TNHH vận tải
Việt Nhật, Công ty TNHH Nissin Logistics (Việt Nam),… một số doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi như Doosan Heavy Industries & Construction (Hàn Quốc) đang
thực hiện các dự án nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2, Vân Phong 1 ở Việt Nam.
Khách hàng hiện nay đang có rất nhiều sự lựa chọn, tạo ra áp lực trong đàm
phán về các doanh nghiệp kinh doanh logistics. Nên trong thời gian tới ngồi việc
duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng lớn và truyền thống của Vinatrans bằng
cách ln chăm sóc, đảm bảo cung cấp dịch vụ logistics, dịch vụ lưu cước phù hợp
nhất cho khách hàng này, Công ty sẽ tăng cường và chú trọng đến hoạt động sales
để tăng số lượng khách hàng mới, kể cả khách hàng có quy mơ vừa và nhỏ nhằm đa
dạng hóa mạng lưới khách hàng và tăng doanh thu về cho Công ty.
b. Sức mạnh của nhà cung cấp
Với kinh nghiệm 45 năm trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển, logistics, hiện
nay Vinatrans có hệ thống mạng lưới đại lý quốc tế rộng khắp trên tồn cầu thơng
qua việc làm đại lý trực tiếp cho 7 hãng tàu biển, 14 hãng hàng không và hơn 100
hãng giao nhận, trong đó có những hãng hàng đầu thế giới như: Hãng tàu Rizhao
Shipping Lines Trung Quốc), hãng tàu Container RCL của Singapore hay hãng tàu
Richmer của Đức.
c. Nguy cơ đe dọa của sản phẩm thay thế
Trong tương lai, công nghệ sẽ làm nòng cốt cho sự phát triển, cho nền móng
của dịch vụ logistics hiện đại, tham gia sâu vào mọi hoạt động của chuỗi cung ứng,
kết nối với khách hàng đảm bảo các giá trị cốt lõi, vươn tới tầm nhìn và mục tiêu
mới. Vì vậy việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt

động quản lý chuỗi cung ứng sẽ là mối đe dọa lớn nhất của sản phẩm thay thế mà
các doanh nghiệp ngành logistics phải đối mặt.
d. Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại
Đối thủ cạnh tranh của Vinatrans là các cơng ty giao nhận quốc tế có hệ
thống đại lý rộng khắp toàn cầu như: Deutsche Post DHL Group, A.P. Moller-


10

Maersk (Đan Mạch), Hitachi Transport System (Nhật),… Các công ty này có chiến
lược cạnh tranh rõ ràng, uy tín thương hiệu vững chắc, lâu đời trên thị trường quốc
tế và Việt Nam. Đây là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế.
Vinatrans luôn phải đối diện với sự cạnh tranh rất lớn cả trên thị trường quốc tế và
thị trường Việt Nam từ các tập đoàn tầm cỡ này.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)
-Những yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp logistics:
-Các Cơng ty cạnh tranh chính hiện tại với Vinatrans trên thị trường:
e. Đe dọa của đối thủ mới xâm nhập
Nhưng đối thủ tiềm ẩn đáng lo ngại của Vinatrans là xu hướng thành lập các
công ty giao nhận, logistics từ chính các hãng tàu vốn đã có hệ thống đại lý, chi
nhánh vững chắc trên toàn cầu, trong khu vực hay ở Việt Nam. Các công ty logistics
này sẽ được hậu thuẫn về hoạt động cước quốc tế từ các hãng tàu cùng tập đoàn.
Các dịch vụ của họ mang tính chất trọn gói và chun nghiệp sẽ thu hút khách hàng,
nên càng tạo ra áp lực cạnh tranh với các cơng ty giao nhận độc lập.
Ngồi ra, hoạt động mua bán, sát nhập (M&A) cũng đang là một xu thế,
trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng với sự tiến bộ của khoa học công
nghệ và tác động của cuộc cách mạng 4.0, để tận dụng mạng lưới kho bãi sẵn có,
cùng nguồn khách hàng và kinh nghiệm vận hành nội địa, nhiều doanh nghiệp nước
ngoài sẽ tham gia vào thị trường logistics Việt Nam thông qua hình thức M&A.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi (Ma trận EFE)

Sau khi phân tích mơi trường kinh doanh bên ngồi (mơi trường vĩ mơ, mơi
trường ngành), các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngồi đối với Vinatrans
được tổng hợp như sau.
Phân tích mơi trường nội bộ
Nguồn lực nhân lực
Công ty cổ phần kho vận Miền Nam (SOTRANS), tính đến thời điểm
31/12/2019 tổng số người lao động trong hệ thống SOTRANS là 1.168 người (thời
điểm 31/12/2018 là 1.169 người). Công ty đang sở hữu lực lượng lao động đông
đảo, đáp ứng cơ bản được nhu cầu về nhân lực của Công ty. Tất cả cán bộ, công
nhân viên trong Công ty đều được ký hợp đồng lao động và được đảm bảo các


11

quyền lợi theo quy định của pháp luật như điều kiện làm việc, chế độ làm việc.
Ngồi ra các chính sách tiền lương, thưởng và các khoản phúc lợi khác cũng được
ban lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm. Xây dựng mức lương, thưởng cho mỗi
chức danh công việc trên cơ sở tham khảo hệ thống thang bảng lương của một số
doanh nghiệp cùng ngành nghề và luôn đảm bảo mức thu nhập cho người lao động
năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm Công ty đều tổ chức cho người lao động đi
thăm quan, nghỉ mát, tổ chức các hội thi, vui chơi, phong trào văn nghệ, thể thao.
Công ty cũng luôn quan tâm đến sức khỏe của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, tổ
chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tổ chức thăm hỏi động viên khi người lao
động bị ốm, gia đình có hồn cảnh khó khăn.
Nguồn lực tài chính
a. Năng lực tài chính
- Tình hình cơng nợ của Cơng ty qua một số năm gần đây
Cơng nợ của Vinatrans 2015~2019cho thấy thấy tình hình tài chính của Cơng
ty khá tốt, Cơng ty khơng sử dụng nguồn vốn vay mà chủ yếu là vốn chủ sở hữu và
phần lợi nhuận giữ lại qua các năm chưa phân phối để kinh doanh và đầu tư,từ đó

Cơng ty khơng phải trả lãi vay, khơng phải chịu áp lực trả nợ vay.
- Tình hình nguồn tiền và đầu tư tài chính
Năm 2019 Vinatrans cịn ln duy trì một khoản tiền và tương đương tiền
34,15 tỷ để rất chủ động về vốn cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra Cơng ty cịn sử
dụng một phần lớn nguồn vốn của mình 401,41 tỷ cho hoạt động đầu tư tài chính
ngắn hạn và dài hạn lần lượt là: 129,26 tỷ và 271,85 tỷ.
- Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và những phân tích ở trên ta nhận thấy khả
năng tài chính của Vinatrans năm 2019 là rất tốt như chỉ tiêu về khả năng thanh
toán, cơ cấu vốn và khả năng sinh lời. Mặt khác, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài
sản của công ty là không tốt (0,336 lần năm 2019), do công ty sử dụng phần lớn
nguồn vốn vào hoạt động đầu tư tài chính.
Tuy nhiên, đặc thù của ngành giao nhận, kho vận và vận tải là ngành khơng
có áp lực cao về vốn, vịng quay dịng tiền tương đối nhanh, nên năng lực tài chính
tốt chưa quyết định được khả năng cạnh tranh, hiệu suất sử dụng vốn cũng như hiệu


12

quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguồn lực cơ sở vật chất
a. Năng lực cơ sở vật chất
Hiện nay Công ty đang quản lý và sử dụng 07 cơ sở nhà đất, kho bãi với tổng
diện tích đất là 72,800 m 2, trong đó có 03 cơ sở có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, 01 cơ sở là văn phịng chính của Cơng ty được ký hợp đồng thuê hàng năm, các
cơ sở còn lại chưa được ký hợp đồng thuê đất. Các khu đất của Công ty đều được sử
dụng, khai thác kinh doanh hiệu quả.
Ngoài trụ sở chính Cơng ty tại TP. Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện tại Vũng
Tàu, các chi nhánh Vinatrans Hà Nội, Vinatrans Hải Phòng, Vinatrans Quảng Ninh,
Vinatrans Cần Thơ, Dung Quất – Quảng Ngãi, Cơng ty cịn có các đại lý trên tồn cầu.

b. Năng lực sản xuất kinh doanh
Tình hình sản xuất kinh doanh của Vinatrans.
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vinatrans đang có xu hướng
giảm dần, trong khi đó nguồn vốn để đầu tư vào hoạt động tài chính khơng ngừng
tăng lên qua các năm. Do lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính của
Cơng ty đang bị giảm dần dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp bị
giảm theo. Từ đó dễ nhận thấy rằng khu vực đầu tư vào hoạt động tài chính của
Vinatrans đang kém dần về hiệu quả.
Vốn đầu tư vào hoạt động tài chính của Cơng ty tăng dần qua các năm,
ngun nhân dễ nhận ra là do Công ty đang bị mất dần thị phần trong hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ logistics trong một số năm gần đây, kéo theo lợi nhuận
của Công ty cũng bị giảm dần là việc khó tránh khỏi.
c. Trình độ ứng dụng cơng nghệ
Trong những năm gần đây Công ty cổ phần GEMADEPT đã đầu tư và triển
khai một số đề án chiến lược phát triển tổng thể công nghệ thông tin, ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh thơng qua việc triển khai các
phần mềm hóa đơn điện tử, hoàn thành đưa vào ứng dụng phần mềm quản trị nhân
sự, go-live giai đoạn 1 dự án Văn phòng điện tử (E-office), nâng cấp các phần mềm
khai thác Cảng, Logistics và vận tải biển… cho các công ty con và tích hợp trong
tồn hệ thống của GEMADEPT.
Trong khi đó Công ty cổ phẩn kho vận Miền Nam (SOTRANS) với việc đầu


13

tư cải thiện hệ thống công nghệ thông tin, Công ty đã triển khai hoàn thiện hệ thống
VoIP phone, Video Conference, kết nối mạng lưới văn phịng của SOTRANS trên
tồn quốc. Bên cạnh các phần mềm quản lý doanh nghiêp, SOTRANS áp dụng phần
mềm quản lý vận chuyển TMS, GoSmartLog, SMS live…, nâng cao hiệu quả ứng
dụng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng hiệu quả kinh doanh.

Mục tiêu hoàn thiện hệ thống phần mềm ERP đưa vào ứng dụng để nâng cao hiệu
quả quản trị doanh nghiệp.
d. Trình độ nghiên cứu phát triển
Dịch vụ logistics đặc thù là sản phẩm vơ hình, nhiệm vụ nghiên cứu phát
triển trong hoạt động logistics chủ yếu tập trung vào việc đầu tư nghiên cứu khoa
học, ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như cải tiến hệ thống thơng tin kết nối trong
tồn bộ hệ thống chuỗi cung ứng. Thực tế trong những năm vừa qua, Vinatrans chưa
quan tâm đúng mức đến hoạt động nghiên cứu phát triển, Cơng ty chưa bố trí nguồn
ngân sách cũng như nguồn nhân lực phụ trách hoạt động này. Các sản phẩm công
nghệ, hệ thống thông tin mà Công ty đang sử dụng trong hoạt động cung cấp dịch
vụ của mình vẫn là những ứng dụng công nghệ cơ bản,rất phổ biến và thông dụng.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Ma trận IFE)
Cũng giống như Ma trận EFE, sau khi phân tích mơi trường nội bộ doanh
nghiệp, các điểm mạnh và điểm yếu từ việc phân tích mơi trường nội bộ của
Vinatrans được tổng hợp như sau: Điểm mạnh; Điểm yếu
Hình thành ma trận SWOT định hướng chiến lược cho cơng ty: Cơ sở
hình thành chiến lược; Các phương án chiến lược (Phân tích ma trận SWOT)

CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO
NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VINATRANS) –
GIAI ĐOẠN 2020~2025
Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại
thương Việt Nam đến năm 2025
Xu hướng phát triển ngành dịch vụ Logistics: Thực trạng ngành dịch vụ
logistics Việt Nam; Tiềm năng phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam; Một số
xu thế phát triển ngành dịch vụ logistics



×