Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

QUYNH KHOA LUAN (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.66 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của giảng
viên ThS. Huỳnh Ngọc Tâm người đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành khóa
luận này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo giảng viên Khoa Sư phạm Tiểu
học – Mầm non và Trường Đại Học Quảng Bình, cùng với sự giúp đỡ của
Ban giám hiệu, các cô giáo và các cháu Mẫu giáo 5 – 6 tuổi Trường Mầm
non Quảng Xuân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu và thực
nghiệm để hồn thành khóa luận của mình.
Đồng thời, tôi cũng nhận được sự quan tâm giúp đỡ của tất cả người
thân, bạn bè gần xa… đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi rất nhiều trong
q trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2016
Tác giả

Tưởng Thị Quỳnh

1


MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI
Từ ngữ viết tắt
GDDD – SK
GDMN
VSATTP
MG
GV

ST
DD – SK


TX
KTX
KSD
SP

Ý nghĩa từ viết tắt
Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe
Giáo dục Mầm non
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẫu giáo
Giáo viên
Mức độ
Số trẻ
Dinh dưỡng sức khỏe
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không sử dụng
Sản phẩm

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................6
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...........................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................6
3.2. Khách thể nghiên cứu.............................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................6

5. Giả thuyết khoa học...................................................................................................6
6. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................7
6.1. Giới hạn về khách thể nghiêm cứu..........................................................................7
6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu............................................................................7
6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu............................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................7
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận...................................................................7
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn...............................................................7
7.3. Phương pháp thống kê tốn học..............................................................................7
8. Những đóng góp của đề tài........................................................................................7
9. Cấu trúc của đề tài.....................................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................9
CHƯƠNG 1................................................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................................9
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.............................................................................9
1.1.1. Những nghiên cứu về DD và GDDD –SK nước ngoài........................................9
1.1.2. Những nghiên cứu về DD và GDDD – SK trong nước......................................10
1.2. Những vấn đề chung về GDDD- SK.....................................................................11
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................11
1.2.2. Một số vấn đề liên quan đến GDDD – SK.........................................................14
1.2.2.1. Mục đích GDDD – SK....................................................................................14
1.2.2.2. Nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe......................................................15
1.2.2.3. Hình thức GDDD – SK cho trẻ mầm non.......................................................18
1.2.2.4. Phương pháp GDDD –SK cho trẻ mầm non...................................................18
CHƯƠNG 2:................................................................................................................ 24
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GDDD- SK CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 – 6 TUỔI) TẠI
TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG XUÂN – HUYỆN QUẢNG TRẠCH.....................24
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu..........................................................24
2.2. Thực trạng GDDD- SK cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Quảng Xuân............26


3


2.2.1. Mục đích khảo sát..............................................................................................26
2.2.2. Đối tượng khảo sát.............................................................................................26
2.2.3. Nội dung khảo sát..............................................................................................26
2.2.4. Tiêu chí và thang đánh giá.................................................................................26
2.2.5. Phương pháp khảo sát........................................................................................28
2.2.6. Kết quả khảo sát.................................................................................................28
2.2.7. Nguyên nhân của thực trạng trên.......................................................................35
CHƯƠNG 3:................................................................................................................ 37
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GDDD- SK CHO TRẺ MẪU
GIÁO (5 – 6 TUỔI) TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG XUÂN – HUYỆN
QUẢNG TRẠCH VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM................................37
3.1. Xây dựng một số biện pháp GDDD – SK cho trẻ 5 -6 tuổi...................................37
3.1.1. Cơ sở của việc xây dựng các biện pháp.............................................................37
3.1.1.4. Dựa vào cơ sở lý luận của việc GDDD – SK cho trẻ ở chương 1...................38
3.1.1.5. Dựa vào thực tiễn: Tình hình GDDD – SK cho trẻ ở trường mầm non Quảng
Xuân............................................................................................................................ 38
3.1.2. Xây dựng hệ thống các biện pháp......................................................................38
3.2. Tổ chức thử nghiệm Sư phạm...............................................................................44
3.2.1. Mục đích thử nghiệm Sư phạm..........................................................................44
3.2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian thử nghiệm.....................................................44
3.2.3. Phương pháp thử nghiệm...................................................................................45
3.2.4. Nội dung thử nghiệm.........................................................................................45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................55
KẾT LUẬN.................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................58
PHỤ LỤC 1


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch đến tình cảm con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi để có
thể tự giác chăm lo đến vấn đề sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng.
GDDD – SK cho đối tượng học sinh đã có vai trò quan trọng trong kế hoạch
hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1995 – 2000, theo quyết định số
576/TTG ngày 16/05/1995 do Chính phủ phê duyệt. Chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2001 – 2010 (số 21/2002/QĐ/TTG ngày 22/12/2001) cũng đã đề cập
đến nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc đưa ra nội dung GDDD – SK
vào trường học, đặc biệt quan tâm GDDD – SK cho trẻ Mầm non.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ ở tuổi mầm non bị suy dinh dưỡng cịn cao, trẻ mắc bệnh béo
phì ngày càng gia tăng, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thiếu
kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Vì vậy, GDDD - SK là mối
quan tâm của toàn xã hội.
Đối với trẻ Mầm non và đặc biệt là trẻ mẫu giáo là chủ nhân tương lai của đất
nước rất nhạy cảm và những điều mà trẻ tiếp thu, học tập ở nhà trường mầm non là
bước quan trọng trong giai đoạn đầu và ghi dấu ấn lâu dài trong suốt cuộc đời của trẻ
sau này. Nếu như chúng ta bắt đầu GDDD – SK cho trẻ ở giai đoạn này thì sẽ góp
phần quan trọng trong chiến lược đào tạo con người, tạo ra một thế hệ trẻ có sự hiểu
biết đầy đủ về DD – SK, biết lựa chọn các loại thức ăn sạch sẽ hợp vệ sinh, ăn uống
đúng cách, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết cách tự giác trong việc vệ sinh cá nhân
của bản thân hàng ngày, có hiểu biết về lợi ích của viiệc GDDD – SK hằng ngày có vai
trị rất quan trọng đối với mình và những người sống trong cộng đồng. Do đó, việc sử
dụng các biện pháp GDDD – SK cho trẻ vào trong chương trình, chăm sóc, giáo dục
trẻ lứa tuổi mầm non là rất quan trọng và cần thiết, tạo ra sự liên thông về GDDD – SK
cho trẻ lứa tuổi mầm non đến các cấp học sau.

1.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) là giúp trẻ phất triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên quan nhân cách để
chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1, từ đó hình thành và phát triển trẻ em những chức
năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần
thiết phù hợp với từng lứa tuổi khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn, đặt niềm
tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập trong suốt cuộc đời của trẻ em. Như
vậy, việc xây dựng một số biện pháp GDDD – SK cho trẻ là một trong những nhiệm
vụ mà ngàng GDMN hiện nay đang hướng đến.

5


1.3. Ở các trường Mầm non hiện nay việc GDDD – SK cho trẻ vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Việc GDDD – SK cho trẻ chỉ nhìn thấy trên lý thuyết mà vẫn
chưa nhìn thấy trên thực tế. Do đó, khi nghiên cứu đề tài này chúng tơi muốn nghiên
cứu và đi sâu vào thực tế của việc GDDD – SK cho trẻ mầm non thông qua các thời
điểm trong ngày ở mọi lúc, mọi nơi ở trường mầm non, DD - SK cho trẻ mầm non
thông qua các chuyên đề về sức khỏe và dinh dưỡng để đề xuất ra một số biện pháp
nâng cao chất lượng GDDD – SK cho trẻ mầm non để các em có kiến thức sâu rộng và
hiểu biết về tầm quan trọng của việc GDDD – SK cho trẻ không những là trẻ em mà
các bậc phụ huynh, cha mẹ được hiểu biết sâu rộng hơn việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ
em.
Do vậy việc xây dựng một số biện pháp nâng cao chất lượng GDDD – SK cho
trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non rất là quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn cho sự
phát triển sau này của các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường và cuộc sống cộng đồng.
Xuất phát từ thực tiễn và lí do trên, chúng tơi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDDD- SK cho trẻ Mẫu giáo( 5 -6
tuổi) tại trường Mầm non Quảng Xuân – Huyện Quảng Trạch”.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng GDDD – SK cho trẻ MG 5-6 tuổi qua đó xây dựng
một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDDD – SK cho trẻ 5-6 tuổi.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDDD – SK cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường
mầm non Quảng Xuân – Huyện Quảng Trạch.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục DD - SK cho trẻ MG 5-6 tuổi ở Trường Mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu trên cơ sở lí luận về một số biện pháp GDDD – SK cho trẻ MG 5-6
tuổi.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp GDDD - SK cho trẻ MG 5-6 tuổi ở
trường mầm non, tìm ra nguyên nhân và từ đó xây dựng một số biện pháp nâng cao
chất lượng GDDD –SK cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Thử nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của các biện pháp nhằm khẳng định
tính khả thi của đề tài.

6


5. Giả thuyết khoa học
Nếu quá trình GDDD – SK cô giáo biết cách sử dụng linh hoạt và sáng tạo các
biện pháp khác nhau thì sẽ nâng cao được chất lượng GDDD – SK cho trẻ nói riêng và
quá trình chăm sóc – sức khỏe cho trẻ nói chung.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về khách thể nghiêm cứu
Đê tài thực hiện trên 50 trẻ MG 5-6 tuổi và 20 giáo viên trường MN Quảng Xuân
– Huyện Quảng Trạch.
6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu mức độ hiểu biết DD – SK của trẻ MG 5-6 tuổi và xây dựng một số
biện pháp GDDD –SK cho trẻ mầm non.
6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu 12/2015 – 05/2016
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thu thập, khái qt hóa,
hệ thống hóa những vấn đề lí luận, những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát quá trình giáo viên tổ chức các hoạt động GDDD – SK cho trẻ thông
qua các hoạt động ở trường mầm non.
- Quan sát các kết quả GDDD - SK thông qua các hoạt động của trẻ.
7.2.2. Phương pháp trò chuyện
Bằng hệ thống câu hỏi trao đổi, trò chuyện với giáo viên và trẻ nhằm tìm hiểu
thực trạng GDDD-SK cho trẻ MG 5-6 tuổi.
7.2.3. Phương pháp điều tra
Bằng phiếu điều tra (anket) nhằm tìm hiểu thực trạng GDDD – SK cho trẻ MG
5 -6 tuổi ở Trường mầm non trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt thông qua các hoạt
động mọi lúc, mọi nơi ở trường mầm non.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ
Đánh giá hoạt động của trẻ về vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe thông qua các hoạt
động ở trường mầm non.

7


7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số cơng thức tốn học để phân tích, xử lí các số liệu thu nhập được
về mặt định lượng làm cơ sở để đưa ra những nhận định, những đánh giá về mặc định

tính một cách khách quan về kết quả nghiên cứu.
8. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lí luận về một số biện pháp GDDD –SK cho
trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non.
- Xác định được thực trạng và nguyên nhân của việc GDDD – SK cho trẻ ở
trường Mầm non Quảng Xuân – Quảng Trạch.
- Xây dựng một số biện pháp nâng cao chất lượng GDDD – SK cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non. Giúp trẻ biết lựa chọn ăn uống đúng cách, thơng minh và tự giác, có
hiểu biết về những hành vi có lợi cho sức khỏe để đảm bảo cho sức khỏe của mình và
cộng đồng.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận được chia làm 3
chương:
Chương 1 : Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng của việc GDDD - SK cho trẻ Mẫu giáo (5 – 6 tuổi) tại
trường Mầm non Quảng Xuân – Huyên Quảng Trạch.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDDD –SK cho trẻ Mẫu giáo
(5-6 tuổi) tại trường mầm non Quảng Xuân – Huyện Quảng Trạch và bước đầu thử
nghiệm sư phạm.

8


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về DD và GDDD –SK nước ngoài
Từ lâu khoa học đã chứng minh mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữ DD và SK cũng
như ảnh hưởng của DD và SK đến sự phát triển tinh thần, trí tuệ của con người.

Ngay từ thời cổ đại, con người ta đã nhận thức rằng cách ăn uống cần thiết để
duy trì sức khỏe. Đại danh Y Hypocrat (460 -377 TCN), Sidengai (người Anh) đánh
giá cao vai trò của ăn uống đối với sức khỏe và bệnh tật. Hacvay đã rất chú ý đến chế
độ ăn điều trị và làm ra nhiều thực đơn điều trị một số bệnh.
Tiếp đó là cơng trình nghiên cứu của Bunghe Hopman về vai trị của muối
khống. Lunin (1853 – 1937) đã phát hiện ra ra sữa có một chất tuy rất ít nhưng rất cần
thiết cho sự sống và sau hơn 30 năm, A.Funck đã phát hiện ra đó là các vitamin.
Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, những cơng trình nghiên cứu về vai trị của các acid
amin, các vitamin, các acid béo không no, các vi chất dinh dưỡng ở phạm vi tế bào, ở
các tổ chức ở cơ thể góp phần hình thành, phát triển và đưa ngành dinh dưỡng thành
một môn khoa học.
Bước vào thế kỷ XX, nhiều việc nghiên cứu, ban ngành về nhân học đã được
thành lập và đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu về lĩnh
vực đã vược xa các giai đoạn trước cả về số và chất lượng. Trong các nghiên cứu rất
chú ý sự ảnh hưởng của các điều kiện xã hội đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ
thể, đặc biệt là cơ sở trẻ. Năm 1925, tổ chức y tế của Liên minh quốc gia đã nghiên
cứu về mối quan hệ giữa DD và SK cộng đồng. Và J.Boy Orda đã thực sự nổi tiếng
khi phát hiện mối liên quan trực tiếp giữa tầng lớp xã hội và sức khỏe của họ.
Năm 1995, FAO, WHO – tổ chức của Liên Hợp quốc cho rằng thể giới đang có
sự khủng hoảng về protein và đã đưa ra một loạt các giải pháp để giải quyết vấn đề
này, trong đó đề cập đến việc GDDD – SK .
Như vậy, trong nhiều thập kỉ qua nhiều hội nghị thượng đỉnh quan trọng đã bàn
về vai trò của DD trong chiến lược nâng cao sức khỏe và đã đưa ra các giải pháp nhằm
cải thiện dinh dưỡng cộng đồng trong đó đã đề cập đến GDDD –SK trong nhà trường
đặc biệt ở GDMN.
Hiện nay, cứ 4 năm một lần lại có hội nghị về DD khu vực DD quốc gia 1983 ở
Bangkok, năm 1987 ở Osaka. Trong tất cả các hội nghị về dinh dưỡng đã nêu trên đề

9



cập đến vấn đề GDDD – SK cho đối tượng, mọi lứa tuổi dựa trên cơ sở tình hình thực
tế của mỗi quốc gia.
1.1.2. Những nghiên cứu về DD và GDDD – SK trong nước
Cũng như các dân tộc khác từ lâu, ông cha ta đã giầy công nghiên cứu về các loại
thức ăn và mối liên hệ của nó với sức khỏe con người. Sau cách mạng tháng tám, vấn
đề DD và VSATTP đã trở thành vấn đề thời sự nên được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, chẳng hạn trong tờ báo “Vui sống” lúc đó đã có nhiều bài viết về kiến thức dinh
dưỡng và nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Tuy nhiên, đến năm 1945 – Hòa bình lập lại, vấn đề dinh dưỡng ở Việt Nam mới
lai được quan tâm và phát triển. Các bộ môn có liên quan đến vấn đề DD lần lượt ra
đời trong các học viện, các trường đại học. Bên cạnh đó, nhiều cuốn sách về DD đã
được biên soạn và xuất bản như: “Vitamin trong điều trị và phòng bệnh”(1946), “Bảng
thành phần hóa học thức ăn Việt Nam”(1972), “Vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh thực
phẩm”(1977), “Vệ sinh môi trường, dinh dưỡng và lao động quân sự” (1987).
Khi chiến tranh kết thúc, viện dinh dưỡng thành lập (1977) đã triển khai nhiều
chương trình can thiệp dinh dưỡng có hiệu quả như: Chương trình phịng chống suy
dinh dưỡng so thiếu protein – năng lượng, chương trình phịng chống vi chất dinh
dưỡng, đa dạng hóa thức ăn, cải tiến cơ cấu bữa ăn, GDDD – SK cho mọi đối tượng
trong xã hội.
Các cơng trình nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu giáo dục Mầm non, Việc
nghiên cứu trẻ em trước độ tuổi về mức độ phát triển thể lực và các yếu tố liên quan
như: Dinh dưỡng, chăm sóc, giáo dục, đã được triển khai và đã lấy làm cơ sở khoa học
để xây dựng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non hiện nay. Trong thời gian
này, chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non hiện nay. Trong thời gian này, chương
trình giáo dục MG (Chương trình cải tiến ) có đề cập đến vấn đề GDDD – SK cho trẻ
mẫu giáo nhưng nội dung còn hết sức mờ nhạt và chỉ được lướt qua trong chương trình
thơng qua các môn học, qua sinh hoạt hàng ngày và chưa đề ra được mục tiêu, nội
dung, phương pháp cụ thể để giáo dục trẻ. Vì vậy, trong thực tế vấn đề GDDD- SK
chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Bản kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1996 – 2000
(16/09/1995) có thể coi là văn kiện đầu tiên về chiến lược dinh dưỡng ở nước ta. Trong
bản kế hoạch này chính phủ đã yêu cầu chính quyền các cấp có trách nhiệm đưa các
mục tiêu dinh dưỡng, xóa nạn đói và suy dinh dưỡng vào kế hoạch phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của cấp mình. Đến nay, nhiều mục tiêu quan trọng mà bản đề ra đã đạt
được, hoạt động dinh dưỡng đã từng bước xã hội hóa. Vấn đề GDDD- SK cho đối
tượng học sinh có vị trí quan trọng trong bản kế hoạch hành động.

10


Thế kỷ XXI với những cách thức và đòi hỏi của sự phát triển đất nước thì chiến
lược về dinh dưỡng được coi là một yếu tố quan trọng của chiến lược phát triển bền
vững. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 (22/02/2001) là sự tiếp
tục của kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1996 – 2000. Chiến
lược này mang theo toàn diện và đã đề cập đến việc đưa nội dung GDDD – SK vào
trường học, đặc biệt là bậc mầm non với nhiệm vụ: “Hồn thành mục tiêu chương
trình GDDD ở các cấp từ mầm non đến Đại học. Cũng cố và nâng cao chất lượng hệ
thống nhà trẻ (đặc biệt là khu vực nông thôn) và các nhà ăn tập thể ở trường học”.
Ngoài ra, vụ GDMN đã triển khi nhiều chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng GDMN
và VSATTP.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề GDDD – SK được quan tâm và mở
rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội với nhiều biện pháp khác nhau. Nhưng phần lớn,
nội dung hướng tới đối tượng trực tiếp chăm sóc, ni dạy trẻ như giáo viên mầm non
và các bậc cha mẹ. Gần đây, GDDD – SK cho trẻ mẫu giáo mới thực sự được đặt ra.
Vì vậy đã có thêm cơng trình nghiên cứu nhằm xây dựng nội dung GDDD –SK cho
trẻ MG. Trong tài liệu này, nội dung cũng đang mới giai đọa thử nghiệm.Vì vậy chưa
thể đánh giá hiệu quả của nó với việc GDDD –SK cho trẻ. Bên cạnh đó, Vụ giáo dục
Mầm non cũng đã chỉ đạo chuyên đề: “Bé tập làm nội trợ” cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở
trường Mầm non.

1.2. Những vấn đề chung về GDDD - SK
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm dinh dưỡng
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hằng ngày của con người. Nó quyết định sự tồn tại
và phát triển của cơ thể. Trong cơ thể con người ln có hai q trình đồng hóa và dị
hóa, là hai mặt thống nhất của quá trình trao đổi chất (quá trình dinh dưỡng). Đây là
quá trình chuyển hóa các chất của cơ thể từ những thức ăn phức tạp ngoài cơ thể
(protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khống có ngồi gốc từ động vật và thực vật ) sẽ
phân tích thành những chất đơn giản (axitamin, axit béo, glucozo) là nguyên liệu cho
quá trình tổng hợp nên các chất đặc trưng cho cơ thể. Quá trình này thực hiện nhờ q
trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong hệ thống tiêu hóa.
Như vậy: Dinh dưỡng là một quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể
thức ăn cần thiết qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ để bù đắp hao phí năng lượng trong
quá trình hoạt động sống của cơ thể và để tạo ra sự đổi mới các tế bào mô cũng như
điều tiết các chức năng của cơ thể.
Từ khái niệm trên cho chúng ta thấy được mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức
khỏe của con người. Dinh dưỡng là nhu cầu hằng ngày, một nhu cầu không thể thiếu
của con người, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, nếu dinh dưỡng tốt sẽ tạo điều kiện thuận

11


lợi cho cơ thể phát triển tốt và ngược lại, nếu thiếu hoặc thừa dinh dưỡng để có thể gây
nên bệnh tật hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe ở trẻ em, ở trẻ em phát triển của trẻ .
Trẻ cần ăn uống đầy đủ về số lượng và cân đối về chất lượng, cơ cấu bữa ăn phù hợp
với lứa tuổi, phù hợp với hoạt động để trẻ khỏe mạnh và phòng tránh được bệnh tật.
Mặc khác phải GDDD – SK cho trẻ để trẻ có kĩ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản
thân mình cơ thể đang lớn và phát triển khỏe mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Đây là
lứa tuổi rất nhạy cảm với vấn đề dinh dưỡng. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ
dẫn tới các hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng và ảnh hưởng lớn đến quá trình.

* Khái niệm sức khỏe
Theo tổ chức Y tế thề giới định nghĩa sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn
toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần, xã hội và chứ khơng phải thuần túy chỉ là tình
trạng khơng có bệnh tật hay tàn phế”.
Hồn tồn thoải mái về mặc thể chất là như thế nào ?
Hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ…. tất cả các hoạt động sống trên đều ở
trạng thái tốt nhất, phù hợp với từng lứa tuổi.
Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là như thế nào?
Nghề nghiệp với thu nhập đủ sống, an ninh sinh xã hội được đảm bảo.
Khơng có bệnh tật hay tàn phế là như thế nào?
Là không có bệnh về thể chất, về tinh thần, liên quan đến xã hội và sự an toàn về
mặt xã hội.
Theo định nghĩa trên, mỗi chúng ta cần chủ động để có một sức khỏe tốt, trang bị
cho mình kiến thức về phịng bệnh và rèn luyện sức khỏe.
Để có sức khỏe tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng
góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục
hay cụ thể hơn như các vân đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm…
Sức khỏe Thể chất: Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải
mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khỏe mạnh.
Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khỏe mạnh. Cơ sở của
sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng
chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt cả môi
trường.
Sức khỏe tinh thần: Là hiện thân của sự thoải mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình
cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui
tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực,
dũng cảm, chủ động, ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không
lành mạnh.
Sức khỏe tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo
đức. Cơ sở sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động giữ lý trí

và tình cảm.

12


Sức khỏe xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ
chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên : Gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi
cơng cộng, cơ quan… Nó thể hiện ở sự tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hòa
nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt
và ngược lại.
Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân
với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác, là sự hòa nhập giữa cá
nhân, gia đình và xã hội.
Từ khái niệm sức khỏe trên, theo chúng tôi, một đứa trẻ khỏe mạnh là một đứa
trẻ khơng những khơng có bệnh mà phải có một trạnh thái thoải mái về tâm thần, sống
trong gia đình hạnh phúc, trong xã hội phải luôn gắn chặt với nhau, hỗ trợ bổ sung cho
nhau. Muốn có một đứa trẻ khỏe mạnh phải chú trọng đến các yếu tố phát triển thể
chất, tâm lí và mơi trường sống khỏe mạnh.
* Khái niệm biện pháp
Biện pháp là cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
* Khái niệm biện pháp giáo dục
Biện pháp giáo dục là những tác động riêng biệt của giáo viên trong mỗi phương
pháp cụ thể.
Từ hai khái niệm trên chúng tôi cho rằng “ Biện pháp GDDD –SK cho trẻ MG
(5 - 6 tuổi) là tổ hợp những cách thức để tiến hành tổ chức hoạt động học tập
GDDD –SK cho trẻ”.
* Khái niệm chất lượng
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam chất lượng “là phạm trù triết học biểu thị
thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ là cái gì, phân biệt nó với các sự vật khác”. Chất
lượng là đặc tính khách quan của sự vật và được biểu hiện ra bên ngồi thơng qua các

thuộc tính. Sự thay đổi về chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất
lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và khơng
thể tồn tại ngồi quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng thống nhất giữa số lượng và
chất lượng.
Theo từ điển Tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con
người một sự vật”
Phạm Thành Nghị cho rằng chất lượng là “cái làm hài lòng, vượt những nhu cầu
và mong muốn của người tiêu dùng”.
Cịn theo Nguyễn Cảnh Hồn thì chất lượng là “tập hợp các đặc tính của một
thực thể tạo ra cho thực thể đó khả năng thảo mãn nhu cầu đã nêu hoặc còn tiềm ẩn.
Như vậy, chất lượng là giá trị của sự vật, hiện tượng, con người phù hợp với mục
tiêu, đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội.
* Khái niệm giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
Theo y học, GDDD – SK là một hoạt động giáo dục của con người để duy trì và
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người. Theo thơng tin, GDDD – SK chính là

13


sự tác động của khoa học ăn uống đến nhân thức của con người để đi đến tự giác chăm
lo ăn uống và sức khỏe cho bản thân mình. Theo giáo dục hoc GDDD- SK là công việc
truyền đạt các hiểu biết về khoa học ăn uống, các kinh nghiệm quý rút ra từ cuộc sống,
từ người này cho người khác, giúp con người biết tự chăm lo ăn uống của mình, của
gia đình và của cả xã hội.
Từ những khái niệm trên, ở góc độ sư phạm: GDDD – SK là một q trình tác
động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm lý trí của con người nhằm làm thay đổi
nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của
cá nhân tập thể và cộng đồng.
Từ những phân tích ở phần trên cho thấy, GDDD – SK cần được tiến hành cho
tất cả mọi người, mọi lứa tuổi và quan trọng nhất là lứa tuổi mầm non. Do đó, khái

niệm GDDD – SK cho trẻ Mầm non được hiểu là: GDDD – SK cho trẻ mầm non là
q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên và những người ni dưỡng
đến tình cảm, lý trí của trẻ ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi nhằm hình thành cho trẻ nhận thức,
thái độ và hành động đi đến tự giác thực hiện vấn đề ăn uống và chăm sóc sức khỏe
của bản thân.
1.2.2. Một số vấn đề liên quan đến GDDD – SK
1.2.2.1. Mục đích GDDD – SK
Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe giúp trẻ :
- Có khả năng nhận biết, phân biệt được các nhóm thực phẩm và một số cách chế
biến đơn giản.
- Có ý thức ăn uống đầy đủ và hợp lý, biết một số lợi ích của ăn uống và tác dụng
của luyện tập đối với sức khỏe.
- Biết cách bảo vệ, chăm sóc các bộ phận cơ thể, các giác quan và sức khỏe cho
bản thân.
- Có một số nề nếp, thói quen hành vi tốt, chăm sóc bảo vệ sức khỏe: Ăn, ngủ,
vui chơi, tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh.
- Có khả năng nhận biết và tránh những nơi nguy hiểm, bảo vệ an tồn cho bản
thân.
Từ mục đích GDDD – SK cho trẻ trong chương trình mầm non, mục đích mà
chúng tơi nghiên cứu ở đề tài này: Có khả năng nhận biết, phân biệt được các nhóm
thực phẩm và một số cách chế biến đơn giản, có ý thức ăn uống đầy đủ và hợp lý, hiểu
biết một số lợi ích ăn uống; có một nề nếp, thói quen hành vi tốt, chăm sóc bảo vệ bản
thân mình.

14


1.2.2.2. Nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
* Nội dung GDDD – SK cho trẻ mầm non
Để triển khai tốt công tác GDDD – SK cho trẻ ở độ tuổi mầm non, cần lựa chọn

các nội dung và các hình thức phù hợp cho trẻ ở từng lứa tuổi. Việc lựa chọn các hình
thức phù hợp sẽ làm cho trẻ tiếp nhận các thông tin một cách hào hứng, khơng bị gị bó
và gượng ép. Hình thức triển khai các nội dung GDDD –SK thích hợp cho trẻ ở độ
tuổi mầm non nên theo phương thức tích hợp, chủ đề, kết hợp giáo dục trong thời điểm
và tình huống thích hợp hằng ngày.
Nội dung cụ thể trong GDDD – SK cho trẻ mầm non:
- Nhận biết, làm quen với các thực phẩm và cách chế biến:
+ Cho trẻ làm quen với bốn nhóm thực phẩm.
+ Thực phẩm được chế biến và ăn theo nhiều dạng khác nhau.
- Lợi ích cả ăn uống đối với sức khỏe, ăn uống đầy đủ, hợp lý, sạch sẽ, giúp con
người khỏe mạnh.
+ Lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe con người.
+ Dạy trẻ biết cách chon thức ăn trong ngày.
- Tập làm một số công việc đơn giản tự phục vụ, bước đầu biết bảo vệ và chăm
sóc các bộ phận cơ thể và giác quan.
+ Dạy trẻ làm quen cách bảo vệ và chăm sóc các bộ phận trên cơ thể, các giác
quan. Rèn luyện nề nếp, thói quen tốt trong giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường.
+ Dạy trẻ biết cách sử dụng một số đồ dùng trong ăn uống (hình thành ở trẻ kĩ
năng sử dụng đồ dùng ăn uống đúng cách).
+ Dạy trẻ làm quen cách bảo vệ và chăm sóc các bộ phận cơ thể, các giác quan.
Rèn luyên nề nếp, thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường.
- Nhận biết những nơi khơng an tồn, nguy hiểm và cách phịng tránh.
Từ những nội dung trên, có thể tổ chức dạy trẻ theo hướng tích cực, theo chủ đề.
Lựa chọn nội dung theo những nguyên tắc: Từ các đã biết đến các chưa biết; từ cái
chung đến cái riêng, cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp, hứng thú với trẻ.
Với kế hoạch hành động cho mọi người xuất phát từ tầm nhìn “Giáo dục là nền
tảng cho phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, nội dung này
được nêu trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 “Cần có những
thay đổi toàn diện và triệt để trong giáo dục’’, việc tích hợp GDDD – SK vào trong các

mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình hành động cả các ngành học, bậc học, đặc biệt là
bậc học mầm non – mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta là
hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

15


* Nội dung GDDD – SK cho trẻ 5 -6 tuổi
Nội dung của GDDD – SK được đề cập nhiều tài liệu khác nhau như: Dinh
dưỡng và sự phát triển trẻ thơ, giáo trình dinh dưỡng trẻ em, GDDD – SK cho trẻ mầm
non theo hướng tích hợp và đặc biệt ở đề tài này, nội dung GDDD –SK cho trẻ MG 5-6
tuổi được lấy từ tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN - MG bao gồm :
* Làm quen với tên gọi, giá trị dinh dưỡng, cách chế biến và các loại thực phẩm
- Làm quen với các nhóm thực phẩm:
+ Tên gọi một số thực phẩm theo màu sắc, kích thước, hình dạng và mùi vị
+ Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm: Nhóm cung cấp chất đạm để xây dựng cơ
thể ( Sữa, thịt, trứng, cá, tơm, cua), nhím cung cấp chất béo: (Lạc,vừng, dầu, mỡ…),
nó cung cấp các chất tinh bột (Gạo, mì, ngơ, khoai, sắn).
- Nguồn gốc của thực phẩm :
+ Thực phẩm có nguồn gốc động vật: Thịt, cá, trứng, sữa…
+ Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Đậu, vừng, dầu, rau, củ quả…
+ Dạy trẻ cách sử dụng phối hợp các thực phẩm khác nhau trong bữa ăn, món ăn.
* Làm quen với một số cách chế biến và cách ăn các loại thực phẩm
+ Thực phẩm được chế biến theo nhiều cách khác nhau: Để sống, nấu chín, đóng
hộp. Mỗi loại thực phẩm lại có nhiều cách chế biến khác nhau. Dạy trẻ tham gia chế
biến một số món ăn đơn giản.
- Thói quen ăn nhiều các loại thực phẩm khác nhau, khơng kiêng khem.
- Lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe, chọn và bảo quản thức ăn, các bữa ăn
trong ngày.
* Lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe, chọn và bảo quản thức ăn, các bữa ăn

trong ngày
- Cho trẻ biết các loại thực phẩm có vai trị quan trọng cho sức khỏe, sự tăng
trưởng và cho hoạt động hằng ngày của chúng ta, con người cần ăn uống đầy đủ hợp lý
và sạch sẽ, giúp cơ thể sẽ mau lớn ít ốm đau, da dẻ hồng hào, mắt sáng, nhanh nhẹn,
thông minh, học giỏi.
- Biết lợi ích của các loại thực phẩm:
+ Thực phẩm cho nhiều năng lượng lượng: Sữa, gạo, ngô, khoai, sắn, thịt, cá,
trứng, dầu mỡ, lạc vừng, các loại đỗ.
+ Thực phẩm giúp sáng mắt, da mịn màng: Các loại rau củ quả, nhất là rau có
màu xanh, màu đỏ, củ quả, màu vàng.
+ Thực phẩm giúp bé thông minh mau lớn: Gạo, mì, ngơ, thịt, cá, trứng dầu, mỡ,
lạc…
- Cho trẻ biết, nếu ăn ít, ăn thiếu một số thức ăn, ăn không sạch sẽ sẽ mắc một số
bệnh như: Tiêu chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng…

16


- Dạy trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn sạch sẽ, ăn đầy đủ số lượng và
các nhóm thực phẩm. Bên cạnh đó, cần dạy trẻ biết không nên ăn quà vặt, ăn quá
nhiều, lười hoạt động dễ bị béo phì, vệ sinh thân thể và răng miệng.
- Chọn và bảo quản thức ăn:
+ Dạy trẻ biết cách chọn thức ăn sạch và biết cách bảo quản thực phẩm một cách
đơn giản.
- Dạy trẻ biết các bữa ăn trong ngày:
+ Cho trẻ làm quen với các bữa ăn trong ngày: Hàng ngày chúng ta cần ăn bữa
(sáng, trưa, tối) trẻ em ăn từ 3 – 5 bữa .
+ Cho trẻ biết các món ăn trong bữa, các bữa ăn trong ngày khác nhau như thế
nào ( số lượng, cách chế biến) dạy trẻ cách chế biến một số món ăn đơn giản.
+ Mỗi bữa ăn phải ăn đủ chất, ăn đủ các loại thức ăn khác nhau: Giáo dục trẻ ăn

hết suất trong các bữa ăn hằng ngày.
+ Cho trẻ biết có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bữa ăn: Sự hấp dẫn của thức ăn,
cách chế biến thức ăn, vệ sinh, thẩm mỹ, bầu không khi vui vẻ.
Tập làm một số công việc tự phục vụ:
* Dạy trẻ cách sử dụng một số dụng cụ trong ăn uống
- Sử dụng đồ dùng ăn uống đúng cách.
- Chia thức ăn, rót, đong, đếm thức ăn trong phạm vi 10.
- Chế biến một số loại thức ăn đơn giản.
- Hình thành ở trẻ thói quen tự phục vụ, tính cộng tác, chia sẽ với bạn bè, biết
giúp cơ thực hiên một số cơng việc của lớp. Từ đó, giáo dục ý thức với thức ăn, góp
phần hình thành kỉ năng sống cho trẻ.
* Dạy trẻ vệ sinh cá nhân
- Biết đánh răng trước và sau khi ăn.
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn .
* Luyện một số thói quen tốt:
- Luyện cho trẻ một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống như biết mời
chào, khơng nói chuyện trong khi ăn.
- Dạy trẻ ăn sạch, uống sạch để phòng tránh bệnh tật.
- Dạy trẻ biết nhận biết một số dấu hiệu khi có các biểu hiện về các bệnh dinh
dưỡng như: Đau bụng, đi ngồi và bước đầu biết cách phịng tránh.
* Làm quen với một số quy định an toàn trong dinh dưỡng.
- Dạy trẻ biết những nơi, vật dụng nguy hiểm: Bếp lửa, nước sôi, dao kéo.
- Dạy trẻ biết cách sử dụng an toàn một số vật dụng như: dao, kéo

17


GDDD –SK cho trẻ MN có nhiều nội dung. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu
của đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các biên pháp giáo dục trẻ ở những nội
dung sau:

- Làm quen với các nhóm thực phẩm, nguồn gốc của thực phẩm: thực phẩm có
nguồn gốc từ động vật, thực vật.
- Cho trẻ biết các loại thực phẩm có vai trị quan trọng cho sức khỏe, sự tăng
trưởng và cho hoạt động hằng ngày của chúng ta, con người cần ăn uống đầy đủ hợp lý
và sạch sẽ để sống, phát triển, làm việc, học tập và vui chơi. Ăn thực phẩm bổ, sạch sẽ
giúp cơ thể sẽ mau lớn, ít đau ốm, da dẻ hồng hào, mắt sang nhanh nhẹn, thông minh,
học giỏi.
- Cho trẻ biết về các món ăn trong bữa, các bữa ăn trong ngày khác nhau như thế
nào.
- Mỗi bữa ăn phải đủ chất, ăn đủ các loại thức ăn khác nhau: giáo dục trẻ ăn hết
suất trong các bữa ăn hằng ngày.
- Hình thành ở trẻ thói quen tự phục vụ, tính cộng tác, chia sẻ với bạn bè, biết
giúp cô thực hiện một số công việc của lớp. Luyện cho trẻ một số thói quen hành vi
văn minh trong ăn uống như biết mời chào, khơng nói chuyện trong khi ăn. Từ đó,
giáo dục ý thức với thức ăn, góp phần hình thành các kĩ năng sống cho trẻ.
Từ những nội dung trên, chúng tơi muốn hình thành cho trẻ ngay từ đầu về kiến
thức và kĩ năng dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ để giúp trẻ lớn lên một cách khỏe mạnh
và phát triển tồn diện.
1.2.2.3. Hình thức GDDD – SK cho trẻ mầm non
- Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào hoạt động học tập
- Đưa giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào hoạt động vui chơi.
- Thực hiện giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe qua các hoạt động theo thời điểm
trong ngày, ở mọi lúc, mọi nơi.
- Một số hình thức khác : Bản tin, ngày hội, ngày lễ, làm vườn, thăm trang trại, đi
chợ, siêu thị, bé tập làm nội trợ.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứu GDDD – SK cho trẻ với hình thức thơng qua các hoạt động theo thời điểm trong
ngày, ở mọi lúc, mọi nơi và chuyên đề “Bé tập làm nội trợ”.
1.2.2.4. Phương pháp GDDD –SK cho trẻ mầm non
Phương pháp giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mầm non cũng tuân theo

những phương pháp sử dụng trong giáo dục mầm non.

18


1. Phương pháp dùng tình cảm
Dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ, nét mặt,
cử chỉ, lời nói để tạo ra cho trẻ những cảm xúc an toàn và tin cậy, thõa mãn nhu cầu
giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và một trường xung quanh.
2. Phương pháp dùng lời nói (trị chuyện, kể chuyện, giải thích)
Dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở được sử dụng phù hợp cùng với cử
chỉ điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với người xung
quanh. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bọc lộ ý muốn, chia sẽ những cảm xúc với
người khác bằng lời nói và hành động cụ thể.
3. Phương pháp trực quan – minh họa
Dùng phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh), hành động
mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của
các cảm giác quan (nhìn, nghe, gửi, sờ, mó, nếm…)
Phương tiện trực quan và hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc và kết hợp với lời
nói minh họa phù hợp.
4. Phương pháp thực hành
- Hành động, thao tác với đồ vật, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội
dung giáo dục.
+ Sử dụng các đồ vật, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo
dục.
+ Trò chơi: Sử dụng các yếu tố, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động
, mở rộng hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe, môi trường xung quanh và phát triển
lời nói.
- Luyên tập.
+ Cho trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các câu nói, động tác, hành vi, cử chỉ, điệu bộ

phù hợp với yêu cầu nội dung giáo dục và hứng thú của trẻ.
+ Không nên cho trẻ lặp đi lặp lại một động tác hay việc làm đơn điệu nào đó qua
lâu gây cho trẻ mệt mỏi và chán nản.
5. Phương pháp đánh giá nêu gương
- Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành vi, lời nói tốt của
trẻ.
- Ở trẻ khen, nêu gương và khích lệ trẻ làm được những việc làm tốt. Có thể chê
khi cần thiết nhưng nhẹ nhàng và không quá lạm dụng.
Kết luận: Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng và tác động đến tre
theo một hướng nhất định, do đó cần phối hợp các phương pháp tạo ra sức mạnh tổng

19


hợp tác động đến các mặt phát triển của trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan
(kết hợp cho trẻ nghe, nhìn, sờ, mó…) và tích cực hoạt động với đồ vật để phát triển.
+ Tăng cường giao tiếp, hướng dẫn cá nhân bằng lời nói, cử chỉ và hành động.
+ Chú trọng sử dụng phương pháp tình cảm và thực hành.
+ Rèn luyên một số kĩ năng cần thiết trong chăm sóc ni dạy trẻ nhỏ.
1.2.2.5. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 -6 tuổi
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “Mầm non”.
Tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông. Ở giai đoạn này, những cấu tạo đặc
trưng của con người đã được hình thành trước đây, đặc biệt là trong độ tuổi mẫu giáo
nhỡ tiếp tục phát triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý
sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm và
ý chí) để hồn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu vê nhân cách của con người.
- Đặc điểm phát triển ngôn ngữ
Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện
tượng ngơn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá
nhanh, và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một

cách thành thục trong sinh hoạt hằng ngày.
Do trẻ giao tiếp với người lớn và môi trường xung quanh đã làm tăng khả năng
phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Sự thông hiểu lời nói của trẻ đã làm tăng khả năng phát triển
ngơn ngữ ở trẻ. Sự thơng hiểu lời nói của tre trên cơ sở phối hợp với tri giác đã tạo mối
liên hệ giữa ngôn ngữ với sự vật hiện tượng. Đây chính là giai đoạn quan trọng làm
tiền đề cho sự phát triển tâm lý của trẻ.
- Đặc điểm phát triển trí nhớ
Trí nhớ ở độ tuổi này phát triển rất mạnh, q trình trí nhớ mang tính trực quan
hình ảnh. Sự ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài. Đây là điều kiện tốt nhất để GDDD –
SK cho trẻ em. Trẻ sẽ nhớ lại và bắt chước những hành động cử chỉ mà giáo viên giáo
dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ. Trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa đơn giản của các đồ
vật, hiện tượng, sự tác động GDDD – SK của cô đến với trẻ trong giai đoạn này là
giúp trẻ phát huy được nhân cách của mình.
- Đặc điểm phát triển tư duy
Đối với trẻ 5-6 tuổi : Ở lứa tuổi này, các loại tư duy của trẻ được phát triển h ơn
và chuyển dần sang loại tư duy phức tạp hơn và kiểu tư duy trực quan hình tượng phát
triển manh mẽ nhất. Chính là nhờ sự phát triển hồn chỉnh của tư duy trực quan hình
tượng, kết hợp với sự xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ, trẻ có thể khám phá các
mối liên hệ phức tạp bên trong sự vật, hiện tượng và giữa trẻ với học tập vui chơi rèn
luyên. Vì thế, ở cuối 5 tuổi trẻ đã có các kỉ năng để thực hiện các nhu cầu của bản thân
mình. Mặc khác, trẻ cịn biết cách thể hiện hành vi văn hóa trong giao tiếp với mọi

20


người xung quanh, có khả năng tưởng tượng làm những món ăn đơn giản...Do đó,
trong mọi hoạt động cần GDDD – SK cho trẻ để trẻ có thể phát huy những phẩm chất
của tư duy như: Hiểu biết về các kĩ năng, ý thức thái độ của trẻ về vấn đề dinh dưỡng
và sức khỏe. Đây cũng là điều kiện quan trọng để giáo viên GDDD – SK cho trẻ thơng
qua các hoạt động học tập có chủ đích trên lớp.

- Đăc điểm phát triển chú ý
Trẻ 5 – 6 tuổi, những phẩm chất chú ý trẻ phát triển trên nền tảng tính chủ định
đã hướng ý thức của trẻ vào đối tượng cần thiết trong hoạt động khám phá các hoạt
động trên lớp. Trẻ có khả năng chú ý phân phối, chú ý đến các âm thanh, những đồ vật
có mà sắc hấp dẫn, đẹp mắt như: Khơng gian đẹp, món ăn hấp dẫn, những dụng cụ nấu
ăn...Làm cho trẻ có sự chú ý mạnh hơn. Chính nhờ vào đặc điểm này mà giáo viên
phát huy việc GDDD – SK cho trẻ một cách tốt hơn.
- Đặc điểm phát triển tình cảm
Ở lứa tuổi này đã xuất hiện tình cảm bạn bè, trẻ đã biết cách đánh giá bạn bè qua
xúc cảm, tình cảm của mình với người khác. Các loại tình cảm cấp cao phát triển
mạnh: Trong giao tiếp với mọi người, gia đình bạn bè và trong các hoạt động trên lớp.
Trong tình cảm trí tuệ mỗi nhận thức để kích thích niềm vui hứng thú say mê đối với
trẻ. Do đó, giáo viên phải nắm được đặc điểm phát triển tình cảm của trẻ ở giai đoạn
này để GDDD – SK cho trẻ. Đối với trẻ tình cảm thẩm mỹ phất triển nhất, vì vậy giáo
viên phải lựa chọn nội dung, hình thức GDDD – SK phù hợp với trẻ.
- Đăc điểm phát triển ý thức, hứng thú
Nhu cầu hứng thú là đặc điểm phát triển nhất ở trẻ mầm non, ở giai đoạn này nhu
cầu hứng thú ở trẻ rất cao. Trẻ hứng thú với những gì mới lạ, những điều mới mẽ đối
với trẻ. Qua các hoạt động có chủ đích trên lớp, nhu cầu của trẻ đòi hỏi càng nhiều,
tiếp xúc được nhiều cái mới sẽ muốn làm những điều khác nữa. Do đó, giáo viên phải
giáo dục trẻ kịp thời để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
- Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ
Trong chương trình giáo dục MN dựa vào Bộ giáo dục và đào tạo ban hành vào
tháng 7/2009 mục tiêu giáo dục trẻ MG (5- 6 tuổi) về phát triển thể chất là:
- Cân năng và chiều cao nằm trong kênh A cụ thể:
+ Trẻ trai: Cân nặng từ 16,0 – 26,6 kg
Chiều cao từ 106,4 – 125,8 cm
+ Trẻ gái: Cân nặng từ 15,0 – 26,2 kg
Chiều cao từ 104,8 – 124,5 cm
- Đi nối gót chân lùi 5 bước

- Chạy 18m trong khoảng 10 giây
- Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh

21


- Bị theo đướng dích dắc
- Ném xa 4m bằng tay
- Bật xa 50 – 60 cm
- Cắt được đường trịn
- Có thói quen rữa tay bằng xà phịng trước khi ăn, khi tay bẩn và sau khi đi vệ
sinh.
- Biết tự đánh răng lau mặt
- Biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm, nơi khơng an tồn.
Từ mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi trong chương trình giáo dục
mầm non chúng ta thấy được ở độ tuổi này cần phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho
trẻ và GDDD – SK trong gia đoạn này là việc làm hết sức cần thiết đối với giáo viên
và phụ huynh. Vì đây là thời kì thuận lợi để trẻ tiếp thu và củng cố các kĩ năng cần
thiết. Trẻ ở lứa tuổi này là cơ thể trẻ đang lớn, các cơ quan của trẻ đang trên đà phát
triển. Chúng có các chức năng khác nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau thành một thể
thống nhất. Nhu cầu ở trẻ trong giai đoạn này phát triển mạnh, do đó chúng ta cần phải
GDDD – SK cho trẻ đầy đủ để trẻ có khả năng chăm sóc cho bản thân.
1.2.2.6. Sự cần thiết tiến hành các biện pháp GDDD – SK cho trẻ
GDDD – SK là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm con
người nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi để có thể tự giác chăm lo đến vấn
đề sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng.
GDDD – SK cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ trở thành chủ nhân của ngôi nhà sức
khỏe của mình, biết tự lựa chọn, điều chỉnh hành vi, thói quen ăn uống vệ sinh phòng
bệnh, luyện tập sức khỏe cho bản thân. GDDD – SK khơng những góp phần quan
trọng vào việc phát triển trí tuệ và thể lực cho trẻ mầm non mà cịn góp phần quan

trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục lao
động cho trẻ mầm non.
Với sự phát triển của xã hội hiện nay thì GDDD – SK rất cần thiết cho con
người, một trong những nguyên nhân gây nên số đông trẻ bị suy dinh dưỡng là do phụ
huynh, giáo viên chưa biết cách ni dưỡng tốt chứ khơng phải hồn tồn là do thiếu
ăn. Do đó GDDD – SK có tầm quan trọng như sau:
Thứ nhất, GDDD- SK không phải chỉ đơn thuần cung cấp cho cán bộ y tế, cán bộ
nuôi dạy trẻ, mọi người dân các kiến thức hiện đại về dinh dưỡng, ăn uống mà chủ yếu
là biết dùng các kiến thức đó áp dụng vào việc ăn uống hằng ngày. Và thay đổi những
tập quán, những kiêng cữ không đúng, phát huy các thói quen tốt.
Thứ hai, GDDD – SK chống được các bệnh thiếu dinh dưỡng, giảm được tỉ lệ tử
vong của trẻ em và mới thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.

22


Thứ ba, có GDDD – SK chúng ta mới có tri thức về dinh dưỡng, mới biết được
nhu cầu dinh dưỡng của từng trẻ cụ thể, sử dụng tốt các nguồn thực phẩm thích hợp
chế biến một cách hợp lí và phù hợp với trẻ.
Thứ tư, GDDD – SK có thể đên tận nhà, tận từng con người Việt Nam sẽ là nội
dung bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh dinh dưỡng có hiệu quả lâu dài nhất.
Trẻ mầm non là những nhân tài, những chủ nhân tương lai của đất nước, nếu
chúng ta không GDDD – SK cho trẻ trong giai đoạn này sự hiểu biết về DD – SK của
trẻ không đầy đủ, trẻ không biết lựa chọn ăn uống một cách thông minh nhất và tự giác
để đảm bảo sức khỏe của bản thân mình, tạo ra một lớp người mới không đủ về tinh
thần lẫn sức khỏe. Do đó, việc GDDD – SK của trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một
việc làm rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về GDDD – SK ở các bậc học. Đó là cơ sở,
tiền đề để xây dựng nên những con người có đầy đủ sức khỏe, trí tuệ và năng lực để
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Kết luận chương 1

Từ những cơ sở lí luận về GDDD – SK cho chúng ta thấy được tầm quan trọng
của việc GDDD – SK cho trẻ ở trường mầm non và những cơ sở này sẽ là căn cứ để
chúng tơi tìm hiểu thực trạng GDDD – SK và từ đó xây dựng các biện pháp nâng cao
chất lượng GDDD – SK một cách hiệu quả và mang tính khả thi nhất.

23


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GDDD- SK CHO TRẺ MẪU GIÁO (5 – 6 TUỔI)
TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG XUÂN – HUYỆN QUẢNG TRẠCH
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu
* Đặc điểm tình hình
Xã Quảng Xuân là một xã nằm dọc theo quốc lộ 1A, thuộc vùng bắc của Huyện
Quảng Trạch xã có diện tích 1169,6 ha, với dân số là 9,425 người địa hình tự nhiên
khơng thuộc lợi.Tỷ lệ hộ nghèo cịn chiếm tỷ lệ 4,7%. Dân cư được phân bố trên bốn
thơn,có một thơn cơng giáo tồn tịng, nơng dân chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng và
nghề biển,nhìn chung phần đa các bậc phụ huynh chăm lo đến đời sống học tập của
con em trong xã. Địa phương trên đà phát triển và xây dựng nông thôn mới. Trường
Mầm non Quảng Xuân thành lập năm 1992. Có 4 địa điểm trường nằm ở 4 thơn.Tổng
diện tích của 4 khu vực 8094m, khoảng cách mỗi điểm trường cách nhau từ 1,5km –
2km.
Trường Mầm non Quảng Xuân nhiều năm qua đạt nhiều thành tích: Đạt tập thể
lao động xuất sắc, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt kiểm định chất lượng cấp độ 1.
1. Số liệu đầu năm học 2015 – 2016
* Tổng số điều tra
Nhà trẻ: 314 cháu
Mẫu giáo: 486 cháu
-Tổng số huy động nhà trẻ
- Tổng số nhóm trẻ: 03, Tổng số cháu 85/314 ĐT tỷ lệ: 27,2% trong đó:

- Huy động MG: Tổng số lớp 14 Tổng số trẻ 479/489 ĐT tỷ lệ 98%
* Tổng số CB-GV-NV: 55 đ/c, trong đó biên chế: 28; quản lý: 3; giáo viên: 23;
nhân viên: 03, cô nuôi: 11.
Hợp đồng: 27đ/c; Giáo viên: 15; nhân viên y tế: 1 y tế; cô nuôi: 11
- Tỷ lệ giáo viên đứng lớp
+ Nhóm trẻ: 2,5GV/1 Nhóm
+ MG: 2,2 GV/1 lớp
- So với năm trước tăng 8 cô (3 giáo viên NT, 5 GV MG)
- Đạt chuẩn: 38/38; tỷ lệ: 100%
- Trên chuẩn: 23/38; tỷ lệ: 60,5% (trong đó Đại học: 22/38% tỷ lệ: 57,9%; Cao
đẳng: 1/38% tỷ lệ: 2,6%)
* Thuận lợi

24


- Mặc dù điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng địa phương rất
quan tâm chăm lo cho giáo dục, xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, tập trung
hồn thành các tiêu chí giáo dục và trường học trong kế hoạch xây dựng nông thôn
mới. Là một địa phương có truyền thống hiếu học tuy đời sống của nhân dân cịn gặp
nhiều khó khăn nhưng phụ huynh ln quan tâm đến giáo dục nên đã có những đóng
góp tích cực góp phần cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ .
- Sở phịng GD–ĐT ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời, phù hợp thường
xuyên thanh tra, kiểm tra, động viên nhắc nhở nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên đủ số lượng theo quy định, 100% CB - GV-NV
chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ
đạo của các cơ quan giáo dục các cấp.
- CBQL 100% có trình độ đại học và đã qua các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục.
Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của
trường mầm non tốt, được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong dịa phương tín nhiệm.

- Các tổ chức đảng, cơng đồn, Đồn thanh niên của trường hoạt động có hiệu
quả có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Điều kiện về CSVC, khuôn viên, cảnh quan dần được nâng cấp, điểm trung tâm
và các điểm lẻ đều đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.
* Khó khăn
Trường còn tồn tại nhiều điểm (4 điểm). Cơ sở vật chất nhà trường tuy đã có sự
đàu tư song so với u cầu thì vẫn cịn thiếu, phịng học chưa đủ phải mượn nhà ăn của
khu vực Thanh Lương, phòng đợi của giáo viên khu vực Xuân Kiều.
Trang thiết bị đồ dung đồ chơi, bàn ghế nhiều lớp chưa đồng bộ. Cịn có 2 nhà
bếp chưa đạt chuẩn.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng một số lớp, khu vực chiếm tỷ lệ còn cao.Tỷ lệ huy động
trẻ 3 tuổi và nhà trẻ ra lớp còn thấp do thiếu phòng học ở thơn Xn Hịa, nhưng số
lượng nhà trẻ 1 lớp thì cịn q đơng có lớp lên đến 45 cháu. Chất lượng khảo sát theo
chương trình giáo dục mầm non các lĩnh vực hoạt động chưa đồng đều.
Trình độ chuyên môn của giáo viên tuy đã đạt chuẩn và trên chuẩn cao song năng
lực không đồng đều, một số giáo viên cịn lớn tuổi và trình độ cơng nghệ thơng tin còn
hạn chế.
Nhân viên nhà bếp còn đang hợp đồng th mướn, kinh phí trả lương cho đối
tượng này cịn tùy thuộc vào nguồn đóng góp của phụ huynh nên cịn ảnh hưởng đến
cơng việc của nhà trường.
Chất lượng mũi nhọn của nhà trường đang còn mỏng. Kiến thức chuyên ngành
và kĩ năng sư phạm chủ yếu được tích lũy qua thực tế đứng lớp.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×