Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Tóc và sức khỏe doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.77 KB, 9 trang )

Tóc và sức khỏe















Tóc không chỉ làm đẹp cho người mà còn phản ánh sức
khỏe, bệnh tật, nhân tính. Mái tóc óng ả thơm tho là tóc
người siêng. Tóc bết từng đám lởm chởm, cái dài cái
ngắn là tóc người cẩu thả Ca dao xưa có câu: “Cá tươi
thì xem lấy mang/ Người khôn xem lấy hai hàng tóc
mai”.

Mỗi sợi tóc đều có chu kỳ, đó là các thời kỳ sinh trưởng,
thời kỳ ngừng sinh trưởng và thời kỳ rụng. Nhưng chu kỳ
đó giữa các sợi tóc không đồng loạt như nhau, mà lệch pha
để giữ mái tóc luôn có những sợi chờ rụng (ngừng sinh
trưởng), rụng và mọc thay thế nhau.
Thời kỳ sinh trưởng khoảng 2 - 6 năm, trong thời kỳ này
tóc không mọc dài ra, cũng không rụng đi. Và cuối cùng là
thời kỳ tóc rụng. Như vậy độ dài, ngắn của mái tóc được


quyết định bởi độ dài hay ngắn của thời kỳ sinh trưởng của
sợi tóc.

Tốc độ sinh trưởng của tóc vào khoảng 1,3 - 1,5cm/tháng.
Với người có thời kỳ sinh trưởng tóc 2 năm, thì nói chung
tóc người ấy chỉ dài được 30 - 35cm. Nhưng nếu thời kỳ
sinh trưởng là 5-6 năm thì tóc có thể dài đến 90 - 100cm.
Nếu thời kỳ sinh trưởng của tóc dài hơn nữa thì mái tóc đó
sẽ rất dài, như trường hợp có cô gái nuôi mái tóc dài đến
2m, đứng trên bàn xõa tóc chải đầu, tóc dài quá gót chân.

Tuy nhiên, chu kỳ và tốc độ sinh trưởng cũng không phải là
nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến độ dài ngắn của tóc. Trạng
thái thể chất và thể trạng dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng tới
chu kỳ sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của tóc. Nói
chung tốc độ dài của tóc nữ giới nhanh hơn một chút so với
nam. Tóc trẻ em, người khỏe, mọc nhanh; tóc người già,
người yếu, mọc chậm. Vào mùa hè tóc mọc nhanh hơn mùa
xuân, mùa thu tóc cũng mọc nhanh hơn mùa đông. Hàng
ngày tóc vẫn lác đác rụng, và mọc thay thế nhau, chỉ khi
nào rụng quá nhiều (trên 100 sợi/ngày) làm cho mật độ tóc
thưa hẳn, nhất là khi vuốt nhẹ tóc đã rụng mới coi là rụng
tóc bệnh lý.

Tại sao tóc lại có màu sắc khác nhau?

Màu tóc là do sự kết hợp giữa sắc tố melanin và feomelanin
với các tỷ lệ khác nhau có trong tóc quyết định. Sự hình
thành của sắc tố là một quá trình hóa học phức tạp trong cơ
thể. Từ tyrosine (một acid amin) trong tế bào bị men

tyrosinase xúc tác và ôxy hóa biến thành sắc tố melanin.
Tùy số lượng melanin và feomelanin phối hợp nhiều ít khác
nhau mà màu tóc khác nhau từ đen sẫm, đến nâu hung, màu
hạt dẻ đến vàng đậm, vàng nhạt Số lượng sắc tố nhiều ít
liên quan đến thể tạng, nòi giống, dân tộc và địa dư từng
vùng. Bởi vậy các dân tộc trên trái đất, châu lục khác nhau
thì màu da sắc tóc khác nhau.
Còn trường hợp “Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm ”
của người khi về già là do thiếu hoặc giảm sự sinh sản
melanin trong tế bào tóc do thiếu men tyrosinase, hoặc có
sự rối loạn hoạt động của men trong cơ thể.
Về mặt phát triển sinh lý tự nhiên thì khi tuổi càng cao,
việc sinh sản melanin của tóc càng giảm nên tóc bạc dần.
Thường từ 40 tuổi trở đi tóc lốm đốm hoa râm, rồi tóc bạc
nhiều tăng lên. Nhưng cũng có một số người, nhất là nữ
thấy hiện tượng tóc bạc sớm khi mới 24-25 tuổi nhưng
không phát hiện được bệnh gì trong cơ thể thì đó là sự bạc
tóc sinh lý ở những người bình thường.

Thời Xuân Thu Chiến Quốc ở nước Trung Hoa có Ngũ Tử
Tư sau một đêm lo lắng đến cực độ, sáng ra thấy tóc bạc
trắng. Đó là kiểu bạc tóc nhanh do choáng tâm thần ở
những người xúc động tinh thần dữ dội, tim buồn mãnh
liệt, đột ngột, lo nghĩ hoảng hốt quá căng thẳng Ngoài ra
còn có một số nguyên nhân bệnh lý cũng làm tóc bạc nhanh
như: rối loạn tuyến yên, tuyến giáp trạng, hoặc sau khi bị
một bệnh nhiễm khuẩn nặng

Ngoài sắc tố melanin ra, màu sắc tóc khác nhau thì cũng
chứa những nguyên tố vi lượng khác nhau. Qua các loại tóc

đã được kiểm tra, các nhà nghiên cứu còn thấy những
người tóc vàng mà xuất hiện một ít tóc đen thì trong tóc
chứa một lượng nhỏ đồng và sắt, những người tóc trắng lại
xuất hiện cả sợi tóc vàng thì trong tóc chứa một lượng nhỏ
nguyên tố titan. Tóc của người Indian có màu cọ đỏ, trong
tóc họ có đồng và coban.

Kho lưu trữ

Tóc tập hợp và lưu trữ các nguyên tố vi lượng chứa trong
cơ thể với những nồng độ cao hơn gấp 10 lần nồng độ các
nguyên tố đó trong huyết thanh và nước tiểu. Điều đó giúp
cho việc phân tích dễ dàng hơn nhiều. Khác hẳn các mẫu
vật khác lấy ra để phân tích, tóc vẫn giữ nguyên các tính
chất của nó khi bảo quản.
Có thể lấy một thí dụ: Sau khi thất thế, Napoleon hoàng đế
nước Pháp bị giam giữ ở một hòn đảo nhỏ và chết ngày
5/5/1821. Theo giải thích chính thức là chết bệnh, nhưng
nhiều tùy tùng của ông cứ khăng khăng là Napoleon bị đầu
độc. Bản thân Napoleon một tuần trước khi chết, cũng đọc
cho viết di chúc: “Tôi bị tập đoàn đầu sơ chính trị Anh và
những kẻ giết người thuê của họ giết chết”. Bởi vậy, xung
quanh cái chết của nhân vật lừng danh này xuất hiện nhiều
nghi vấn: có thể Napoleon bị đầu độc bằng thạch tín
(arsenic). Vô số giả thuyết được đưa ra, nhưng sự cần thiết
là phải có bằng chứng chắc chắn.
140 năm sau khi Napoleon chết, một số nhà y học đã tìm
lời giải đáp một cách hết sức độc đáo. Họ gửi thư tới các
viện bảo tàng trên thế giới hỏi xem có nơi nào giữ được
một món tóc của Napoleon không? Phải mất một thời gian,

cuối cùng họ nhận được một ít tóc cắt từ mái tóc Napoleon
mấy giờ sau khi ông ta chết. Khi xét nghiệm các sợi tóc đó
bằng các phương pháp đặc biệt thì thấy rõ ràng Napoleon
chết vì thạch tín. Hơn nữa còn xác định được lượng thạch
tín đã được đưa vào cho nhà vua ăn uống từ từ, từng liều
nhỏ một.

Ngày nay, xét nghiệm tóc để tìm thạch tín là việc thường
làm của khoa pháp y. Tóc hấp thụ vững chắc thạch tín sau
khi nạn nhân ăn uống và sống thêm một tuần. Hoặc trong
trường hợp ngộ độc trường diễn thạch tín quện với keratin
tóc thành một hợp chất liên kết chặt chẽ không trở lại máu.
Bởi vậy khi nạn nhân chết, tóc là một bằng chứng cụ thể
cho biết họ đã ăn uống thạch tín từ bao giờ. Thạch tín lưu
trữ ở trong sợi tóc gần da đầu nhất. Tóc mọc chừng
15mm/tháng, nếu ta cắt tóc cần xét nghiệm thành từng 1cm
mà tìm và nếu tìm thấy thạch tín cách gốc tóc bao nhiêu thì
có thể đoán được. Thí dụ nếu thấy thạch tín cách gốc tóc
2cm tức là nạn nhân đã ăn uống phải thạch tín cách đấy 1
tháng 10 ngày.

Ngoài ra, còn có thể xét nghiệm phân tích tóc để phát hiện
nhiều chất độc hại khác. Tóc cũng còn được dùng để phát
hiện chứng nghiện thuốc ngủ và nghiện ma túy. Các thử
nghiệm trên động vật cho thấy có thể phát hiện sớm các
bacbituric và các amphetamin Nếu cắt sợi tóc thành từng
đoạn ngắn và phân tích thứ tự những đoạn ấy, người ta biết
được kẻ nghiện đã dùng ma túy vào thời gian nào.

Phân tích tóc còn có thể cho ta thông tin về tình trạng ô

nhiễm môi trường sống và cho thấy con người có bị tác
động của nồng độ cao các kim loại nặng như chì, cadimi
hoặc thủy ngân hay không. Phân tích tóc của ngư dân có
thể khẳng định mức độ ô nhiễm nước biển. Phân tích lông
gia súc, hay tóc những người dân sống gần các khu công
nghiệp, các lò luyện kim, các nhà máy hóa chất để khẳng
định mức ô nhiễm môi trường nước và không khí, từ đó
đưa ra các biện pháp phòng chống để bảo vệ môi sinh cho
con người.
Ngày nay, việc nghiên cứu hàm lượng các chất “cất giữ
trong bộ sưu tập” của tóc còn có nhiều triển vọng mở ra
những vấn đề lý thú do dinh dưỡng học và y học không chỉ
trong lĩnh vực chẩn đoán mà cả trong lĩnh vực y học dự
phòng và điều trị.

×