Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Trời rét, cảnh giác với nguy cơ đột quỵ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.91 KB, 5 trang )

Trời rét, cảnh giác với nguy cơ đột quỵ

Bác sỹ Nguyễn Đức Hiền, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu
nội (BV Đa khoa Xanh Pôn) cho biết, thời tiết rét đậm
kéo dài thời gian qua đã khiến cho rất nhiều trường
hợp phải nhập viện cấp cứu, đặc biệt là đối tượng người
cao tuổi với bệnh chủ yếu về tim mạch, đột quỵ não -
những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.




Nguy hiểm có thể từ cơn đau thoáng qua Các chuyên gia y
tế cho biết, các bệnh về tim mạch (mạch vành, cơ tim phì
đại, cơ tim giãn nở vô căn, bệnh lý van tim, rối loạn nhịp
tim ) là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng đột
tử. Trong các bệnh tim mạch gây đột tử thì bệnh về động
mạch vành vẫn chiếm số đông.
Tình trạng đột tử có thể xảy ra khi bệnh nhân bị nhồi máu
cơ tim cấp. Những người đã có tiền sử bị nhồi máu cơ tim
hay suy tim dễ bị đột tử hơn người chưa bị. Điều đáng lo
ngại là ở những người ít tuổi, khỏe, các bệnh về mạch vành
nhiều khi không có biểu hiện ra ngoài, không mệt mỏi nên
dễ dẫn đến chủ quan về sức khỏe.
Nghiên cứu của Bộ Y tế, khoảng 95% nạn nhân đột tử khi
được người thân phát hiện thì đã chết và chỉ có 5% được
đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ cứu sống cũng
chỉ đạt 2% do việc cấp cứu rất khó. Bởi não và tim nạn
nhân có thể hoạt động trở lại trong tình trạng thiếu ô xy chỉ
trong khoảng từ 4 đến 8 phút. Mà trong khoảng thời gian
này người nhà bệnh nhân không thể kịp đưa đến bệnh viện


điều trị.

Để phòng cũng như phát hiện, xử lý sớm bệnh mạch vành,
tránh biến chứng nhồi máu cơ tim đưa đến đột tử, nhất là
trong thời tiết lạnh (vì thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi
cho các bệnh về tim mạch phát triển), đối với người đã có
tiền sử mắc bệnh về tim, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em
không nên tiếp xúc nhiều với môi trường không khí lạnh
bên ngoài, không đứng hóng gió. Cơn đau xuất hiện thoáng
qua ở ngực giữa, sau xương ức, cảm giác như bóp nghẹt là
những dấu hiệu rất đáng lưu tâm. Chỉ vì chủ quan, bỏ qua
những dấu hiệu này mà một số trường hợp khi đến cơ sở y
tế đã không còn khả năng cứu sống.

Đã có phương pháp mới điều trị đột quỵ não

Đột quỵ não có hai dạng: đột quỵ nhồi máu và đột quỵ chảy
máu. Đột quỵ nhồi máu chiếm từ 75-80% tổng số đột quỵ,
là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế cao. Hiện ở Việt
Nam, bệnh lý này mới được điều trị bằng phương pháp điều
trị nội khoa không can thiệp.

Cách đây 5 tháng, Bệnh viện TƯ Quân đội 108 đã tổ chức
hội thảo để triển khai phương pháp mới điều trị nhồi máu
não bằng can thiệp nội mạch. Theo TS Lê Văn Trường,
Trưởng khoa can thiệp tim mạch, phương pháp điều trị này
là lấy huyết khối ra khỏi lòng mạch bị tắc bằng dụng cụ cơ
học, làm tái thông dòng máu nuôi não. Ưu điểm của các
dụng cụ cơ học cho phép các bác sỹ điều trị được cho cả
những bệnh nhân nhồi máu não đến muộn trong vòng 8 giờ

đầu (mở rộng thời gian điều trị so với phương pháp dùng
thuốc tiêu huyết khối). Một trong các hệ thống cơ học đó là
"Penumbra".

Cũng theo TS Trường, hệ thống hút huyết khối Penumbra
bao gồm 3 bộ phận: ống thông hút huyết khối, dây phá
huyết khối và máy hút âm tính. Bác sỹ can thiệp mạch thần
kinh đưa ống thông đến vị trí huyết khối gây tắc mạch, khởi
động máy hút và kéo đẩy dây phá huyết khối, làm huyết
khối tan thành từng mảnh nhỏ rồi bị hút ngược vào trong
lòng ống thông. Sau khi hút xong huyết khối, mạch máu
não được chụp hình để đánh giá mức độ tái thông. Dòng
máu tái thông, nhu mô não được cấp máu trở lại, các triệu
chứng thần kinh như ý thức, vận động, cảm giác, ngôn ngữ
… từ đó sẽ được hồi phục nhanh chóng.

150 bệnh viện ở Mỹ và các bệnh viện của 13 quốc gia khác
đã ứng dụng kỹ thuật mới này trên lâm sàng từ đầu năm
2008. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á triển khai.
Với những ưu điểm vượt trội, kỹ thuật can thiệp nội mạch
điều trị đột quỵ não hy vọng sẽ giảm được tỷ lệ tử vong do
đột quỵ gây ra ở Việt Nam trong thời gian tới.

×