Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.73 KB, 5 trang )

Bệnh giãn tĩnh mạch ở phụ
nữ mang thai

Trong quá trình mang thai có tới 50% phụ nữ bị phù cổ chân và cẳng
chân, khoảng 20-30% bị giãn tĩnh mạch. Có thể gặp các biến chứng như xuất
huyết, viêm tĩnh mạch và hình thành huyết khối tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu.
Việc điều trị gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các thuốc dùng điều trị giãn tĩnh mạch
lại có chống chỉ định trong thời kỳ thai nghén. Do đó việc phòng ngừa bệnh là hết
sức quan trọng.
Biểu hiện giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai
Giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai là hiện tượng thường gặp, dễ thấy nhất
là ở chân, người ta thấy xuất hiện các búi tĩnh mạch giãn một cách bất thường, có
người quen gọi là sợi gân xanh nổi dưới da, đặc biệt dễ nhận thấy ở người da
trắng, mỏng. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 50% phụ nữ mang thai bị phù cổ
chân và cẳng chân. Nguyên nhân có thể do bệnh tĩnh mạch, tăng huyết áp, giảm
protein trong máu Người ta cũng nhận thấy có tới 20% phụ nữ mang thai bị giãn
tĩnh mạch âm hộ và âm đạo, thường chỉ bị một bên và có tới 0,14-1,0% phụ nữ
mang thai bị huyết khối tĩnh mạch sâu, chủ yếu gặp ở cuối thời kỳ mang thai và
sau khi sinh. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường bị bỏ qua do khó chẩn đoán bằng
các phương pháp thông thường. Huyết khối tĩnh mạch chậu thường không nhận
thấy nếu bị một bên. Rất hiếm gặp trường hợp bị nhồi máu phổi, tuy nhiên đây là
nguyên nhân tử vong thường gặp nhất lúc mang thai.
Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Lượng máu trong hệ tĩnh mạch chiếm 65-75% tổng lượng máu của cơ thể
(gấp 3 lần lượng máu trong hệ động mạch). Trong đó lượng máu ở hệ tĩnh mạch
nông chiếm 15% và 85% ở trong hệ tĩnh mạch sâu. Khi đứng lâu, lượng máu tĩnh
mạch cẳng chân tăng thêm 500ml. Khi áp lực thủy tĩnh cao hơn áp lực keo và áp
lực mô sẽ dẫn đến thoát dịch ra khoảng gian bào và gây ra phù chân.
Các nguyên nhân chủ yếu gây giãn tĩnh mạch bao gồm: Hiện tượng giảm
trương lực tĩnh mạch xảy ra khi mang thai là do giảm trương lực co mạch hoặc độ
đàn hồi của mạch máu do hormon sinh dục nữ tăng cao trong thời kỳ thai nghén;


Tăng thể tích máu tới 20-30% trong suốt quá trình mang thai; Tăng áp lực tĩnh
mạch gấp 2-3 lần do tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới khi nằm ngửa ở thời
điểm 3 tháng cuối; Giảm dần vận tốc dòng máu tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai,
có thể giảm tới một nửa trong 3 tháng cuối ở thời kỳ thai nghén; Các van tĩnh
mạch bị hở do tĩnh mạch căng ra và trở nên suy cơ năng. Các van tĩnh mạch bị hở
này sẽ trở về bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn không
hồi phục và gây giãn tĩnh mạch sau sinh.
Bên cạnh đó có hiện tượng tăng đông sinh lý trong quá trình mang thai.
Hiện tượng tăng đông bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng thứ 2 và kéo dài suốt thời
kỳ mang thai, làm tăng nguy cơ huyết khối trong thai kỳ và khi sinh.

Xử trí giãn tĩnh mạch khi mang thai

Giãn tĩnh mạch chủ yếu gặp ở phụ nữ, vì mang thai là một yếu tố quan
trọng phát sinh bệnh. Nhưng hầu hết giãn tĩnh mạch liên quan đến quá trình mang
thai thường giảm hoặc tự khỏi vài tháng sau khi sinh. Một số rất ít trường hợp
viêm huyết khối tái phát, giãn tĩnh mạch nhiều gây đau hoặc chảy máu thì cần phải
phẫu thuật hoặc điều trị xơ hóa. Việc điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân rất khó
khăn vì hầu hết các thuốc có chống chỉ định với phụ nữ mang thai (gây quái thai,
sảy thai, đẻ non, thai chết lưu), cho nên phòng bệnh là biện pháp quan trọng nhất.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Phụ nữ mang thai cần hạn chế đứng hoặc ngồi lâu, tránh gây ra ứ trệ tuần
hoàn. Hằng ngày nên tập cử động khớp cổ chân và chuyển trọng lượng đến các
ngón chân một cách nhẹ nhàng, đồng thời cũng nên có sự vận động như đi bộ
thong thả vào buổi sáng và buổi chiều mát, điều này không chỉ giảm được nguy cơ
giãn tĩnh mạch mà còn giúp cơ thể tránh được mỏi mệt vì thai nghén. Giữ tư thế
thuận lợi cho lưu thông trong tĩnh mạch như kê chân cao 15-20cm khi nằm nghỉ và
lúc ngủ. Nếu xuất hiện giãn tĩnh mạch một bên chân, âm hộ nên nằm nghiêng

sang bên tĩnh mạch không bị giãn. Đi tất chun hay băng chun ngay khi bị giãn tĩnh
mạch và tiếp tục ít nhất 4 tuần sau khi sinh. Tất chun có tác dụng phục hồi áp suất
chênh lệch giữa 2 hệ tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ tĩnh mạch nối, giảm
đường kính lòng mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ và khi gắng sức. Tuy
nhiên khi áp dụng có thể gặp những khó chịu như không quen mang tất chun
thường xuyên, khí hậu nóng bức. Mang thai vào mùa lạnh có thể giảm biến chứng
giãn tĩnh mạch, bởi vì thời tiết lạnh sẽ làm mạch máu co lại nên trương lực mạch
tốt hơn, mùa nóng mạch giãn ra theo sinh lý bình thường nên dễ bị giãn hơn, mặt
khác, vào mùa lạnh đi tất chun cũng dễ chịu hơn.

×