Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hướng Dẫn Mới Về Kiểm Soát Hen Suyễn Ở Phụ Nữ Mang Thai doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.69 KB, 5 trang )

Hướng Dẫn Mới Về Kiểm Soát Hen Suyễn
Ở Phụ Nữ Mang Thai

Mặc dù tỷ lệ tử vong do hen suyễn trong những năm gần đây đã giảm đi, tỷ lệ
mắc suyễn và biến chứng của nó ngày một gia tăng. Theo Bác sĩ Mitchell P.
Dombrowski, Bác sĩ Michael Schatz và cộng sự thuộc Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa
Kỳ (ACOG - The American College of Obstetricians and Gynecologists) thì “Hen
suyễn là bệnh nội khoa thường gặp, có khả năng nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng
trên khoảng 4 – 8% phụ nữ mang thai”. Mục đích của điều trị hen suyễn trong lúc
mang thai là ngăn chặn những cơn thiếu oxy cho mẹ giúp cung cấp oxy đầy đủ cho
thai. Điều trị tối ưu hen suyễn trong lúc mang thai bao gồm: kiểm soát chức năng hô
hấp, tránh hoặc kiểm soát các chất kích hoạt cơn suyễn (chẳng hạn khói thuốc lá), giáo
dục bệnh nhân, điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình
thường. Việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp
nhất có hiệu quả để kiểm soát hen suyễn, với các khuyến cáo đặc biệt dựa trên mức độ
trầm trọng của hen suyễn.

Đối với suyễn nhẹ, gián đoạn (lâu lâu có một cơn): dùng albuterol
khi cần, không cần dùng đều đặn hàng ngày.

Đối với suyễn nhẹ, dai dẵng: thích hợp nhất là hít corticosteroid
liều thấp. Các thuốc thay thế có thể là cromolyn, thuốc đối kháng thụ thể
leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.

Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: thích hợp nhất là hít liều thấp
corticosteroid và salmeterol
hoặc hít corticosteroid liều trung bình hoặc hít
corticosteroid liều trung bình và salmeterol nếu cần.

Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: phác đồ thay thế là hít
corticosteroid liều thấp hay liều trung bình (nếu cần) cùng với thuốc đối kháng


thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn)
hoặc theophylline.

Đối với suyễn nặng, dai dẵng: thích hợp nhất là hít liều cao
corticosteroid và salmeterol, cộng với uống corticosteroid nếu cần.

Đối với suyễn nặng, dai dẵng: phác đồ thay thế là hít
corticosteroid liều cao và theophylline, cộng với uống corticosteroid nếu cần.
Trong suốt thai kỳ, corticosteroid hít thích hợp nhất là budesonide. Thuốc giãn
phế quản dùng cắt cơn thích hợp nhất là hít albuterol.
Việc kiểm soát hen suyễn trong lúc mang thai là rất cần thiết. Bởi vì, phụ nữ
mang thai bị suyễn nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổ
lấy thai, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… Nặng nề hơn có
thể gây biến chứng cho mẹ hoặc thậm chí là tử vong.


Câu Hỏi Bạn Đọc Quan Tâm Nhiều Nhất

Hỏi:
Hen suyễn có di truyền hay không?
Đáp:
Cho đến nay hen suyễn là bệnh có di truyền hay không vẫn còn đang bàn cãi.
Dù rằng “trường phái” cho rằng hen suyễn có di truyền “có vẻ” có lý hơn, nhưng các
nhà khoa học vẫn chưa chứng minh đượcđiều này một cách rõ ràng. Và tất nhiên cũng
chưa tìm ra được gene gây bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn cho đến nay vẫn chưa
được xác định một cách chắc chắn là có di truyền hay không? Tuy nhiên, rõ ràng rằng,
hen suyễn là bệnh có mang tính chất gia đình. Nghĩa là, trong một gia đình nếu bố
hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ bị hen suyễn thì con cái của họ dễ bị hen suyễn hơn so với
những đứa trẻ khác. Điều này cũng có một số tác giả giải thích bằng “giả thuyết vệ
sinh” (sống trong cùng gia đình sẽ có điều kiện vệ sinh môi trường giống nhau vì thế

sẽ có những “chất gây suyễn” giống nhau). Một số nghiên cứu đã cho thấy có một sự
liên quan mật thiết giữa hen suyễn và chỉ số khối của cơ thể cao (BMI cao – bạn tạm
hiểu BMI cao là béo phì – dù chưa thật chính xác), người bị béo phì dễ bị hen suyễn và
ngược lại. Điều này đang được cố gắng chứng minh bằng có một bộ gen chung ảnh
hưởng trên cả béo phì lẫn hen suyễn. Các nhà khoa học thuộc Đại Học Washington ở
Seattle (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu trên 1001 cặp sinh đôi cùng trứng và 383 cặp sinh đôi
khác trứng đã chứng minh có ảnh hưởng di truyền trên hen suyễn và béo phì.


×