Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.34 KB, 5 trang )
Khắc phục chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Trong số chị em chúng ta, ít ai khi mang thai mà lại không phải trải
qua những khoảng thời gian ốm nghén, tưởng như là đang bệnh. Dưới dây là
cách ngăn ngừa và điều trị tình trạng ốm nghén.
Thai phụ thèm những thức ăn gì?
Một nghiên cứu gần đây cho biết, khoảng 40% phụ nữ có thai thèm cái gì
đó ngọt ngọt. Tiếp theo là những thức ăn mặn khoảng 33%. Số chị em nghén thèm
các loại gia vị chiếm khoảng 17%. Số thèm các loại thức ăn chua chát như táo
xanh, quýt chua chỉ chiếm khoảng 10%. Thèm ăn “thứ nọ thứ kia” là một triệu
chứng rất rõ của hiện tượng nghén, lý do tại sao họ thèm thì cho đến nay vẫn chưa
rõ. Một số cho rằng đó là những dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trong quá trình thai
nghén. Nhưng điều gì giải thích cho những hiện tượng nghén “ăn dở” và thích ăn
những loại thức ăn kì cục, hoàn toàn rất ít dinh dưỡng? Loại thức ăn nhiều người
thường thèm là các loại đồ ngọt như: đường, sữa, các thực phẩm có gia vị, các loại
quả chua và các loại bánh mặn. Vì vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi kem, các
đồ muối chua, nước sốt cà chua, nước chanh, phomát và cả sô-cô-la là những thức
ăn những người nghén hay thèm, nhất khi mang thai.
Tại sao?
Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng tại sao phụ nữ có thai hay thèm
ăn lung tung. Trong thực tế cũng có những phụ nữ không thèm ăn nghén. Đó có
thể do:
Thay đổi hormone trong quá trình thai nghén có thể làm thay đổi sự cảm
nhận mùi, vị của người phụ nữ làm cho họ có cảm giác thèm ăn những thứ mà
trước đây họ không hề thích thú. Điều này cũng có thể giải thích tại sao những
người mãn kinh cũng có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn. Thiếu dinh dưỡng tạm
thời có thể gây thèm ăn, tuy nhiên lí do này không thể giải thích nổi tại sao một số
người lại thèm ăn số lượng nhiều hơn mức dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, việc
thèm các món ngâm giấm có thể do lượng Na trong máu thấp, thèm sô-cô-la có thể