Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Giải pháp bón phân hợp lý và tiết kiệm cho lúa đông xuân 2007-2008 ở đồng bằng sông Cửu Long docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.04 KB, 7 trang )

Giải pháp bón phân hợp lý và tiết kiệm cho lúa đông xuân
2007-2008 ở đồng bằng sông Cửu Long
Theo số liệu của Cục Trồng trọt vụ lúa Đông Xuân (ĐX) 2006-2007 toàn vùng Đồng
Bằng Sông Cửu long (ĐBSCL) đã thực hiện gieo sạ 1.506.190 ha, năng suất đạt 60,41
tạ/ha, sản lượng 9.098.972 tấn. Kế hoạch vụ lúa ĐX 2007-2008 sẽ gieo sạ 1.498.000
ha (diện tích giảm 8.190 ha do chuyển đổi cơ cấu), dự kiến năng suất 61,36 tạ/ha, sản
lượng ước đạt 9.192.000 tấn (tăng so vụ ĐX 2006-2007 là 93.028 tấn chủ yếu do thâm
canh tăng năng suất.
Để đảm bảo thắng lợi cho vụ ĐX 2007-2008 bà con nông dân cần thực hiện các
giải pháp đồng bộ có thể tóm tắt như sau:
1. Chuẩn bị đất và vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ thật tốt, đảm bảo ruộng có
mặt bằng tốt, chủ động nước hoàn toàn, củng cố hệ thống kênh mương thủy lợi nội
đồng. Đảm bảo thời gian giãn cách vụ 3-4 tuần. Tranh thủ trước xuống giống ra quân
đồng loạt diệt ốc bưu vàng, diệt chuột.
2. Chuẩn bị giống: Không lấy lúa thịt làm giống, nên sử dụng giống xác nhận. Thử tỷ
lệ nảy mầm trước khi gieo cần đạt trên 85%, nên phơi giống 1-2 nắng sáng (8-12g) để
tăng sức hút nước của hạt giống khi ngâm, phơi xong nên để vào chỗ mát cho nhiệt độ
hạ xuống mới đem đi ngâm giống. Nên chọn giống phù hợp vùng sinh thái, có cùng
thời gian sinh trưởng với giống đại trà, nên nắm bắt kỷ những ưu, nhược điểm của
giống để có qui trình canh tác phù hợp.
3. Thời vụ gieo sạ: Tuyệt đối tuân thủ theo nguyên tắc gieo sạ đồng loạt, tập trung né
rầy, theo con nước (thủy văn), sạ dứt điểm từng cánh đồng để dễ quản lý sâu bệnh
nhất là tình hình rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn còn nguy cơ rất lớn.
ĐBSCL có 3 thời vụ gieo sạ chính trong vụ ĐX 2007-2008:
- Sạ vào cuối tháng 10 - đầu tháng 11/2007: đã gieo sạ khoảng 300 ngàn ha gồm các
vùng ven biển (sợ nước mặn xâm nhập và thiếu nước vào cuối vụ), vùng gò cao trên
đất xám dọc biên giới Cam pu chia - VN do nước rút sớm và vùng 3 vụ lúa có đê bao.
- Sạ vào cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2007: đã gieo sạ khoảng 600 ngàn ha gồm đa số
các vùng của 13 tỉnh ở ĐBSCL
- Sạ vào cuối tháng 12 - đầu tháng 01/2008: hiện đang gieo sạ khoảng 600 ngàn ha
gồm những vùng nước rút chậm ở ĐBSCL. Tiến độ gieo sạ theo chỉ đạo của Bộ NN-


PTNT sẽ chấm dứt vào 15/01/2008.
4. Các biện pháp kỹ thuật chính cần lưu ý là quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn
lá theo Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rẩy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá của Bộ NN-
PTNT tái bản (NXB Nông nghệp tháng 9/2007), áp dụng 3 giảm 3 tăng, bón phân cân
đối, hợp lý, quản lý nước theo qui trình tiết kiệm, thăm đồng thường xuyên, thu hoạch
đúng độ chín và nên áp dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa.
Trong các biện pháp kỹ thuật nêu trên, hiện nay nông dân đang rất lúng túng trong
việc đầu tư phân bón cho ruộng lúa trong tình hình giá phân bón gốc đang tăng cao:
theo khảo sát giá thị trường hiện nay giá phân Urê: 300-320 ngàn đồng/bao, DAP:
500-520 ngàn đồng/bao, Kali (muối ớt): 390-420 ngàn đồng/bao, các loại phân NPK
cũng đều tăng giá.
Trong tình hình này có lẽ Việt nam cũng nên học tập Ấn độ, hướng dẫn nông dân
chuyển đổi việc sử dụng DAP bằng các loại phân lân nội và sử dụng kết hợp phân bón
lá để giảm chi phí đầu tư, an toàn dịch bệnh góp phần hạ giá thành sản phẩm. Sau đây
là một số hướng dẫn có thể áp dụng tốt trong vụ ĐX 2007-2008.
Qui trình bón phân cho lúa ĐX 2007-2008
(kết hợp phân bón gốc và phân bón lá gọi tắt là Qui trình 7K)
- Xử lý hạt giống bằng các sản phẩm kích kháng như Humate, Super Humate,
Vipac88…. giúp tăng sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.
Bón lót:
- Ruộng bị phèn nên bón lót phân lân (Ninh Bình, Văn Điển, Long Thành):
+ Phèn trung bình: bón 200kg/ha
+ Phèn nặng: bón 400kg/ha
Lưu ý nếu bón Lân Long Thành cần phải làm đất xong, tháo nước, sạ giống xong mới
bón phân. Sau bón phân không được tháo nước sẽ mất phân.
- 5-7 ngày sau sạ: Xịt phân bón lá các dạng kích kháng Humate, Super Humate để
kích hoạt ra rễ sớm, chuẩn bị bón phân đợt 1 (K1-Xịt lần 1)
Bón phân đợt 1 (7-10 ngày sau sạ)
- 100kg phân lân + 50kg Urê/ha
Ghi chú: đất gò cao, đất xấu, đất 3 vụ lúa ngoài định mức trên cần tăng 50-100kg

phân lân, 20kg Urê, 30kg KCl cụ thể là: 150-200kg phân lân + 70kg Urê + 30kg KCl
- 14 ngày sau sạ: Xịt phân bón lá các dạng kích kháng Humate, Super Humate để kích
hoạt đẻ nhánh sớm để có mạ cấy dặm. (K2-Xịt lần 2)
- 17-18 ngày sau sạ: tiến hành cấy dằm bằng cào 3 răng, nhổ chỗ dày, cấy ra chỗ thưa
- 20 ngày sau sạ: Xịt phân bón lá các dạng kích kháng Humate, Super Humate để kích
hoạt tiếp tục đẻ nhánh hữu hiệu mạnh, chuẩn bị bón phân đợt 2. Nên rà vòi phun phân
bón là chỗ mới cấy dặm, chỗ lúa xấu, chỗ gò cao cho ăn phân bón lá nhiều hơn để sử
ruộng cho đều. (K3-Xịt lần 3)
Bón phân đợt 2 (20-22 ngày sau sạ)
- 100kg phân lân + 50kg Urê/ha (lúa sinh trưởng bình thường)
Ghi chú:
- Lúa xấu, đẻ nhánh kém ngoài định mức trên cần tăng 50kg phân lân, 20kg Urê
cụ thể là: 150kg phân lân + 70kg Urê/ha
- Lúa tốt: có thể giảm còn 50kgphân lân + 30-40kg Urê/ha
- Lúa dài ngày (trên 100 ngày) có thể dời ngày bón phân đợt 2 đến 25 ngày sau sạ
- 25-28 ngày sau sạ: Xịt phân bón lá các dạng kích kháng Humate, Super Humate để
kích hoạt tiếp tục đẻ nhánh hữu hiệu dứt điểm, dưỡng bộ lá (chủ yếu thân mẹ và 2
chồi ngạnh trê) trước khi tiến hành cắt nước. (K4-Xịt lần 4)
- 30-32 ngày sau sạ, khi ruộng lúa đã đẻ kín hàng, tiến hành cắt nước để giúp lúa làm
đòng thuận lợi. Lúc này nông dân không nên bón thêm phân gốc sẽ phát sinh nhiều
chồi vô hiệu, nên hết sức bình tĩnh chờ đợi cho đến lúc ruộng lúa chuyển sang màu
vàng tranh sẽ lấy nước vô ruộng để bón phân đón đòng.
- Bón phân đón đòng theo kỹ thuật "Không ngày, không số"
+ Ngày nào có ít nhất 2/3 ruộng lúa chuyển sang màu vàng tranh sẽ bắt đầu tiến hành
bón phân. Cần xác định chính xác diện tích phần màu vàng, phần màu xanh đậm,
phần màu xanh lợt để tính toán lượng phân bón thật đúng theo định mức sau:
+ Chỗ màu vàng tranh: bón 50kg Urê + 50 kg Kali/ha
+ Chỗ màu xanh đậm (đã dư phân): chỉ bón 100kg Kali/ha (tuyệt đối không bón Urê)
+ Chỗ xanh lợt (hơi dư phân): bón 25kg Urê + 75kg Kali/ha
Lưu ý: trước khi bón phân đón đòng nên xịt phân bón lá các dạng kích kháng

Humate, Super Humate để giúp ruộng lúa hấp thu phân tốt, thân đứng, lá cứng, giảm
áp lực sâu bệnh, giảm tác hại phèn (nếu có) (K5-Xịt lần 5)
- Bón phân rước hạt (bằng cách sử dụng phân bón lá)
- 55 ngày sau sạ (trước trổ 1 tuần): Xịt phân bón lá các dạng kích kháng Humate,
Super Humate để giúp lúa trổ đồng loạt, dưỡng 3 lá đòng xanh bền, xanh lâu, thân
đứng, lá cứng, giảm áp lực sâu bệnh, chống đổ ngã. (K6-Xịt lần 6)
- 72 ngày sau sạ (sau trổ 1 tuần): Xịt phân bón lá các dạng kích kháng Humate, Super
Humate để giúp lúa vào gạo nhanh, hạt vàng sáng, chắc, mảy, tiếp tục dưỡng 3 lá
đòng xanh bền, xanh lâu, thân đứng, lá cứng, giảm áp lực sâu bệnh, chống đổ ngã.
(K7-Xịt lần 7)
Có thể sử dụng phân bón lá HK 7-5-44 + Borttrac để phun xịt vào giai đoạn 55 và 72
ngày sau sạ cũng cho hiệu quả cao.
Tổng đầu tư phân bón gốc và phân bón lá (kể cả công phun xịt) cho 1 ha được hạch
toán như sau (tính cho 1 ha)
Đợt bón
(ngày sau sạ: NSS)
Lót
Đợt 1
(7-10)
Cây con
Đợt 2
(20-22)
Đẻ
nhánh
Đợt 3
(40-
45NSS)
Làm đòng
Tổng lượng
phân

(kg/ha)
Thành tiền
(1000đ/ha)
ĐẤT PHÈN
NẶNG
69 N
90 P205
30 K20
400kglân
- Ninh Bình
- Văn Điển
- Long
Thành

- 100kg
lân
- 50kg
Urê

- 100kg
lân
- 50kg
Urê

- 50kg
Urê
- 50kg
KCl
600 kg lân
150kg Urê

50kg KCl
7,5 L Humate
Công phun
xịt
1200
900
400
450
560
3.510
ĐẤT PHÈN
TRUNG BÌNH
69 N
60 P205
30 K20
200kglân
- Ninh Bình
- Văn Điển
- Long
Thành

- 100kg
lân
- 50kg
Urê

- 100kg
lân
- 50kg
Urê


- 50kg
Urê
- 50kg
KCl
400 kg lân
150kg Urê
50kg KCl
7,5 L Humate
Công phun
xịt
800
900
400
450
560
3.110
ĐẤT XÁM
69 N
45 P205
48 K20

- 200kg
lân
- 50kg
Urê
- 30kg
KCl
- 100kg
lân

- 50kg
Urê

- 50kg
Urê
- 50kg
KCl
300 kg lân
150kg Urê
80kg KCl
7,5 L Humate
Công phun
xịt
600
900
640
450
560
3.150
ĐẤT
PHÙ SA
69 N
45 P205
48 K20

- 200kg
lân
- 50kg
Urê


- 100kg
lân
- 50kg
Urê

- 50kg
Urê
- 50kg
KCl
300 kg lân
150kg Urê
50kg KCl
7,5 L Humate
Công phun
xịt
600
900
400
450
560
2.910
Ghi chú:
- Giá phân bón được tính trung bình là: Urê: 6.000đ/kg (300.000đ/bao), phân lân nội
(Văn Điển, Ninh Bình, Long Thàn: 100.000đ/bao), KCl: 400.000đ/bao, phân bón lá
Humate, Super Humate (60.000đ/lít, mỗi lần phun 1 lít/ha), công phun 4.000đ/bình
(phun 2 bình/công1000m
2
)
- Đợt 1 và đợt 2 nếu đất quá xấu, ruộng lúa sinh trưởng kém có thể tăng phân Urê
thêm 10-20kg/ha/đợt.

- Bón phân đón đòng tuyệt đối phải theo kỹ thuật "không ngày, không số" đã hướng
dẫn kỷ phần trên. Không bón đón đòng bằng DAP, NPK lúa sẽ phát triển thân lá, kéo
dài thời gian trổ, tăng tỷ lệ lép, nhiều sâu bệnh.
- Có thể pha chung thuốc sâu với phân bón lá Humate. Riêng thuốc bệnh chỉ pha với
Humate khi phòng bệnh (chưa có bệnh), khi mới phát hiện bệnh (vừa chớm). Khi
bệnh đang nhiều, không pha Humate với thuốc bệnh, phải sử dụng thuốc đặc trị phun
cho dứt bệnh sau đó mới được dùng Humate phun cho lúa phục hồi.
- Tổng cộng có 7 kỳ (7K) phun xịt phân bón lá, nếu có điều kiện bà con nông dân sẽ
phun xịt đủ 7K, nếu không có điều kiện thì xịt giảm lại vẫn có tác dụng giúp lúa phát
triển tốt.
Với qui trình bón phân trên đây giúp cây lúa khoẻ ngay từ đầu, giảm áp lực sâu bệnh
(vì chủ động giảm phân đạm) kết hợp với sạ thưa, sạ hàng tiết kiệm giống (chỉ nên sạ
80-100kg giống/ha) bà con nông dân sẽ giảm chi phí đầu đáng kể.
Dự kiến giá lúa vụ ĐX sẽ tăng đạt từ 3.600-3.700đ/kg (Thời báo Kinh tế VN số ra
ngày 25/12/2007) nếu năng suất đạt 7 tấn/ha tính ra tổng thu trên 25 triệu đồng/ha, chi
phí đầu tư theo qui trình bón phân hợp lý nêu trên (trung bình 8 triệu đồng/ha) nông
dân sẽ có lãi ít nhất là 17 triệu đồng/ha.

×