Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Hướng dẫn cách bón phân cho lúa lai B-TE1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.07 KB, 3 trang )

Hướng dẫn cách bón phân cho lúa lai B-TE1
Giới thiệu giống lúa lai F1 Arize B-TE1
- Do Công ty Bayer Việt Nam khảo nghiệm và được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho
phép đưa vào sản xuất thử tại Đồng Bằng Sông Cửu Long từ tháng 6/2006
- Ưu điểm:
+ Năng suất cao hơn lúa thường khoảng 20%
+ Hạt giống lúa lai B-TE1 đạt độ thuần và tỷ lệ nảy mầm rất cao
+ Chất lượng gạo tốt (cơm có mùi thơm nhẹ) phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và
được chấp nhận cao
+ Chống chịu với bệnh đạo ôn khá (C1-3) và rầy nâu trung bình (C3-5).
- Nhược điểm:
+ Thời gian sinh trưởng khá dài (100-107 ngày trong điều kiện lúa sạ)
+ Giá lúa giống khá cao (hiện nay khoảng 40.000đ/ka) đòi hỏi nông dân phải sạ hàng
(bịt 1 hàng lổ của trống) hoặc sạ lan rất thưa từ 30-50kg/ha để tiết kiệm giống.
+ Hạt gạo nhỏ, có chiều dài trung bình 6,3-6,5mm.
Những điều cần chú ý khi canh tác lúa lai B-TE1
- Phải mua hạt giống để sản xuất, thu hoạch xong tất cả đều làm lúa thương phẩm
không để giống được cho vụ sau. - Ruộng phải có mặt bằng tốt, chủ động nước hoàn
toàn để khi gieo hạt tỷ lệ sống đạt cao nhất.
- Cần sạ trước đại trà khoảng 10-15 ngày để lúa trổ và chín cùng lúc với cánh đồng
lúa đại trà, giảm bớt thiệt hại do sâu bệnh, chim, chuột. Có thể làm mạ để cấy, lúc
người ta sạ thì mình cấy sẽ đạt yêu cầu trên.
- Do lượng hạt giống gieo rất thưa cần chăm sóc thật tốt ở giai đoạn đầu như bón phân
lót, phòng trừ cỏ dại thật tốt, phun xịt các chất kích kháng để giúp lúa đẻ nhánh mạnh,
nâng cao sức chống chịu, đề kháng tốt.
Hướng dẫn bón phân cho lúa lai B-TE1
- Ngâm hạt giống với Super Humate Sen Vàng (nồng độ 2‰) trong 24-36 giờ sau đó
xả sạch nước chua đem giống đi ủ bình thường có tác dụng kích hoạt độ nảy mầm và
tăng sức chống chịu của hạt giống. (Cách pha: lấy ½ lít Super Humate Sen Vàng pha
trong 250 lít nước ngâm cho 100kg giống)
- Nên bón lót phân lân khoảng 200-400kg/ha (tùy theo độ phèn của đất) để tạo điều


kiện cho bộ rễ phát triển tốt ngay từ đầu. Đất nhiều phèn thì bón lân càng nhiều và
nên bón lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển) 5-7 ngày sau sạ: Xịt Super
Humate Sen Vàng 50cc/bình 16 lít - 2 bình/công (1 lít/ha) 8-10 ngày sau sạ: 5 kg
DAP + 5-7 kg Urê + 3 kg KCl/công 14-16 ngày sau sạ: Xịt Super Humate Sen Vàng
50cc/bình 16 lít - 2 bình/công (1lít/ha) 20-22 ngày sau sạ: Cấy dặm (nhổ chỗ tốt cấy
ra) 23-25 ngày sau sạ: 2-7 kg DAP + 5-7 kg Urê /công Lúa tốt chỉ cần bón 2kg
DAP/công, bón vá áo vào những chỗ xấu, gò cao, mới cấy dặm… 30-32 ngày sau sạ:
Xịt Super Humate Sen Vàng 50cc/bình 16 lít - 2 bình/công (1lít/ha) 45-50 ngày sau
sạ: 5 kg Urê + 5-7 kg KCl/công (chỗ lúa chuyển vàng tranh) Bón phân theo kỹ thuật
không ngày không số: + chỗ lúa còn xanh không bón Urê, chỉ bón 10kg KCl/công +
chỗ lúa hơi tốt bón 3 kg Urê + 7 kg KCl/công 60-65 ngày sau sạ: Xịt Super Humate
Sen Vàng (trước trổ 1 tuần)50cc/bình 16 lít - 2 bình/công (1lít/ha) 80-85 ngày sau sạ:
Xịt Super Humate Sen Vàng (trổ đều, cong trái me)50cc/bình 16 lít - 2 bình/công
(1lít/ha)
Lưu ý: - Xịt Antracol lúc lúa làm đòng ngừa bệnh và bổ sung vi lượng kẽm - Xịt
Folicur trước trổ (60-65NSS) và sau trổ (80-85NSS) Với cách bón phân đã hướng dẫn
trên giúp lúa cứng cây, ít sâu bệnh, đạt năng suất và hiệu quả cao trong vụ Hè Thu
2007.

×