Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nẻ mặt - Làm sao đây? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.71 KB, 5 trang )

Nẻ mặt - Làm sao đây?

Ảnh: Gettyimages
Khi thời tiết trở nên hanh khô, da mặt của chúng ta thường
hay bị nẻ. Nhiều người, nhất là những người có thói quen rửa mặt bằng nước
nóng thì sau khi rửa mặt da mặt thường bị đỏ lên, hơi dày hơn, sờ vào có cảm
giác cồm cộm dưới tay.

Đôi khi da bị bong tróc các vảy nhỏ như phấn, cám. Một số người có thể bị
ngứa nhẹ. Trời càng lạnh da càng khô hơn. Đây là hiện tượng tăng mất nước qua
thượng bì khi trời lạnh. Những người có yếu tố cơ địa thì bị nẻ ngay khi bắt đầu
lạnh, mức độ nẻ cũng nặng hơn những người bình thường.



Chăm sóc da: Rửa mặt nhẹ nhàng ngày 2 - 3 lần bằng nước ấm tan giá,
không nên rửa bằng nước nóng quá. Có thể sử dụng các sữa làm mềm da, ẩm da
như physiogel, cetaphil
Sau khi rửa mặt xong các bạn có thể bôi các chế phẩm làm ẩm da như:
cream physiogel, vitamin E Nếu nẻ nhiều có thể bôi ngày 2-3 lần.




Tuyệt đối không bôi các thuốc có chứa steroid như trangala, cortebios,
chlorocid H, flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort Nếu bạn bôi kéo dài các
thuốc này sẽ gây nên một số hậu quả sau:

- Gây hiện tượng lệ thuộc thuốc: cứ bôi vào thì đỡ, nếu dừng thuốc thì da
lại đỏ lên và ngứa.


- Nổi mụn trứng cá nếu ta bôi vào vùng có nhiều tuyến tiết chất nhờn như:
da mặt, ngực, lưng, mặt ngoài hai cánh tay.

- Da sần sùi như vỏ cam sành khi bôi thuốc trên da mặt kéo dài: các sẩn
màu đỏ, nổi cao hơn mặt da, nền da sần sùi, ngứa.

- Teo da: da bị teo mỏng làm nổi rõ các mạch máu có màu hồng hoặc xanh
tím

- Giãn mạch: các mao mạch dưới da giãn rộng làm da luôn có màu hồng
hoặc đỏ, và bị ngứa hoặc rát khi vùng da đó tiếp xúc với gió, nắng hoặc nước
mưa

- Lông mọc dài ra.

Nếu có mụn nước hoặc đỏ da nhiều là có biểu hiện của viêm da. Lúc này
bạn phải dừng ngay các loại thuốc đang bôi lại và đi khám bác sĩ chuyên khoa da
liễu để có phương pháp điều trị đúng cách.

×