Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giáo trình Thực hành kỹ thuật đo lường (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.9 MB, 122 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

VŨ ĐỨC THẮNG (Chủ biên)
NGUYỄN VĂN CHÍN – NGUYỄN VĂN KHANH

GIÁO TRÌNH
THỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG
Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính
Trình độ: Trung cấp
(Lưu hành nội bộ)

Hà Nội - Năm 2021


LỜI NÓI ĐẦU
Trong chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục
vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ cho cơng nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề vẽ và
thiết kế trên máy tính là một nghề đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia thiết kế và
chế tạo các chi tiết máy móc địi hỏi các sinh viên học trong trường cần được
trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi ra
trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngồi
nước. Khoa Cơ Khí Trường Cao Đẳng Nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố
Hà Nội đã biên soạn cuốn giáo trình mơ đun “Thực hành kỹ thuật đo lường”.
Nội dung của môn học để cập đến các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt
động, phương pháp đo kiểm của các dụng cụ đo, máy đo nói chung và các kỹ
năng đo các chi tiết máy thông dụng; làm nền tảng cho sinh viên tiếp thu kiến
thức các môn học, mô đun chuyên ngành.
Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức học sinh thực
tập ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập


thực hành đo kiểm áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại.
Mặc dù đã rất cố gắng trong q trình biên soạn, song khơng tránh khỏi
những sai sót. Chúng tơi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các
bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hồn thiện hơn.
Địa chỉ đóng góp về khoa Cơ khí, Trường Cao Đẳng Nghề Việt Nam –
Hàn Quốc TP Hà Nội, Đường Uy Nỗ – Đông Anh – Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2021
Tham gia biên soạn

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................ 2
Bài 1 Sử dụng các dụng cụ cầm tay thông dụng .............................................. 4
1.1. Thước cặp ................................................................................................... 4
1.2. Pan me ..................................................................................................... 12
1.3. Bộ căn lá. ................................................................................................. 26
1.4. Dưỡng đo cung ........................................................................................ 28
1.5. Dưỡng đo ren............................................................................................ 30
1.6. Compa thước kẻ và Êke ........................................................................... 33
1.7. Calip kiểm tra ........................................................................................... 37
1.8. Phương pháp bảo quản dụng cụ đo ......................................................... 41
Bài 2 Sử dụng các máy đo ................................................................................. 44
2.1. Máy chiếu biên dạng ................................................................................ 44
2.2. Máy đo biên dạng .................................................................................... 46
2.3. Máy đo độ cứng Vicker........................................................................... 49
2.4. Máy đo độ cứng Rocwell ........................................................................ 51

2.5. Máy đo độ nhám. ...................................................................................... 54
2.6. Máy đo 3 chiều ........................................................................................ 59
Bài 3 Đo kiểm các chi tiết máy ......................................................................... 96
3.1. Đo kích thước của một số dạng bề mặt .................................................... 96
3.3. Kiểm tra các bán kính ngồi và trong ................................................... 109
3.4. Kiểm tra biên dạng ren .......................................................................... 110
3.5. Kiểm tra nhám bề mặt. ........................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 121

2


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun 15: Thực hành kỹ thuật đo lường
Mã mô đun: MĐ15
Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành, thí
nghiệm, thảo luận, bài tập: 30 giờ; Thi kiểm tra 3 giờ)
I. Vị trí mơ đun
- Vị trí: Là mơ đun được bố trí cho học sinh sau khi đã học xong các môn học
chung theo quy định của Bộ LĐTB-XH, học xong các môn học/ mô đun kỹ
thuật cơ sở.
- Tính chất: Là mơ đun đào tạo nghề bắt buộc. Học phần này cung cấp cho học
sinh các kiến thức kỹ năng cơ bản và chuyên sâu về các dụng cụ đo và phương
pháp đo thơng dụng trong cơ khí.
II. Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng:
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo thường dùng trong ngành cơ khí, đồng
thời biết cách chọn phương pháp đo phù hợp cho một chi tiết cơ khí cụ thể;
- Biết sử dụng các máy đo lường phục vụ cho việc đo kiểm các chi tiết.
III. Nội dung của mô đun:

Số
TT

Thời gian
Tên các bài trong mô đun

Tổng
số


thuyết

Thực
hành

Kiểm
tra*

1

Sử dụng các dụng cụ đo cầm tay
thông dụng

5

2

3

0


2

Sử dụng các máy đo

20

5

14

1

3

Đo kiểm các chi tiết

20

5

13

1

Thi kết thúc

1
Cộng


45

12

30

3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính bằng giờ lý thuyết, kiểm
tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.

3


Bài 1
Sử dụng các dụng cụ cầm tay thông dụng
* Giới thiệu:
- Đảm bảo chất lượng trong sản xuất là đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nền
sản xuất. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm không đơn thuần là việc kiểm
tra sản phẩm sau khi chế tạo mà cái chính là phải vạch ra các nguyên nhân
gây sai hỏng ngay trong khi gia cơng chế tạo, để có được qui trình cơng nghệ
hợp lý, có thể điều chỉnh q trình gia cơng nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất
lượng.
I. Mục tiêu
-

Hiểu rõ cấu tạo và chức năng của thước cặp, panme; cách sử dụng chúng
trong quá trình đo kiểm kích thước;

- Luyện tập thao tác đo kiểm bằng các loại dụng cụ đo đúng kỹ thuật, đạt

độ chính xác;
-

Xác định được sai số của phép đo

II. Nội dung
1.1. Thước cặp
1.1.1 Công dụng
- Thước cặp là dụng cụ đo phổ biến trong ngành cơ khí (Hình 1.1a). Thước
cặp dễ sử dụng, dùng để đo kích thước ngồi (Hình 1.1c), đo kích thước trong
(Hình 1.1b) và đo độ sâu (Hình 1.1d). Độ chính xác khi đo bằng thước cặp khá cao,
đạt tới 0,02 mm và 0,01 mm).
b

a

c
d

Hình 1.1: Thước cặp

4


1.1.2 Cấu tạo của thước cặp.

Hình 1.2: Cấu tạo thước cặp điển hình

- Thước cặp được làm bằng thép hợp kim CrNi, thép đặc biệt hoặc thép trắng.
- Thước cặp được chế tạo bằng thép hợp kim dụng cụ đặc biệt , rất ít co giãn

biến dạng nhiệt, thường là thép đen và mạ chống rỉ hoặc là thép không rỉ ( Inox).
* Thước cặp gồm 2 phần chính : (Hình 1.2)
- Phần tĩnh là thân thước gắn đầu đo cố định gồm 2 mỏ đo kích thước
ngồi , mỏ đo kích thước trong. Thân thước mang thước chính có khắc vạch,
phần dưới là hệ mét mỗi vạch là 1 mm. Ở 1 số thước ngồi hệ mét cịn hệ đo
lường Anh, 1”= 25,4 mm.
- Phần thước động di trượt trên thước chính, có gắn đầu đo động gồm 2
mỏ đo kích thước ngồi , kích thước trong và 1 thanh đo sâu. Trên phần động
có gắn du tiêu (cịn gọi là du xích, thước phụ), du tiêu có thể liền hoặc ghép
với thước động. Du tiêu là 1 bảng số có khắc vạch, số vạch của du tiêu tuỳ
theo loại thước cặp.
+ Thước cặp 1/10 du tiêu có 10 vạch, giá trị 1 vạch là 0,1 mm.
+ Thước cặp 1/20 du tiêu có 20 vạch, giá trị 1 vạch là 0.05 mm.
+ Thước cặp 1/50 du tiêu có 50 vạch, giá trị 1 vạch là 0,02 mm.
- Nguyên lý du tiêu:
5


+ Thước cặp 1/10, người ta lấy 9 vạch (9m) trên thước chính chia thành 10
phần (10 vạch) trên du tiêu, như vậy mỗi vạch trên du tiêu là 9mm/10 vạch =0,9
mm. 1 vạch của du tiêu nhỏ hơn 1 vạch của thước chính là 1 – 0,9 = 0,1 mm.
Khi cho vạch số 0 của du tiêu trùng ( thẳng hàng ) với vạch số 0 của thước chính
thì vạch số 10 (vạch cuối cùng) của du tiêu trùng với vạch 9 mm trên thước
chính. Trong thực tế để dễ quan sát, 19 mm của thước chính được chia làm 10
vạch của du tiêu 1 vạch của du tiêu = 19 / 10 = 1,9 mm, giá trị 1 vạch của du tiêu
là 2 – 1,9 = 0,1 mm. Nếu vạch số 0 của du tiêu và thước chính trùng nhau thì
vạch số 10 của du tiêu trùng với vạch 19 mm của thước chính
+ Trên thang chia chính có khắc các vạch cứ 10 vạch thì được khắc 1 con
số, giá trị mỗi vạch bằng 1 mm. Có mỏ đo kích thước trong và mỏ đo kích thước
ngồi chế tạo liền với thước chính

+ Thang chia phụ (hay cịn gọi là phần du tiêu). Trên du tiêu có 1 mỏ đo
trong, 1 mỏ đo ngoài, trên phần thân du tiêu có khắc các vạch chỉ giá trị sai số
nhỏ nhất của thước khi đo (Hình 1.3).

Hình 1.3: Du tiêu của thước cặp 1/20

+ Thước cặp 1/50 49 mm được chia thành 50 vạch của du tiêu, 1 vạch của
du tiêu
Là 49/50 = 0,98 mm. Giá trị 1 vạch của du tiêu là 1 – 0,98 = 0.02 mm. Khi
vạch số 0 của du tiêu trùng với vạch 0 của thước chính thì vạch 50 của du tiêu
trùng với vạch 49 của thước chính (Hình 1.4).

Hình 1.4: Du tiêu của thước cặp 1/50

- Những loại thước cặp có 2 hệ kích thước: hệ mm và hệ in thì phần động
có 2 du tiêu. Ứng với hệ mm có các loại du tiêu đã nêu ở phần trên, với hệ in
cũng có du tiêu tương tự.
Ngồi ra trên phần thước động cịn có các vít hãm để cố định phần thước
động với thước chính.
6


1.1.3 Phân loại thước cặp
- Thước cặp là loại dụng cụ đo dược dùng phổ biến nhất trong nghành chế
tạo cơ khí, độ chính xác khá cao. Thước cặp có nhiều loại theo chiều dài kích
thước đo được ta có các loại thước; 0-125mm; 0-150mm; 0-200mm; 0-320mm;
và 0- 500mm…
Thước cặp có nhiều loại, đựơc phân chia như sau :
* Theo kích thước đo được:
- Thước cặp 0 ÷ 125 mm kích thước đo được lớn nhất là 125 mm.

- Thước cặp 0 ÷ 200 mm, 0 ÷ 320 mm và thước cặp 0 ÷ 500 mm.
* Theo kết cấu:

Hình 1.5: Thước cặp cơ

Thước cặp 1/10: Trên thân du tiêu có 10 vạch, giá trị mỗi vạch bằng 0,1 mm.
Thước cặp 1/20: Trên thân du tiêu có 20 vạch, giá trị mỗi vạch bằng 0,05 mm.
Thước cặp 1/50: Trên thân du tiêu có 50 vạch, giá trị mỗi vạch bằng 0,02 mm.

7


- Thước cặp có đồng hồ :Kích thước đo được hiển thị trên mặt đồng hồ
( Hình 1.6).

Hình 1.6: Thước cặp đồng hồ

- Thước cặp điện tử:Kích thước đo được hiển thị bằng số ( Hình 1.7).

Hình 1.7: Thước cặp điện tử

1.1.4 Phương pháp sử dụng dụng cụ đo thước cặp .
a. Kiểm tra độ chính xác của thước cặp
- Kiểm tra độ chính xác của thước cặp: Độ chính xác đo lường phụ thuộc
rất nhiều vào dụng cụ đo. Để kết quả đo chính xác, tránh sai số do dụng cụ đo,
trước khi tiến hành đo phải kiểm tra chất lượng của thước cặp. Việc kiểm tra
nhằm đánh giá độ chính xác của thước và cịn có thể hiệu chỉnh sai số để thước
đạt độ chính xác theo yêu cầu. Cách kiểm tra chung như sau (Hình 1.8).
- Vệ sinh sạch sẽ thước, nhất là 2 mỏ đo ngoài.
- Nới vít hãm cho phần thước động di trượt trên thước chính êm nhẹ,

khơng lỏng q hay chặt q. Cho 2 mỏ đo ngồi áp sát nhau và nhìn vào khe hở
tiếp xúc giữa 2 mỏ đo.
- Nếu khe hở rất nhỏ và đều đồng thời vạch số 0 của du tiêu trùng (thẳng
hàng) với vạch số 0 của thước chính, đầu mút của thanh đo độ sâu bằng mặt với
mặt đáy của thước là thước có chất lượng tốt.
- Nếu khe hở của 2 mỏ đo không đều là thước đã sử dụng nhiều, bị mòn
mỏ đo.
8


- Nếu khe hở của 2 mỏ đo rất nhỏ và đều nhưng 2 vạch số 0 của du tiêu và
thước chính khơng trùng nhau hoặc 2 vạch số 0 trùng nhau mà khe hở tuy đều
nhưng cịn lớn thì có thể điều chỉnh. Với loại thước cặp có du tiêu rời được gắn
với phần động bằng vít thì nới lỏng vít, chỉnh lại du tiêu cho vạch số 0 trùng với
vạch số 0 của thước chính rồi vặn chặt vít lại.
- Đối với thước cặp có đồng hồ, cho 2 mỏ đo áp sát nhau rồi chỉnh cho
vạch số 0 của mặt số đồng hồ và kim thẳng hàng bằng cách nới lỏng vít hãm mặt
số, xoay mặt số để vạch số 0 trùng với kim đồng hồ.
- Nhẹ nhàng kéo phần động ra rồi đẩy vào vài lượt mà kim đồng hồ vẫn cỉ
đúng số 0 là được, nếu khơng đúng thì phải chỉnh lại.
- Đối với thước cặp điện tử cũng làm tương tự như trên rồi bấm nút điều
chỉnh để đưa đồng hồ về 0 ).

Hình 1.8: Kiểm tra độ chính xác của thước cặp.

b. Đo kích thước ngồi
- Vệ sinh sạch thước cặp và chi tiết cần đo.
- Tay phải cầm thước cặp, mặt số thước cặp quay về phía mắt nhìn. Nới
lỏng vít hãm, ngón tay cái đặt lên mấu…. của thước động. Dùng ngón tay cái
kéo phần động cho mỏ đo ngồi động ra xa mỏ đo ngoài tĩnh, khoảng cách 2 mỏ

đo lớn hơn chi tiết đo.
- Tay trái cầm chi tiết cần đo (với những chi tiết nhỏ) đưa vào khoảng giữa
2 mỏ đo.Cho 2 mỏ đo áp sát vào chi tiết cần đo đúng vị trí với lực đo vừa phải
(không chặt quá hay lỏng quá).
- Đọc ngay trị số kích thước đo được. Trường hợp khơng thể đọc trực tiếp
được vặn chặt vít hãm, cố định phần động với phần tĩnh của thước, nhẹ nhàng
lấy thước ra và đọc trị số kích thước (Hình 1.9).
9


Hình 1.9: Đo kích thước ngồi

c. Đo kích thước trong
Đo kích thước trong như kích thước lỗ, rãnh…khó hơn đo kích thước
ngồi, vì vậy khi đo kích thước trong cần hết sức cẩn thận.
- Trước khi đo phải vệ sinh sạch chi tiết và thước.
- Với những chi tiết nhỏ, thao tác đo tương tự như trên. Đặt 1 mỏ đo lỗ (
mỏ cố định) vào 1 bên thành lỗ, rãnh...dùng ngón tay cái kéo mỏ đo động ra xa
áp sát vào thành bên kia của lỗ, rãnh…
- Tay phải cầm thước hơi xoay nhẹ, lựa cho 2 mỏ đo vào đúng vị trí: mỏ đo
vào sâu trong thành của lỗ, rãnh…mỏ đo song song với thành của lỗ, rãnh với
áp lực vừa phải (Hình 1.10).
- Đọc ngay trị số kích thước đo được. Nếu khơng thể đọc ngay kích thước
được thì vặn chặt vít hãm của thước và cẩn thận lấy thước ra khỏi rãnh, lỗ để
đọc giá trị kích thước.
- Tuỳ theo chi tiết để điều chỉnh mỏ đo cho đúng vị trí và đúng giá trị kích
thước cần đo. Ví dụ: khi đo đường kính lỗ giá trị đo lớn nhất chính là kích thước
của đường kính,
- Cịn khi đo kích thước song song của rãnh thì giá trị kích thước nhỏ nhất
lại là kích thước của rãnh.


Hình 1.10: Đo kích thước trong

10


- Những chi tiết lớn không cầm trên tay đo được, khi đo phải hết sức thận
trọng. Điều chỉnh mỏ đo ở vị trí đúng, lực đo hợp lý để tránh sai số đo ( Hình 1.11).

Hình 1.11: Đo kích thước trong

d. Đo độ sâu
- Đo độ sâu của rãnh, bậc… bằng thanh đo độ sâu của thước.
- Trước khi đo phải vệ sinh sạch chi tiết đo, làm sạch ba via miệng lỗ, đáy
lỗ. Kiểm tra độ chính xác của thanh đo độ sâu.
- Tay phải cầm thước cặp, đặt cạnh đáy của thước lên bề mặt của lỗ, bậc...
Ngón tay cái nhẹ nhàng kéo 2 mỏ đo ra xa nhau để thanh đo sâu đi xuống chạm
đáy của lỗ, bậc…
- Khi thanh đo sâu chạm tới đáy lỗ, bậc, điều chỉnh thanh đo độ sâu vng góc
với trục của lỗ, bậc và đọc ngay kích thước hoặc vặn vít hãm, lấy thước ra để
đọc kích thước (Hình 1.12).
+ Đo kích thước sâu bằng thanh đo sâu. Đặt đi thước lên mặt lỗ thân
thước theo phương đứng điều chỉnh thanh đo sâu cham vào đáy lỗ (Chú ý quay
mặt có phần lõm của thanh đo về phía góc của vật đo)
- Khi đo sâu cần chú ý thanh đo sâu có 1 góc khuyết, để tránh thanh đo
sâu bị kênh.
- Cần xoay thanh đo sâu sao cho phần góc khuyết quay về phía góc lượn
của đáy lỗ, đáy bậc để kết quả đo chính xác (Hình 1.13).
11



Hình 1.12: Đo độ sâu

Hình 1.13: Vị trí góc khuyết của thanh đo sâu

* Chú ý khi đọc kích thước mắt nhìn vng góc với mặt số cúa thước.
trong trường hợp khó đọc kích thước ta có thể vặn chặt vít hãm ở du tiêu lại rồi
dưa thước ra ngồi để đọc kích thước
1.2. Pan me
1.2.1 Cơng dụng.
Pan me (Vi kế) là loại dụng cụ đo lường có độ chính xác cao tới 0,01 mm.
Pan me dùng để đo chính xác kích thước ngồi nhưđường kính, chiều dầy …đo
đường kính trong và độ sâu.
- Đặc điểm: Pan me là dụng cụ đo chính xác nhưng có tính vạn năng kém,
phải chế tạo từng loại riêng biệt như pan me đo ngoài, pan me đo trong và pan
me đo sâu. Pan me chỉ đo được trong phạm vi hẹp ( khoảng 25 mm)
1.2.2 Cấu tạo panme.
Pan me được làm bằng thép khơng rỉ. Thân pan me (1) thường có hình chữ
U, có ghép 1 phần vật liệu cách nhiệt như nhựa tổng hợp. 2 đầu đo (2,4) bằng
thép có gắn hợp kim cứng chống mịn (Hình 1.14).
12


Hình 1.14: Cấu tạo Pan me

Thân thước chính (3) là ống cố định có khắc vạch, đường nằm ngang cịn
gọi là đường chuẩn. Trên đường chuẩn khắc vạch, mỗi vạch là 1mm. Dưới
đường chuẩn khắc vạch giữa 2 vạch 1 mm, mỗi vạch là 0,5 mm ( Hình 1.15).

Hình 1.15: Thân thước chính Panme


13


Thước động (6) là ống bao quanh thân thước chính, mép ống cơn có khắc
50 vạch (Hình 1.16).

Hình 1.16: Thước chính và thước động

Hình 1.17: Trục vít, đai ốc của pan me

Thước động gắn với trục vít me có bước ren 0,5 mm. Cặp trục vít đai ốc có
dịch chuyển dọc tỉ lệ thuận với bước ren và góc quay của vít. Sau 1 vịng quay
vít dịch chuyển được 0,5 mm đúng bằng bước ren. Tang quay được chia thành
50 phần bằng nhau (50 vạch ), giá trị 1 vạch là 0,01 mm. Khi tang quay quay 1
vạch thì vít tế vi dịch chuyển dọc trục 1 đoạn bằng 1/50 của bước ren tức là bằng
0,5/50 = 0,01 mm (Hình 1.17).
Núm (8) điều chỉnh áp lực đo, đây là cơ cấu cóc. Cơ cấu cóc xác định áp
lực đo của pan me, khi lực đo vượt quá giới hạn định sẵn được qui định bởi giá
trị sức căng của lò xo thì núm cóc sẽ quay trượt trên chốt nếu ta tiếp tục vặn

14


núm cóc. Như vậy núm cóc có tác dụng đảm bảo giữ cho lực đo ổn định, làm
tăng độ chính xác của phép đo.
Khoá hãm (5) là cơ cấu ống kẹp đàn hồi. Khi xoay khoá bánh lệch tâm
quay làm ồng kẹp đàn hồi kẹp chặt, cố định vị trí của tang quay.
Nguyên lý pan me dựa theo nguyên tắc chuyển động của cặp vít - đai ốc.
Khi quay vít hết một vịng thì dịch chuyển dọc của nó sẽ bằng bước ren (Tất cả

các pan me đều có bước ren s=0,5mm). Khi quay đi một vòng bề mặt đo của pan
me dịch chuyển được 0,5mm.
1.2.3 Phân loại panme.
Pan me có nhiều loại, tuỳ theo kết cấu và cơng dụng, được chia thành
những loại sau:
+ Phân loại theo bước ren: Trục ren của pan me có 2 loại :
- Trục ren có bước ren 0,5 mm là loại pan me thơng dụng. Loại này thước
động chia 50 vạch (Hình 1.18).

Hình 1.18: Du xích pan me loại 50 vạch.

- Trục ren có bước ren 1 mm, thước động chia thành 100 vạch. Loại pan me
này có kết cấu to, nặng ít được sử dụng (Hình 1.19).

Hình 1.19: Du xích pan me loại 50 vạch.

* Phân loại theo công dụng:
- Pan me đo kích thước ngồi: Dùng để đo kích thước ngồi (Hình 1.20).
15


Hình 1.10: Pan me cơ đo ngồi

16


- Pan me đo ngoài sử dụng đồng hồ điện tử. (Hình 1.21).

Hình 1.21: Pan me đo ngồi điện tử.


- Pan me đo trong: Dùng để đo kích thước đo trong (Hình 1.22)

Hình 1.22: Pan me cơ đo trong

17


- Pan me đo sâu: Dùng để đo kích thước độ sâu (Hình 1.23).

Hình 1.23: Pan me sâu

Phân loại theo khoảng đo: Pan me có nhiều loại được chia theo kích thước
đo được của pan me từ 0 ÷ 25; 25 ÷ 50; 50 ÷ 75 … Những pan me đo được kích
thước lớn, muốn đo kích thước nhỏ hơn, người ta dùng những đoạn nối có kích
thước 25 mm, 50mm.
1.2.4 Phương pháp sử dụng dụng cụ đo Panme
1.2.4.1 Pan me đo ngồi
Khi đọc trị số kích thước pan me, dựa vào 2 căn cứ sau:
Dựa vào mép thước động (Mép côn của ống bao) ta đọc được số “mm” và
nửa “mm” của kích thước trên thước chính (Hình 1.24).

Hình 1.24: Đọc kích thước trên thước chính

18


- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được số % mm trên thước
động: vạch nào trên thước động trùng với vạch chuẩn, đó là số % của kích
thước.
- Kết quả đo là tổng của 2 phần trên (Hình 1.25)


Hình 1.25: Đọc kích thước pan me
*Ví dụ: Cách đọc panme đo ngồi.

VD 1: (Hình 1.26):
- Dựa vào mép thước động: trên thước chính là 3 mm.
- Dựa vào vạch chuẩn: Vạch 9 của mép thước động trùng với vạch chuẩn.
1 vạch có giá trị l à 0,01 mm, 9 vạch = 0,01 x 9 = 0,09 mm
- Kết quả đo = 3 + 0,09 = 3,09 mm.

Hình 1.26:

VD2: (Hình 1.27; Hình 1.28; Hình 1.29):
- Dựa vào mép thước động : trên thước chính là 3,5 mm.
- Dựa vào vạch chuẩn : 0,06 mm.
- Kết quả đo: 3,5 mm + 0,06 = 3,56 mm
19


Hình 1.27:

Hình 1.28:

Hình 1.29:

1.2.4.2 Pan me đo trong và pan me đo sâu.
Pan me đo trong: Dùng pan me đo trong điều chỉnh hai mỏ đo song song
và trùng tâm với vật cần đo, cách đọc tương tự như pan me đo ngồi nhưng cần
chú ý khi pan me có lắp thêm trục nối thì kết quả phải cộng thêm kích thước
chiều dài trục nối. (Hình 1.30).


Hình 1.30: Panme đo trong

20


Pan me đo lỗ : Dùng pan me đo sâu. Đặt mỏ đo cố định lên mặt lỗ theo
phương đứng điều chỉnh mỏ đo động từ từ đi xuống chạm vào đáy lỗ cần đo.
Đọc trị số kích thước như pan me đo ngoài nhưng cần chú ý là các con số ghi
trên ống trong và ống ngoài đều ngược chiều ghi với pan me đo ngồi.

Hình 1.31: Panme đo độ sâu

1.2.4.3 Pan me có đồng hồ, panme điện tử.
- Pan me có đồng hồ, pan me điện tử : Đọc trị số theo kim chỉ vạch trên
đồng hồ (Hình 1.32 a,b).

a

b
Hình 1.32: Panme trị đồng hồ; panme điện tử

1.2.4.4 Đo kích thước bằng pan me.
a. Kiểm tra pan me
Pan me trước khi đem sử dụng, phải đựơc kiểm tra và điều chỉnh độ chính
xác. Các bước kiểm tra và điều chỉnh độ chính xác như sau:
- Lau sạch pan me, nhất là đầu tiếp xúc của 2 mỏ đo.
- Đóng 2 mỏ đo bằng cách quay ống bao. Khi 2 mỏ đo chạm nhẹ vào nhau
thì quay vít áp lực cho đến khi bánh cóc trượt 2 đến 3 lần.
- Kiểm tra nếu thấy 2 mỏ đo tiếp xúc đều, khơng có khe sáng giữa 2 mỏ đo

đồng thời mép côn của ống bao trùng với vạch số 0 trên thang chia của
thân thước và đường cơ bản trên thân thước với vạch số 0 trên ống bao
thẳng hàng nhau là pan me đảm bảo tiêu chuẩn (Hình 1.33).
21


Hình 1.33: Kiểm tra vạch số 0 của pan me

Nếu kiểm tra như trên mà vạch số 0 chưa chuẩn thì phải điều chỉnh lại:
- Làm sạch mỏ đo.
- Đóng 2 mỏ đo, vặn vít áp lực 2 đến 3 vịng.
- Vặn khố hãm, cố định trục vít me.
- Dùng clê móc vặn , điều chỉnh vạch số 0 về vị trí đúng và hãm chặt lại.
- Nới lỏng khố hãm, thử lại vài lượt để đảm bảo điều chỉnh chuẩn xác
(Hình 1.34).

Hình 1.34 .Hiệu chỉnh vạch số 0 của pan me

b. Đo kích thước ngồi bằng panme.
- Vệ sinh sạch pan me và chi tiết cần đo.
- Khi đo: tay trái cầm pan me vào phần cách nhiệt, vặn cho 2 mỏ đo cách
xa nhau, khoảng cách lớn hơn chi tiết đo. Đưa chi tiết vào giữa 2 mỏ đo, điều
22


chính đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo. Tay phải vặn cho 2
mỏ đo áp sát vào chi tiết tới khi núm xoay trượt 2 đến 3 lần. Đọc ngay trị số kích
thước đo được, trường hợp khơng thể đọc trực tiếp được thì vặn khố hãm cố
định kích thước rồi nhẹ nhàng lấy pan me ra ngồi đọc (Hình 1.35).


Hình 1.35: Kích thước ngồi

- Đối với những chi tiết nhỏ, tay phải cầm pan me cịn tay trái cầm chi tiết
để đo như (Hình 1.36).

Hình 1.36: Đo những chi tiết nhỏ

- Khi đo những chi tiết nhỏ với số lượng nhiều, để tránh ảnh hưởng của nhiệt
của tay người đo làm sai số phép đo, có thể dùng giá đỡ pan me (Hình 1.37).

Hình 1.37: Sử dụng giá đỡ panme

23


c. Đo kích thước trong.

Hình 1.38: Đo lỗ bằng Panme

Để mở rộng phạm vi đo, mỗi pan me đo bao giờ cũng kèm theo những trục
nối có chiều dài khác nhau. Như vậy chỉ dùng một pan me đo trong có thể đo
được nhiều kích thước khác nhau như 75 ÷175mm; 75 ÷ 600mm và 150÷
1250mm. (Hình 1.38)
Cách đọc trị trên panme đo trong cũng giống như panme đo ngoài. Nhưng
cần chú ý khi panme có lắp trục nối thì kết quả đo bằng trị số đọc trên panme
cộng thêm chiều dài trục nối
Khi đo cần chú ý giữ cho pan me ở vị trí cân bằng, nếu đặt lệch kết quả đo
sẽ kém chính xác.Vì khơng có bộ phận giới hạn áp lực đo nên khi đo cần vặn để
tạo nên áp lực đo vừa phải tránh vặn quá mạnh.
24



×