Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TÓM tắt LUẬN văn ths quan ly kinh te hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.32 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày
24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở
giáo dục Đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017. Tuy nhiên, cơ chế
quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập với
những bất cập, hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách, trong huy
động và sử dụng các nguồn lực tài chính từ xã hội hay phân cấp quản
lý giữa các chủ thể tham gia cơ chế quản lý tài chính,... đã ảnh hưởng
không nhỏ tới mục tiêu cũng như hiệu quả hoạt động của các đơn vị.
Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận được
đào tạo và kinh nghiệp thực tiễn trong q trình cơng tác, tơi lựa
chọn đề tài "Hồn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo
dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam" để làm luận văn
thạc sỹ của mình.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu


Cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học
công lập hiện nay đã phù hợp chưa, có điều gì bất cập, các giải pháp
nào được thực hiện để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơ chế quản lý tài
chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở
Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:


+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế
quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học cơng lập thực hiện tự
chủ.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính
tại các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ.
+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ chế quản lý tài
chính tại một số cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở
Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu giới hạn tại 04 trường: Đại học Cơng
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm
thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Điện lực và Đại học Công nghiệp
Dệt may Hà Nội được phê duyệt thực hiện theo Nghị quyết số
77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ; số liệu sử dụng giai
đoạn từ năm 2014 - 2016.
4. Kết cấu của luận văn:

2


Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Đánh giá thực trạng về cơ chế quản lý tài chính
cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam.
- Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính cơ sở giáo dục đại học cơng lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam.
Kết luận

Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu từ trước tới nay, có thể khái quát
như sau:
Một là, nêu lên xu thế, kinh nghiệm tự chủ tại các cơ sở giáo
dục đại học công lập của một số nước, kinh nghiệm ở một số cơ sở
giáo dục đại học công lập Việt Nam; nêu ra một số lý luận về tự chủ,
tự chủ tài chính trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa
học; nêu ra mối quan hệ, điều kiện thực hiện tự chủ, tác động của
chính sách tăng học phí.
Hai là, sơ bộ đánh giá thực trạng, những tác động tích cực
của cơ chế quản lý tài chính như tạo ra cơ sở pháp lý để các trường
thực hiện tự chủ tài chính; giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan
quản lý nhà nước. Đa dạng hóa và tăng nguồn thu sự nghiệp.
Ba là, chỉ ra những vướng mắc, khó khăn liên quan tới cơ
chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập.

3


Bốn là, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp, như duy trì tỷ
lệ chi ngân sách cho giáo dục đại học; đầu tư một số trường đạt
chuẩn quốc tế; thay đổi cách phân bổ ngân sách; thí điểm cơ chế đặt
hàng, “mua” dịch vụ công đối với các ngành học, đẩy mạnh xã hội
hóa, có lộ trình tính đủ chi phí đào tạo đại học theo các mức độ
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu nhìn nhận vấn đề
từ góc độ quản lý nói chung như cơ chế tự chủ, chính sách phân bổ
tài chính cho giáo dục đại học và chính sách học phí, chưa đi sâu

nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học
công lập hiện nay, gồm: cơ chế thu học phí và thu sự nghiệp, cơ chế
quản lý các nguồn thu và cơ chế sử dụng các nguồn thu.
1.2. Cơ sở lý luận của cơ chế quản lý tài chính tại cơ sở
giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam
1.2.1. Khái quát về cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt
Nam
1.2.1.1. Khái niệm và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học
công lập
Trường đại học công lập là trường do chính quyền thành lập
và quản lý. Nguồn kinh phí đảm bảo cho các trường đại học cơng lập
hoạt động phụ thuộc vào chính sách đầu tư tài chính và mức độ xã
hội hóa nguồn lực dành cho giáo dục đại học của mỗi quốc gia.
Vai trò của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống
giáo dục đại học
- Nhà nước thông qua các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
công lập để điều tiết các nguồn lực xã hội sao cho có hiệu quả nhất, từ
đó điều tiết cơ cấu đào tạo nhân lực hợp lý, duy trì và phát triển giáo
dục đào tạo.

4


- Các cơ sở giáo dục đại học công lập là nơi triển khai các
chính sách đầu tư phát triển giáo dục địa học của mỗi quốc gia.
- Các cơ sở giáo dục đại học cơng lập giữ vai trị định hướng
cho hoạt động và sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học của quốc
gia.
- Các cơ sở giáo dục đại học cơng lập có sứ mạng đào tạo,
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và

chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
1.2.1.2. Một số đặc điểm riêng của các cơ sở giáo dục đại học
công lập
Về cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức hoạt động: Trường đại
học cơng lập do chính quyền thành lập nên chịu sự quản lý, kiểm tra,
giám sát về tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính theo quy định của
Nhà nước hoặc chính quyền các cấp.
Về nguồn tài chính và cơ chế quản lý tài chính: Các cơ sở giáo
dục đại học cơng lập cịn có đặc điểm quan trọng là sở hữu thuộc về
Nhà nước. Các trường đại học công lập do Nhà nước thành lập và đầu
tư kinh phí để xây dựng và hoạt động nên tính chất hoạt động của các
trường đại học công lập thường không vì mục đích lợi nhuận.
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của cơ chế tự chủ tài
chính
1.2.2.1. Khái niệm chung về cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế tự chủ tài chính là một văn bản pháp luật chứa đựng
những quy định về quyền tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục đại học
cơng lập. Nó là một tập hợp những quy định nhằm chuyển đổi quyền
hạn ra quyết định về tài chính của nhà nước sang các trường có thể hoạt
động độc lập trong lĩnh vực tài chính.

5


1.2.2.2. Một số đặc điểm của tự chủ tài chính
Tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu: Nguồn thu là
những khoản kinh phí nhà trường nhận được khơng phải hồn trả. Theo
luật pháp, nó được dùng cho việc triển khai hoạt động đào tạo, nghiên
cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường.
Tự chủ trong quản lý chi tiêu: Chi tiêu là chỉ các loại chi phí

phát sinh khi các trường triển khai hoạt động. Yêu cầu chi tiêu tài chính
là các khoản chi của nhà trường phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức
khoa học, hợp lý;
Tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường: Nó
được hiểu là các trường có trách nhiệm tăng cường quản lý, khai thác
và nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng tài sản cho việc thực hiện sứ
mạng, nhiệm vụ được giao, đồng thời góp phần tạo ra nguồn thu cho
nhà trường.
1.2.2.3. Vai trị của cơ chế tự chủ tài chính
Những tác động tích cực
Một là, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở giáo dục
đại học công lập.
Hai là, thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học công lập nâng cao
hiệu quả hoạt động, khuyến khích các trường làm tốt hơn các nhiệm vụ,
sứ mạng của mình, giảm được thời gian và những chi phí vơ ích.
Ba là, thúc đẩy việc tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả
hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Những tác động tiêu cực
Một là, mục tiêu xã hội của giáo dục đại học có thể bị ảnh
hưởng. Nó dễ tạo ra cơ chế khuyến khích các trường bỏ qua trách
nhiệm xã hội, mà chỉ tập trung vào việc cung ứng các dịch vụ đáp ứng

6


cho những người có khả năng chi trả, làm cho người nghèo sẽ mất đi cơ
hội sử dụng dịch vụ giáo dục đại học.
Hai là, có thể xảy ra sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các
trường có cùng ngành nghề, nội dung đào tạo.
Ba là, các trường nhỏ, các trường mới thành lập sẽ gặp khó

khăn.
Bốn là, có thể làm nảy sinh khuynh hướng các trường chạy
theo lợi nhuận, chạy theo nguồn thu dẫn tới vi phạm các quy định, quy
chế giáo dục đại học.
1.2.3. Khái niệm, đặc điểm cơ chế quản lý tài chính cơ sở
giáo dục đại học công lập
1.2.3.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính
Quản lý tài chính
Theo quan điểm của tác giả, có thể nêu khái niệm về cơ chế
quản lý tài chính như sau: Cơ chế quản lý tài chính là tổng hợp các
phương pháp, công cụ phù hợp với pháp luật hiện hành được nhà quản
lý áp dụng để quản lý hoạt động tài chính liên quan đến đối tượng quản
lý trong điều kiện cụ thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra.
1.2.3.2. Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính
- Các cơ sở giáo dục đại học cơng lập là chủ thể vận hành cơ
chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập theo quy định
của lĩnh vực tài chính cơng.
- Cơ chế quản lý tài chính phụ thuộc vào các điều kiện để tổ
chức thực hiện việc quản lý tài chính và phải tuân thủ các quy định
quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước trong phạm vi có liên quan.
1.2.3.3. Nội dung của cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại
học công lập

7


Thứ nhất, cơ chế quản lý nguồn ngân sách nhà nước
Để thực hiện vai trị quản lý, Chính phủ sẽ sử dụng công cụ
ngân sách Nhà nước kết hợp với các phương thức, biện pháp hành
chính khác để tác động đến hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học

công lập nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Thứ hai, cơ chế quản lý nguồn thu ngoài ngân sách cấp
(1) Nguồn thu từ học phí: Hiện nay, tuy cho phép một số cơ sở
giáo dục đại học công lập được tự chủ xây dựng mức thu học phí
nhưng Nhà nước vẫn ban hành quy định mức trần học phí để đảm bảo
lợi ích giữa nhà trường với người học.
(2) Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn, cung
cấp dịch vụ
1.2.3.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện cơ chế quản
lý tài chính: Tính hiệu lực; Tính hiệu quả; Tính linh hoạt; Tính cơng
bằng; Tính ràng buộc về mặt tổ chức; Sự thừa nhận của cộng đồng
1.2.4. Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý tài chính
các cơ sở giáo dục đại học cơng lập thực hiện tự chủ
1.2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Phân bổ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại
học công lập theo sản phẩm đầu ra
Đẩy mạnh tự chủ tài chính, thay đổi cơ chế quản lý tài chính để
đào tạo giáo dục đại học là xu hướng phổ biến ở các nước
1.2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, các trường đại học công lập là hạt nhân cho mục tiêu
nâng cao chất lượng đào tạo.

8


Thứ hai, Nhà nước sử dụng công cụ phân bổ, cấp phát ngân
sách để ưu tiên về cơ chế và đầu tư tài chính cho các cơ sở giáo dục đại
học công lập.
Thứ ba, các cơ sở giáo dục đại học cơng lập được giao quyền
tự chủ tài chính phù hợp với năng lực thực hiện các chương trình đào

tạo chất lượng

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu chung
2.1.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu
Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu được sử dụng trong
toàn bộ các chương của luận văn, được dùng nhiều nhất và tập trung ở
chương tổng quan tài liệu. Phương pháp cụ thể:
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp phân tích và tổng hợp
2.1.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu: sử dụng
các phương pháp toán thống kê nhằm xử lý và phân tích các số liệu,
thơng tin đã thu thập được từ khảo sát, điều tra phỏng vấn.
2.2. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu:
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn là một số trường Đại học cơng
lập được phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo
Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ.
Phương pháp thu thập số liệu

9


Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ
các tài liệu có sẵn như: số liệu từ Báo cáo tài chính năm hàng năm, cơ
chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của các trường đại học
công lập, ...
Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua việc trực tiếp
tham gia kiểm tra cơng tác quản lý tài chính tại các trường cũng như
tham khảo ý kiến của các cấp quản lý, phịng chun mơn, phịng chức

năng của đối tượng nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠ SỞ GI
HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN
TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM
3.1. Khái quát về đề án tự chủ của các trường đại học
theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ
Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của của các trường
với những nội dung chủ yếu sau đây:
Mục tiêu chung: Phát triển các trường thành trường đại học
chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực
và quốc tế.
Về tài chính:
- Nguồn thu từ thu học phí: Trường thực hiện cơ chế thu,
quản lý học phí theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP
ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ
- Nguồn thu sự nghiệp: Trường thực hiện các hoạt động dịch
vụ hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, các nhiệm vụ do Nhà nước
đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện.

10


- Tiền lương và thu nhập: Ngoài tiền lương ngạch, bậc theo
quy định của nhà nước, Trường quyết định mức thu nhập tăng thêm
của người lao động từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi đã
trích lập các quỹ theo quy định;
- Sử dụng nguồn thu: (1) Thực hiện tự chủ và chịu trách
nhiệm trong việc lập kế hoạch và quyết định sử dụng kinh phí từ các
nguồn thu hợp pháp của Trường (2) Sau khi thực hiện bù đắp các chi

phí thường xuyên, phần chênh lệch thu lớn hơn chi cịn lại của
Trường được trích lập các quỹ (3) Khoản thu học phí và các khoản
thu sự nghiệp được gửi tại ngân hàng thương mại; tiền lãi của các
khoản tiền gửi này được sử dụng để lập quỹ học bổng và hỗ trợ sinh
viên của nhà trường.
- Về cơ chế giám sát: (1) Trường có trách nhiệm xây dựng và
công khai phương án tổ chức thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cơ
chế hoạt động trong toàn Trường; (2) Trường sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện các quy chế bảo đảm cơng khai minh bạch; kiện tồn Hội đồng
trường là cấp có thực quyền trong hoạt động quản trị Trường (3) Xây
dựng Quy chế chi tiêu nội bộ.
3.2. Kết quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính các
trường đại học cơng lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam
3.2.1. Khái quát về một số trường đại học công lập thực
hiện tự chủ theo Nghị quyết số 77 của Chính phủ
Năm 2015, có 3 trường trực thuộc và 1 trường thuộc Bộ
Cơng Thương được Chính phủ ra Quyết định phê duyệt Đề án tự chủ
theo Nghị quyết 77, gồm: Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Điện lực và Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

11


3.2.2. Kết quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính trước và
sau khi được phê duyệt Đề án tự chủ theo Nghị quyết số
77/2014/NQ-CP của Chính phủ
3.2.2.1. Về cơ chế thu và quản lý các nguồn thu tài chính
Trong suốt một thời gian dài, các trường đại học công lập
không được tự chủ quản lý các nguồn thu một cách tương xứng, phải

gửi tồn bộ số học phí thu được vào Kho bạc nhà nước. Bên cạnh đó,
việc quy định khung học phí của Nhà nước đối với các trường cơng
lập hiện nay vẫn mang tính là ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các cơ
sở giáo dục công lập, hỗ trợ cho người học. Mức học phí hiện nay
đang áp dụng chỉ là quy định mức đóng góp của người học, vì vậy
thấp hơn nhiều so với chi phí tối thiểu bình qn để đào tạo một sinh
viên, cụ thể được so sánh trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1. So sánh khung học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐCP với chi phí bình qn tối thiểu để đào tạo một sinh viên của Đề án
“Đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo Việt Nam giai đoạn
2008 - 2012” của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đơn vị tính: nghìn đồng/tháng/1 sinh viên
ST
Năm
Năm
Nội dung
T
2010
2011
I. Khung học phí theo Nghị định 49/NĐ-CP
1
Hệ đại học chính quy
290
355
2
Thạc sĩ
435 532,5
3
Nghiên cứu sinh
725 887,5

II
1
2
3
III
1
2
3

Năm
2012

Năm
2014

485
550
727,5
825
1.212,
1.375
5
Chi phí thường xun tối thiểu bình qn 1 sinh viên của Đề án của
Bộ GD&ĐT
Hệ đại học chính quy
900 1.000 1.200
1.300
1.570
Thạc sĩ
1.300 1.530 1.800

1.950
2.350
Nghiên cứu sinh
2.200 2.500 3.000
3.250
3.930
So sánh tỷ lệ % khung học phí theo NĐ 49 với chi phí của Đề án của
Bộ GD&ĐT
Hệ đại học chính quy
32,2
33,5
35
37.3
35
Thạc sĩ
33,5
34,8
35
37,3
35,1
Nghiên cứu sinh
32,9
35,5
35
37,3
34,9

12

420

630
1.050

Năm
2013


Hiện nay, sau khi được phê duyệt Đề án thí điểm theo Nghị
quyết 77, qua tổng hợp tình hình quản lý nguồn thu của 04 trường
gồm: Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH), Đại học Cơng
nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI), Đại học Điện lực
(EPU) và Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HICT), hiệu quả
của cơ chế quản lý tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu như sau:
- Tăng quy mô nguồn thu học phí
Với mức thu học phí tăng, số thu học phí năm học 2015 2016 ở hầu hết các trường đều tăng nên tổng thu học phí, lệ phí của 4
trường đã tăng lên khoảng 9% so với năm học 2014 - 2015.

Hình 3.1. So sánh số thu học phí, lệ phí trước và sau khi thực hiện tự chủ
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các trường năm 2015, năm 2016)

- Thay đổi cơ cấu nguồn thu:
Sau khi Nghị quyết số 77/NQ-CP ra đời, đã phần nào giải
quyết được tồn tại khi cho phép khoản thu học phí và các khoản thu
sự nghiệp khác của trường đại học công lập tự chủ được gửi ngân
hàng thương mại, để các trường có thêm nguồn thu từ lãi tiền gửi
ngân hàng.
- Suất đầu tư của sinh viên được cải thiện
Việc thực hiện theo Đề án tự chủ được Chính phủ phê duyệt
theo Nghị quyết 77 đã tạo điều kiện cho các trường có cơ hội tăng
thêm nguồn thu, mức thu học phí sẽ đảm bảo cân đối thu - chi, chi

phí đầu tư tối thiểu cho 01 sinh viên hàng năm sẽ tăng, cụ thể:
Bảng 3.2. Dự kiến chi phí đầu tư cho 01 sinh viên/năm

13


Đvt: triệu đồng
STT

Nội dung chi

Năm học
2015-2016

Năm học
2016-2017

Năm học
2017-2018

I

Chi thanh toán cá nhân

4,6

5,46

6,1


1

Tiền lương, tiền cơng

3,0

3,58

3,8

2

Phụ cấp lương

0,4

0,55

0,6

3

Các khoản đóng góp

0,3

0,39

0,4


4

Học bổng sinh viên

0,3

0,33

0,4

5

Phúc lợi, khen thưởng

0,6

0,62

0,8

II

Chi cho nghiệp vụ chuyên mơn

3,0

3,38

3,8


1

Chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng

0,3

0,39

0,4

2

Vật tư văn phịng

0,2

0,32

0,4

3

Thơng tin, tun truyền liên lạc

0,2

0,21

0,3


4

Cơng tác phí

0,1

0,19

0,2

5

Chi phí th mướn

0,3

0,35

0,4

6

Chi phí nghiệp vụ chun mơn

1,0

1,12

1,3


7

Chi khác

0,7

0,80

0,9

6,7

7,07

7,5

0,4

0,45

0,6

2
3
4
IV

Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ
Sửa chữa tài sản phục vụ công tác
chuyên môn, bảo dưỡng cơ sở hạ

tầng
Mua sắm tài sản dùng cho công tác chun mơn
Đầu tư phát triển
Chi phí khấu hao tài sản cố định
TỔNG CHI ĐÀO TẠO

1,7
3,1
1,5
14,2

1,9
3,13
1,55
15,91

2,1
3,2
1,6
17,44

V

Đề xuất mức học phí :

14

16

17,5


VI

Bình qn mức thu học phí/tháng

1,4

1,6

1,75

III
1

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động theo Nghị quyết 77/NQ-CP của các trường)
3.2.1.2. Về cơ chế sử dụng các nguồn thu:
Nếu trong năm học 2014 - 2015, chi thường xuyên hoạt động
bộ máy của 4 trường chiếm khoảng 67% thì sau khi được tự chủ về
tài chính, tỷ lệ chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy của các
trường giảm 7,7%, do đó các trường có thể tăng thêm khả năng tích
lũy, tái đấu tư cho cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.

14


Bảng 3.3. So sánh cơ cấu chi của 4 trường
năm học 2014 - 2015 so với năm học 2015 - 2016
Đơn vị tính: đồng
STT


NỘI DUNG CHI

Năm học 2014 - 2015

Năm học 2015 - 2016

I

Chi thanh toán cá nhân

478.131.500

627.880.000

1

Tiền lương

153.378.500

269.325.833

2

Phụ cấp lương

80.219.333

140.864.167


3

Các khoản đóng góp

33.850.667

31.890.833

4

Học bổng sinh viên

4.662.167

7.865.000

206.020.833

177.934.167

91.080.000

124.895.833

23.074.333

47.886.667

5

II
1

Các khoản thanh tốn khác
cho cá nhân
Chi cho nghiệp vụ chun
mơn
Chi thanh tốn dịch vụ cơng
cộng

2

Vật tư văn phịng

5.008.667

17.994.167

3

Thơng tin, tun truyền liên
lạc

3.866.500

13.786.667

4

Cơng tác phí


5.512.833

11.064.167

5

Chi khác

53.617.667

34.164.167

Chi mua sắm, sửa chữa
TSCĐ

274.136.500

506.550.000

1

Sửa chữa tài sản

113.655.667

56.384.167

2


Mua sắm tài sản dùng cho
công tác chuyên môn

51.144.500

144.164.167

3

Đầu tư phát triển

0

210.833.333

4

Chi phí khấu hao TSCĐ

109.336.333

95.168.333

TỔNG CHI ĐÀO TẠO

843.348.000

1.259.325.833

III


(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt
động theo Nghị quyết 77/NQ-CP của các trường)

Về việc sử dụng các quỹ, năm học 2015 - 2016, có sự thay
đổi rõ rệt về chi hỗ trợ sinh viên, tăng từ hơn 1% lên gần 7%, tỷ lệ
chi thu nhập tăng thêm trong cơ cấu chi từ các quỹ tăng khoảng 12%
so với năm trước, tính trên tổng quỹ của tất cả các trường.

15


Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng các quỹ của 4 trường tự chủ
năm học 2015 - 2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các trường năm 2015, năm 2016)

- Số lượng, chất lượng bài báo, cơng trình nghiên cứu khoa
học
Ngồi ra, một dấu hiệu nữa, tuy nhỏ nhưng đã thể hiện sự
chuyển biến tích cực trong cơ cấu chi là tỷ lệ chi cho nghiên cứu
khoa học đã tăng từ 0,2% lên gần 1% trong năm qua.

Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ (CGCN) của các trường trước và sau khi thực hiện tự chủ
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động theo Nghị quyết 77/NQ-CP của các trường)
Năm học 2014 - 2015
Số hợp
đồng
CGCN

từ kết
quả
nghiên
cứu

Số cơng trình khoa học cơng bố từ kết quả
đề tài nghiên cứu

Trường

Phát
minh
sáng
chế

Số hợp
đồng
CGCN

Bài
đăng
trong
nước

Bài đăng
quốc tế
thuộc hệ
thống
ISI &
scopus


Bài
đăng
Hội
thảo
quốc
tế

16

Tỷ lệ
chi
NCKH
so với
tổng chi
(%)

Tỷ lệ thu từ
NCKH
&
CGCN
trên tổng thu
(%)


IUH

1

57


115

HUFI

0

0

4

EPU

7
5

68

2

2

1,34

1

0,59

0.74


0.38

1,64

Tỷ lệ
chi
NCKH
so với
tổng chi
(%)

Tỷ lệ thu từ
NCKH
&
CGCN
trên tổng thu
(%)

33

HICT

Năm học 2015 - 2016
Số hợp
đồng
CGCN
từ kết
quả
nghiên
cứu


Số cơng trình khoa học cơng bố từ kết quả
đề tài nghiên cứu

Trường

Bài
đăng
trong
nước

Bài đăng
quốc tế
thuộc hệ
thống
ISI &
scopus

Phát
minh
sáng
chế

Số hợp
đồng
CGCN

IUH

0


61

188

40

HUFI

0

0

100

10

EPU

1

HICT

9

Bài
đăng
Hội
thảo
quốc

tế

111

11

5,1

2,1

4

0,61

2,11

0.24

1,57

2

3

16
1

1

3.3. Đánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính

cơ sở giáo dục đại học cơng lập thực hiện tự chủ:
3.3.1. Tính hiệu lực của cơ chế quản lý tài chính
Về mục tiêu cũng như quy trình, thủ tục liên quan tới quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong Nghị quyết 77 phần nào đã đảm
bảo sự công khai, minh bạch, thừa nhận các trường. Tuy nhiên, hiệu
lực triển khai của Nghị quyết 77 trong thực tế cũng cịn có những bất
cập nhất định, bao gồm:

17


Một là, tính đồng bộ với các cơ chế chính sách khác chưa
cao, các quy định hướng dẫn thực hiện còn chồng chéo.
Hai là, về bản chất, Nghị quyết mới chỉ giao một phần quyền
tự chủ tài chính cho các trường trong tổ chức chi, các trường.
3.3.2. Tính hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính
Việc ban hành mức thu theo lộ trình tăng từng năm như đã
nêu cịn giúp các trường tăng thêm khả năng tích lũy của trường,
nâng cao đời sống cho tập thể giảng viên, cán bộ cơng nhân viên
đồng thời có tích lũy để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, nghiên cứu
khoa học.
Bảng 3.5. Dự kiến thu - chi giai đoạn 2017 - 2020
Đơn vị tính: triệu đồng
ST
T

NỘI DUNG CHI

Năm học
2017 - 2018


I

TỔNG THU
Chi thanh tốn cá nhân

1.599.846
830.371

1

Tiền lương

356.183

406.049

2

Phụ cấp lương

186.293

212.374

3

Các khoản đóng góp

42.176


48.080

4

Học bổng sinh viên

10.401

11.858

235.318

268.262

5
II
1

Các khoản thanh tốn khác cho
cá nhân
Chi cho nghiệp vụ chun mơn
Chi thanh tốn dịch vụ cơng
cộng

137.697

Năm học
2018 - 2019
1.839.823

946.623

156.975

52.795

60.187

2

Vật tư văn phịng

19.839

22.616

3

Thơng tin, tun truyền liên lạc

15.200

17.328

4

Cơng tác phí

12.198


13.906

5

Chi khác

III
1

Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ
Sửa chữa tài sản

37.665
593.314
68.225

18

42.938
676.378
77.776

Năm học
2019 - 2020
2.115.797
1.088.617
466.95
6
244.23
0

55.29
2
13.63
6
308.50
2
180.521
69.21
5
26.00
8
19.92
7
15.99
2
49.37
9
777.834
89.44
3


2

Mua sắm tài sản dùng cho công
tác chuyên môn

175.082

199.593


3

Đầu tư phát triển

250.822

285.937

4

Chi phí khấu hao TSCĐ

IV
V

TỔNG CHI ĐÀO TẠO
Chênh lệch thu - chi

99.185
1.561.382
38.464

113.071
1.779.976
59.847

229.53
2
328.82

8
130.03
2
2.046.972
68.824

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động theo Nghị quyết 77/NQ-CP của các trường)
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các trường chỉ thu học phí bằng
khoảng 90% so với nhu cầu tối thiểu để duy trì hoạt động và bằng
khoảng 70% so với mức thu quy định, chưa sử dụng hết quyền thu
học phí của mình, một phần do yếu tố đầu vào đang có sự cạnh tranh
giữa các trường cùng khối ngành và phản ứng tiêu cực của người học
do đã quen với sự bao cấp của Nhà nước.
3.3.3. Tính linh hoạt của cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế quản lý tài chính theo Nghị quyết 77 đã tạo điều kiện
cho các trường chủ động phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính cho
các nhiệm vụ cấp bách, thiết thực hơn như đầu tư đổi mới nội dung,
chương trình, giáo trình giảng dạy; mua vật tư hàng hóa phục vụ thí
nghiệm, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho
người học… Bên cạnh những thuận lợi thì cơ chế quản lý tài chính
vẫn có những điểm chưa linh hoạt như các trường vẫn phải chịu sự
quản lý, kiểm sốt của nhiều cơ quan chức năng.
3.3.4. Tính cơng bằng của cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế quản lý tài chính đã làm cho các đối tượng tham gia
vào giáo dục đại học với vị trí ngang bằng hơn. Tuy nhiên, thực tiễn
cho thấy cơ chế quản lý tài chính hiện hành chưa đảm bảo sự cơng
bằng cho cán bộ công nhân viên và các trường tham gia thực hiện.
Nó được thể hiện như sau:


19


Thứ nhất, mức học phí chưa tương xứng với nhu cầu đạo tạo
dẫn tới chưa bù đắp đủ chi phí hoạt động thường xuyên.
Thứ hai, cơ chế quản lý tài chính chưa tạo sự cơng bằng
trong chính sách tuyển sinh và tăng lương tối thiểu cho cán bộ công
nhân viên.
Thứ ba, phân bổ NSNN chưa gắn với cơ cấu ngành nghề,
nhu cầu đào tạo và chưa tạo ra sự công bằng xã hội.
Thứ tư, trong cơ chế quản lý tài chính chưa có chế tài xử lý,
gắn trách nhiệm giải trình tài chính của các trường và các cơ quan
chức năng nhà nước.
3.3.5. Tính ràng buộc về mặt tổ chức của cơ chế tự chủ
tài chính
Cơ chế quản lý tài chính đã tạo động lực cho các trường phải
liên tục phấn đấu vươn lên về mọi mặt bằng cách tiết kiệm, sử dụng
các nguồn lực một cách hiệu quả, đúng mục tiêu, mục đích đã xác
định. Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính hiện hành chưa quy định
các trường phải tự xây dựng đăng ký mức phấn đấu và có cam kết
với các cơ quan quản lý nhà nước về đảm bảo cơ cấu tổ chức bộ máy.
3.3.6. Sự thừa nhận của cộng đồng
Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính thực sự đã đem lại
những quyền lợi mới cho các cơ sở giáo dục đại học công lập và cả
cộng đồng xã hội cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong thực tiễn, nó đã được các trường và cả xã hội thừa nhận như
một xu thế tất yếu khách quan.
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠ CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
CÔNG LẬP THỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM


20


4.1. Quan điểm, định hướng của việc thực hiện cơ chế tự
chủ tài chính các trường đại học cơng lập Việt Nam
4.1.1. Nhà nước cần tạo ra cơ chế quản lý tài chính phù hợp
thực tế, phù hợp năng lực phát triển của các cơ sở giáo dục đại học
công lập
4.1.2. Đổi mới nhận thức về vai trò, địa vị pháp lý, môi
trường hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN.
4.1.3. Nâng cao nhận thức vai trò quản lý của Nhà nước
trong việc tạo nguồn tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học công
lập hoạt động và nâng cao chất lượng đào tạo.
4.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ
sở giáo dục đại học cơng lập ở Việt Nam
4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao tính hiệu lực của cơ chế
quản lý tài chính
Các cơ quan chức năng rà sốt, xây dựng, ban hành các văn
bản pháp lý giao quyền quản lý tài chính
Nâng cao tính cơng khai, minh bạch hóa của cơ chế quản lý
tài chính trong các hoạt động nội bộ nhà trường.
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao tính hiệu quả của cơ chế
quản lý tài chính
Nhà nước cần ban hành văn bản quy định bắt buộc phân tích
tài chính, phân tích các hoạt động của nhà trường theo các tiêu chí
xác định.
4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao tính linh hoạt của cơ chế
quản lý tài chính


21


Một là, khi đã có các quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ
thì cho phép các trường được chi những khoản chi cao hơn định mức
quy định của Nhà nước.
Hai là, cần giảm bớt sự kiểm soát chi của kho bạc.
Ba là, ngân sách cấp cho các trường theo chế độ khoán và
hậu kiểm theo phương thức thanh tra, kiểm tốn định kỳ;
4.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao tính cơng bằng của cơ chế
quản lý tài chính
Thứ nhất, học phí thấp hoặc được miễn học phí chỉ nên áp
dụng cho các ít được người học quan tâm ...
Thứ hai, gia tăng học phí kết hợp với mở rộng các chính sách
hỗ trợ. Trong đó, cho phép các trường tính đủ học phí theo chi phí
đào tạo.
4.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao tính ràng buộc tổ chức của
cơ chế quản lý tài chính
Một là, về mặt pháp luật, các trường được quyền thiết lập,
quyết định các mức học phí đối với từng chương trình đào tạo, được
quyền hợp tác theo khuôn khổ pháp luật.
Hai là, các cơ sở giáo dục đại học công lập cần thành lập Hội
đồng trường theo đúng nghĩa là một Hội đồng có quyền lực cao nhất
trong nhà trường với đầy đủ các thành viên độc lập bên ngoài thay
cho Hội đồng trường mang kiểu hành chính nội bộ như hiện nay
Ba là, Nhà nước nên có quy định bắt buộc các trường phải
đăng ký các chỉ tiêu tài chính thực hiện cho từng năm, từng thời kỳ.
Bốn là, các cơ sở giáo dục đại học công lập cần xây dựng
được quy chế chi tiêu nội bộ với các tiêu chí rõ ràng về quyền lợi,


22


nghĩa vụ cho cá nhân, tập thể chủ động hoàn thành và nâng cao chất
lượng nhiệm vụ được giao với chi phí thấp nhất.
4.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao sự đồng thuận của cộng
đồng xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hoàn thiện và tổ chức thực hiện
kiểm định chất lượng, xếp hạng các trường để mỗi trường phải tự
giác nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; đáp ứng yêu cầu của sinh
viên và toàn xã hội.
4.3. Một số điều kiện để thực hiện giải pháp
Thứ nhất, đó là giám sát, kiểm tra, khơng kiểm sốt từng
hoạt động riêng lẻ của nhà trường.
Hai là, việc tăng học phí ở bậc giáo dục đại học là một tất
yếu khách quan nhằm giảm bớt sự bao cấp của ngân sách cho bậc
học này, nó cũng là giải pháp để Nhà nước có thể tập trung chăm lo
cho giáo dục phổ thơng.
Ba là, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phải dựa vào năng
lực quản lý, chất lượng nhà trường.

KẾT LUẬN

23


Việc hồn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo
dục đại học công lập đang là yêu cầu cần thiết được đặt ra
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Đồng thời, nó góp

phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính cơng ở nước ta.
Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu, luận án đã giải quyết những nội dung cơ bản đã đặt
ra:
1. Đã bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ bản
chất, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài
chính; tổng kết bài học kinh nghiệm của một số nước về cơ chế
quản lý tài chính; đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ hồn
thiện cơ chế quản lý tài chính.
2. Phân tích thực trạng Nghị quyết 77 của Chính phủ và
tác động của Nghị quyết 77 đến hoạt động giáo dục đại học của
các trường. Cụ thể, Nghị quyết tạo tiền đề thúc đẩy sự đa dạng
hóa hoạt động, đa dạng hóa nguồn thu, các trường nâng cao
được hiệu quả sử dụng nguồn tài chính để tăng thu nhập cho
cán bộ công nhân viên. Luận văn cũng chỉ ra những điểm còn
hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính cần được thay đổi, hồn
chỉnh hơn.
3. Luận văn đưa ra các nhóm giải pháp hồn thiện cơ chế
quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học cơng lập, phù hợp với
hồn cảnh của Việt Nam nhằm tăng tính tự chủ, tăng trách
nhiệm giải trình của các nhà trường trước Nhà nước, người học
và cộng đồng xã hội.

24



×