Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Chiến lược xúc tiến thương mại du lịch tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.97 KB, 67 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


QUẢN TRỊ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO
DU LỊCH TỈNH GIA LAI
PHÂN KHÚC KHÁCH DU LỊCH
GIẢNG VIÊN: TS. AO THU HỒI
NHĨM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Nguyễn Thanh Hân
Nguyễn Thuỵ Hà My
Đỗ Huỳnh Hiếu Thảo
Bùi Hùng Hiếu
Tân Mỹ Huệ
Nguyễn Quang Thái

HỒ CHÍ MINH 2020


MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TỈNH GIA LAI..................................................................6
1.1.

Giới thiệu sơ lược............................................................................................6

1.2.

Các đặc điểm nổi bật........................................................................................6



1.2.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................6
1.2.2. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................6
1.2.3. Giao thông...........................................................................................................7
1.2.4. Y tế......................................................................................................................7
1.2.5. Du lịch.................................................................................................................7
1.3.

Đối thủ cạnh tranh...........................................................................................8

1.3.1. Tỉnh Kontum.......................................................................................................8
1.3.2. Tỉnh Đắk Lắk......................................................................................................9
1.3.3. Tỉnh Lâm Đồng.................................................................................................10
1.4.

Phân tích ma trận SWOT...............................................................................11

1.5.

Dự báo về phát triển Gia Lai..........................................................................13

1.6.

Mục tiêu đề ra................................................................................................13

1.7.

Phân tích thị trường.......................................................................................14

1.7.1. Chân dung khách hàng......................................................................................14

1.7.2. Các tổ chức liên kết...........................................................................................16
PHẦN 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO DU
LỊCH TỈNH GIA LAI – PHÂN KHÚC KHÁCH DU LỊCH.......................................18
2.1.

Chương trình quảng cáo....................................................................................18

2.1.1.

Xác định mục tiêu.......................................................................................18

2.1.1.1. Mục tiêu thông tin..........................................................................................18
2.1.1.2. Mục tiêu xây dựng nhận thức.........................................................................18
2.1.1.3. Mục tiêu nhắc nhở..........................................................................................18
2.1.2.

Thông điệp truyền thông............................................................................19

2.1.2.1. Thông điệp.....................................................................................................19
2.1.2.2. Đối tượng.......................................................................................................19


2.1.3.

Phương tiện quảng cáo...............................................................................19

2.1.3.1. Giai đoạn tiếp xúc..........................................................................................19
2.1.3.2. Giai đoạn đẩy mạnh........................................................................................20
2.1.3.3. Giai đoạn hành động......................................................................................21
2.1.4.


Ngân sách dự kiến......................................................................................22

PHẦN 3: HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ VỚI CÔNG CHÚNG........................................24
3.1.

Đối tượng quan hệ công chúng......................................................................24

3.1.1. Khách du lịch....................................................................................................24
3.1.2. Các tổ chức du lịch............................................................................................25
3.1.3. Chính quyền địa phương...................................................................................25
3.1.4. Cộng đồng dân cư.............................................................................................26
3.1.5. Giới truyền thông..............................................................................................27
3.1.6. Các cấp lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của tỉnh Gia Lai..............................28
3.2.

Xác định các công cụ PR...............................................................................28

3.2.1. Tin tức...............................................................................................................28
3.2.2. Tổ chức sự kiện.................................................................................................29
3.2.3. Ấn phẩm truyền thông.......................................................................................29
3.2.4. Xây dựng fanpage.............................................................................................30
3.3.

Ngân sách dự kiến.........................................................................................30

PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC KÍCH THÍCH DU LỊCH GIA LAI.....................................33
4.1.

Mục tiêu kích thích tiêu thụ...........................................................................33


4.2.

Phương tiện kích thích tiêu thụ......................................................................33

4.2.1. Tài trợ cho các cơng ty du lịch, vé máy bay, vé xe............................................33
4.2.2. Tài trợ cho các trường học.................................................................................34
4.2.3.Tài trợ cho ca sĩ quay MV ca nhạc từ đó thơng qua quảng bá các địa danh......34
4.3.

Ngân sách dự kiến.........................................................................................35

PHẦN 5: MARKETING TRỰC TIẾP........................................................................37
5.1.

Xác định mục tiêu marketing trực tiếp...........................................................37

5.2.

Phương diện marketing trực tiếp....................................................................37


5.3.

Ngân sách dự kiến.........................................................................................39

PHẦN 6: KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI...........................................................................................................40
6.1.


Kế hoạch ngân sách.......................................................................................40

6.2.

Đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại.......................................................43

6.2.1.=Đánh giá chương trình xúc tiến thương mại.....................................................43
6.2.2. Đánh giá hoạt động quan hệ cơng chúng...........................................................45
6.2.3. Đánh giá hoạt động kích thích tiêu thụ..............................................................45
6.2.4Đánh giá tác động hoạt động Marketing trực tiếp...............................................46
PHẦN 7: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DỰ ÁN XÚC TIẾN DU LỊCH TỈNH GIA LAI
2020............................................................................................................................ 48
7.1.

Rủi ro về tài chính..........................................................................................48

7.2.

Các rủi ro từ nền kinh tế thị trường................................................................48

7.2.1. Khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu..........................................................48
7.2.2. Dịng vốn đầu tư vào Việt Nam khơng ổn định.................................................49
7.2.3. Khơng kiểm sốt được lạm phát và lãi suất.......................................................49
7.2.4. Tình hình dịch bệnh khơng thể dự đoán được trước..........................................50
7.3.

Rủi ro về khách hàng.....................................................................................51

7.4.


Rủi ro về truyền thông...................................................................................51

7.4.1. Rủi ro truyền thông...........................................................................................51
7.4.2. Rủi ro khi truyền thông mạng xã hội.................................................................52
7.4.3. Một số nguyên tắc khi xử lý khủng hoảng truyền thông...................................52
7.4.4. Các bước xử lý khủng hoảng truyền thông cho Gia Lai....................................53
7.5.

Rủi ro về nhân sự...........................................................................................54

PHẦN 8: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.......................................................................58
8.1.

Nhiệm vụ cụ thể.............................................................................................58

8.1.1 Tập trung đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch.......................58
8.1.2. Duy trì các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao thường xuyên nhằm thu hút khách
đến tham quan.............................................................................................................60
8.1.3. Công tác quy hoạch...........................................................................................61


8.1.4. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển du lịch; đẩy mạnh hoạt động
xúc tiến đầu tư.............................................................................................................61
8.1.5. Đầu tư phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch...................62
8.1.6. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch..................................................62
8.1.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức về du lịch đối
với các cấp, ngành, địa phương...................................................................................64
8.2.

Tổ chức thực hiện..........................................................................................64


8.3.

Tiến độ triển khai các hoạt động....................................................................68


PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TỈNH GIA LAI
1.

Giới thiệu sơ lược
Nếu có dịp đặt chân tới vùng Tây Nguyên, du khách không nên bỏ lỡ phố núi

Gia Lai - mảnh đất vừa hoang dã, hùng vĩ, lại vừa trù phú và nhộn nhịp. Thành phố
Pleiku - trung tâm phát triển của tỉnh Gia Lai - nhìn từ trên cao. Pleiku là thành phố
quan trọng nhất vùng phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông quan trọng
xuyên suốt đất nước. Nhờ thiên nhiên phong phú, đa dạng, bản sắc dân tộc đậm đà,
nên tạo điều kiện cho phố núi này có tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ.
2.

Các đặc điểm nổi bật

1.1.1. Vị trí địa lý
Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung
bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Phía đơng của tỉnh giáp với các tỉnh là
Quảng Ngãi, Bình Định và Phú n. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia,
có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc
của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum. Hiện nay tỉnh Gia Lai có hơn 8 dân tộc cùng sinh sống,
chiếm nhiều nhất là người Kinh với 52,5%. Vùng trung tâm tỉnh Gia Lai như thành
phố Pleiku là nơi người Kinh tập trung đơng nhất (87,5%).
1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình tồn tỉnh có hướng thấp dần từ bắc xuống nam, thoải dần từ đỉnh (là
trục quốc lộ 14) sang hai phía đông và tây với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng
xen kẽ nhau khá phức tạp. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là địa hình
đồi núi, cao ngun và thung lũng. Trong đó, Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và
quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao
nguyên Pleiku. Địa hình thứ hai là địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên tồn
tỉnh, phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh, bề mặt các dạng địa hình
khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác
có núi. Địa hình thứ ba là Các vùng trũng, những vùng này sớm được con người khai
thác để sản xuất lương thực. Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía đơng của tỉnh.


Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa
lớn, khơng có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng
10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 25 độ
C
1.1.3. Giao thông
Giao thông Gia Lai khá thuận lợi khơng những về đường bộ mà cịn cả đường
hàng khơng (sân bay Pleiku). Tỉnh có Quốc lộ 14 nối các tỉnh Đắk Lắk, Kontum thông
đến Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh đã rút ngắn
khoảng cách từ Gia Lai đến các trung tâm du lịch cả nước.
1.1.4. Y tế
Những năm gần đây hệ thống y tế Gia Lai từng bước được cải thiện và nâng
lên về mặt chất lượng với các bệnh viện lớn. Việc cung ứng các dịch vụ y tế được mở
rộng, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh và hưởng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe ngày càng tang. Theo số liệu thống kê từ Sở Y tế, tỉnh Gia Lai có 5
bệnh viện, 2 chi cục (là Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và An tồn Vệ sinh Thực
phẩm), 7 trung tâm y tế dự phòng, trường trung cấp y tế, trung tâm giám định sức
khỏe và ban quản lý dự án đầu tư Chuyên ngành Y tế.

1.1.5. Du lịch
Tiềm năng du lịch của Gia Lai rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có
nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động
thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi
tiếng, ngoài ra có chùa Minh Thành (Gia Lai). Nhiều đồi núi như cổng trời Mang
Yang, đỉnh Hàm Rồng, thác Hang Dơi và thác K50 (Huyện Kbang). Các cảnh quan
nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp với tuyến đường rừng,
có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sơng, cưỡi voi xun rừng,v.v…
Ngồi ra, Gia Lai cịn có nền văn hố lâu đời của đồng bào dân tộc, chủ yếu là
dân tộc Giarai và Bana thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội
truyền thống, qua y phục và nhạc cụ.v.v..


Các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số như Cồng chiêng, Đàn đá, Đàn
K'ni, K'lông pút, Đàn Goong, T'rưng, Alal...Các lễ hội như Lễ hội đâm trâu, Lễ ăn
cơm mới, Lễ bỏ mả... Ngồi ra, Tỉnh cịn có các món đặc sản như Rượu cần, Cơm
cháy - Rượu nếp, Phở khô (Loại phở hai tô) và điêu khắc nổi tiếng là Tượng nhà mồ.
Đặc biệt, tỉnh Gia Lai được đầu tư cho một trang website, có thể xem là công cụ hỗ
trợ du lịch đắc lực. Trên website có đầy đủ các thơng tin phục vụ cho du lịch như địa
điểm du lịch, di tích văn hố, gợi ý các nơi lưu trú, mua sắm, ăn uống tại Gia Lai,..
3.

Đối thủ cạnh tranh

1.1.6. Tỉnh Kontum
Ưu điểm
-

Theo thống kê về y tế năm 2011, hệ thống y tế tại Kontum được cải thiện và nâng
cấp nhiều. Trên địa bàn tồn tỉnh Kon Tum có 121 cơ sở khám chữa bệnh trực

thuộc Sở Y tế. Trong đó có 4 Bệnh viện, 13 Phòng khám đa khoa khu vực, 97
Trạm Y tế phường xã, và 1 Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng. Tồn tỉnh
có 1770 giường bệnh và 354 bác sĩ, 350 y sĩ, 694 y tá. Y tế sẽ được cung cấp đầy
đủ, tạo sự an tâm cho khách du lịch.

-

Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên, hoang sơ như hồ Ya ly, rừng thông Măng
Đen, khu bãi đá thiên nhiên, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tơ và các khu
rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch
cảnh quan, an dưỡng.

-

Thành phố có đường bộ thuận tiện là hai trục huyết mạch kết nối vùng miền là
Quốc lộ 14 đi các tỉnh Bắc - Nam, và quốc lộ 24 đi tỉnh Quảng Ngãi cũng như
duyên hải Nam Trung Bộ. Ngồi ra, thành phố cịn có tỉnh lộ đường 675 kết nối
huyện Sa Thầy, đường 671 đi xã Đăk Cấm và huyện Đắk Hà
Khuyết điểm

-

Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích tồn tỉnh, bao
gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên xen kẽ nhau phức tạp, khó đi


-

Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Trong đó, mùa
mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3

năm sau. Mùa mưa kéo dài nhiều tháng (từ 5-7 tháng) nên gây cản trở du lịch

-

Đường hàng khơng tại Kontum đã khơng cịn hoạt động từ năm 1975. Hiện tại chỉ
có sân bay Pleiku cách trung tâm thành phố khoảng 43 km là sân bay gần nhất, đáp
ứng được nhu cầu di chuyển tới các thành phố lớn trong nước.

1.1.7. Tỉnh Đắk Lắk
Ưu điểm
-

Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đơng nam sang tây bắc: nằm ở phía tây
và cuối dãy Trương Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng
phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dịng sơng chính. Thuận tiện và đi lại
dễ dàng

-

Đắk Lắk là trung tâm về Y tế vùng Tây Nguyên. Với một số bệnh viện lớn cấp
Vùng như Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên với quy mô 800 giường bệnh nội
trú

-

Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng
kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân
tộc trong tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông
Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên Chư Yang Sin, Easo


-

Tỉnh Đắk Lắk có Sân bay Bn Ma Thuột và đường bộ thuận tiện. Sân bay tuyến
từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đà Nẵng, Vinh, Hải Phịng, Thanh Hóa, Cần Thơ. Có quốc lộ 14 chạy qua nối với
thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí
Minh qua Bình Phước và Bình Dương...Song song với biên giới Campuchia có
quốc lộ 14C. Quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với tỉnh Lâm Đồng. Quốc
lộ 26 từ Đắk Lắk đi Tỉnh Khánh Hòa, nối với quốc lộ 1A tại thị trấn Ninh Hoà,
huyện Ninh Hồ, Tỉnh Khánh Hịa. Quốc lộ 29 nối thị xã Buôn Hồ với tỉnh Phú
Yên tại cảng Vũng Rô.


Khuyết điểm
-

Khí hậu tồn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu
nắng nóng, khơ hanh về mùa khơ, vùng phía đơng và phía nam có khí hậu mát mẻ,
ơn hồ. thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Diễn biến 2
mùa cũng rất phức tạp và khó đoán.

-

Thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2017, các lực lượng
chức năng đã phát hiện, xử lý 1.407 vụ phá rừng. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến nạn phá rừng là do chính quyền địa phương có rừng chưa thực hiện đầy đủ
trách nhiệm được giao trong quản lý bảo vệ rừng. Dẫn đến việc các cảnh đẹp về
rừng bị tàn phá dữ dội.


1.1.8. Tỉnh Lâm Đồng
Ưu điểm
-

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đồng thời là
tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía
nam. Thuận lợi phát triển du lịch

-

Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25 độ C, thời tiết ơn hịa và mát
mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm

-

Mặc dù địa hình chủ yếu là đèo, núi, tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ vẫn
phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh. Các tuyến đường Quốc lộ tại Lâm Đồng
như Quốc lộ 20, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55, Quốc lộ 27. Đường hàng khơng thì tỉnh
có sân bay Liên Khương, với các hãng Vietnam Airlines, Air Mekong và Vietjet
Air có các chuyến bay thẳng nối Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tới
Sân bay quốc tế Liên Khương, nằm ở ngoại ơ thành phố Đà Lạt.

-

Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại huyện Đức Trọng
và những thắng cảnh thiên nhiên tại Đà Lạt như Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương.
Khuyết điểm


-


Trong thời gian gần đây từ năm 2017, do không được quan tâm bảo trì đúng mức
và lượng khách hàng đổ đến khơng kiểm sốt dẫn đến cảnh quan nhiều thắng cảnh
đang bị phá hủy và xuống cấp trầm trọng.

-

Có mật độ sơng nhiều, nhưng vì tốc độ chảy khá cao, ngắn và dốc nên không thuận
lợi cho giao thông đường thuỷ

4.

Phân tích ma trận SWOT

 Strength (điểm mạnh)
S1: Có nhiều cảnh quan đẹp, hoang sơ đến từ tự nhiện hoặc được nhân tạo
S2: Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 25 độ C
S3: Văn hoá truyền thống, lâu đời vẫn giữ được nguyên vẹn đến ngày nay.
S4: Giao thông Gia Lai khá thuận lợi không những về đường bộ mà cịn cả đường
hàng khơng. Giai đoạn 2017 - 2019, tổng số vốn đầu tư hạ tầng du lịch là 139,9 tỷ
đồng, tập trung vào những điểm du lịch trọng yếu.
S5: Website Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai luôn được cập nhật thông tin mới,
đầy đủ (đường dẫn trang web là và trang thông tin điện tử
dulichpleiku.gialai.gov.vn hoạt động được 04 năm, kết nối với các trang du lịch của
Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hịa, Đà Nẵng, Đăk
Lăk, Bình Định... nhằm hỗ trợ trong công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch.
S6: Tỉnh Gia Lai có hơn 8 dân tộc cùng sinh sống, chiếm nhiều nhất là người Kinh
với 52,5%
 Weakness (điểm yếu)
W1: Địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp

W2: Có độ ẩm, lượng mưa lớn, tháng mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11
W3: Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum, bị kẹp
giữa 2 tỉnh được khá nhiều người ưa chuộng đi đến
W4: Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch của tồn dân cịn yếu
W5: Các sự kiện văn hoá, du lịch của các địa phương quy mơ nhỏ, thiếu tính
chun nghiệp nên ảnh hưởng khơng đáng kể đến hoạt động du lịch, chủ yếu phục vụ
khách địa phương, chưa thật sự hấp dẫn khách du lịch.
 Opportunities (cơ hội)


O1: Tuy tình hình Covid 19 đang cịn phức tạp nhưng tại Việt Nam, du lịch trong
nước phát triển vẫn ổn định và được ưa chuộng nhiều hơn. Có 89% người chọn du
lịch nội địa và trong đó có 41,2% người được hỏi là đã sẵn sàng đi du lịch vào thời
điểm này (Nguồn: Dân trí)
O2: Hơn 78% người thích đi du lịch bằng hình thức tự túc hơn, đây là sự thay đổi
mạnh mẽ nhất nhờ sự tác động của “phong trào” du lịch giá rẻ với những kinh nghiệm
chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội. (Nguồn: Qandme)
O3: 56% người lựa chọn du lịch thiên nhiên, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng. Thích đến
các nơi có khi hậu ơn hồ, mát mẻ và an toàn (Nguồn: Thanh Niên)
O4: Du khách có xu hướng chuyển từ tìm kiếm những điểm du lịch nổi tiếng sang
các điểm ít người biết, nhiều cảnh quan tự nhiên như núi, biển hơn là các thành phố
lớn (Nguồn: Agoda)
O5: Ngày 22 tháng 01 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
147/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với việc
tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
 Threats (Thách thức)
T1: Dịch vụ hay sản phẩm du lịch cịn kém, đơn điệu và bị trùng lặp. Có khảo sát
cho rằng các khách nội địa có 39% đến thăm lần đầu, 24% đến thăm lần thứ hai và chỉ
có 13% đến thăm lần thứ 3 vì tại địa điểm du lịch còn nhiều vấn nạn xã hội như móc
túi, cướp giật, thét giá, quảng cáo trá hình,.. (Nguồn: Ivivu)

T2: Cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều như đường phố chất lượng thấp, giao
thông ùn tắc, không có nhiều khách sạn cao cấp hay khu vui chơi tích hợp..
T3: Ở Việt Nam hiện nay đang gặp một hiện trạng là các chủ đầu tư chỉ muốn đầu
tư là thực hiện chứ ít quan tâm đến việc làm như thế có giữ được cảnh quan và chiếm
được cảm tình du khách
5.

Dự báo về phát triển Gia Lai
Khoảng 2 năm trở lại đây, Gia Lai đang khẳng định vị thế của một điểm đến

đặc biệt hấp dẫn du khách nhờ thảm thiên nhiên phong phú với những cánh rừng
nguyên sinh, hệ thống sông – hồ hùng vĩ được mệnh danh là tuyệt cảnh giữa đại ngàn
Tây Nguyên. Theo báo cáo của cục du lịch, tổng lượt khách du lịch đến Gia Lai 9
tháng đầu năm 2019 đạt 566.000 lượt, tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng
thu du lịch đạt 261 tỷ đồng. Có thể thấy được Gia Lai đang được nhà nước đầu tư
mạnh để phát triển du lịch trong tương lai.


Theo quy hoạch xây dựng được tỉnh đề ra đến năm 2035, tầm nhìn đến năm
2050, Gia Lai sẽ là trung tâm khu vực tiểu vùng Bắc Tây Nguyên và vùng động lực
trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, có hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ, hiện đại. Đồng thời đến năm 2030, Gia Lai cũng là trung tâm du lịch
của vùng về nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, tốc độ tăng trưởng khách du lịch
bình quân 15 – 18%/năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 18 – 20%/năm.
Những con số này dù có nhiều khởi sắc nhưng vẫn còn khiêm tốn nếu so sánh
với các địa phương lân cận có cùng tiềm năng phát triển du lịch như Đà Lạt (khoảng
5,1 triệu lượt khách), Buôn Mê Thuột (834.000 lượt khách, doanh thu 799 tỷ đồng)
nhưng có thể khẳng định rằng tiềm năng phát triển du lịch của Gia Lai rất có khả thi
và sẽ gặt hái nhiều thành công cao hơn.
6.


Mục tiêu đề ra
Để phát triển du lịch và xây dựng được những nguyên tắc phát triển bền vững

trước hết cần xác định được các mục tiêu cơ bản như sau
 Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh
nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi
nhuận lâu dài.
 Phát triển cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du khách đối với sự phát triển
thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch, bao gồm
phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương.
 Tạo ra việc làm và nâng cao mức thu nhập: Tăng cường số lượng và chất lượng
việc làm tại địa phương do ngành Du lịch tạo ra và được ngành Du lịch hỗ trợ,
khơng có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác.
 Cơng bằng xã hội: Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ
hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong
cộng đồng đáng được hưởng.
 Đáp ứng sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất
lượng thỏa mãn tối đa các nhu cầu của du khách. Đảm bảo được rằng khách hang
đã trải nghiệm tất cả các dịch vụ một cách chính xác nhất.


 An sinh xã hội: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa
phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ
thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thối và khai thác q mức mơi trường cũng
như xã hội dưới mọi hình thức.
 Bảo tồn các giá trị văn hóa: Tơn trọng, giữ gìn và tăng cường giá trị các di sản lịch
sử, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng
dân cư địa phương tại các điểm du lịch.
 Bảo vệ tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả ở nông thôn

cũng như thành thị, tránh để môi trường xuống cấp. Giảm thiểu ơ nhiễm khơng
khí, nước, đất và rác thải từ du khách và các hãng du lịch.
7.

Phân tích thị trường

1.1.9. Chân dung khách hàng
-

Độ tuổi từ nhóm 1: 18-30; nhóm 2: 30-45; nhóm 3: từ 45 trở lên.

 Nhóm 1: 18-30 tuổi: Có sức khỏe và tuổi trẻ. Đây là độ tuổi ưa thích du lịch, có
suy nghĩ đến du lịch đầu tiên trong các thời gian rảnh rổi, nghỉ ngơi hay các dịp
đặt biệt. Đã có gia đình hoặc còn độc than. Xu hướng du lịch trải nghiệm, mới lạ,
có sự nhạy cảm với giá cả.
 Nhóm 2: 30-45 tuổi: Độ tuổi có khả năng tài chính để chi trả cho những chuyến
du lịch cá nhân hoặc hội nhóm và thích đi du lịch. Chiếm đa số là những người đã
có gia đình. Có ít sức khỏe hơn và thời gian vì tập trung vào sự nghiệp, cơng việc.
Vì có khoảng thời gian du lịch ngắn nên nhu cầu về chất lượng du lịch được đề
cao, tập trung vào tính tiện nghi và sang trọng. Xu hướng du lịch kết hợp nghỉ
dưỡng và trải nghiệm.
 Nhóm 3: 45 tuổi trở lên: Sức khỏe khơng cịn tốt nhưng có nhiều thời gian và tiền
bạc. Thường là đi cùng với gia đình, con cháu, có xu hướng thiên về nghỉ dưỡng
nhiều hơn. Chọn những dịch vụ du lịch tích hợp (Resort, Villa). Đối với đối tượng
này thường là các quyết định tập thể, có lịch trình.


-

Khơng phân biệt giới tính, tập trung vào nữ giới nhiều hơn vì có xu hướng bàn

luận sơi nổi hơn nam giới. Theo báo cáo phân tích của YouNet Media, phần lớn
các nữ giới sẽ là đối tượng chính thảo luận về du lịch trên Social Media, chiếm
88,4%. Hơn 83% đối tượng đăng tải các bài chia sẻ, review về du lịch trên các
trang mạng xã hội cũng là nữ.

-

Có mức thu nhập từ trung bình trở lên, hiện nay theo nghiên cứu cho thấy, cả 3
nhóm tuổi vẫn có tâm lý sẵn sàng chi trả các khoản tiền từ trung bình đến lớn cho
các hoạt động du lịch. Đặc biệt là đối với du lịch nghỉ dưỡng.

-

Có sở thích đi du lịch thiên nhiên. Theo khảo sát của Qandme, có đến 56% du
khách bày tỏ quan điểm thích thú đến vùng núi cao, thiên nhiên hùng vỹ, hoang sơ
hơn là đi các thành phố lớn. Và có 32,34% người thảo luận nói rằng những
chuyến đi du lịch như vậy sẽ giúp họ gần gũi thiên nhiên, có thể tự cảm nhận, tiếp
xúc thật với những thứ mà trước đây mà họ chỉ nhìn thấy được trên tivi hay
internet.

-

Mạng xã hội vẫn là kênh thảo luận chính về chủ đề du lịch, chiếm 94.95% tổng
thảo luận trên social media, đặc biệt trong đó Facebook chiếm đa số. Các nhóm
Facebook là nơi có thảo luận sơi nổi nhất (chiếm 45,36% trong đó). Ngồi ra, theo
khảo sát của Facebook năm 2019, Top 5 nhóm Facebook đều là nhóm về chủ đề
du lịch với group Group Checkin Việt Nam, Hiệp hội du lịch Việt Nam, Hội
Review du lịch có tâm.

-


Mối quan tâm của du khách bao gồm 6 yếu tố chính, theo thứ tự ưu tiên là: Đi
đâu; Ăn gì; Chỗ ở; Phương tiện di chuyển; Hành lý/Vật dụng; Lịch trình. Đa phần
các gia đình quan tâm đến hình thức du lịch nghỉ dưỡng trong chủ đề “Chỗ ở”.
Các đối tượng khác (giới trẻ, người độc thân, có người yêu) sẽ có xu hướng du
lịch trải nghiệm trong chủ đề “Đi đâu”. Sau đó sẽ cân nhắc đến thời tiết và các địa
điểm ăn uống, vui chơi khác. Cuối cùng mới tính đến phương tiện, hành lý và lịch
trình.

-

Đối tượng khách hàng đi du lịch là các gia đình thường chủ động lên kế hoạch
trước đó khoảng từ 1 – 2 tháng. Cịn lại sẽ có xu hướng quyết định du lịch nhanh
hơn từ dưới 1 tháng trở xuống vì phát sinh nhu cầu tức thời. Từ đầu tháng 3 đến


cuối tháng 5, các dịp lễ tết, từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 2, có thể thấy các đối
tượng trên họ thảo luận về việc chuẩn bị cho chuyến du lịch của mọi người bắt
đầu tăng cao.
-

Thời điểm Covid 19 vẫn còn căng thẳng, tại khảo sát trên Ivivu có hơn 60% thảo
luận về sự an tồn khi du lịch. Như là vùng đấy có bị dịch bệnh chưa, mức độ ơ
nhiễm do khói bụi, mưa, có nhà thuốc, bệnh viện, trung tâm y tế lớn không để
giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn.

-

Khách hàng mục tiêu sẽ được phân bổ trên khắp cả nước, tập trung vào các thành
phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng…


1.1.10.Các tổ chức liên kết
-

Viettravel và Saigontourist sẽ là 2 đối tượng để tiếp cận. Vì họ là những doanh
nghiệp cung cấp tour uy tín, được khách hàng đánh giá yêu thích trong top 5
thương hiệu du lịch năm 2019 (Báo cáo Younet.media). Vì sự tín nhiệm này của
du khách, khi du lịch Gia Lai vào trong sẽ dễ tiếp cận đến khách hàng hơn

-

Booking.com và Traveloka là các ứng dụng du lịch phổ biến với đại đa số du
khách. Là một nơi tiềm năng đem Gia Lai đến với khách hàng. Họ có thơng tin
một cách dễ dàng hơn, chính xác và cập nhật. Từ đó có lịng tin và hình thành sự
u mến Gia Lai.

-

Kết hợp với các blogger nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đến mọi người là Lê Hà
Trúc, Khoai Lang Thang, Ninh Tito, Ăn sập Sài Gịn và Gia Đình Cam Cam. Các
bloggers này đã và đang có những sản phẩm là về đời sống, ăn uống, làm đẹp và
cả du lịch. Hứa hẹn sẽ là những gương mặt truyền bá những thông điệp mới mẻ và
thú vị đến cho mọi người về du lịch Gia Lai.


PHẦN 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO DU
LỊCH TỈNH GIA LAI – PHÂN KHÚC KHÁCH DU LỊCH
2.1.

Chương trình quảng cáo


Xác định mục tiêu
2.1.1.1.

Mục tiêu thơng tin

Giới thiệu tỉnh Gia Lai đến với khách du lịch.
Cung cấp những thông tin nổi bật, chỉ ra những đặc sắc, sự vượt trội mà khi
đến Gia Lai, khách du lịch mới có thể cảm nhận được
Thúc đẩy du lịch Gia Lai thơng qua các chương trình xúc tiến thương mại trong
kế hoạch. Tăng độ phủ sóng của tỉnh trên thị trường du lịch Việt Nam.
2.1.1.2.

Mục tiêu xây dựng nhận thức

Tỉnh Gia Lai mong muốn mang đến hình ảnh “Gia Lai - Đơi Mắt Tây Ngun”
của mình sâu vào nhận thức của khách du lịch. Các địa điểm và đặc sản của Gia Lai sẽ
là những điểm nhấn mang thông điệp mà tỉnh muốn truyền đạt đến khách hàng, mang
đến cho du khách những cảm xúc đa dạng khi đến với thành phố Gia Lai.
Với phương châm “Hoang dã đến từ tự nhiên”, Gia Lai luôn mong muốn tạo ra
những dấu ấn tích cực để đạt được vị thế trong tâm trí khách hàng. Để thực hiện mong
muốn này, tỉnh đã không ngừng cố gắng và cải tiến chất lượng dịch vụ trong các
chuyến du lịch của khách hàng.
Giúp khách hàng tăng thêm sự lựa chọn khi có nhu cầu du lịch Việt Nam, hình
thành một tỉnh Gia Lai hồn thiện trong tâm trí khách hàng, và sẽ là lựa chọn đầu tiên
khi khách hàng có dự định đi du lịch Việt Nam.
2.1.1.3.

Mục tiêu nhắc nhở


Với sự phát triển của nhu cầu du lịch du lịch nội địa, có thể đây sẽ là một cơ
hội để Gia Lai mang đến trải nghiệm mới cho khách hàng trong tương lai.
Đồng thời gợi nhắc cho khách hàng về một địa điểm du lịch thiên nhiên mới lạ
mà học có lẽ đã bỏ quên. Gia Lai sẽ đồng hành với du khách trong suốt hành trình.


Duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với Gia Lai. Mang đến cho du khách
những trải nghiệm mới lạ, những cảm xúc và kí ức khơng bao giờ quên.
Thông điệp truyền thông
Đối tượng khách hàng là những du khách có độ tuổi từ 18-30; 30-45; 45 trở
lên, khơng phân biệt giới tính nên tỉnh Gia Lai mong muốn đem đến một cái nhìn vừa
hiện đại vừa truyền thống, giữ gìn được các văn hóa và thiên nhiên hoang dã. Vì vậy
thơng điệp quảng cáo cho đối tượng khách hàng này sẽ nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp
thiên nhiên chạm đến trái tim cho du khách.
2.1.1.4.

Thông điệp

Thông điệp “Gia Lai - Đôi Mắt Tây Nguyên” là một thành phố “chạm đến tâm
hồn”, trong sạch và cổ xưa. Có đầy đủ tiện nghi các nơi ở, ăn uống, vui chơi giải trí,
giao thơng thuận tiện, hạn hế tối đa các vấn nạn xã hội. Theo tiếp đó là hình ảnh núi
rừng hoang dã, gần gũi với thiên nhiên, các nét văn hóa, phong tục tập quán truyền
thống của người dân bản địa.
Thơng điệp này sẽ mang đến sự hịa quyện giữ hai khái niệm du lịch “Trải
nghiệm” và “Nghỉ dưỡng” của khách hàng trong thời điểm hiện nay.
2.1.1.5.

Đối tượng

Chân dung khách hàng mục tiêu của Gia Lai là du khách phân khúc từ có độ

tuổi từ 18-30; 30-45; 45 trở lên, khơng phân biệt giới tính, có mức thu nhập từ trung
bình trở lên, có sở thích đi du lịch. Yêu thiên nhiên, các phong cảnh thoáng đãng,
hùng vĩ. Ngồi ra các tiêu chí về an tồn, giá cả, tính tiện nghi, thuận lợi của địa điểm
du lịch cũng là một yếu tố mà khách hàng quan tâm khi lựa chọn. Khách hàng sẽ được
phân bổ trên khắp cả nước, tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng…
Phương tiện quảng cáo
2.1.1.6.

Giai đoạn tiếp xúc

a. Mục tiêu


Thông tin đến khách hàng về địa điểm du lịch thiên nhiên mới là Gia Lai tại thị
trường du lịch nội địa. Bước đầu tiên tiếp cận và thu hút khách hàng tìm hiểu về Gia
Lai
b. Phương tiện truyền thơng
Quảng cáo qua catalogue: Catalogue trình bày dưới dạng nhỏ gọn từ 105x148
(mm), font chữ không chân dễ đọc. Nội dung sẽ bao gồm: Bản đồ du lịch; các địa
điểm nổi tiếng, phổ biến; Thời tiết; Các từ ngữ địa phương; Ẩm thực nổi tiếng; Di tích
lịch sử, phong tục tập quán lâu đời; Cách thức di chuyển; Hình ảnh thiên nhiên và con
người.
Quảng cáo qua wifi: Tại các địa điểm cho truy cập wifi miễn phí như trung tâm
thương mại, khu vực ăn uống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, rạp phim,..
Đặt TVC quảng cáo: Bên trong thang máy và bên ngồi hành lang có thang
máy. Chủ yếu ở khu vực văn phịng, cơng ty và trường học
Quảng cáo trên báo điện tử: Báo Traveloka, Agoda, Booking.com, Tripavisor
phổ biến với khách hàng mục tiêu có sở thích du lịch.
2.1.1.7.


Giai đoạn đẩy mạnh

a. Mục tiêu
Tạo sự thích thú, khơi gợi du lịch Gia Lai cho khách hàng bằng cách đẩy mạnh
quảng cáo dày đặt trên các phương tiện mạng xã hội. Nơi mà khách hàng mục tiêu sẽ
thường xuyên lên tìm kiếm các thông tin về du lịch. Tạo sự tương tác qua lại giữa mọi
người
b. Phương tiện truyền thông
Facebook: Đăng các hình ảnh và địa điểm vui chơi, lưu trú, ăn uống nổi tiếng,
phổ biến kết hợp với các thông tin của KOL, sự kiện, clips tại fanpage “Đi Gia Lai”.
Đăng bài hằng ngày (1 post/ngày lúc 11h hoặc 19h). Tạo một sân chơi là hội nhóm
“Ghiền Gia Lai” cho mọi người tương tác với nhau, review cũng như đăng tải các
kinh nghiệm du lịch. Khi khách hàng tham gia vào các hội nhóm khách hàng sẽ được


nhận “thẻ du lịch”, dùng để giảm giá và giới thiệu một số địa điểm “ăn chơi” tại Gia
Lai.
Youtube: Kết hợp với các vlogger như, Lê Hà Trúc, Khoai Lang Thang, Ninh
Tito, Ăn sập Sài Gịn và Gia Đình Cam Cam để trải nghiệm, đánh giá và cùng tạo ra
các viral clip với chủ đề về thiên nhiên, con người và văn hóa Gia Lai. Các clips đều
phải có thơng tin “Phố Núi Gia Lai” và các cụm từ “du lịch thiên nhiên”, “du lịch nội
địa”, “nghỉ dưỡng”, “trải nghiệm cái mới”
Instagram: Chủ yếu đăng các hình ảnh thiên về cảnh đẹp hung vỹ, hoang sơ
Tiktok: Đăng các clips của vlogger đã làm, đồng thời tạo các clips ngắn thử
thách với chủ đề “Sống trẻ dám đi”, “Yolo tại Gia Lai” và âm nhạc thịnh hành gợi cảm
hứng du lịch.
2.1.1.8.

Giai đoạn hành động


a. Mục tiêu
Gợi ý những địa điểm đi chơi, ăn uống, nghỉ ngơi tại Gia Lai, đồng thời có các
ưu đãi giảm giá hấp dẫn, kích thích du khách hàng động. Vì khi đã có đầy đủ sự quan
tâm, u thích và khao khát thì khách hàng sẽ có thể đồng ý ngay nếu có các chủ đề
hoặc lời đề nghị, cơ hội tiếp cận với du lịch Gia Lai.
b. Phương tiện truyền thông
Liên kết công ty du lịch: Hai cơng ty du lịch uy tính là Vietravel và
Saigontourist để thiết kế tour cho khách hàng và 2 trang đặt phòng online là Traveloka
và Booking.com để chạy giảm giá 10% - 20% cho các khách hàng.
Tặng các móc khóa dễ thương cho các du khách tại sân bay Pleiku, Bến xe Đức
Long Gia Lai, các địa điểm có liên kết với công ty tại Gia Lai.
Tổ chức sự kiện: Show ca nhạc, quay MV cho Binz và sự kiện thể thao mạo
hiểm kết hợp với Redbull như đua xe địa hình, các sân chơi thể thao rèn luyện thể lực
cho các bạn trẻ.


Ngân sách dự kiến
Bảng 1: Ngân sách chương trình quảng cáo
Chương trình quảng cáo

Chi phí

Catalogue
Catalogue 105x148 (mm), font chữ khơng chân, 8 trang.
Nội dung sẽ bao gồm: Bản đồ du lịch; các địa điểm nổi
tiếng, phổ biến; Thời tiết; Các từ ngữ địa phương; Ẩm
thực nổi tiếng; Di tích lịch sử, phong tục tập quán lâu đời;

1000 cuốn và phí để

quầy kệ trong các sân
bay
Tổng: 4.000.000

Cách thức di chuyển; Hình ảnh thiên nhiên và con người
được lồng ghép.
Qua wifi + TVC
Th ngồi, thơng qua cơng ty Chicilon Media để quảng
cáo. Bao phủ 90% các tòa nhà văn phòng vừa và lớn, các

50.000.000

trường học
Báo điện tử
Traveloka, Agoda, Booking.com, Tripavisor
Mạng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok)
Thuê KOLs, đăng bài, tạo viral clips
Liên kết Viettravel và Saigontourist
Hỗ trợ truyền thông và thiết kế tour
Liên kết Traveloka và Booking.com
Tung ra các mã giảm giá hấp dẫn từ 10% - 20%
Tặng móc khố cho khách hàng
Móc khóa dạng keo cứng có hình dáng. Hình sẽ là do bên
công ty tự thiết kế gửi cho bên in ấn là công ty INLOGO

20.000.000

60.000.000

5.000.000


10.000.000

1000 cái – 4.000/cái
Tổng: 4.000.000


PHẦN 3: HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ VỚI CÔNG CHÚNG
8.

Đối tượng quan hệ công chúng

3.1.1. Khách du lịch
 Giới thiệu
Khách du lịch bao gồm khách trong nước và khách ngoài nước, hiện nay tập trung
vào khách hàng nội địa là chủ yếu
Yêu thích du lịch, mong muốn thể hiện cá tính, phong cách, được phiêu lưu, khám
phá nhiều điều mới, được thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
Tập trung vào phân khúc khách hàng thích đi các vùng núi cao, khí hậu mát mẻ và
yêu thích thiên nhiên.
 Mục tiêu
Tạo tiếng vang và sự lan tỏa về du lịch Gia Lai, từ đó hình thành động lực du lịch
cho các khách hàng tiềm năng.
Kết nối khách hàng thơng qua các chương trình PR, qua đó hiểu thêm về khách
hàng để có thể phục vụ họ tốt hơn, mang đến cho họ trải nghiệm và cái nhìn mới mẻ
về Gia Lai.
Củng cố niềm tin và uy tín về cơng ty và cả tỉnh Gia Lai cho khách hàng.
-

 Chương trình PR

Để phục vụ khách hàng tốt nhất cần có một nơi để khách hàng có thể tương tác,
phản hồi qua lại và có thơng tin chính xác và nhanh nhất. Vì thế Fanpage “Đi Gia
Lai”, nhóm “Ghiền Gia Lai” phải ln có nhân viên trả lời tin nhắn hay các

-

comment của khách cũng như duyệt bài đăng trên hội nhóm thường xuyên
Tạo ra các trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng bằng cách truyền thông chân thật,

-

đưa ra các thông tin cập nhật, nhanh nhất về Gia Lai.
Nghiên cứu chỉ ra rằng 75% trải nghiệm mua hàng đều dựa trên cảm xúc cá nhân
nên để tạo cho khách hàng cảm xúc tốt nhất, cần phải đầu tư vào trang thiết bị như
đường xá, khách sạn, khu nghỉ dưỡng sạch sẽ, an toàn. Các khu vực kinh doanh


không chặt chém, thái độ vui vẻ và hạn chế các vấn nạn xã hội như trộm cắp, giật
đồ,..
-

Bằng cách khơi lại những kỷ niệm với Gia Lai trong suốt hành trình sẽ xây dựng
được tình yêu của du khách và khiến họ nhớ mãi. Tặng các móc khóa dễ thương
cho các du khách tại sân bay Pleiku, Bến xe Đức Long Gia Lai, các địa điểm có
liên kết với công ty tại Gia Lai.

3.1.2. Các tổ chức du lịch
 Giới thiệu
Lựa chọn các tổ chức du lịch có uy tín, nổi tiếng và được nhiều người biết đến, đại
diện cho công ty tiếp cận với nhiều phân khúc khách hàng hơn.

-

 Mục đích
Đồng hành và giúp đỡ lẫn nhau tạo ra các hoạt động và trải nghiệm có ích, ý nghĩa
cho khách hàng, đồng thời xây dựng hình ảnh Gia Lai hồn thiện trong tâm trí

-

khách hàng.
Cùng nhau tạo ra những tour du lịch hấp dẫn với mức giá hợp lý nhưng vẫn đảm

-

bảo chất lượng và những dịch vụ đi kèm.
 Chương trình PR
Đưa thêm lệ phí nếu có.
Hỗ trợ truyền thơng bằng cách viết bài, gắn logo vào poster sự kiện. Là đơn vị
trung gian cung cấp thơng tin các dịch vụ cho khách hàng.

3.1.3. Chính quyền địa phương
-

 Giới thiệu
Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được
hiến pháp và pháp luật thừa nhận. Có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát một khu vực,
các cán bộ làm việc ở đây thường là dân địa phương. Nhóm chính quyền địa
phương có trách nhiệm chi – thu là cung ứng hàng hóa cơng cộng và thu thuế địa

-


phương.
Bao gồm: chính quyền tịa án, viện kiểm sốt, cơ quan cơng an, cơ quan thuế, bảo

-

hiểm
 Mục đích
Có được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương trong các sự kiện mà công ty muốn
thực hiện


-

Đẩy mạnh tinh thần đồn kết, liên kết với chính quyền để tạo nên môi trường làm
việc năng động sáng tạo nhưng vẫn giữ được tính kỷ luật cho cơng ty.
Giữ gìn bản sắc văn hóa, các lễ hội ở địa phương.
 Chương trình PR
Hỗ trợ tài chính cho các chương trình mà địa phương tổ chức.
Nâng cao quy mơ các lễ hội để thúc đẩy hoạt động du lịch.

3.1.4. Cộng đồng dân cư
-

 Giới thiệu
Cộng đồng dân cư là toàn bộ người dân đang sinh sống và làm việc tại Gia Lai.
Dân cư là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch,
là tác nhân chính trong việc đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm và dịch vụ cung
cấp. Dân cư cũng là một trong những yếu tố được khách suy xét khi chọn địa điểm

-


du lịch.
Các cộng đồng dân cư có nhiều vai trò trong ngành du lịch, vừa là những người
lưu giữ, bảo vệ các giá trị của di sản, vừa tạo ra các yếu tố, sức hút về văn hóa
thơng qua cuộc sống, văn hóa ứng xử, sự thân thiên, mến khách, vừa là các nhà
cung cấp các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, bán hàng lưu niệm, làm nghề thủ cơng mỹ

-

nghệ…
 Mục đích
Liên kết với dân cư để tạo thành chợ đêm hoặc những con đường ăn uống.
Cung cấp các đặc sản ngon, hợp vệ sinh, những sản phẩm mang tính “địa phương”

-

nhất cho khách du lịch.
Quảng bá văn hóa đặc trưng của địa phương.
Tạo ra thu nhập cho người dân, giúp họ có cuộc sống ổn định hơn để có thể tiếp

-

tục thừa kế và phát huy những nét độc đáo của Gia Lai.
 Chương trình PR
Tạo ra các chương trình để truyền bá những lợi ích mà du lịch có thể đem đến cho
người dân nơi đây như: tạo thêm thu nhập để có thể nâng cao đời sống tinh thần và
vật chất, đảm bảo các yếu tố về an ninh và nhấn mạnh trách nhiệm bảo vệ và tái

-


tạo tài nguyên, môi trường của các địa điểm du lịch…
Hỗ trợ một phần vốn kinh doanh cho một số gia đình khó khăn.

3.1.5. Giới truyền thông
 Giới thiệu


Giới truyền thơng có vai trị quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch. Các cơ
quan báo chí, truyền thông cần cung cấp thông tin đầy đủ về các điểm đến hấp dẫn, an
toàn cho mọi người bằng các chuyên mục, chuyên đề thường xuyên, cũng như các
chương trình đồng hành với ngành du lịch để có thể tiếp cận đến các khách hang tiềm
năng.
-

 Mục đích
Hỗ trợ truyền tải những thông điệp, những nét đặc trưng của Gia Lai đến với mọi

-

du khách.
Quảng bá, khai thác một cách hiệu quả những nét hấp dẫn, những điểm đến đa

-

dạng để có thể kích cầu tiêu dùng.
Cung cấp thơng tin đầy đủ về các điểm đến hấp dẫn, an toàn cho khách du lịch
bằng các chuyên mục, chuyên đề thường xuyên, cũng như các chương trình đồng

-


hành với ngành du lịch.
Cập nhập những thơng tin mới nhất về tình hình Covid-19 để du khách có thể an

-

tâm hơn khi lựa chọn Gia Lai.
 Chương trình PR
Truyền thơng qua brochure.
Quảng cáo trên các tạp chí du lịch và những tạp chí khác (trong phần về du lịch).
Truyền thông qua bưu ảnh.
Truyền thông thông điệp: “Phố núi Gia Lai – những tuyệt cảnh về miền hoàn dã”.

3.1.6. Các cấp lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của tỉnh Gia Lai
 Giới thiệu
Là tất cả các cấp lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên làm việc tại các phịng ban,
cùng nhau đóng góp, cống hiến hết mình vào sự phát triển của du lịch Gia Lai.
 Mục đích
Gắn kết các thành viên lại với nhau, với tổ chức và với Gia Lai
Đẩy mạnh tinh thần làm việc, tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động sáng
tạo nhưng vẫn giữ được tính kỷ luật, trách nhiệm. Khuyến khích tinh thần lao động,
thưởng phạt cơng tâm.
Hỗ trợ nhân viên gặp các tình huống khó khăn trong công việc cũng như trong
cuộc sống thường ngày để họ an tâm cống hiến và làm việc.


×