Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Viêm dạ dày cấp - Vì sao? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.37 KB, 5 trang )

Viêm dạ dày cấp - Vì sao?

Trào ngược dạ dày thực quản cũng gây viêm dạ dày cấp tính.
Đột ngột xuất hiện những cơn đau vùng thượng vị với cảm giác cồn
cào, bỏng rát kèm theo buồn nôn, nôn có thể sốt cao, thậm chí có trường hợp
nôn ra máu - đây là những dấu hiệu cần phải nghĩ đến tình trạng viêm dạ dày
cấp. Bệnh nhân cần đi khám tại các chuyên khoa tiêu hóa để được xử trí kịp
thời.
Ai dễ bị viêm dạ dày cấp?
Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp thường có tiền sử dùng các thuốc chống
viêm, giảm đau không steroid hoặc sau ăn uống không phù hợp, uống rượu, hút
thuốc, stress kèm theo là cảm giác khó chịu không rõ ràng vùng thượng vị; buồn
nôn, nôn; chán ăn Tuy nhiên, hầu như không có song hành giữa tình trạng bệnh
và biểu hiện lâm sàng. Trên thực tế, bệnh nhân thường được phát hiện thông qua
nội soi đường tiêu hóa trên mặc dù được chẩn đoán lâm sàng là các bệnh lý khác
có liên quan tới dạ dày. Nguyên nhân gây nên viêm dạ dày cấp rất đa dạng, việc
xác định đúng căn nguyên để đưa ra điều trị hợp lý là vấn đề quan trọng.
Bệnh nhân thường đến viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị với
cảm giác cồn cào, bỏng rát kèm theo buồn nôn, nôn có thể sốt cao, thậm chí có
trường hợp nôn ra máu. Khi hỏi bệnh thường thấy có tiền sử bị các bệnh lý dạ dày,
trước đó dùng các thuốc chống viêm giảm đau như aspirin hoặc các NSAIDs khác,
nhất là dùng với liều cao; người khỏe có thể sau uống rượu, làm việc quá căng
thẳng, ngộ độc các chất ăn mòn, ăn thức ăn cứng khó tiêu, nhiễm khuẩn nhiễm độc
do tụ cầu Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết để khẳng định chẩn
đoán.
Khi soi dạ dày thấy có hai dạng viêm cấp chủ yếu:
Viêm dạ dày trợt cấp: Trên nền dạ dày phù nề, xung huyết có những vùng
mất tổ chức, thường ở vùng dưới thân vị và hang vị, đôi khi có vết nứt kẽ chạy dài,
ngoằn ngoèo, dễ xuất huyết.
Viêm dạ dày cấp sưng tấy: Nổi bật là hiện tượng xung huyết, xuất huyết,
niêm mạc dạ dày đỏ rực, có tình trạng xuất tiết mạnh; có mủ hay các chấm, mảng


xuất huyết hoại tử. Ngoài ra, bác sĩ cũng làm thêm các xét nghiệm khác để đánh
giá tình trạng toàn thân và các bệnh lý liên quan như công thức máu, chức năng
gan, mật, thận, tụy Chụp Xquang dạ dày có giá trị tham khảo, xét nghiệm tìm sự
có mặt của vi khuẩn H.P và các tác nhân khác
Đi tìm thủ phạm gây bệnh
Viêm dạ dày trợt cấp là hậu quả của sự phơi nhiễm của niêm mạc dạ dày
với các tác nhân hoặc yếu tố có hại như thuốc, rượu, dịch mật trào ngược Do tác
dụng của trọng lực giải thích tại sao các thương tổn trong dạ dày thường nằm ở vị
trí bờ cong lớn, đặc biệt trong trường hợp dùng thuốc NSAIDs, mặc dù cơ chế chủ
yếu gây tổn thương là làm giảm tổng hợp prostaglandin vì lượng chất này giảm đi
sẽ làm giảm cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm dạ dày cấp bao gồm một số thuốc, đặc
biệt là thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen;
uống nhiều rượu; nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, nấm); trào ngược dịch mật; thiếu
máu; các stress cấp tính; dị ứng; ngộ độc thức ăn; chấn thương; các tình trạng suy
chức năng cơ quan mà cơ chế chung của thương tổn là làm mất cân bằng giữa
các yếu tố tấn công và bảo vệ duy trì trạng thái ổn định của hàng rào niêm mạc dạ
dày.
Nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp, thường gặp là
xoắn khuẩn Helicobacter pylori (H.P), tần suất nhiễm H.P tùy thuộc từng vùng địa
lý, đặc biệt là những nơi có tình trạng kinh tế kém phát triển, dường như tăng dần
theo tuổi.
Viêm dạ dày cấp sưng tấy (phlegmonous) là một dạng viêm dạ dày cấp
thường gặp do các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, Proteus, Clostridium, Escherichia
coli; gặp ở các bệnh nhân suy kiệt, uống rượu nhiều, suy giảm miễn dịch. Thương
tổn ở lớp sâu hơn từ hạ niêm mạc, thậm chí tới lớp cơ niêm. Loại này thường hiếm
gặp, nếu không được xác định và điều trị phù hợp có thể dẫn tới viêm phúc mạc,
thậm chí tử vong.
Cần điều trị sớm viêm dạ dày cấp
Khi có những dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đi khám để được điều trị

kịp thời. Để có kết quả điều trị tốt, cần phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân được điều trị triệu chứng và các chế độ kiêng khem. Ăn uống
trong giai đoạn cấp: có thể nhịn ăn rồi chuyển sang các súp, cháo và thức ăn mềm.
Nếu nôn, có rối loạn nước và điện giải, cần chỉ định bù dịch cho phù hợp.
Với mỗi trường hợp cụ thể, bệnh nhân cần được khám, tìm nguyên nhân và
chỉ định điều trị thích hợp thì bệnh mới mau lành và tránh được những biến chứng
nguy hiểm. Trong điều trị cần dùng các thuốc nhóm antacids; nhóm giảm tiết acid
gồm nhóm kháng histamin H2; nhóm ức chế bơm proton Nếu xác định có vi
khuẩn H.P, cần phối hợp điều trị bằng kháng sinh. Hiện nay thường dùng phác đồ
3 thuốc, trong đó có một loại thuốc giảm tiết với kháng sinh kết hợp hai loại, trên
lâm sàng có thể kết hợp nhóm clarithromycin với amoxicillin hoặc
metronidazole

×