Tải bản đầy đủ (.pdf) (356 trang)

giáo trình kinh tế học vi mô i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.21 MB, 356 trang )

1


2


LỜI GIỚI THIỆU
Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu cách
thức mà các tác nhân trong nền kinh tế đưa ra các quyết định lựa chọn
tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm trong một nền kinh tế thị
trường. Kinh tế học vi mô là một môn khoa học được nhiều người lựa
chọn để học tập và nghiên cứu.
Giáo trình Kinh tế học vi mơ I được biên soạn dựa trên chương
trình môn học của Trường Đại học Thương mại và tham khảo các giáo
trình khác trong và ngoài nước. Các tác giả đã tham khảo nhiều giáo
trình của các giáo sư ở một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Các
tác giả tin rằng Giáo trình Kinh tế học vi mơ I sẽ đặc biệt hữu ích cho
các sinh viên Đại học Thương mại và những người quan tâm nghiên cứu
khoa học Kinh tế học vi mô.
Mục tiêu của cuốn sách là nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp người
đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào các tình
huống thực hành cụ thể trong thực tiễn kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Nội dung cụ thể của giáo trình được trình bày trong 6 chương,
bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về Kinh tế học vi mô.
- Chương 2: Cung cầu và cơ chế hoạt động của thị trường.
- Chương 3: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng.
- Chương 4: Lý thuyết về hành vi của các doanh nghiệp.
- Chương 5: Cấu trúc thị trường.
- Chương 6: Thị trường các yếu tố sản x́t.
Mỡi chương của giáo trình đều có mục tiêu của chương, tóm lược


nội dung chương, các dạng câu hỏi thảo luận, câu hỏi trắc nghiệm

3


đúng/sai, bài tập thực hành tính tốn và các thuật ngữ thông dụng trong
Kinh tế học vi mô. Cuối giáo trình là lời giải và đáp án các câu hỏi của
từng chương.
Cuốn sách này do PGS. TS. Phan Thế Công làm chủ biên và các
thành viên tham gia biên soạn, bao gồm:
- PGS. TS. Phan Thế Công và ThS. Nguyễn Thị Lệ: Chương 1 và
Chương 6.
- PGS. TS. Phan Thế Công và TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh: Chương 2.
- PGS. TS. Phan Thế Công, TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh và TS. Phạm Thị
Minh Uyên: Chương 3.
- ThS. Ninh Thị Hoàng Lan: Chương 4.
- PGS. TS. Phan Thế Công và ThS. Ninh Thị Hoàng Lan: Chương 5.
- PGS. TS. Phan Thế Công: các phần bài tập thực hành của các chương.
Các tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của
Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, Phịng Quản lý Khoa học,
Hội đồng thẩm định giáo trình, Bộ môn Kinh tế học và các đồng nghiệp
trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng cuốn sách sẽ
không tránh khỏi những khiếm khuyết, các tác giả rất mong nhận được ý
kiến đóng góp và phê bình của người đọc để cuốn sách được hoàn thiện
hơn trong các lần tái bản sau.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Bộ môn Kinh tế học - Trường Đại học
Thương mại - Hà Nội.
Hà Nội, năm 2020
THAY MẶT NHÓM BIÊN SOẠN
Chủ biên

PGS. TS. Phan Thế Công

4


MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Danh mục bảng
Danh mục hình

3
11
13

Chương 1
TỞNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
1.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC
1.1.1. Khái niệm Kinh tế học và Kinh tế học vi mô
1.1.2. Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc
1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của Kinh tế học vi mô
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mơ

17
17
17
19
20
21

1.2. KHAN HIẾM NG̀N LỰC VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT

1.2.1. Sự khan hiếm nguồn lực và chi phí cơ hội
1.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất
1.2.3. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng

24
24
25
29

1.3. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VÀ HỆ THỐNG KINH TẾ
1.3.1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
1.3.2. Các hệ thống kinh tế

32
32
35

TĨM LƯỢC ĆI CHƯƠNG
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 1
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
BÀI TẬP THỰC HÀNH

38
41
42
43
44

Chương 2

CUNG CẦU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
2.1. THỊ TRƯỜNG
2.1.1. Khái niệm thị trường và giá cả thị trường
2.1.2. Phân loại thị trường

47
47
47
49

2.2. CẦU VỀ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
2.2.1. Khái niệm cầu và luật cầu
2.2.2. Phương trình và đồ thị đường cầu

50
50
52

5


2.2.3. Các yếu tố tác động đến cầu
2.2.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu

54
58

2.2.5. Xây dựng hàm cầu tổng quát

58


2.3. CUNG VỀ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

60

2.3.1. Khái niệm cung và luật cung

60

2.3.2. Phương trình và đồ thị đường cung

62

2.3.3. Các yếu tố tác động đến cung

63

2.3.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung

65

2.3.5. Xây dựng hàm cung tổng quát

66

2.4. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG

67

2.4.1. Trạng thái cân bằng cung cầu


67

2.4.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa trên thị trường

69

2.4.3. Thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu

71

2.5. THẶNG DƯ TIÊU DÙNG VÀ THẶNG DƯ SẢN XUẤT TRONG THỊ TRƯỜNG

74

2.5.1. Thặng dư tiêu dùng

74

2.5.2. Thặng dư sản xuất

75

2.6. ĐỘ CO DÃN CỦA CUNG VÀ CẦU

76

2.6.1. Độ co dãn của cầu theo giá

77


2.6.2. Độ co dãn của cầu theo thu nhập

83

2.6.3. Độ co dãn của cầu theo giá chéo

83

2.6.4. Độ co dãn của cung theo giá

84

2.7. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG

86

2.7.1. Giá trần

86

2.7.2. Giá sàn

87

2.7.3. Công cụ thuế của chính phủ

88

2.7.4. Cơng cụ trợ cấp của chính phủ


90

TĨM LƯỢC CUỐI CHƯƠNG

90

CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 2

93

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

95

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

96

BÀI TẬP THỰC HÀNH

97

6


Chương 3
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
3.1. SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
3.1.1. Các giả thiết cơ bản

3.1.2. Lợi ích và quy luật lợi ích cận biên giảm dần
3.1.3. Đường bàng quan
3.1.4. Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng
3.1.5. Một số trường hợp đặc biệt của đường bàng quan

101
101
101
103
107
114
117

3.2. SỰ RÀNG BUỘC VỀ NGÂN SÁCH
3.2.1. Đường ngân sách
3.2.2. Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách
3.2.3. Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách

119
119
122
123

3.3. SỰ LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU
3.3.1. Tối đa hóa lợi ích ứng với mức ngân sách nhất định
3.3.2. Tối thiểu hóa chi tiêu ứng với một mức lợi ích nhất định
3.3.3. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thay đổi thu nhập
3.3.4. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả thay đổi

123

123
129
130
132

3.4. CẦU CÁ NHÂN VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG
3.4.1. Cầu cá nhân
3.4.2. Cầu thị trường

133
133
135

TĨM LƯỢC ĆI CHƯƠNG
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 3
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
BÀI TẬP THỰC HÀNH

137
138
139
140
143

Chương 4
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
4.1. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT
4.1.1. Hàm sản xuất
4.1.2. Sản xuất trong ngắn hạn

4.1.3. Sản xuất trong dài hạn

149
149
150
151
158

4.2. LÝ THUYẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT
4.2.1. Chi phí và cách tiếp cận chi phí
4.2.2. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn
4.2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn

165
165
167
174

7


4.3. LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU
4.3.1. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất
một mức sản lượng nhất định
4.3.2. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng khi có một mức
chi phí nhất định

180

4.4. LÝ THÚT VỀ LỢI NHUẬN

4.4.1. Khái niệm và cơng thức tính lợi nhuận
4.4.2. Ý nghĩa của lợi nhuận
4.4.3. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

184
184
186
186

TĨM LƯỢC ĆI CHƯƠNG
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 4
CÂU HỎI ƠN TẬP VÀ THẢO LUẬN
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
BÀI TẬP THỰC HÀNH

191
192
193
194
197

Chương 5
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
5.1. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO
5.1.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và các đặc trưng
5.1.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên
5.1.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
trong ngắn hạn
5.1.4. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
trong dài hạn


181
183

201
202
202
204
205
216

5.2. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN THUẦN TÚY
5.2.1. Thị trường độc quyền bán thuần túy
5.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy
trong ngắn hạn
5.2.3. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy
trong dài hạn
5.2.4. Độc quyền mua thuần túy

224
224

5.3. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN
5.3.1. Khái niệm và đặc trưng của thị trường cạnh tranh độc quyền
5.3.2. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
5.3.3. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành cạnh tranh độc quyền

248
248
249

251

8

231
244
245


5.4. THỊ TRƯỜNG ĐỢC QÙN NHĨM
5.4.1. Các đặc trưng cơ bản của độc qùn nhóm
5.4.2. Phân tích một số mơ hình độc qùn nhóm

253
253
254

TĨM LƯỢC ĆI CHƯƠNG
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 5
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
BÀI TẬP THỰC HÀNH

265
269
269
271
274

Chương 6

THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
6.1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
6.2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
6.2.1. Cầu về lao động
6.2.2. Cung về lao động
6.2.3. Cân bằng thị trường lao động
6.2.4. Tiền cơng tối thiểu

279
279
280
280
288
292
293

6.3. THỊ TRƯỜNG VỚN
6.3.1. Vốn và các hình thức của vốn
6.3.2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn
6.3.3. Cung và cầu trên thị trường vốn

294
294
295
296

6.4. THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI
6.4.1. Đặc điểm của thị trường đất đai
6.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai
6.4.3. Giá cả và tiền th đất đai


302
302
303
305

TĨM LƯỢC ĆI CHƯƠNG
CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 6
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
BÀI TẬP THỰC HÀNH

307
308
309
310
311

ĐÁP ÁN CÁC CHƯƠNG
Đáp án Chương 1
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán

315
315
315
315

9



Đáp án Chương 2
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán
Đáp án Chương 3
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán
Đáp án Chương 4
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán
Đáp án Chương 5
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán
Đáp án Chương 6
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai
2. Đáp án phần Bài tập thực hành tính toán

317
317
317
326
326
326
335
335
336
341
341
341
351

351
351

TÀI LIỆU THAM KHẢO

355

10


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Khả năng sản xuất lương thực và quần áo trong giới hạn nguồn lực

26

Bảng 1.2. Tính toán chi phí cơ hội giữa quần áo và lương thực

31

Bảng 2.1. Cầu về cà phê trên thị trường thành phố X trong một tháng

51

Bảng 2.2. Tổng quan về các yếu tố tác động đến cầu

59

Bảng 2.3. Biểu cung của trứng cho xã X

61


Bảng 2.4. Tổng quan về các yếu tố tác động đến cung

67

Bảng 2.5. Cung - cầu về nước khoáng Lavie trên thị trường Y trong 1 tuần

68

Bảng 3.1. Tổng lợi ích, lợi ích cận biên khi thay đổi mức tiêu dùng bánh Chocopie 106
Bảng 3.2. Các giỏ hàng hóa tạo ra cùng một mức lợi ích

109

Bảng 3.3. Giỏ hàng hóa và đường ngân sách

119

Bảng 3.4. Bảng xác định lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu

124

Bảng 3.5. Xác định lượng cầu thị trường

136

Bảng 4.1. Tổng sản phẩm, sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên
khi sản xuất trong ngắn hạn với yếu tố vốn cố định

154


Bảng 4.2. Số lượng sản phẩm đầu ra thu được từ các tập hợp đầu vào khác nhau 159
Bảng 4.3. Các chi phí sản xuất của một doanh nghiệp bánh ngọt

168

Bảng 5.1. Sản lượng, giá bán và doanh thu của doanh nghiệp độc quyền

228

11


12


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5.
Hình 2.6.
Hình 2.7.
Hình 2.8.
Hình 2.9.
Hình 2.10.

Hình 2.11.
Hình 2.12.
Hình 2.13.
Hình 2.14.
Hình 2.15.
Hình 2.16.
Hình 2.17.
Hình 2.18.
Hình 2.19.
Hình 2.20.
Hình 2.21.
Hình 2.22.
Hình 2.23.
Hình 2.24.
Hình 2.25.
Hình 2.26.
Hình 3.1.
Hình 3.2.

Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Các nguyên nhân làm cho đường PPF dịch chuyển ra phía ngoài
Xác định chi phí cơ hội trên đường PPF
Đồ thị đường cầu
Cầu cá nhân và cầu thị trường
Cầu đối với hàng hóa thơng thường và hàng hóa thứ cấp
khi thu nhập của người tiêu dùng tăng
Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu
Đường cung
Cung của một doanh nghiệp và cung thị trường
Cung tăng (dịch sang phải) hoặc cung giảm (dịch sang trái)

Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung
Trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường
Trạng thái dư thừa
Trạng thái thiếu hụt
Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng khi cầu thay đổi
cịn cung khơng đổi
Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng khi cung thay đổi
cịn cầu khơng đổi
Sự thay đổi về giá và lượng cân bằng khi cung tăng, cầu tăng
Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư sản xuất
Xác định độ co dãn tại một khoảng trên đường cầu
Cầu càng kém co dãn theo giá, đường cầu càng dốc
Hai trường hợp đặc biệt của độ co giãn
Mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá với doanh thu
Mối quan hệ giữa độ co dãn và tổng doanh thu
Giá trần
Giá sàn
Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm bán ra của nhà sản xuất
Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm đối với người tiêu dùng
Chính phủ trợ cấp s/sản phẩm cho nhà sản xuất
Mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích cận biên
Xây dựng đường bàng quan

13

26
29
29
53

54
55
58
62
63
63
66
68
69
70
71
72
73
74
75
78
79
80
81
82
87
87
88
89
90
107
108


Hình 3.3.

Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.
Hình 3.11.
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Hình 3.14.
Hình 3.15.
Hình 3.16.
Hình 3.17.
Hình 3.18.
Hình 3.19.
Hình 4.1.
Hình 4.2.
Hình 4.3.
Hình 4.4.
Hình 4.5.
Hình 4.6.
Hình 4.7.
Hình 4.8.
Hình 4.9.
Hình 4.10.
Hình 4.11.
Hình 4.12.
Hình 4.13.
Hình 4.14.

Hình 4.15.
Hình 4.16.
Hình 4.17.

Đường bàng quan tại mức lợi ích U 1
Bản đồ đường bàng quan
Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ, lợi ích càng tăng
Các đường bàng quan của một người không bao giờ cắt nhau
Đường bàng quan không có độ dốc dương
Xác định tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng
Hai trường hợp đặc biệt của đường bàng quan
Đường ngân sách
Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách
Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách
Lựa chọn tiêu dùng tối ưu
Xác định giỏ hàng hóa tối ưu tại mức lợi ích nhất định
Ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập đối với hàng hóa thông thường
Thu nhập tăng làm giảm cầu của hàng thứ cấp
Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá hàng hóa X thay đổi
Ảnh hưởng của sự thay đổi giá hàng hóa X
Xây dựng đường cầu thị trường từ đường cầu cá nhân
Quá trình sản xuất
Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên
trong ngắn hạn
Đường đồng lượng
Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên trên đường đồng lượng
Các trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng
Các đường tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi
Các đường chi phí bình qn ATC, AFC và AVC
Đường chi phí cận biên trong ngắn hạn

Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình qn
Đường tổng chi phí trong dài hạn
Mối quan hệ giữa chi phí bình qn và chi phí cận biên trong dài hạn
Mối quan hệ giữa LAC và LMC trong các trường hợp khác nhau
của tính kinh tế theo quy mơ
Lựa chọn quy mô nhà máy trong dài hạn
Đường LAC là đường bao của các đường ATC
Mối quan hệ giữa các đường chi phí trong ngắn hạn và dài hạn
Đường đồng phí
Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí

14

109
110
112
112
114
115
118
121
122
123
127
129
131
132
133
134
136

149
157
160
162
163
169
170
173
173
175
176
176
177
178
179
180
181


Hình 4.18.
Hình 4.19.
Hình 4.20.
Hình 4.21.
Hình 4.22.
Hình 5.1.
Hình 5.2.
Hình 5.3.
Hình 5.4.
Hình 5.5.
Hình 5.6.

Hình 5.7.
Hình 5.8.
Hình 5.9.
Hình 5.10.
Hình 5.11.
Hình 5.12.
Hình 5.13.
Hình 5.14.
Hình 5.15.
Hình 5.16.
Hình 5.17.
Hình 5.18.
Hình 5.19.
Hình 5.20.
Hình 5.21.
Hình 5.22.
Hình 5.23.
Hình 5.24.
Hình 5.25.

Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng
Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán
Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên và giá khi đường cầu dốc xuống
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
Hai mức sản lượng thỏa mãn điều kiện MR = MC
Đường cầu của doanh nghiệp CTHH và của thị trường CTHH
Xác định điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
Đường chi phí cận biên
Xác định lợi nhuận cực đại của doanh nghiệp CTHH
Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH

khi giá thị trường P0 > ATCmin
Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
khi giá thị trường P0 = ATCmin
Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
khi AVCmin < P0 < ATCmin
Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH khi P0 = AVCmin
Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH khi giá thị trường
P0 < AVCmin
Đường cung của doanh nghiệp CTHH (đường MC) trong ngắn hạn
Đường cung của ngành CTHH trong ngắn hạn
Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH trong dài hạn
Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH
trong ngắn hạn và dài hạn
Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành
Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí không đổi
Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí tăng
Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí giảm
Chi phí bình qn dài hạn đối với ngành đạt được tính kinh tế
theo quy mơ
Mối quan hệ giữa giá, doanh thu cận biên
và độ co dãn của cầu theo giá
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền khi P > ATC
Mối quan hệ giữa tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền khi P = ATC
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền khi AVC < P < ATC
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp độc quyền bán khi P ≤ AVC
Tác động của thuế đối với doanh nghiệp độc quyền

15


183
185
188
189
190
205
206
207
207
209
210
211
212
213
214
215
217
218
219
221
222
223
225
230
232
233
235
236
237
239



Hình 5.26. Khơng tồn tại mối quan hệ 1:1 giữa giá và lượng cung
trên thị trường độc quyền
Hình 5.27. Tổn thất phúc lợi xã hội do hiện tượng độc quyền bán
Hình 5.28. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy
trong dài hạn
Hình 5.29. Quyết định giá và sản lượng mua tối ưu của độc quyền mua thuần túy
Hình 5.30. Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn của doanh nghiệp
cạnh tranh độc quyền
Hình 5.31. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành cạnh tranh độc qùn
Hình 5.32. Mơ hình Cournot
Hình 5.33. Lựa chọn sản lượng tối ưu của hãng 1 theo sản lượng của hãng 2
Hình 5.34. Cân bằng Cournot
Hình 5.35. Cân bằng Bertrand
Hình 6.1. Đường cầu lao động
Hình 6.2. Đường cầu lao động trong ngắn hạn và dài hạn
Hình 6.3. Điều kiện lựa chọn lượng lao động tối ưu MRPL = w
Hình 6.4. Đường MRPL chính là đường cầu của lao động
Hình 6.5. Tác động của năng suất lao động đến cầu lao động
Hình 6.6. Đường cung sức lao động cá nhân của người lao động
Hình 6.7. Cung lao động của các ngành
Hình 6.8. Độ co dãn cung lao động của ngành
Hình 6.9. Cân bằng cung cầu trên thị trường lao động
Hình 6.10. Quy định mức tiền công tối thiểu W 1 trên thị trường lao động
Hình 6.11. Đường cầu về vốn
Hình 6.12. Tác động của tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất vốn
Hình 6.13. Đường cung về vốn trong ngắn hạn
Hình 6.14. Đường cung về vốn trong dài hạn
Hình 6.15. Cân bằng cung cầu trên thị trường vốn

Hình 6.16. Cân bằng trên thị trường vốn trong dài hạn
Hình 6.17. Đường cung về đất đai trong ngắn hạn và dài hạn
Hình 6.18. Đường cầu về đất đai
Hình 6.19. Cân bằng cung cầu trên thị trường đất đai

16

240
243
245
247
250
252
256
256
258
263
281
282
284
286
288
290
291
291
292
294
298
299
299

300
301
302
303
304
305


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
Hoạt động kinh tế là hoạt động thường xuyên của con người. Nó bao
gồm hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, hoạt động mua bán tài
sản tài chính, hoạt động tín dụng (đi vay, cho vay),... Các hoạt động kinh
tế thường nhằm mục đích tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để thỏa mãn nhu
cầu của con người nên chúng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong
đời sống, xã hội của con người. Nghiên cứu kinh tế học giúp cho con
người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức
ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Kinh tế học
quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế và hành vi của các chủ thể
riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, hộ tiêu dùng,
người lao động và chính phủ. Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh
tế học, thông qua nghiên cứu bộ phận này giúp chúng ta có được lời giải
đáp về cách thức các doanh nghiệp làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận,
các hộ tiêu dùng làm thế nào để tối đa hóa được lợi ích, người lao động
làm thế nào để tối đa hóa tiền cơng.
1.1. ĐỚI TƯỢNG, NỢI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KINH TẾ HỌC

1.1.1. Khái niệm Kinh tế học và Kinh tế học vi mô
Tác phẩm "Bàn về nguồn gốc của cải" của Nhà kinh tế học người

Anh, Adam Smith đã đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời thực sự của
Kinh tế học vào năm 1776. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách
thức mà cá nhân và xã hội lựa chọn việc sử dụng nguồn lực khan hiếm
của mình như thế nào. Các nhà kinh tế học thống nhất vấn đề cốt lõi
trong kinh tế học là vấn đề khan hiếm. Do bất kỳ một chủ thể nào trong
nền kinh tế như chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân hay nhìn chung tồn
bộ nền kinh tế cũng phải đối mặt với sự khan hiếm.
17


Cụ thể:
- Đối với cá nhân, khan hiếm thể hiện ở tiền bạc - mong muốn nhiều
nhưng tiền (thu nhập) có giới hạn. Hay khan hiếm thời gian (1 ngày chỉ
có 24 giờ) - muốn làm nhiều việc nhưng thời gian có hạn, và mỗi người
đều phải dành thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động của mình.
- Đối với doanh nghiệp, khan hiếm về vốn, tiền, thiếu lao động có kỹ
năng và chất lượng cao, máy móc, trang thiết bị hiện đại. Khi tiến hành
q trình sản xuất kinh doanh, khơng doanh nghiệp nào có thể đảm bảo
đầy đủ được tất cả các nguồn lực.
- Đối với một nền kinh tế dù là các nước giàu hay các nước nghèo
cũng phải đối mặt với khan hiếm. Ví dụ: Khan hiếm về tài nguyên thiên
nhiên để sản xuất ra các hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của tất cả người
dân. Các nước vẫn phải nhập khẩu những nguyên vật liệu, hay phải nhập
khẩu cả hàng tiêu dùng. Các nước giàu như Mỹ, bên cạnh những ngôi
nhà chọc trời vẫn có những căn nhà được ví như “Ổ chuột”.
Khi đối diện với sự khan hiếm, các chủ thể trong nền kinh tế bắt
buộc phải lựa chọn. Kinh tế học đã giải thích được hành vi lựa chọn của
các chủ thể trong nền kinh tế là như thế nào? Một nhận định khác về kinh
tế học được phát biểu: Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn
trong điều kiện khan hiếm. Khái niệm này nêu ra mục đích của sự ra đời

của kinh tế học là để giải quyết vấn đề khan hiếm. Các nguyên tắc giải
quyết của kinh tế học có khả năng áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời
sống như thương mại, tài chính, xã hội học,... Dựa trên các cấp độ nghiên
cứu của kinh tế học có thể chia mơn khoa học này thành hai bộ phận là
kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vi mơ chun nghiên
cứu và phân tích các hành vi kinh tế của các tác nhân trong nền kinh tế
như: Người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và chính
phủ. Kinh tế vĩ mơ nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của một nền
kinh tế như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ
mô,...
18


Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mơ là hai bộ phận của kinh tế
học nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chúng ta sẽ không thể
hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không xem xét các quyết
định kinh tế vi mô, vì những thay đổi trong tồn bộ nền kinh tế phát sinh
từ các quyết định của các cá nhân. Ví dụ, các doanh nghiệp trong nền
kinh tế hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ có thể góp phần vào việc cải
thiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của một quốc gia như: Giải quyết thất
nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng, xuất khẩu, kiềm chế lạm phát,... Do
vậy, hành vi kinh tế vi mơ có tác động đến việc đưa ra chính sách vĩ mơ.
Ngược lại, các chính sách vĩ mơ sẽ có ảnh hưởng tới hành vi của các chủ
thể trong nền kinh tế. Ví dụ, Việt Nam đưa ra chính sách kích thích kinh
tế vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã tác động mạnh đến tăng tiêu
dùng của các cá nhân, hộ gia đình và sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp ở trong nước.
1.1.2. Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng mơ tả, phân tích, giải thích các sự kiện, hiện
tượng kinh tế một cách khách quan, khoa học. Để nhận biết đâu là nghiên

cứu kinh tế học thực chứng, chúng ta xem xét nghiên cứu đó có trả lời
cho các câu hỏi sau hay không: Vấn đề đó là gì? Như thế nào? Tại sao lại
như vậy? Điều gì sẽ xảy ra? Khi nghiên cứu kinh tế học thực chứng
chúng ta xem xét những luận điểm dưới dạng: Nếu điều này thay đổi thì
điều kia sẽ xảy ra. Chúng ta có thể thấy và dễ hình dung về bản chất của
kinh tế học thực chứng theo quan điểm này giống như khoa học Kinh tế
học vi mô. Ví dụ: Khi giá xăng tăng lên, người tiêu dùng sẽ có xu hướng
tiết kiệm hơn, chi tiêu về xăng sẽ giảm, giả định các yếu tố khác
không đổi.
Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các
cá nhân, phán xét về mặt giá trị. Các nghiên cứu kinh tế học chuẩn tắc
thường để trả lời cho câu hỏi: Nên làm gì? Nên làm như thế nào? Ví dụ,
trường đại học cần có chính sách hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học

19


tập. Hay để giảm thiểu những chi phí trong quá trình tổ chức thi, các
trường đại học nên thực hiện quy định thi một lần.
Mặc dù có sự khác biệt, nhưng kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc
có mối quan hệ với nhau. Quan điểm thực chứng được hình thành dựa
trên sự thống nhất mang tính phổ biến và khách quan, nó là cơ sở cho các
quan điểm về chuẩn tắc cho những quyết định, chính sách nào là nên làm.
Hay, kinh tế học thực chứng là trung tâm của kinh tế học và kinh tế học
chuẩn tắc sẽ là nhân tố thúc đẩy và tạo ra hướng nghiên cứu mới cho
kinh tế học thực chứng. Ví dụ, phát biểu “Người nghèo có đời sống rất
khó khăn (Thực chứng) và chính phủ nên trợ cấp cho họ (Chuẩn tắc)”
hay “Lạm phát tăng cao sẽ làm cho đời sống của người dân trở nên khó
khăn hơn (Thực chứng) và chính phủ cần có biện pháp giảm tỷ lệ lạm
phát (Chuẩn tắc)”.

1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của Kinh tế học vi mô
Các tác nhân trong nền kinh tế ln phải thực hiện sự lựa chọn và
hành vi đó của họ được lý giải thông qua các nghiên cứu của kinh tế học
đặc biệt là trong kinh tế học vi mô. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của
kinh tế vi mô là hành vi kinh tế của các tác nhân trong nền kinh tế. Nội
dung giáo trình nghiên cứu Kinh tế học vi mô I ở cấp độ cơ bản và hướng
tới cung cấp cho người học những kiến thức, ngun lý chính của vi mơ.
Từ đó, người học có căn cứ cho việc tiếp cận những lý thuyết, mơ hình
cao hơn trong các mức độ tiếp theo của vi mô. Để hiểu hơn về đối tượng
nghiên cứu, Kinh tế học vi mơ I trình bày hệ thống những nội dung chủ
yếu sau:
- Sử dụng công cụ đường giới hạn khả năng sản xuất để phân tích sự
khan hiếm nguồn lực của nền kinh tế.
- Phân tích cung và cầu về hàng hóa và dịch vụ, giá cả thị trường và
các mối quan hệ qua lại giữa chúng. Nghiên cứu sự can thiệp của chính
phủ vào thị trường hàng hóa và dịch vụ.
- Phân tích hành vi lựa chọn của người tiêu dùng để tối đa hóa lợi ích
khi phải đối diện với sự khan hiếm về thu nhập.
20


- Nghiên cứu và phân tích hành vi lựa chọn của nhà sản xuất: Xác
định chi phí, doanh thu, lợi nhuận và việc lựa chọn đầu vào như thế nào
để tối đa hóa sản lượng, tối thiểu hóa chi phí, lựa chọn sản lượng tối đa
hóa lợi nhuận.
- Phân tích hành vi của doanh nghiệp trên các cấu trúc thị trường bao
gồm thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền thuần túy,
cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm.
- Phân tích và làm rõ hành vi của các doanh nghiệp, người lao động
ở thị trường các yếu tố đầu vào bao gồm các đầu vào chủ yếu như: Lao

động, vốn, tài nguyên thiên nhiên.
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
Kinh tế học là một môn khoa học nên phương pháp nghiên cứu kinh
tế học cũng tương tự các mơn khoa học tự nhiên như tốn học, sinh học,
hoá học hay vật lý. Tuy nhiên, kinh tế học nghiên cứu hành vi kinh tế của
con người, nên phương pháp nghiên cứu kinh tế học nói chung và kinh tế
học vi mơ nói riêng cũng có nhiều điểm khác với các mơn khoa học tự
nhiên khác, ví như phương pháp phân tích cận biên được giới thiệu ở nội
dung tiếp theo. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mơ bao gồm:
- Phương pháp mơ hình hóa, bao gồm việc xây dựng mơ hình, phát
triển mơ hình bằng cách phân tích dựa trên các dữ liệu thu thập được,
kiểm chứng thực tế.
- Phương pháp so sánh tĩnh: Theo phương pháp này, các giả thuyết
kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định các
yếu tố khác không đổi trong mô hình đưa ra.
- Phương pháp phân tích cận biên: Đây là phương pháp đặc thù của
Kinh tế học nói chung và Kinh tế học vi mơ nói riêng. Nó cũng là
phương pháp cơ bản của sự lựa chọn kinh tế tối ưu bởi vì bất cứ sự lựa
chọn nào cũng phải dựa trên sự so sánh giữa lợi ích mang lại và chi phí
bỏ ra. Phương pháp phân tích cận biên được sử dụng để tìm ra điểm tối
ưu của sự lựa chọn. Theo phương pháp này, chúng ta phải so sánh lợi ích
21


và chi phí tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất (hoặc tiêu
dùng) tăng thêm. Lợi ích và chi phí tăng thêm đó được gọi là lợi ích cận
biên và chi phí cận biên. Điểm xác định mức tối ưu để đạt được lợi ích
lớn nhất là điểm mà tại đó lợi ích cận biên bằng với chi phí cận biên.
Mơ hình kinh tế và xây dựng mô hình kinh tế:
- Xác định vấn đề nghiên cứu: Bước đầu tiên được áp dụng trong

phương pháp nghiên cứu kinh tế học là phải xác định được vấn đề nghiên
cứu hay câu hỏi nghiên cứu.
- Xây dựng mơ hình và phát triển mơ hình: Xây dựng mơ hình kinh
tế để tìm được câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đã xác định. Mơ hình
kinh tế là một cách thức mơ tả thực tế đã được đơn giản hóa mối quan hệ
của các biến số. Mơ hình kinh tế có thể được mơ tả bằng lời, bảng số liệu,
đồ thị hay các phương trình tốn học.
- Mơ hình kinh tế: Các mơ hình thường dựa trên những giả định về
hành vi của các biến số đã được làm đơn giản hố hơn so với thực tế.
Ngồi ra, mơ hình chỉ tập trung vào những biến số quan trọng nhất để
giải thích vấn đề nghiên cứu. Ví dụ về mơ hình cung - cầu trong thị
trường sữa, trong thực tế, các biến số có thể liên quan đến lượng tiêu thụ
sữa bao gồm giá cả của sữa, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả các
hàng hố khác có liên quan, thị hiếu của người tiêu dùng hay điều kiện
về bảo quản, hàm lượng các chất trong sữa,... Trong quá trình phân tích,
các nhà kinh tế học sẽ phải lựa chọn các biến số thích hợp và loại bỏ
những biến ít có liên quan hay khơng có ảnh hưởng đến lượng sữa. Trong
trường hợp đơn giản nhất, nhà kinh tế học sẽ loại bỏ sự phức tạp của thực
tế bằng cách giả định chỉ có giá của sữa quyết định đến lượng tiêu thụ
sữa còn các yếu tố khác là khơng thay đổi.
Mục tiêu của mơ hình kinh tế là dự báo hoặc tiên đoán kết quả khi
các biến số thay đổi. Mơ hình kinh tế có hai nhiệm vụ quan trọng. Thứ
nhất, cho biết nền kinh tế hoạt động như thế nào. Bằng cách mô tả vấn đề
nghiên cứu thơng qua mơ hình đơn giản, chúng ta có thể hiểu sâu hơn
một vài khía cạnh quan trọng của vấn đề. Thứ hai, các mơ hình kinh tế
được sử dụng để hình thành các giả thuyết kinh tế.
22


- Kiểm chứng giả thuyết kinh tế: Mơ hình kinh tế chỉ có ích khi và

chỉ khi nó đưa ra được những dự đoán đúng. Ở bước này, các nhà kinh tế
học sẽ tập hợp các số liệu để kiểm chứng lại giả thuyết. Nếu kết quả thực
nghiệm phù hợp với giả thuyết thì giả thuyết được cơng nhận cịn nếu
ngược lại, giả thuyết sẽ bị bác bỏ. Hai vấn đề liên quan đến việc giải
thích các số liệu kinh tế, đó là vấn đề liên quan đến giả định các yếu tố
khác khơng thay đổi và vấn đề cịn lại liên quan đến quan hệ nhân quả.
- Giả định các yếu tố khác không thay đổi: Trong kinh tế học, muốn
kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh
tế thường phải sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê được thiết kế
riêng cho trường hợp các yếu tố khác không thể cố định được. Thực tế,
một biến số kinh tế thường chịu tác động của rất nhiều các biến số khác
có liên quan. Do đó, trong phân tích cần cố định các yếu tố khơng cần
phân tích để chỉ ra tác động của một biến số kinh tế lên biến số mà chúng
ta đang xét. Ví dụ, muốn phân tích mối quan hệ giữa giá và lượng tiêu
thụ sữa cần phải cố định các yếu tố khác (giả định các yếu tố khác không
đổi) như chất lượng sữa không đổi, thu nhập của người tiêu dùng không
đổi... Qua việc dùng giả định đó, kinh tế học sẽ chỉ ra được khi giá sữa
giảm lượng tiêu thụ sữa sẽ tăng lên hay mối quan hệ giữa giá và lượng
tiêu thụ là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu không sử dụng giả định các yếu
tố khác không đổi, chúng ta sẽ khơng thể nhận định chính xác tác động
của giá đến lượng tiêu thụ sữa. Bởi, giá sữa giảm nhưng sữa có hàm lượng
Melamine thì lượng tiêu thụ sữa khơng những khơng tăng mà cịn giảm.
- Phân tích quan hệ nhân quả: Các giả thuyết kinh tế thường mô tả
mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên
nhân khiến một (hoặc) các biến khác thay đổi theo. Biến chịu sự tác động
được gọi là biến phụ thuộc còn biến thay đổi tác động đến các biến khác
được gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngồi mơ hình.
Phương pháp cân bằng tổng qt được dùng để phân tích cân bằng chung
trên các thị trường.


23


1.2. KHAN HIẾM NGUỒN LỰC VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT

1.2.1. Sự khan hiếm nguồn lực và chi phí cơ hội
Nguồn lực là tất cả những yếu tố được sử dụng để sản xuất hàng hóa
hay dịch vụ và có thể được gọi theo một tên khác là các yếu tố sản xuất.
Nguồn lực đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ được chia thành bốn
nhóm: Tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật - công
nghệ.
- Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực trong và trên mặt đất,
ví dụ: Rừng, khoáng sản, đất trồng trọt, đất xây dựng,...
- Lao động là số lượng người lao động, chất lượng, kỹ năng trình độ
của người lao động.
- Vốn khơng chỉ đề cập đến tiền mà cịn bao gồm những hàng hóa có
thời gian sử dụng lâu dài và nhằm sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ khác.
Ví dụ: Nhà xưởng, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất.
- Tiến bộ kỹ thuật - công nghệ là khả năng tạo ra công nghệ sản xuất
mới. Khả năng kết hợp vốn - lao động - đất đai, tài nguyên thiên nhiên
nhằm đạt được hiệu quả. Vấn đề ở đây khơng phải là có bao nhiêu đất đai,
bao nhiêu lao động hay bao nhiêu vốn mà vấn đề là sử dụng chúng như
thế nào cho hiệu quả.
Khan hiếm là tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực không đủ
so với mong muốn hay nhu cầu. Nguồn lực là khan hiếm vì số lượng
nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ là có hạn, ngày
một cạn kiệt. Chúng ta có thể thấy sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, đất
đai, lâm sản, hải sản... Trong khi đó, nhu cầu hàng hố và dịch vụ là vơ

hạn, ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú, nhất là chất lượng ngày
càng cao. Chẳng hạn, nhu cầu về phương tiện đi lại của con người từ xe
đạp đến xe máy, ô tô, máy bay... Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu
ngày càng phải đặt ra một cách nghiêm túc, gay gắt và thực hiện một
cách rất khó khăn.
24


Con người phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực nên luôn phải
lựa chọn tối ưu. Việc lựa chọn sẽ đưa con người tới sự đánh đổi - muốn
sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa này thì phải từ bỏ một lượng hàng
hóa khác. Đây chính là chi phí cơ hội để sản xuất một hàng hóa. Chi phí
cơ hội là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa
chọn. Chi phí cơ hội ln xuất hiện khi tình trạng khan hiếm nguồn lực
xảy ra, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động
này thì phải bỏ qua hoạt động khác. Chính vì vậy, khi đưa ra bất cứ sự
lựa chọn kinh tế nào, chúng ta cũng phải cân nhắc, so sánh các phương
án với nhau dựa theo chi phí cơ hội của các phương án đó với ngun tắc
chọn phương án có chi phí cơ hội là nhỏ nhất. Ví dụ: Chi phí cơ hội của
việc tự kinh doanh hay đi làm thuê, chi phí cơ hội của sản xuất ô tô và
nhập khẩu ô tơ,...
Chi phí cơ hội khơng phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là
giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể, bởi vì người ta không thể nào cùng một
lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. Với nguồn lực khan hiếm thì
năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế sẽ được biểu diễn như thế nào.
Chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất.
1.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Q trình sản xuất ln cần có nguồn lực nhưng những nguồn lực và
cơng nghệ hiện có là có giới hạn chứ khơng phải là những con số vơ hạn.
Do đó, xã hội khơng thể có mọi thứ mà họ muốn vì bị giới hạn bởi khả

năng sản xuất. Xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) sử
dụng phương pháp trừu tượng hóa, đơn giản hóa để nghiên cứu bản chất
vấn đề với những giả thiết.
Xem xét một doanh nghiệp chỉ có 4 lao động tập trung sản xuất hai
loại hàng hóa là lương thực, quần áo trong một năm với những giả định
dưới đây:
- Thứ nhất: Nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa (quần áo và
lương thực).
- Thứ hai: Số lượng nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế là cố định.
25


×