Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Giáo dục hướng nghiệp qua tham vấn của giáo viên chủ nhiệm cho học sinh trung học phổ thông tại trường THPT tân hà, huyện lâm hà, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 162 trang )

MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

LÝ LỊCH KHOA HỌC ........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................ vi
MỤC LỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ......................................................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
8. Đóng góp của đề tài: ............................................................................................... 6
8.1. Về lí luận:........................................................................................................................ 6
8.2. Về thực tiễn: .................................................................................................................... 6

9. Cấu trúc của luận văn: ............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP QUA THAM VẤN
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM .......................................................................................... 8

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 8
1.1.1.Ở nước ngoài ................................................................................................................. 8
1.1.2. Ở trong nước .............................................................................................................. 11



1.2.Cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động tham vấn nghề của giáo
viên chủ nhiệm .......................................................................................................... 16
1.2.1.Các khái niệm cơ bản .................................................................................................. 16
d. Tham vấn hướng nghiệp .................................................................................................. 22

vi


1.2.2.Các lý thuyết về tham vấn hướng nghiệp ................................................................... 23

1.3. Học sinh THPT với vấn đề định hướng nghề nghiệp ........................................ 25
1.3.1.Một số đặc điểm nhân cách của học sinh THPT .............................................. 25
1.4. Vai trò, phẩm chất, năng lực của giáo viên chủ nhiệm ...................................... 31
1.5. Giáo dục hướng nghiệp thông qua tham vấn của giáo viên chủ nhiệm ............. 36
1.5.1. Quy trình thực hiện tham vấn hướng nghiệp ............................................................. 36
1.5.2. Xây dựng quy trình hoạt động tham vấn hướng nghiệp cho GVCN ......................... 39
1.5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham vấn hướng nghiệp của GVCN............ 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 47
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP QUA THAM VẤN CỦA
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG THPT TÂN HÀ ............................................. 48

2.1. Giới thiệu sơ lược về trường THPT Tân Hà- Lâm Hà- Lâm Đồng ................... 48
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................................... 49
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ....................................................................................................... 49
2.2.2. Đối tượng khảo sát: .................................................................................................... 49
2.2.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................................... 49
2.2.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................................ 50
2.2.5. Thời gian khảo sát ...................................................................................................... 50
2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát ............................................................................................... 51


2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................ 51
2.2.1. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Tân Hà ................................... 51
2.2.2. Thực trạng tham vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm cho học sinh THPT tại
trường THPT Tân Hà. .......................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3.ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THAM VẤN HƯỚNGNGHIỆP CHO
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG THPT TÂN HÀ ............................................. 74

3.1. Cơ sở và định hướng đề xuất giải pháp tham vấn hướng nghiệp cho giáo viên
chủ nhiệm tại trường THPT Tân Hà ......................................................................... 74
3.1.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................. 74
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................... 74
3.1.3. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................................................... 74

vii


3.2.Đề xuất các giải pháp giúp tham vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm đạt
hiệu quả......... ............................................................................................................ 76
3.2.1.Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tham vấn hướng nghiệp tại trường THPT
Tân Hà.................................................................................................................................. 76
3.2.2. Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ tham vấn hướng nghiệp .......................... 82
3.2.3. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm làm công tác tham vấn
hướng nghiệp ....................................................................................................................... 84
3.2.4.Đẩy mạnh hoạt động tham vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm theo một quy
trình cụ thể ........................................................................................................................... 86

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất ............................................................. 88
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất nhằm giúp
tham vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm đạt hiệu quả ................................ 89

3.5.Thực nghiệm giải pháp........................................................................................ 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 103

1. Kết luận ............................................................................................................... 103
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 109

viii


CÁC DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TT Ký hiệu, chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

HS

Học sinh

2

GV

Giáo viên

3


GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

4

TV

Tham vấn

5

TVHN

Tham vấn hướng nghiệp

6

GD

Giáo dục

7

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

8


THCS, THPT

Trung học cơ sở, trung học phổ thông

9

GDHN

Giáo dục hướng nghiệp

10

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

11

NXB

Nhà xuất bản

12

PHHS

Phụ huynh học sinh

13


ĐH, CĐ

Đại học, cao đẳng

14

BGH

Ban giám hiệu

15

TB, ĐLC, XH

Trung bình, độ lệch chuẩn, xếp hạng

ix


MỤC LỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Con đường giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Tân Hà
Bảng 2.2. Giáo viên hướng nghiệp cho học sinh
Bảng 2.3. Sự lựa chọn nghề trong tương lai
Bảng 2.4. Lý do chọn nghề/ ngành học
Bảng 2.5. Mức độ hiểu biết về nghề/ ngành học em chọn
Bảng 2.6. Hiểu biết của giáo viên chủ nhiệm về tham vấn hướng nghiệp
Bảng 2.7. Bối cảnh diễn ra hoạt động tham vấn
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện những nội dung trong tham vấn hướng nghiệp
Bảng 2.9. Các hình thức tham vấn hướng nghiệp giáo viên chủ nhiệm thực hiện

Bảng 2.10. Những khó khăn của học sinh trong quá trình hướng nghiệp
Bảng 2.11. Khả năng hiểu bản thân của học sinh
Bảng 2.12. Những thuận lợi trong quá trình thực hiện tham vấn hướng nghiệp cho
học sinh
Bảng 2.13.Những hạn chế/ khó khăn trong q trình thực hiện tham vấn hướng
nghiệp cho học sinh.
Bảng 3.1. Giáo viên đánh giá về khả năng giúp tham vấn hướng nghiệp của GVCN
đạt hiệu quả của các giải pháp
Biểu đồ 2.1. Hiểu về nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ học sinh được làm trắc nghiệm hướng nghiệp

x


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghề nghiệp là phương tiện để đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần của
con người. Để thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp, con người cần phải biết
lựa chọn cho mình một nghề phù hợp nhất. Đặc biệt, nghề nghiệp càng quan trọng
đối với thế hệ trẻ, bởi họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhân tố con
người ln đóng một vai trị quyết định cho sự phát triển, vì vậy một xã hội hiện đại
rất cần những con người có nghề nghiệp chun mơn vững vàng cho sự phát triển
của đất nước.
Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa hiện nay, để chọn được cho mình một cơng việc ổn định và phù hợp để sinh
sống và phát triển là một việc không dễ. Trên thực tế, hiện tượng có rất nhiều người
phải thất nghiệp hay phải làm việc không đúng với chuyên môn là khá phổ biến, họ
thấy khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu của nghề đặt ra, không cảm thấy
hứng thú và muốn gắn bó với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Điều này đã gây nên
sự lãng phí nhân lực rất lớn và phân bố nhân lực không hợp lý.Vấn đề nghề nghiệp

hiện nay đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong xã hội. Mỗi người
khi bước vào đời đều mong muốn có một nghề nghiệp ổn định, trên cơ sở đó họ
được cống hiến, được phục vụ xã hội và thỏa mãn những nhu cầu về vật chất, tinh
thần của chính bản thân mình. Học sinh THPT là một lực lượng tiềm năng quan
trọng của nguồn nhân lực, nhưng hiện nay các em còn băn khoăn rất nhiều trong
việc chọn nghề.Sau khi tốt nghiệp THPT, mỗi học sinh phải chọn được cho mình
một nghề để học phù hợp với năng lực, nguyện vọng, điều kiện bản thân và nhu cầu
nhân lực của xã hội.Tuy nhiên, khi chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương
lai các em thường bỡ ngỡ trước thế giới nghề nghiệp phức tạp và đa dạng vì các em
thiếu hiểu biết về ngành nghề, khơng đánh giá chính xác bản thân. Bởi vậy, khơng ít

1


học sinh đã lựa chọn nghề nghiệp không phải theo năng lực, nguyện vọng và điều
kiện bản thân mà lựa chọn những nghề theo trào lưu chung của xã hội.
Trước thực tế này Đảng và Nhà nước đã có chủ trương quan tâm tới hoạt
động giáo dục hướng nghiệp. Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung
học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương được coi là một trong những
nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực phục vụ
sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tuy vậy, giáo dục hướng nghiệp hiện nay vẫn chưa được các cấp quản lý giáo dục
và các trường học quan tâm đúng mức, cịn có địa phương và trường học chưa thực hiện
đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa
đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và
bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù
hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội. Do vậy, giáo dục hướng nghiệp có vai trị
quan trọng trong việc hình thành định hướng nghề nghiệp cho các em, giúp các em
có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân, hiểu

giá trị của nghề và yêu nghề. Định hướng nghề nghiệp chính xác giúp cá nhân phát
huy tối đa năng lực của bản thân, hứng thú với công việc, nhờ vậy hiệu quả làm việc
được nâng cao.
Tham vấn hướng nghiệp được xem là một vấn đề nóng hiện nay, nhất là trong
trường phổ thơng. Khi được định hướng đúng đắn về nghề, con người sẽ n tâm
với nghề mình đã lựa chọn, có thái độ chủ động, tích cực học tập, rèn luyện để có
thể hoạt động tốt lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai. Nếu chọn được đúng nghề
phù hợp, con người càng có nhiều cơ hội để thành đạt sau này. Nói cách khác, tham
vấn hướng nghiệp giúp cho thanh thiếu niên chọn nghề một cách có cơ sở, giúp họ
có được nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo,
nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tránh lãng phí về đào tạo và sử

2


dụng lao động hợp lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đất
nước.
Lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp cho mỗi người là một việc thật sự khó
khăn. Mặc dù các em đã được học nhiều giờ hướng nghiệp trong suốt quá trình học,
được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà trường, của các trường cao đẳng đại học... trong
công tác hướng nghiệp trước mỗi mùa tuyển sinh nhưng khơng dễ để có được quyết
định thi vào trường cao đẳng, đại học hay chỉ học trung cấp nghề? Phải thi đại học
theo ước mơ, sở thích, khả năng học lực bản thân hay theo gia đình, phong
trào?...Thì học sinh cần phải được tham vấn nhiều hơn nữa để có thể hiểu rõ về khả
năng, sở thích bản thân phù hợp với nghề mình chọn, phù hợp với nhu cầu việc làm
của xã hội. Bên cạnh cha mẹ, bạn bè là những người có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự
chọn nghề của học sinh, thì giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị rất lớn trong công tác
hướng nghiệp cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm như người mẹ hiền thứ hai
chăm sóc đàn con của mình. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm hiểu và áp dụng tốt quy

trình tham vấn hướng nghiệp sẽ rất hiệu quả trong công tác hướng nghiệp cho học
sinh.
Trường THPT Tân Hà, huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng là một trường được
thành lập trong vùng kinh tế mới của tỉnh Lâm Đồng, điều kiện kinh tế cũng như
trình độ dân trí chưa được cao. Học sinh của trường đa số chưa xác định được
ngành nghề sẽ thi, học và làm trong tương lai. Do vậy, rất cần có cơng tác tham vấn
hướng nghiệp để các em có thể hiểu bản thân hơn và lựa chọn con đường nghề
nghiệp phù hợp. Xuất phát từ những lí do trên, người nghiên cứu đã lựa chọn đề
tài:“Giáo dục hướng nghiệp qua tham vấn của giáo viên chủ nhiệm cho học sinh
THPT tại trường THPT Tân Hà- Lâm Hà- Lâm Đồng”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp tham vấn hướng nghiệp cho giáo viên chủ nhiệm.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác hướng nghiệp của
trường THPT Tân Hà.

3


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1:Cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp qua tham vấn của giáo
viên chủ nhiệm.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua tham vấn của
giáo viên chủ nhiệm tại trường THPT Tân Hà.
- Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số giải pháp tham vấn hướng nghiệp cho giáo viên
chủ nhiệm tại trường THPT Tân Hà.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục hướng nghiệp qua tham vấn của giáo viên
chủ nhiệm cho học sinh THPT tại trường THPT Tân Hà
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT.
5. Giả thuyết nghiên cứu

Trong quá trình chọn nghề của học sinh THPT gặp rất nhiều khó khăn.Tham
vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm cho học sinh THPT đã được thực hiện
xen kẽ trong các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tuy nhiên vẫn còn một số hạn
chế và chưa thật sự hiệu quả. Nếu thực hiện những biện pháp giáo dục hướng
nghiệp thông qua tham vấn nghề của giáo viên chủ nhiệm mà người nghiên cứu đề
xuất thì có thể giúp q trình tham vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm đạt
hiệu quả tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh THPT tại trường THPT Tân Hà.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua tham
vấn của giáo viên chủ nhiệm, xây dựng quy trình hoạt động tham vấn hướng nghiệp
cho giáo viên chủ nhiệm và các biện pháp giúp tham vấn hướng nghiệp của giáo
viên chủ nhiệm đạt hiệu quả.
Đối tượng tham vấn: Học sinh khối 10, 11, 12 và giáo viên chủ nhiệm.

4


7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, người nghiên cứu đã sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng phương pháp thu thập các
tài liệu, đọc sách, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan
đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát hoạt động giáo dục hướng nghiệp và
tham vấn nghề của giáo viên chủ nhiệm, quan sát biểu hiện của giáo viên và học
sinh trong quá trình tham vấn và lực chọn nghề nhằm thu thập được những thông tin
thực tiễn. Quan sát thông qua các buổi tham vấn nghề cho học sinh một số lớp.
Trong quá trình quan sát ghi chép, nhận xét, đánh gái, so sánh với các phương pháp

khác.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu:
+ Sử dụng bảng hỏi điều tra để khảo sát thu thập số liệu, thông tin của học sinh và
giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Tân Hà để tìm hiểu thực trạng tham vấn nghề
tại trường THPT Tân Hà. Sự lựa chọn và hiểu biết về nghề của học sinh trường
THPT Tân Hà. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến giáo dục hường nghiệp qua
tham vấn nghề của giáo viên chủ nhiệm tại trường THPT Tân Hà.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi về giáo dục hướng nghiệp và tham vấn nghề của giáo
viên chủ nhiệm với 3 mẫu phiếu dành cho: thầy cô trong Ban Giám hiệu, các giáo
viên chủ nhiệm và học sinh khối 10, 11, 12 tại trường THPT Tân Hà.
+Tiến hành điều tra: Phát cho mỗi giáo viên và học sinh mỗi người một phiếu,
hướng dẫn cách trả lời, sau khi trả lời xong thì thu lại phiếu điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn giáo viên và học viên để thu thập thông tin về
thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua tham vấn nghề của giáo viên chủ nhiệm.
Thông qua hỏi trực tiếp bằng những câu hỏi mở để GV và HS có thể trả lời một
cách tự nhiên nhất.

5


- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng kết những thành tựu nghiên cứu của các
tác giả và hoạt động giảng dạy kỹ năng giao tiếp cho học viên nghề về lĩnh vực
nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia để xác định tính hiệu quả và tính khả thi của
các biện pháp đề xuất.
- Phương pháp trắc nghiệm: Người nghiên cứu dùng các nghiệm do các nhà nghiên
cứu tâm lí, giáo dục nước ngồi xây dựng và đã được Việt hóa nhằm thu được các
kết quả về tính cách, năng lực, sở thích, xu hướng nghề nghiệp của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành tham vấn nghề cho học sinh theo
quy trình hoạt động tham vấn nghề.

* Nhóm phương pháp tốn thống kê: sử dụng toán thống kê và phần mềm
SPSS để xử lý số liệu về thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua tham vấn nghề của
giáo viên chủ nhiệm cho học sinh THPT tại trường THPT Tân Hà, từ đó rút ra được
những kết luận khái quát và vần thiết cho đề tài nghiên cứu.
8. Đóng góp của đề tài:
Đây là cơng trình đi sâu nghiên cứu về tham vấn hướng nghiệp của giáo viên
chủ nhiệm cho học sinh THPT. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần:
8.1. Về lí luận:
- Làm sáng tỏ khái niệm, nội dung, hình thức và quy trình hoạt động tham vấn
hướng nghiệp, và cụ thể hơn là tham vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm
trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa, kế thừa các lí thuyết về tham vấn, tham vấn
hướng nghiệp.
- Xây dựng quy trình hoạt động tham vấn hướng nghiệp cho giáo viên chủ
nhiệm với những mục tiêu, nội dung, cách thức và hình thức phù hợp với tâm lý lứa
tuổi học sinh THPT cũng như giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT.
8.2. Về thực tiễn:
Đề tài đánh giá một cách toàn diện về thực trạng giáo dục hướng nghiêp của
học sinh THPT trường THPT Tân Hà hiện nay. Đồng thời, đề tài đề xuất các giải

6


pháp khoa học và khả thi nhằm có những tác động tham vấn nghề từ giáo viên chủ
nhiệm hiệu quả, giúp các em định hướng được nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Qua kết quả nghiên cứu từ luận văn, có thể làm cơ sở cho việc đổi mới GDHN
cho học sinh THPT của tình Lâm Đồng nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội rất cần một nguồn lao động chất lượng hiện
nay.
9. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm 3 phần chính:

-

Mở đầu: Giới thiệu khái quát một số vấn đề chung của đề tài.

-

Kết quả nghiên cứu được bố trí thành 3 chương:

+ Chương 1: Tổng quan về giáo dục hướng nghiệp qua tham vấn của giáo viên
chủ nhiệm.
+ Chương 2: Khảo sát thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua tham vấn của
giáo viên chủ nhiệm tại trường THPT Tân Hà.
+ Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tham vấn hướng nghiệp cho giáo viên
chủ nhiệm tại trường THPT Tân Hà.
-

Kết luận và kiến nghị

-

Tài liệu tham khảo

-

Phụ lục

7


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC

HƯỚNG NGHIỆP QUA THAM VẤN CỦA
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Ở nước ngồi
Cùng với q trình phát triển kinh tế- xã hội, các quốc gia luôn coi trọng việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về
trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực và nhu cầu giáo dục của người dân. Với
sự phát triền mạnh mẽ của q trình tồn cầu hóa và sự ra đời của nền kinh tế tri
thức, u cầu khơng ngừng hồn thiện hệ thống giáo dục quốc dân càng là vấn đề
quan trọng của cải cách giáo dục hiện đại, vì nó quyết định đến chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực, nâng cao vị thế quốc gia.
Những nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp được khởi đầu từ các nước công
nghiệp Châu Âu. Hoạt động hướng nghiệp bắt nguồn từ cơng trình nghiên cứu ‘‘
Tổng quan thị trường nghề nghiệp trên thế giới’’ từ đầu thế kỷ XVII của một người
Ý, Tomasco Gazoni, được dịch ra nhiều thứ tiếng, tiếng Anh là ‘‘ The Universal
Plaza of All the Professions of the World’’. Năm 1631, Poowell, một người Anh
xuất bản cuốn ‘‘Tom of All Trades or The Plain Pathway to Perferment’’, một cuốn
sách gồm hình ảnh thơng tin về các ngành nghề. Năm 1747 xuất bản cuốn ‘‘London
Tradesman’’ liệt kê tích hợp tất cả các ngành nghề đang phát triển ở Luân Đôn làm
kim chỉ nam cho người trẻ vào đời....[17]
Năm 1848 cuốn sách:‘‘Hướng nghiệp chọn nghề’’ xuất hiện ở Pháp đã đề cập
tới xu hướng phát triển đa dạng của nghề nghiệp do sự phát triển của công nghiệp
tạo nên và sự cần thiết phải giúp đỡ thanh niên trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
Đây là vấn đề mang tính cấp thiết, thanh niên để đi đúng hướng nghề nghiệp của
bản thân rất cần có sự trợ giúp, có đi đúng hướng thì nguồn lao động trẻ trong tương

8


lai mới được phát huy hiệu quả. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa

dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của cơng nghiệp từ đó đã rút
ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể
thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát
triển.[18]
Nói đến tham vấn hướng nghiệp có thể kể đến Frank Parsons – người Mỹ và
là một kỹ sư của trường Đại học Cornell. Ngày 01/05/1908 tại trường Đại học
Cornell(Mỹ) , Parsonns đãcó bài thuyết giảng mơ tả tiến trình tư vấn hướng nghiệp
một cách có hệ thống cho 80 người ( cả nam giới và phụ nữ ) – những người đã đến
phịng tư vấn việc làm của ơng. Bài thuyết giảng này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
phong trào hướng nghiệp thời bấy giờ. Cuốn sách nổi tiếng với nhan đề: “Lựa chọn
nghề” ( Choosing a Vocation) của Frank Parsons được xuất bản với số lượng lớn
vào tháng 5/ 1909, đánh dấu sự xuất hiện của ngành tư vấn nghề. Một trong những
đóng góp quan trọng nhất của Parsons đối với hoạt động hướng nghiệp là ông đưa
ra mô hình giúp cá nhân lựa chọn nghề. Và cũng từ nghiên cứu năm 1909, Frank
Parsons cho rằng, hướng nghiệp cho học sinh cần dựa trên năng lực, năng khiếu,
hứng thú, sở thích của cá nhân.[26]
Năm 1909, William Healy thành lập: “ Trung tâm chuyên khoa điều hướng
trẻ em” ( Child Guidance Clinic), chăm sóc tâm lý giáo dục cho trẻ em khu ổ chuột,
đã tác động mạnh vào phong trào tư vấn hướng dẫn giáo dục, hướng nghiệp. Công
tác hướng nghiệp trong học đường thật sự phát triển và lớn mạnh ở Mỹ vào những
năm đầu của thế kỷ XX. Trong thập kỷ 1900 – 1909 có 3 người được xem là những
người đầu tiên khởi xướng và hệ thống hóa nghiệp vụ tư vấn hướng nghiệp đó là:
Jesse B.Davis, Frank Parsons và Cliffort Beer.[25]
Cùng với sự ra đời của các lý thuyết hướng nghiệp thì những nghiên cứu về
đặc trưng nghề nghiệp cũng được nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu quan tâm.
Năm 1468, tác giả Sanches de Arevalo đã đưa ra hệ thống phân loại nghề nghiệp.
Năm 1800, ở Anh và Mỹ đã xuất hiện một số thông tin liên quan đến hướng nghiệp
và mô tả nghề nghiệp.Đây được coi là những nghiên cứu bước đầu cung cấp thông

9



tin định hướng nghề nghiệp trong xã hội. Thuật ngữ Counseling( tư vấn, tham vấn)
được sử dụng lần đầu tiên khi thiết lập trung tâm tư vấn hướng nghiệp giáo dục tại
Detroit năm 1898.[24]
Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J. L Holland đã nghiên cứu và thừa
nhận tự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp, tác giả đã chỉ ra
tương ứng với mỗi kiểu nhân cách là một số những nghề nghiệp mà cá nhân có thể
chọn để có được kết quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này của J. L Holland đã được
sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới. Những phát hiện
của nghiên cứu này chứng minh tầm quan trọng của các yếu tố: kinh nghiệm học
tập, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, lợi ích và kết quả mong đợi trong q trình
phát triển nghề nghiệp của học sinh trung học. Mối quan hệ các yếu tố này là động,
vì vậy, để can thiệp thành công cần phải xem xét mối quan hệ phức tạp giữa các yếu
tố và kết hợp một loạt các biện pháp can thiệp ở mức độ đa hệ thống. Các nhà tư
vấn nên góp phần vào sự phát triển nghề nghiệp toàn diện giúp học sinh phát triển
năng lực nghề nghiệp thông qua hoạt động học tập thiết thực. [27]
Ở Nga cuốn sách về hướng nghiệp “Lựa chọn khoa và điểm qua chương trình
Đại học tổng hợp” có nêu lên ý nghĩa về lựa chọn nghề khi thi vào trường đại học
được xuất bản lần đầu tiên năm 1897 (tác giả giáo sư trường Đại học Tổng hợp
Petecbua.B.F.Kapeev).Ở Liên bang Nga hướng nghiệp được thực hiện nhằm mục
tiêu đảm bảo quyền tự chọn nghề của học sinh, giúp các em tự thể hiện nhân cách trong
điều kiện quan hệ thị trường, tôn trọng hứng thú nghề nghiệp của con người, chỉ rõ
nhu cầu của thị trường lao động, khơng ngừng nâng cao trình độ thạo nghề của cá
nhân như là điều kiện quan trọng nhất để thoả nguyện yêu cầu phát triển của con người
trong lao động .
Tại Áo, theo tác giả Julia Zdrahal-Urbeneck thuộc Viện Nghiên cứu Tâm lý và
Đào tạo nghề, thành phố Viên: Các bài giáo dục nghề do giáo viên đảm nhiệm. Từ
năm 1998-1999, luật của đất nước này đã thông qua việc áp dụng giáo dục nghề
nghiệp cho học sinh lớp 7 và lớp 8 ở tất cả các trường trung học. Ở các trường, hướng

nghiệp có thể xem như là mơn học phụ trợ hoặc là theo những mong muốn cá nhân

10


và chiếm khoảng 32 giờ/ năm. Mục tiêu chính của các bài hướng nghiệp là: 1) Phân
tích những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh; 2)Nhận thức rõ về những mối quan
tâm và sở thích của học sinh; và 3)Chuẩn bị tri thức về thế giới nghề nghiệp.[13]
Trong giai đoạn hiện nay, thế giới đang bước vào thời kì cơng nghiệp và phát
triển hậu cơng nghiệp.Xã hội có thêm rất nhiều ngành nghề trong hệ thống nghề
nghiệp ở tất cả các lĩnh vực từ nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ…Vì vậy ở tất cả
các quốc gia trên thế giới phải xác định vai trị cần thiết của cơng tác giáo dục
hướng nghiệp.Đã xuất hiện trung tâm nghiên cứu khoa học hướng nghiệp, trung tâm
hướng nghiệp, đào tạo giáo viên, chuyên gia tư vấn trong và ngồi trường Đại học.
Ví dụ: INETOP (Viện nghiên cứu quốc gia về lao động và hướng nghiệp); CNAM
(học viện quốc gia về nghệ thuật và nghề nghiệp ở Pháp). Kết quả của công tác giáo
dục hướng nghiệp khơng thể nhìn thấy trong thời gian ngắn mà nó thể hiện trong sự
phân cơng lao động xã hội, kết quả sản xuất xã hội trong thời gian dài. Kết quả đó
cịn là sự phù hợp giữa nhu cầu của xã hội và sự đáp ứng được nhu cầu xã hội của
người lao động.
Như vậy, có thể thấy rằng giáo dục hướng nghiệp và tham vấn hướng nghiệp
giữ một vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của các nước khác
nhau trên thế giới.Trong hệ thống giáo dục quốc dân của nhiều nước, các thiết chế
giáo dục và tham vấn hướng nghiệp đã được xây dựng ở các cấp giáo dục như
THCS, THPT, THCN và ĐH.Để triển khai các mơ hình hướng nghiệp tích hợp
trong hệ thống giáo dục quốc dân, chính phủ nhiều nước đã có chính sách đồng bộ
để duy trì, củng cố các chức năng của giáo dục và tham vấn hướng nghiệp.Hầu hết
các nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của hướng nghiệp đối với thanh
niên, học sinh là giúp các em chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở
thích, gắn học tập với thực tiễn cuộc sống.

1.1.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề hướng nghiệp đã được một số tác giả bàn đến từ những
năm 60 của thế kỷ XX, lúc này những lí luận và thực tiễn hướng nghiệp được xây

11


dựng dựa trên cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn của Liên Xô ( cũ). Thời kỳ
đầu, quan niệm hướng nghiệp đi đôi với giáo dục lao động, giáo dục cho học sinh
sẵn sàng bước vào hoạt động nghề nghiệp. Nhưng phải đến những năm 80 của thế
kỷ này thì mới được nhà nước thật sự quan tâm khi nhận rõ nhu cầu chuẩn bị cho
học sinh có kỹ năng bước vào cuộc sống. Điều này thể hiện rõ trong :“Hoạt động
hướng nghiệp trong trường phổ thông ”( Bộ Giáo dục và Đào tạo- 1984). [4]
Cũng từ những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX, nhà nước Việt Nam đã
có những thơng tư, văn bản hướng dẫn về hướng nghiệp: Văn bản đầu tiên của nhà
nước Việt Nam liên quan đến công tác hướng nghiệp là Quyết định 126/CP ngày
19/03/1981 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn. Năm 1986, Nghị
quyết Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định:“Trường phổ thông phải
chuyển mạnh theo hướng dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động kỹ thuật tổng
hợp hướng nghiệp và dạy nghề“. Quyết định số 23/QĐ-HĐBT về một số vấn đề cấp
bách trong giáo dục ký ngày 29/03/1989 của Chủ Tịch hội đồng bộ trưởng đã nêu
rõ trách nhiệm của ngành giáo dục trong việc chỉ đạo các trường THPT triển khai
các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Quyết định số 2397/ QĐ-BGD-ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo ký
ngày 17/09/1991 đã nhấn mạnh các trường phổ thông cần phối hợp giữa hoạt động
dạy nghề với việc tuyên truyền, hướng nghiệp cho các em về lĩnh vực lao động
nghề nghiệp mà xã hội đang cần. Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg, ngày
28/12/2001 nêu rõ: Các trường THPT cần chú trong công tác hướng nghiệp để tạo
điều kiện phân luồng sau THPT, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề tiếp tục
học sau khi tốt nghiệp THPT. Một trong những văn bản quy định rõ ràng nhất về

công tác hướng nghiệp là chỉ thị 33/2003/CT-BGD-ĐT ngày 23/07/2003 về tăng
cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Luật
giáo dục(1998 và 2006) mới thực sự là một văn bản có rất nhiều điều liên quan tới
hướng nghiệp. Nhằm cụ thể hóa Luật giáo dục, Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/06/2006 đã ra đời nội dung là ban hành chương trình giáo dục phổ
thơng, trong đó có mục tiêu chung của giáo dục hướng nghiệp ở cấp THPT là phát

12


triển và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em
hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu xu thế phát triển hệ thống nghề trong xã hội
ta. Như vậy các quyết định, thông tư của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã
xác định rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng
nghiệp (mà hiện tại đang chuyển thành Tham vấn hướng nghiệp), đã chỉ rõ: 1) Nội
dung cơ bản của hướng nghiệp( sự hài hòa giữa sở thích, hứng thú nghề, năng lực
cá nhân và nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực); 2)Tính đa dạng của các hình
thức hướng nghiệp; 3) Sựphối hợp của các ban ngành, các tổ chức xã hội. [13]
Trong khoảng 3 thập niên gần đây, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu thực
tiễn về hướng nghiệp, tiêu biểu là các cơng trình nghiên cứu như: Hướng nghiệp
cho nữ sinh phổ thông trung học(1973); Phụ nữ và nghề nghiệp ( 1978); Nghề em
yêu thích( 1985) của Phạm Tất Dong; Sự lựa chọn tương lai (2000) của Phạm Tất
Dong và Nguyễn Như Ất; Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho
thanh niên (2005) của Nguyễn Hữu Dũng; Một số vấn đề hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở trường trung học phổ thơng ( 2005) của Phùng Đình Mẫn, Pham Minh
Tiến, Trương Thanh Thủy; Tuổi trẻ và nghề nghiệp của Tổng cục dạy nghề; Tôi
chọn nghề (2007)- tủ sách hướng nghiệp nhất nghệ tinh của NXB.Kim Đồng do
Nguyễn Thắng Vu, Phạm Quang Vinh chủ biên....Các cơng trình này đã đề cập đến
những vấn đề cần chú ý khi mỗi cá nhân ra các quyết định lựa chọn nghề nghiệp
cho bản thân.
Năm 1989, khi bàn đến cơ sở Tâm lý học của hoạt động hướng nghiệp, các

tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy cho rằng bản chất tâm lý của
công tác hướng nghiệp là ‘‘ hệ thống các hoạt động nhằm điều khiển các hoạt động
chọn nghề của học sinh ’’[9].
Năm 2002, Quang Dương- nhà nghiên cứu Tâm lý giáo dục, nguyên chủ
nhiệm Ban Tâm lý học ( Thuộc viện nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo phía NamTp.HCM) đã tổng hợp và biên soạn cuốn sách: ‘‘ Tư vấn hướng nghiệp” giúp gợi
mở nhận thức và giải pháp trong định hướng nghề nghiệp để vào đời, giúp cho học
sinh, sinh viên hướng tới việc thi tuyển, học nghề và lập nghiệp. [5]

13


Năm 2009, Ngơ Hồi Sơn đã chỉ rõ cho giới trẻ biết rằng: có nhiều con đường
để lập nghiệp, Đại học không phải là con đường duy nhất, cánh của này đóng lại,
cánh cửa khác mở ra, định hướng một số khối thi, ngành thi và các xu hướng nghề
nghiệp ( Định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ- NXB Tổng hợp TP.HCM).[16]
Ở Việt Nam, những nghiên cứu tâm lý học trên bình diện lí luận trong nhiều năm
qua, đặc biệt những nghiên cứu về giao tiếp, nhân cách, mối quan hệ xung đột cá
nhân trong gia đình, xã hội; các nghiên cứu sâu về vấn đề trẻ em, người già, người
khuyết tật...đã tạo cơ sở lí luận cho tham vấn tâm lí ở Việt Nam, tiêu biểu như tác
giả Trần Thị Minh Đức với nghiên cứu vể tham vấn tâm lý qua :“Giáo trình tham
vấn tâm lý”( NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Tuy nhiên những nghiên cứu về tham
vấn hướng nghiệp cịn ít, đa phần các tác giả vẫn đi vào nghiên cứu theo hướng: “
Tư vấn hướng nghiệp”
Như vậy, trước đây, để đưa ra lời khuyên cho học sinh về lựa chọn nghề,
trường thi phù hợp, các nhà khoa học thường dùng thuật ngữ tư vấn hướng nghiệp.
Thuật ngữ tham vấn hướng nghiệp mới xuất hiện ở nước ta vài năm, nhưng các kết
quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trạng về tham vấn nghề, tham
vấn hướng nghiệp.
Theo tìm hiểu của người nghiên cứu thì người đầu tiên khẳng định được vai
trị tham vấn hướng nghiệp trong nghiên cứu của mình tại Việt Nam qua Hội thảo

Mơ hình đào tạo chun gia tham vấn- trị liệu, UNICEF Việt Nam là Nguyễn Kim
Quí với đề tài: Hướng nghiệp và các giải pháp nâng cao hiệu quả tham vấn hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông.
Nguyễn Thị Nhân Ái đã tổng hợp những trắc nghiệm như Trắc nghiệm sở
thích nghề nghiệp, trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm xu hướng nghề nghiệp trong quá
trình tham vấn tâm lý cho học sinh qua bài viết:“ Sử dụng trắc nghiệm, thang đánh
giá sự phát triển định hướng giá trị nghề trong tham vấn hướng nghiệp”( 2011)
Ở Việt Nam, hoạt động tham vấn học đường còn đang mới lạ và thầm lặng ở các
cấp cơ sở. Hình thức trợ giúp học sinh đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam phải kể đến là
tư vấn nghề. Những chuyên gia tâm lý được đào tạo về tư vấn ở Việt Nam đầu tiên

14


là tư vấn nghề vào những năm 1958-1965, hầu hết được đào tạo ở Liên Xô và các
nước Đông Âu. Nhưng mãi đến năm 1975, tư vấn nghề mới được Viện Khoa học
Giáo dục đề cập đến. Khởi đầu 1975-1976, công việc chủ yếu tà tư vấn cho những
thương binh vừa hết chiến tranh trở về. Năm 1977- 1980, tư vấn nghề được tiến
hành ở trường cấp III Thanh Oai, Trường cấp II Hồng Dương, Thanh Oai ( đều của
Hà Tây), Trường cấp III Bắc Lí (Nam Hà), Trường phổ thông trung học Trưng
Vương (Hà Nội). Năm 1980- 1981, công tác hướng nghiệp đã được đưa vào trường
phổ thông. Từ 1981- 1986 tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp
phổ thông cơ sở và phổ thông trung học được biên soạn. Từ 1987- 1991 do nguyên
nhân khách quan nên phong trào hướng nghiệp ở các địa phương bị sa sút nghiêm
trọng, công tác tư vấn tạm thời bị dừng lại. Tháng 3/1991, đầu mối tổ chức chỉ đạo
hoạt động lao động- hướng nghiệp tồn ngành được khơi phục lại và trung tâm
hướng nghiệp toàn ngành trực thuộc Bộ giáo dục Đào tạo được thành lập. Sau đó là
việc biên soạn một tập tài liệu ‘‘ Tư vấn nghề cho học sinh phổ thơng’’. Từ năm
2000, văn phịng Tư vấn Tâm lí trẻ em thuộc Ủy ban Dân số- Gia đình - Trẻ em
TP.HCM phối hợp với Ủy ban dân số gia đình trẻ em và phịng giáo dục- đào tạo

các quận thành lập các văn phòng tư vấn tâm lí học đường ở một số trường trung
học cơ sở. Hình thức tham vấn học đường nói chung và tư vấn nghề nói riêng hiện
hay chủ yếu xuất hiện trong các trường phổ thông tư thục. [6]
Năm 2007, Nguyễn Thị Nhân Ái đã đưa ra kết quả tham vấn tại một số
trường phổ thông tại Hà Nội (Như trường phổng thông trung học Nguyễn Tất
Thành, Trường Phổ thông trung học Trần Hưng Đạo) bên cạnh những chủ đề về
tình bạn, tình yêu thì vấn đề hướng nghiệp và học tập luôn là vấn đề khiến các em
băn khoăn nhiều nhất.-chiếm 57,5 %. [1]
Năm 2014, Trương Thị Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Giáo dục
với đề tài:“ Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông khu vực Hà
Nội qua tham vấn nghề ”, đã xây dựng được quy trình hoạt động tham vấn nghề
trong GDHN với 3 giai đoạn và 11 bước cụ thể, giúp bổ sung và làm sáng tỏ thêm
khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức và quy trình thực hiện tham vấn nghề

15


trong GDHN, góp phần bổ sung cho lí thuyết về GDHN ở THPT của Việt Nam.
Nghiên cứu đưa ra những cơ sở quan trọng để đổi mới và nâng cao hiệu quả của
giáo dục hướng nghiệp nước nhà trong giai đoạn hiện nay. [11]
Theo tìm hiểu của người nghiên cứu thì chưa có tài liệu nào về tham vấn hướng
nghiệp của giáo viên chủ nhiệm cho học sinh THPT.
Như vậy, từ trước đến nay Việt Nam chưa có nghiên cứu về tham vấn hướng
nghiệp bài bản, chưa có một cơng trình nghiên cứu đi sâu vào tham vấn hướng
nghiệp cho học sinh THPT, tham vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm cho
học sinh THPT càng chưa được nghiên cứu tới. Do vậy, rất cần được tiếp tục
nghiên cứu để làm rõ những lí luận về tham vấn nghề đồng thời có những ứng dụng
thực tiễn hiệu quả trong cơng tác GDHN ở Việt Nam.
1.2.Cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động tham vấn nghề của
giáo viên chủ nhiệm

1.2.1.Các khái niệm cơ bản
a. Khái niệm hướng nghiệp ( career guidance)
Các nhà tâm lý học Mỹ cho rằng: Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ
mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả
năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề
nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia, trên cơ sở đó lựa cọn
một nghề phù hợp. Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu
chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career
assessment), quản lý nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp
(career development)... Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi
người học còn ngồi học ở bậc phổ thơng, qua q trình trao dồi chun mơn nghề
nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp.
Theo từ điển tiếng Việt, “Hướng nghiệp” được giải thích là “thi hành những
biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể

16


lực) nhân dân theo ngành và loại lao động” hoặc được hiểu là “giúp đỡ lựa chọn
hợp lý ngành nghề”.
Theo tác giả Đặng Danh Ánh: “Hướng nghiệp là các hoạt động của các tập
thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan nhà máy khác nhau, được tiến hành
nhằm các mục đích giúp cho học sinh chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực,
hứng thú, thể lực và tâm lý của cá nhân, với nhu cầu nhân lực của xã hội.” [2]
Theo các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Phạm Hồng
Gia thì xét về nội dung và mục đích, hướng nghiệp là một hệ thống công tác giảng
dạy, giáo dục được tổ chức một cách đặc biệt nhằm hình thành ở học sinh một xu
hướng nghề nghiệp có tính đến nhu cầu cảu xã hội, trên cơ sở đó xác định nghề
nghiệp của mình.[ 10]
Hiện có nhiều khái niệm về hướng nghiệp vì có nhiều lĩnh vực khoa học đề

cập đến cơng tác hướng nghiệp. Để hiểu được bản chất của hướng nghiệp, người
nghiên cứu đã tìm hiểu một số khái niệm khác nhau:
- Theo kinh tế học, hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ
chức cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng hợp lý tiềm
năng lao động trẻ tuổi của đất nước. Do đó, hướng nghiệp góp phần tích cực vào
q trình phấn đấu nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Theo tâm lý học, hướng nghiệp được coi như là một quá trình chuẩn bị cho thế hệ
trẻ sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp. sự sẵn sàng tâm lý đó chính là
tâm thế lao động – một trạng thái tâm lý tích cực đối với hoạt động lao động.
- Theo giáo dục học thì hướng nghiệp như một hệ thống tác động giúp thế hệ trẻ có
cơ sở khoa học trong việc chọn nghề, hệ thống điều chỉnh sự lựa chọn nghề của HS
cho phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao động xã hội, có tính đến hứng
thú và năng lực của từng cá nhân.
Từ các khái niệm trên cho thấy, hướng nghiệp là quá trình hướng dẫn chọn
nghề, quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất. Hướng nghiệp là hệ
thống các biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà

17


trường giữ vai trò chủ đạo, nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ tâm thế làm
việc để hạnh phúc trong cuộc sống. Chức năng chính của hướng nghiệp là quá trình
trợ giúp cá nhân lựa chọn được một lĩnh vực nghề nghiệp để theo đuổi, qua đó vừa
phát triển được sự nghiệp cá nhân vừa đóng góp chung cho định hướng phát triển
của nền kinh tế - xã hội. Như vậy, hoạt động hướng nghiệp thực hiện 3 loại cơng
việc chính sau:
Một là: Giúp cá nhân có hiểu biết về thế giới hướng nghiệp, về nội dung, yêu cầu
của những nghề mà cá nhân mong muốn lựa chọn, đồng thời giúp cá nhân nắm bát
và phân tích được những thông tin về thị trường lao động tại địa phương hoặc khu
vực … để làm căn cứ lựa chọn nghề nghiệp.

Hai là: Giúp cá nhân nhận thức được về bản thân, đánh giá được những năng lực và
khả năng của bản thân, thấy được giá trị của bản thân cũng như những khả năng
thành công trong tương lai… qua đó giúp cá nhân hình thành thái độ đúng đắn trong
lựa chọn nghề nghiệp.
Ba là: Giúp cá nhân đưa ra được các quyết định chọn nghề phù hợp trên cơ sở tìm
ra sự phù hợp giữa mong muốn, khả năng, năng lực, điều kiện hoàn cảnh bản thân
và yêu cầu của nghề cũng như nhu cầu của nghề đó trong xã hội.
b. Giáo dục hướng nghiệp:
Có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm “Giáo dục hướng nghiệp”:
Hoyt (1987) cho rằng: Giáo dục hướng nghiệp là quá trình giúp cho học sinh
đạt được những kiến thức về nghề, biết sử dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần
thiết trong quá trình làm việc, trong quá trình sản xuất và hài lòng với các hoạt động
khác trong cuộc sống.[ 28]
Tài liệu giáo dục hướng nghiệp trong trường học cùa Austalia quan niệm như
sau: Trong các trướng phổ thông, hướng nghiệp là công việc của tập thể sư phạm
nhằm giáo dục học sinh lựa chọn nghề một cách tốt nhất. Nghĩa là trong sự lựa chọn

18


đó có sự phù hợp giữa nguyện vọng nghề ngiệp của cá nhân với yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội và có sự phù hợp giữa năng lực của cá nhân với đòi hỏi của nghề.[15]
Các nhà Giáo dục học Việt Nam cho rằng: GDHN là hoạt động của các tập
thể sư phạm , của các cán bộ thuộc cac cơ quan nhà máy khác nhau, được tiến hành
với mục đích giúp học sinh chọn nghề đúng đắn, phù hợp với năng lực, thể lực, tâm
lý cả cá nhân với nhu cầu nhân lực xã hội. [3]
Theo các nhà Tâm lý học Việt Nam thì giáo dục hướng nghiệp là hệ thống
các biện pháp tâm lý- sư phạm và y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến
nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân. [3]
Tác giả Phạm Viết Vượng định nghĩa giáo dục hướng nghiệp là hoạt động

định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh, nhằm giúp họ chọn một
nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân và yêu cầu nhân lực của xã hội.
K. K. Platonov đã đưa ra tam giác hướng nghiệp như sau:
Định hướng nghề nghiệp
Các nghề và yêu
cầu của chúng

Tư vấn
nghề

Thị trường lao
động

Phẩm chất, năng lực, hoàn
cảnh cá nhân.

Tuyển chọn
nghề

Sơ đồ 1.1. Tam giác hướng nghiệp (K. K. Platonov)
Theo tam giác hướng nghiệp này, mỗi hoạt động giáo dục hướng nghiệp thuộc
các góc của tam giác hướng nghiệp được dựa trên cơ sở là hai yếu tố cơ bản tương
ứng với các cạnh giao thoa tạo nên góc đó.
Dựa trên tam giác hướng nghiệp của K.K. Platonov ta thấy:

19


Định hướng nghề nghiệp phải dựa trên hai yếu tố là: “thị trường lao động” và
“các nghề và yêu cầu của chúng”. Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho

học sinh về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc
biệt là các nghề và các nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hố, thơng tin
cho học sinh về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân cơng và
u cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo
nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân.
Ở trường phổ thơng, giáo dục hướng nghiệp là hình thức hoạt động của thầy và
trị, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định
nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích có khoa học về năng lực, hứng thú của bản
thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Như vậy , GDHN vừa
là hoạt động dạy của GV, vừa là hoạt động học của học sinh. Nói như vậy có nghĩa
là trong cơng tác hướng nghiệp, GV là người tổ chức, hướng dẫn còn HS là người
chủ động tham gia vào hoạt động để tiếp cận với hệ thống nghề nghiệp.Kết quả cuối
cùng của công tác GDHN là sự tự quyết định của HS trong việc lựa chọn nghề
nghiệp tương lai.
Nói tóm lại, hướng nghiệp trong nhà trường, hoặc nói cách khác, GDHN
chính là q trình hướng dẫn chọn nghề, quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao
động sản xuất xã hội. Thực chất của công tác GDHN trong nhà trường phổ thông
không phải là sự quyết định nghề cho mỗi em HS mà là sự điều chỉnh động cơ,
hứng thú nghề nghiệp của HS nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội,
giữa cá nhân và nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức nhằm đảm bảo
cho con người hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và đạt năng suất cao trong lao
động.
c. Khái niệm tham vấn:
Trong từ điển tiếng Anh, thuật ngữ “counselling” được dịnh nghĩa là:
“Professional advice and help given to people with a problem. Như vậy,
“counselling” được hiểu là: “Lời khuyên và sự trợ giúp chun mơn cho những
người khó khăn”. Thuật ngữ này khi được chuyển sang tiếng Việt thường được các

20



×